ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1697/QĐ-UBND | An Giang, ngày 18 tháng 7 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 245/TTr-STNMT ngày 06 tháng 7 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 18/7/2018 của y ban nhân dân tỉnh An Giang)
I. SỰ CẦN THIẾT, QUAN ĐIỂM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Sự cần thiết ban hành Phương án
Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm cụ thể hóa công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010 và Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, đặc biệt công tác bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
2. Quan điểm
- Nhằm triển khai thực hiện Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về khoáng sản. Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản vi phạm pháp luật.
- Lãnh đạo chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, trong phạm vi, lĩnh vực quản lý.
3. Mục đích, yêu cầu
- Quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản.
- Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản trái quy định pháp luật.
- Xây dựng cơ chế phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn kịp thời hoạt động khoáng sản trái phép.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Công tác lãnh đạo, điều hành
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đi vào nề nếp. Các sở, ngành, UBND các cấp đã có sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc để triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh một cách đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản được quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thiện các thủ tục pháp lý về cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo đúng quy định.
2. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ khoáng sản
Đến nay, các chỉ đạo, chính sách về khoáng sản của tỉnh đã cơ bản hoàn thiện, được cụ thể hóa, phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Ngoài việc cập nhật, áp dụng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương về lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa các quy định. Nhìn chung, các văn bản ban hành cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về tính đồng bộ, kịp thời và phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện, cụ thể đã ban hành các văn bản như sau:
- Quyết định số 2045/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.
- Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh về việc công bố bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.
- Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh An Giang.
- Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh về việc bổ sung danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh An Giang.
- Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh về việc bổ sung danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh An Giang.
- Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang.
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản luôn được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Hàng năm, đều tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật về khoáng sản cho cán bộ phụ trách lĩnh vực tài nguyên khoáng sản cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh; thường xuyên thực hiện các phóng sự, chính sách pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Công tác tuyên truyền còn được thể hiện thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, ban hành các văn bản hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự thủ tục hành chính, các quy định trong hoạt động khai thác khoáng sản.
4. Công tác khoanh định khu vực đấu giá, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
a) Khoanh định khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Công tác đấu giá được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh nhằm đổi mới cơ chế trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường đúng theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, thực hiện công tác đấu giá nhằm khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 275/KH-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2017 về đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2017. Đến thời điểm hiện nay, đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu mỏ cát trên sông Tiền thuộc xã Vĩnh Hòa và xã Tân An, thị xã Tân Châu và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1384/QĐ- UBND ngày 15 tháng 6 năm 2018.
b) Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Căn cứ quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, từ năm 2015 đến nay tỉnh đã khoanh định 30 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm cơ sở cho việc cấp phép hoạt động khoáng sản; trong đó, cát sông là 20 khu và đá vật liệu xây dựng là 10 khu.
5. Công tác thẩm định, tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Đến thời điểm hiện nay tỉnh An Giang đã phê duyệt 47 hồ sơ kê khai tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền hơn 191 tỷ đồng; trong đó, cát sông là 21 hồ sơ, đá vật liệu xây dựng là 12 hồ sơ và 14 hồ sơ của dự án thu hồi khoáng sản.
6. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản
Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản được thực hiện đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật, các khu vực cấp phép đều nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã được phê duyệt; không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đảm bảo về năng lực trong hoạt động khoáng sản, thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục về môi trường, đất đai theo quy định.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, trong đó có 11 khu mỏ cát sông với tổng diện tích 515.83 ha, công suất khai thác 2.130.000 m3/năm và 06 khu mỏ đá vật liệu xây dựng với tổng diện tích 198 ha, công suất khai thác 3.550.000 m3/năm.
