- 1 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 974/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 1 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 974/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1708/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị; số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị; số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 về phê duyệt Kế hoạch nâng loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021- 2030; số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 về phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 06/2023/TT-BXD ngày 08/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 21/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1119/QĐ-UBND ngày 11/7/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: số 228/QĐ-UBND ngày 05/3/2024 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030; số 370/QĐ-UBND ngày 29/3/2024 về phê duyệt dự toán kinh phí lập chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình đến năm 2030;
Thực hiện Thông báo kết luận số 1019-TB/TU ngày 27/9/2024 của Thường trực Tỉnh ủy về Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030;
Thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/HĐND ngày 04/10/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 208/BC-SXD ngày 18/9/2024, Văn bản số 2492/SXD-QHKT ngày 14/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030 với nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu chương trình
a) Cụ thể hóa định hướng phát triển đô thị thành phố Thái Bình theo Quy hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030 và Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;
b) Rà soát, đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị, đánh giá các chỉ tiêu phát triển đô thị thành phố Thái Bình đến năm 2030 đảm bảo sự phù hợp với Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Bình đến năm 2030.
c) Xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể để từng bước đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, có tầm nhìn dài hạn; từng bước xây dựng và phát triển thành phố Thái Bình theo tiêu chí đô thị loại I với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng của tỉnh;
d) Làm cơ sở lập Đề án đề nghị nâng loại đô thị thành phố Thái Bình trở thành đô thị loại I.
2. Vị trí, ranh giới lập Chương trình
a) Vị trí thuộc địa giới hành chính thành phố Thái Bình bao gồm 19 đơn vị hành chính hiện có (10 phường và 09 xã).
b) Ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp huyện Kiến Xương;
- Phía Tây và Nam giáp huyện Vũ Thư;
- Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng.
3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại I
- Đánh giá hiện trạng thành phố Thái Bình hiện hữu với phạm vi 19 đơn vị hành chính (10 phường và 09 xã).
- Đánh giá hiện trạng thành phố Thái Bình mở rộng theo Quy hoạch tỉnh và chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030 với phạm vi 29 đơn vị hành chính gồm thành phố Thái Bình hiện hữu (10 phường và 09 xã) và mở rộng thêm 10 xã: Tân Phong, Trung An (huyện Vũ Thư); Tây Sơn, An Bình, Quốc Tuấn, Bình Nguyên, Lê Lợi, Hồng Thái, Trà Giang (huyện Kiến Xương) và Đông Dương (huyện Đông Hưng).
4. Các chỉ tiêu phát triển đô thị
- Chỉ tiêu quy mô dân số toàn đô thị đến năm 2030 là 515.000 người.
- Chỉ tiêu mật độ dân số toàn đô thị đến năm 2030 là 4.296 người/km2.
- Chỉ tiêu mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thị đến năm 2030 là 10.135 người/km2.
- Chỉ tiêu tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên diện tích đất tự nhiên toàn đô thị đến năm 2030 là 79,01%.
- Chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người khu vực nội thị đến năm 2030 là 38 m2/người.
- Chỉ tiêu diện tích cây xanh toàn đô thị bình quân đầu người đến năm 2030 là 12,5 m2/người.
- Chỉ tiêu tỷ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị khu vực nội thị đến năm 2030 là 11,24%.
- Chỉ tiêu tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn đến năm 2030 là 65%.
5. Kế hoạch phát triển các khu vực phát triển đô thị
a) Theo Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 21/6/2023, có 12 khu vực được phân chia theo chức năng, đặc điểm và định hướng phát triển, cụ thể:
- Các khu vực phát triển đô thị ưu tiên thực hiện:
+ Phân khu 1: Khu vực đô thị hiện hữu (hạt nhân phát triển, chỉnh trang, nâng cao hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật);
+ Phân khu 2: Khu đô thị mới (hạt nhân phát triển mới);
+ Phân khu 3: Khu vực đô thị trung tâm y tế;
+ Phân khu 4A: Khu công nghiệp Sông Trà;
+ Phân khu 6: Khu vực đô thị mới phía Bắc;
+ Phân khu 7: Khu vực đô thị mới ven sông Trà Lý.