7. Công tác thanh, kiểm tra hoạt động khoáng sản
Trong năm 2017, toàn ngành đã triển khai 655 cuộc thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường và qua đó phát hiện 243 trường hợp vi phạm về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, cụ thể: Phát hiện và xử phạt 99 trường hợp với số tiền 721.000.000 đồng đối với hành vi khai thác lớp đất mặt trái phép, xử phạt 144 trường hợp với số tiền 1.535.164.375 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác khoáng sản trái phép, vận chuyển cát sông không hóa đơn, khai thác khoáng sản vượt công suất và tịch thu 09 phương tiện vi phạm.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát sông còn tồn tại các nội dung như: Tại thời điểm kiểm tra không có mặt giám đốc điều hành mỏ; khai thác vượt công suất; một số khu vực khai thác đá chưa đảm bảo theo thiết kế. Đối với các phương tiện bơm, hút cát trái phép vẫn còn hoạt lén lút vào đêm nhất là các khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố và khu vực giáp ranh giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia. Đồng thời phương tiện vận chuyển, kinh doanh cát không có hóa đơn và nguồn gốc hợp pháp... Đối với các tồn tại nêu trên được các đoàn thanh, kiểm tra nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời.
8. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Trên cơ sở quy định của Luật Khoáng sản 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo công tác bảo vệ khoáng sản lồng ghép vào nội dung các quy hoạch, kế hoạch chưa lập phương án bảo vệ khoáng sản cụ thể; chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số giải pháp tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản; công tác cấp phép hoạt động khoáng sản; hoàn thành khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang; đã chỉ đạo UBND cấp huyện lập và phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện; tăng cường kiểm tra, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép. Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật về khoáng sản đối với cán bộ quản lý tài nguyên khoáng sản các cấp và nhân dân nơi có tài nguyên khoáng sản nhằm tăng cường bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
9. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Những tồn tại, hạn chế:
- Trách nhiệm quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở cấp cơ sở một số địa phương còn chưa chặt chẽ.
- Vẫn còn tình trạng sản lượng khai thác thực tế tại các khu mỏ được cấp giấy phép cao hơn sản lượng cho phép, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản và thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây mất an ninh trật tự xã hội, gây sạt lở đất bờ sông…
- Trong hoạt động khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân vẫn còn tồn tại như: Công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, khai thác vẫn còn hiện tượng khai thác chập tầng, khai thác vượt công suất được cấp phép…
b) Nguyên nhân:
- Nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản một số cấp ủy, chính quyền các địa phương còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản ở cấp huyện, cấp xã còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn và năng lực quản lý.
- Các văn bản thi hành luật vẫn chưa có cơ chế, quy định riêng trong quản lý sản lượng khai thác thực tế đối với khoáng sản cát sông.
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản đủ tiêu chuẩn để làm giám đốc mỏ theo quy định của pháp luật chưa nhiều, doanh nghiệp có quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nhưng chưa thường xuyên.
1. Các khu vực thăm dò khoáng sản
Trong năm 2017, UBND tỉnh An Giang đã cấp 05 giấy phép thăm dò khoáng sản cát sông; hiện có 01 giấy phép còn hiệu lực, 04 giấy phép đã được triển khai thực hiện và phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản với tổng trữ lượng cấp 122 là 6.377.776 m3, tài nguyên cấp 222 là 708.643 m3.
2. Các khu vực khai thác khoáng sản
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 17 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực do UBND tỉnh cấp, trong đó:
- Khai thác cát sông: 11 khu giấy phép với tổng diện tích 515.83 ha và công suất khai thác 2.130.000 m3/năm.
- Khai thác đá vật liệu xây dựng: 06 giấy phép với tổng diện tích 198 ha và công suất khai thác 3.550.000 m3/năm (Phụ lục số 1 kèm theo).
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 02 dự án thu hồi khoáng sản đang hoạt động với tổng diện tích 54,19 ha, công suất khoảng 800.00 m3/năm.
3. Các khu vực đã kết thúc khai thác và đóng cửa mỏ
Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh đã ban hành quyết định đóng cửa mỏ 13 khu vực khai thác khoáng sản; trong đó: khai thác cát sông 11 khu vực, khai thác đá vật liệu xây dựng thông thường 02 khu vực.
1. Các khu vực dự trữ khoáng sản Quốc gia
Trên địa bàn tỉnh đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định 05 khu vực dự trữ khoáng sản Quốc gia đối với đá xây dựng tại phân sâu từ cotte + 40 m đến cotte - 30 m của các khu vực hiện đang được quy hoạch khai thác đá xây dựng gồm: Andesit Núi Giài lớn, Granitoid Nam Núi Cô Tô, Granitoid Núi Bà Đội, Granitoid Bắc Núi Cấm và Granitoid Xuân Tô (Phụ lục 2 kèm theo).
2. Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản đã phê duyệt
Thực hiện quy định của pháp luật về khoáng sản đồng thời thực hiện mục tiêu của chiến lược về khoáng sản là gắn hoạt động khai thác khoáng sản với bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ các khu vực khoáng sản chưa khai thác; UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2018 về việc phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang, theo đó đã khoanh định 42 khu vực cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích khoanh định là 6.918,48 ha. Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản tỉnh An Giang được khoanh định phù hợp với quy định tại Điều 28 Luật Khoáng sản, hồ sơ đã được UBND tỉnh lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thẩm định trước khi phê duyệt (Phụ lục 3 kèm theo).
3. Các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ đã được khoanh định và công bố
Các khu vực đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa vào khu vực phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh gồm 05 khu vực với tổng diện tích là 264,2 ha. Trong đó, sét nguyên liệu Keramzit là 01 khu, đá ốp lát 01 khu, Diatomit 02 khu và Felspat 01 khu (Phụ lục 4 kèm theo).
1. Thông tin về Quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Quy hoạch khoáng sản được trên địa bàn tỉnh An Giang đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2077/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2010. Triển khai thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lập Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đã phê duyệt tại Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2017 để tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, cấp phép các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.
2. Thông tin về quy hoạch khoáng sản cả nước
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012,tỉnh An Giang có các khu vực quy hoạch như sau:
- Fenspat: 01 điểm tại Núi Bà Đắc, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên.
- Đá ốp lát: 03 điểm: Tà Lọt (Xã An Hảo- H. Tịnh Biên), Núi Dài nhỏ (Xã An Phú, huyện Tịnh Biên) và Núi Dài (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn).
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý, kiểm điểm hoặc kiến nghị xử lý, kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Định kỳ hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về khoáng sản cho các cán bộ quản lý cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khoáng sản.
2. Sở Công Thương
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với các bãi vựa, cơ sở kinh doanh khoáng sản (cát sông) không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh sai địa điểm; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sở Xây dựng
Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Theo chức năng và nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong phạm vi, khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Sở Giao thông Vận tải
Theo chức năng nhiệm vụ được giao bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong đất thuộc hành lang an toàn đường bộ hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông. Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến khai thác khoáng sản chưa khai thác nằm trong phần đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong các khu vực đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực thuộc hành lang bảo vệ các công trình thông tin liên lạc viễn thông trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định dự toán, kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác do Sở Tài nguyên và Môi trường lập, theo khả năng cân đối ngân sách báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
9. Công an tỉnh
Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc đất đành riêng cho mục đích an ninh. Chỉ đạo các phòng chức năng, Công an cấp huyện phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, điều tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác, buôn bán, vận chuyển khoáng sản trái phép bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
10. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong các khu vực đất quốc phòng, quân sự. Kịp thời phát hiện và báo cáo cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực đất quốc phòng, quân sự được giao quản lý.
- Chỉ đạo các lực lượng liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; phối hợp tuyên truyền, vận động người dân không tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép.
11. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo các Đồn biên phòng thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong khu vực quản lý; kiểm tra và xử lý các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các cấp triển khai thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản trong khu vực biên giới; kiểm tra, xử lý mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép qua biên giới theo quy định của pháp luật.
12. Cục thuế tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc tăng cường kiểm tra hoạt động thanh quyết toán thuế liên quan đến cát, đá vật liệu xây dựng; quản lý chặt chẽ hóa đơn thuế, ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng từ đối với việc mua bán khoáng sản và xử lý các trường hợp mua bán, vận chuyển tiêu thụ khoáng sản không rõ nguồn gốc.
13. Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm rõ trách nhiệm trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản và theo Phương án này.
Đăng tải thông tin về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên, khoáng sản; hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và chịu trách nhiệm về thông tin đã đăng tải theo quy định của pháp luật.
1. UBND cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý
UBND cấp huyện, cấp xã nếu để hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý theo quy định.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.
3. Chủ tịch UBND cấp xã
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
1. Các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin và phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương bảo vệ khoáng sản chưa được cấp phép khai thác.
2. UBND cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho UBND tỉnh khi phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vượt thẩm quyền xử lý và phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. UBND các huyện giáp ranh có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Báo cáo UBND tỉnh trường hợp chính quyền địa phương giáp ranh không quan tâm phối hợp hoặc phối hợp không chặt chẽ, thường xuyên trong công tác bảo vệ khoáng sản.
3. UBND cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho UBND cấp huyện khi phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
IX. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu UBND tỉnh tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn và đưa vào báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm.
- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh An Giang; kịp thời tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác hàng năm và tổ chức thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý. Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép phải chủ động tổ chức, huy động lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập Biên bản hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; xử lý theo thẩm quyền, trường hợp, vượt quá thẩm quyền, phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.
- Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm thực hiện báo cáo định kỳ tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương cho UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
3. Ủy ban nhân dân cấp xã
- UBND cấp xã là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Khi phát hiện việc khai thác, chế biến, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn, UBND cấp xã phải tổ chức lực lượng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định và báo cáo cho UBND cấp huyện.
- Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho UBND huyện.
4. Các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản chưa hai thác.
Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tài Chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; Cục thuế tỉnh; Báo An Giang, Đài Phát thanh truyền hình An Giang; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, sử dụng đất và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh An Giang./.
CÁC KHU VỰC CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CÒN HIỆU LỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh An Giang)
Số TT |
| Đơn vị được cấp phép | Khu vực | Số Giấy phép | Diện tích |
I |
| Khai thác cát sông | 494.53 | ||
1 | 1 | Công ty TNHH MTV Xây lắp An Giang | Trên sông Hậu thuộc TT. Cái Dầu, xã Bình Long, huyện Châu Phú và xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân | 577/GP-UBND ngày 31/10/2016 | 72.00 |
2 | Trên sông Tiền thuộc xã Phú An, huyện Phú Tân | 1650/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 | 51.26 | ||
3 | Sông Tiền, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu | 44/GP-UBND ngày 13/02/2015 | 52.75 | ||
2 | 4 | Cty CP Xáng cát AG | Trên sông Hậu, xã Bình Thủy-huyện Châu Phú và xã Tân Hòa-huyện Phú Tân | 116/GP-UBND ngày 15/3/2018 (gia hạn lần 2) | 20.29 |
3 | 5 | Cty TNHH XD DV TM Hải Toàn | Trên sông Tiền, xã Tấn Mỹ-huyện Chợ Mới | 06/GP-UBND ngày 23/04/2013 (gia hạn lần 5) | 85.00 |
4 | 6 | DNTN Thái Bình | Trên sông Hậu, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành và xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới | 1651/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 | 32.63 |
7 | Trên sông Hậu, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành và Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới | 01/GP-UBND ngày 11/8/2014 | 49.87 | ||
5 | 8 | Cty TNHH Thiện Nghĩa | Trên sông Tiền, xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu | 04/GP-UBND ngày 23/04/2013 (gia hạn lần 1) | 27.90 |
6 | 9 | Cty TNHH MTV Tân Lê Quang | Trên sông Hậu, xã Bình Thủy-huyện Châu Phú và xã Mỹ Hội Đông-huyện Chợ Mới | 231/GP-UBND ngày 12/5/2016 | 84.30 |
7 | 10 | DNTN Toàn Thắng | Trên sông Hậu, xã Vĩnh Trường và Vĩnh Hậu, huyện An Phú | 46/GP-UBND ngày 14/02/2015 | 18.52 |
8 | 11 | Hợp tác xã khai thác cát Chợ Mới | Trên sông Tiền, xã Tấn Mỹ và Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới | 222/GP-UBND ngày 02/5/2017 | 21.30 |
II |
| Khai thác đá VLXD thông thường | 198.00 | ||
1 | 1 | Cty TNHH MTV Khai thác và CB đá AG | Núi Bà Đội, xã Tân Lợi và xã An Hảo, huyện Tịnh Biên | 1106/QĐ.UB ngày 29/5/2000 | 16.00 |
2 | Núi Cô Tô, xã Cô Tô và xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn | 276/GP-UB ngày 18/5/2017 | 56.00 | ||