- Các khu vực phát triển đô thị thực hiện theo quy hoạch chung:
+ Phân khu 4: Khu vực đô thị phía Tây;
+ Phân khu 5: Khu vực đô thị mới phía Đông;
+ Phân khu 8: Khu vực đô thị mới (Vũ Lạc);
+ Phân khu 9: Khu vực cửa ngõ phía Bắc;
+ Phân khu 9A: Khu công nghiệp;
+ Phân khu 10: Khu vực vành đai xanh (Đông Thọ);
+ Phân khu 11: Khu vực cửa ngõ phía Tây;
+ Phân khu 12: Khu vực đô thị mới.
b) Lộ trình thực hiện các khu vực phát triển đô thị và khu vực ưu tiên:
- Giai đoạn 2024-2025: Tập trung công tác rà soát, lập quy hoạch, phủ kín quy hoạch phân khu và các quy hoạch chi tiết phục vụ phát triển đô thị. Tiếp tục thực hiện cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng đô thị hiện có kết hợp triển khai đầu tư xây dựng mới các dự án, công trình: Các công trình giao thông trọng điểm (đường từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn; đường Lê Quý Đôn kéo dài về phía Nam; đường Võ Nguyên Giáp kéo dài; đường Nguyễn Đức Cảnh kéo dài; nút giao thông Phúc Khánh; đường gom hai bên đường vành đai phía Nam và tuyến tránh S1...); các dự án phát triển đô thị (Khu đô thị Kiên Giang; Khu đô thị tại xã Tân Bình và phường Tiền Phong; Khu đô thị trung tâm thành phố; Khu đô thị tại xã Đông Hoà, phường Hoàng Diệu...); triển khai dự án nâng cấp hệ thống thu gom và xử lý nước thải hiện có; các công trình hạ tầng xã hội cấp đô thị (Bệnh viện đa khoa tỉnh tại Khu trung tâm Y tế; Bảo tàng Thái Bình...).
- Giai đoạn 2026-2030: Tiếp tục rà soát, lập điều chỉnh các quy hoạch đảm bảo thống nhất, phù hợp với quy hoạch cấp trên. Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các khu vực phát triển đô thị theo đồ án quy hoạch chung được duyệt như: Các khu vực phát triển đô thị, khu đô thị mới tại các phường, xã: Đông Mỹ, Vũ Phúc, Vũ Chính, Vũ Lạc, Vũ Đông...; hệ thống giao thông kết nối (tuyến đường từ thành phố Thái Bình đi Cồn Vành, đường Vành đai phía Nam kết nối với huyện Đông Hưng, đường nối thành phố với cao tốc CT 08 và Khu kinh tế Thái Bình, một số cầu mới qua sông Trà Lý, các bến xe liên tỉnh...); các dự án thu gom xử lý nước thải tại các khu vực phát triển đô thị mới phía Bắc, phía Nam thành phố; Trạm biến áp 110kV thành phố 3; Khu Trung tâm hành chính tỉnh; các khu công viên cây xanh cấp đô thị tại phường Hoàng Diệu, xã Đông Hoà; các công trình hạ tầng xã hội cấp đô thị (Trường phổ thông trung học, trường đào tạo nghề, các bệnh viện chuyên khoa...).
6. Các chương trình, đề án trọng tâm từng bước phát triển đô thị
Thực hiện theo Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 và Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 03/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Các dự án đầu tư phát triển đô thị và nguồn vốn thực hiện
a) Các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị được xác định theo 05 nhóm tiêu chí (63 tiêu chuẩn) phân loại đô thị: Nhóm các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội - hạ tầng kỹ thuật đô thị; các dự án ưu tiên thu hút đầu tư tạo động lực phát triển (khu đô thị, khu dân cư). Căn cứ, cơ sở để đánh giá, xác định các dự án đầu tư, dự án ưu tiên thu hút đầu tư gồm:
- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội;
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
- Quy mô dân số, mật độ dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;
- Phát triển hạ tầng xã hội đô thị;
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.
b) Nguồn vốn thực hiện: Nguồn vốn thực hiện ước tính là 157.388.988 triệu đồng; cơ cấu nguồn vốn gồm: Ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của các tài liệu, số liệu, nội dung trình thẩm định, phê duyệt.
Giao Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan công bố chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030 theo quy định của pháp luật; phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030 theo đúng quy định của pháp luật.
Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Nội vụ và các Sở, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án được giao trong Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030 đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Xây dựng,Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 974/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050