2 | 3 | CN K.thác đá Quyết Thắng (Cty TNHH MTV 622) | Đông núi Cô Tô (khu B), xã Cô Tô, huyện Tri Tôn | 3796/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 | 23.00 |
3 | 4 | XN KT&CB Đá Cô Tô (Cty TNHH MTV 622) | Đông núi Cô Tô (khu B), xã Cô Tô, huyện Tri Tôn | 469/GP-UBND ngày 21/10/2015 | 13.00 |
4 | 5 | Cty TNHH liên doanh Antraco | Núi Dài, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn | 604/GP-UBND ngày 21/12/2015 | 70.00 |
5 | 6 | Công ty TNHH MTV Xây lắp An Giang | Núi Bà Đội, ấp Tân Thuận, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên | 557/GP-UBND ngày 21/10/2016 | 20.00 |
CÁC KHU VỰC ĐỀ NGHỊ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐƯA VÀO KHU VỰC DỰ TRỮ KHOÁNG SẢN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh An Giang)
STT | Tên khu vực dự trữ khoáng sản | Diện tích (ha) | Loại khoáng sản | Tài nguyên dự báo (m3) |
1 | Andesit Núi Giài lớn | 70,1 | Đá VLXDTT | 19.616.800 |
2 | Granitoid Nam Núi Cô Tô | 221,3 | Đá VLXDTT | 123.928.000 |
3 | Granitoid Núi Bà Đội | 36,66 | Đá VLXDTT | 10.307.495 |
4 | Granitoid Bắc Núi Cấm | 145,8 | Đá VLXDTT | 30.618.000 |
5 | Granitoid Xuân Tô | 105,4 | Đá VLXDTT | 33.201.000 |
Tổng cộng tài nguyên dự trữ (m3) | 217.671.295 |
CÁC KHU VỰC CẤM KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh An Giang)
Số TT vùng | Tên vùng | Địa danh | Đối tượng phải bảo vệ | Diện tích (ha) |
1 | Núi Sập - huyện Thoại Sơn | Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang | Bia đá di tích Thoại Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia; đền Thoại Ngọc Hầu, Quân sự; Rừng đặc dụng. | 54.78 |
2 | Núi Chóc - huyện Thoại Sơn | Xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang | Quân sự; Rừng đặc dụng | 2.44 |
3 | Núi Tượng Vọng Đông - huyện Thoại Sơn | Xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang | Khu vực Quốc phòng; Rừng đặc dụng | 11.14 |
4 | Núi Lớn Ba Thê - huyện Thoại Sơn | Thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang | Nam Linh Sơn Tự là di tích lịch sử cấp quốc gia; Quân sự; Rừng đặc dụng. | 160.08 |
5 | Núi Nhỏ Ba Thê - huyện Thoại Sơn | Thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng; Rừng đặc dụng. | 16.04 |
6 | Núi Sam - thị xã Châu Đốc | Phường Núi Sam, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang | Di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận; Khu vực quốc phòng; Rừng đặc dụng. | 133.40 |
7 | Núi Két - huyện Tịnh Biên | Xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng; Rừng phòng hộ. | 86.02 |
8 | Núi Bà Đắt - huyện Tịnh Biên | Xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng; Rừng phòng hộ. | 8.97 |
9 | Núi Trà Sư - huyện Tịnh Biên | Thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng; Rừng phòng hộ | 2.05 |
10 | Núi Đất, Núi Chùa, Núi Mỏ Tàu huyện Tịnh Biên | Xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng; Rừng phòng hộ. | 183.30 |
11 | Núi Giài nhỏ - huyện Tịnh Biên | TT. Nhà Bàn, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ. | 423.80 |
12 | Núi Cậu - huyện Tịnh Biên | TT.Tịnh Biên, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng | 22.56 |
13 | Núi Đất - huyện Tịnh Biên | Thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ | 36.33 |
14 | Núi Nhọn - huyện Tịnh Biên | Thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 43.61 |
15 | Đồi Tà Mol - huyện Tịnh Biên | Thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng | 6.15 |
16 | Núi Phú Cường - huyện Tịnh Biên | Thị trấn Tịnh Biên, xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ | 309.90 |
17 | Núi Rô - Tịnh Biên | Xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 28.72 |
18 | Núi Bà Đội - huyện Tịnh Biên | Xã Tân Lợi, An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ | 89.69 |
19 | Núi Cấm - huyện Tịnh Biên | Xã An Hảo, Tân Lợi, An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ | 2,774.00 |
20 | Vồ Đá Bia, Ô Tà Sóc, núi Giài Lớn - huyện Tri Tôn | Xã Lương Phi, Lê Trì, TT. Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang. | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ | 1,111.00 |
21 | Núi Tượng - huyện Tri Tôn | Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ, Di tích văn hóa. | 77.76 |
22 | Chùa Tà Pạ - huyện Tri Tôn | Xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 5.01 |
23 | Đồi Tức Dụp - huyện Tri Tôn | Xã An Tức, Xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang | Di tích lịch sử cách mạng đã được công nhận, khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ. | 110.90 |
24 | Hang Ông Hai Giếng - huyện Tri Tôn | Xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ | 8.11 |
25 | Núi Cô Tô - huyện Tri Tôn | Xã Núi Tô, Cô Tô, Ô Lâm, An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ. | 1,062.00 |
26 | Khu lưu niệm Bác Tôn - TP. Long Xuyên | Xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. | Di tích lưu niệm danh nhân. | 68.52 |
27 | Tây Bắc điểm cao 576 khoảng 2000m | Xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ. | 1 |
28 | Đông Bắc điểm cao 576 khoảng 1800m | Xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ. | 1 |
29 | Khu vực Núi Nam Di | Xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn và xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng, rừng phòng hộ. | 50 |
30 | Khu vực Chùa Châu Long 1 | Phường Vĩnh Mỹ, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 5 |
31 | Khu vực Đình Nhơn Hưng | Xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 5 |
32 | Nam Đồn Biên phòng Vĩnh Xương | Xã Vĩnh Xương, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng | 0.2 |
33 | Đông Bắc Ngã 3 Vĩnh Hòa 600m | Xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng | 0.2 |
34 | Khu vực bờ sông ấp 1, xã Vĩnh Hòa | Xã Vĩnh Hòa, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng | 0.2 |
35 | Khu vực đầu cồn Vĩnh Trường | Xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, tỉnh An Giang. | Khu vực quốc phòng | 0.2 |
36 | Khu vực kênh Thần Nông | Xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 5 |
37 | Khu vực bờ sông ấp Long Bình | Xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 0.2 |
38 | Khu vực bờ sông ấp Hòa Thượng | Xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 0.2 |
39 | Khu vực ấp Long Thạnh 1,2, Long Hưng | Xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 5 |
40 | Khu vực ngọn rạch Trà Ôn | Phường Bình Khánh, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 3 |
41 | Khu vực ngọn rạch Mương Khai Lớn | Phường Mỹ Hòa, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 3 |
42 | Khu vực Núi Chọi | Xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang | Khu vực quốc phòng | 3 |
21
CÁC KHU VỰC KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN NHỎ LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh An Giang)
TT | Loại khoáng sản | Địa điểm | Diện tích |
1 | Sét nguyên liệu Keramzit | Xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn | 155,2 |
2 | Đá ốp lát | Tà Lọt, Xã An Hảo,huyện Tịnh Biên | 17,5 |
3 | Diatomit | Xã Lê Trì, huyện Tri Tôn | 58,8 |
4 | Diatomit | Xã An Nông, huyên Tịnh Biên | 23,9 |
5 | Felspat | Tây nam núi Giài nhỏ, xã Thới Sơn, H. Tịnh Biên | 8,8 |
Tổng cộng | 264,2 |
- 1 Quyết định 713/QĐ-UBND năm 2019 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Quyết định 2323/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 3 Quyết định 1986/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4 Quyết định 1567/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 5 Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6 Quyết định 761/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7 Quyết định 989/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8 Quyết định 4615/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9 Kế hoạch 275/KH-UBND về đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2017
- 10 Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2020, định hướng đến năm 2030
- 11 Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 12 Quyết định 1404/QĐ-UBND năm 2015 công bố bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang
- 13 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 14 Quyết định 2045/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Khoáng sản và lĩnh vực Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang
- 15 Nghị định 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- 16 Nghị định 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- 17 Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Luật khoáng sản 2010
- 19 Quyết định 2077/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang giai đoạn 2008 - 2020
- 20 Quyết định 152/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2 Quyết định 1567/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 1986/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4 Quyết định 4615/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5 Quyết định 989/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6 Quyết định 2323/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 7 Quyết định 713/QĐ-UBND năm 2019 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc