- 1 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 2 Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 3 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 4 Thông tư 06/2018/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ Công thương ban hành
- 5 Quyết định 3877/QĐ-BCT năm 2018 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ nước Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 6 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1711/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2019 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3877/QĐ-BCT ngày 15 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được mạ hoặc không mạ, được sơn nhập khẩu vào Việt Nam và được phân loại theo mã HS 7210.70.11, 7210.70.19, 7210.70.91, 7210.70.99, 7212.40.11, 7212.40.12, 7212.40.19, 7212.40.91, 7212.40.92, 7212.40.99, 7225.99.90, 7226.99.19, 7226.99.99 có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc (mã vụ việc AD04), đồng thời đáp ứng các nội dung chi tiết nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày kể từ ngày được ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP HỢP KIM HOẶC KHÔNG HỢP KIM ĐƯỢC CÁN PHẲNG, ĐƯỢC MẠ HOẶC KHÔNG ĐƯỢC MẠ, ĐƯỢC SƠN CÓ XUẤT XỨ TỪ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC
(Kèm theo Quyết định số 1711/QĐ-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
a) Tên gọi và đặc tính cơ bản
Thép phủ màu là các sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim, được cán phẳng, được mạ hoặc không mạ sau đó được sơn.
b) Mục đích sử dụng chính
- Thép phủ màu được ứng dụng trong xây dựng - kết cấu: tấm lợp, vách nhà xưởng, rèm che, máng xối, hệ thống thông gió…;
- Thép phủ màu được ứng dụng trong dân dụng: nhà xưởng, nhà kho, hàng rào, dụng cụ gia dụng, thùng phuy…;
- Thép phủ màu được ứng dụng trong trang trí nội thất: bàn ghế, cửa cuốn, cửa xếp, thiết bị văn phòng...;
- Ngoài ra, Thép phủ màu còn được sử dụng làm các loại ống thoát nước, ống gen điều hòa nhiệt độ, vô các thiết bị điện.... và các mục đích sử dụng khác.
c) Mã số hàng hóa (Mã HS) và mức thuế nhập khẩu hiện hành
Tại thời điểm hiện tại, hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có tên gọi và đặc tính cơ bản nêu tại Điểm a Mục 1 của Thông báo này và được phân loại theo các mã HS sau: 7210.70.11, 7210.70.19, 7210.70.91, 7210.70.99, 7212.40.11, 7212.40.12, 7212.40.19, 7212.40.91, 7212.40.92, 7212.40.99, 7225.99.90, 7226.99.19, 7226.99.99.
Mã số | Mô tả hàng hóa | Thuế ưu đãi | ACFTA | AKFTA |
Phần XV | KIM LOẠI CƠ BẢN VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG KIM LOẠI CƠ BẢN |
|
|
|
Chương 72 | Sắt và thép |
|
|
|
7210 | Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng. |
|
|
|
7210.70 | - Được sơn, quét vécni hoặc phủ plastic: |
|
|
|
| - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm: |
|
|
|
7210.70.11 | - - - Được sơn | 5 | 0 | 0 |
7210.70.19 | - - - Loại khác | 5 | 0 | 0 |
| - - Loại khác: |
|
|
|
7210.70.91 | - - - Được sơn | 5 | 0 | 0 |
7210.70.99 | - - - Loại khác | 5 | 0 | 0 |
7212 | Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng. |
|
|
|
7212.40 | - Được sơn, quét vécni hoặc phủ plastic: - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng: |
|
|
|
7212.40.11 | - - - Dạng đai và dải (SEN), chiều rộng không quá 400 mm | 10 | 0 | 0 |
7212.40.12 | - - - Dạng đai và dải khác | 10 | 0 | 0 |
7212.40.19 | - - - Loại khác | 10 | 0 | 0 |
| - - Loại khác: |
|
|
|
7212.40.91 | - - - Dạng đai và dải (SEN), chiều rộng không quá 400 mm | 10 | 0 | 0 |
7212.40.92 | - - - Dạng đai và dải; tấm phổ dụng | 10 | 0 | 0 |
7212.40.99 | - - - Loại khác | 10 | 0 | 0 |
7225 | Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. |
|
|
|
| - Loại khác: |
|
|
|
7225.99 | - - Loại khác: |
|
|
|
7225.99.90 | - - - Loại khác | 0 | 0 | 0 |
7226 | Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. |
|
|
|
| - Loại khác: |
|
|
|
7226.99 | - - Loại khác: |
|
|
|
| - - - Dạng đai và dải (SEN), chiều rộng không quá 400 mm: |
|
|
|
7226.99.19 | - - - - Loại khác | 0 | 0 | 0 |
| --- Loại khác |
|
|
|
7226.99.99 | - - - - Loại khác | 0 | 0 | 0 |
Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
d) Các sản phẩm được miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời
(i) Các sản phẩm có lớp nền là thép cán nóng;
(ii) Các sản phẩm có bề mặt không được sơn;
(iii) Các sản phẩm thép phủ màu PCM và VCM chất lượng cao được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử và điện gia dụng;
(iv) Các sản phẩm thép phủ sơn PVDF sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện;
(v) Các sản phẩm thép phủ màu trong nước chưa sản xuất được;
(vi) Các sản phẩm đang được miễn trừ trong vụ việc tự vệ với sản phẩm tôn màu theo quyết định 1931/QĐ-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2017 và Quyết định 1561/QĐ-BCT ngày 05 tháng 6 năm 2019.
Trong trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thuộc các tiểu mục (i) và (ii) nêu trên, để được miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá cần căn cứ theo kết quả kiểm định của cơ quan Hải quan hoặc kết quả giám định của các tổ chức giám định hoạt động theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thuộc các tiểu mục (iii), (iv) và (v) nêu trên và chưa được cấp quyết định miễn trừ có thể nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp CBPG tạm thời tới Bộ Công Thương theo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018.
Trong trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thuộc tiểu mục (vi) nêu trên, đề nghị nộp cho cơ quan Hải quan bản sao chứng thực Quyết định miễn trừ do Bộ Công Thương ban hành.
2. Nước sản xuất/xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là hàng hóa có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc).
3. Mức thuế và danh sách các công ty bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
STT | Tên công ty sản xuất, xuất khẩu | Tên công ty thương mại liên quan | Mức thuế chống bán phá giá tạm thời |
Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 | |
TRUNG QUỐC | |||
1 | Shandong Province Boxing County Juxinyuan Precision Sheet Co., Ltd. | Shandong Julong Steel Plate Co., Ltd. | 14,25% |
2 | Shandong Glory Import & Export Co., Ltd. | - | 8,62% |
3 | Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd. | Chin Fong Metal Pte Ltd | 3,45% |
4 | Shandong Zhongtai Steel., Ltd. | Qingdao Shengheng Weiye International Trading Co., Ltd. | 14,92% |
5 | Shandong Sanyi Industry Co., Ltd. | Shandong Hiking International Commerce Group Co., Ltd. | 18,22% |
6 | Zibo Xincheng Materials Co., Ltd. | Shandong Hiking International Commerce Group Co., Ltd. | 18,36% |
7 | Shandong Rio Tinto New Material Co., Ltd. | Shandong Hiking International Commerce Group Co., Ltd. | 30,61% |
8 | Shangdong Boxing County Fada Material Co., Ltd. | 1. AHCOF International Development Co., Ltd. 2. Wuhan Baolixin Trading Company Limited 3. Qingdao Fortune Land International Trade Co., Ltd. | 22,46% |
9 | Wuhan Hanke Color Metal Sheet Co., Ltd. | Wuhan Baolixin Trading Company Limited | 34,27% |
10 | Shandong Longfa Steel Plate Co., Ltd. | Shandong Longcheng Exporting Co., Ltd. | 21,10% |
11 | Shandong Ye Hui Coated Steel Co., Ltd. | Shandong Boxing Ying Xiang International Trade Co., Ltd. | 18,41% |
12 | Shandong Boxing Huaye Industry & Trade Co., Ltd. | 1. Shandong Gengxiang Import and Export Trade Co., Ltd. 2. Gansu Nuokeda Trading Co., Ltd. 3. Suzhou Yogiant Trading Co., Ltd 4. Qingdao Fortune Land International Trade Co., Ltd | 34,27% |
13 | Hangzhou Fuyuanhua Colour Steel Co., Ltd. | Hefei Hexing Coated Steel Co., Ltd. | 24,24% |
14 | Jiangsu East Steel Co., Ltd. | - | 13,85% |
15 | Shandong Huijin Color Steel Co., Ltd. | LS (Shanghai) International Trading Co., Ltd. | 22,77% |
16 | Shandong Lantian Steel Structure Project Co., Ltd. | Shandong Ruichen Industry and Trade Co., Ltd. | 21,71% |
17 | Zhejiang Huada New Materials Co., Ltd. | Hefei Hexing Coated Steel Co., Ltd. | 6,27% |
18 | Zhejiang Yintu New Buildings Materials Co., Ltd. | AHCOF International Development Co., Ltd. | 19,93% |
19 | Bazhou Shengfang Zhixing Pipe Making Co., Ltd. | Qingdao Fortune Land International Trade Co., Ltd. | 34,27% |
20 | Các công ty khác xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc | 34,27% | |
HÀN QUỐC | |||
21 | Dongkuk Steel Mill. Co., Ltd. | SK Networks. Co., Ltd. | 18,08% |
22 | Dongbu Incheon Steel | ST. International | 4,48% |
23 | Các công ty khác xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc | 19,25% |
4. Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
a) Hiệu lực
Thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được ban hành.
b) Thời hạn áp dụng
Biện pháp chống bán phá giá tạm thời có thời hạn áp dụng là 120 (một trăm hai mươi) ngày kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp có hiệu lực (trừ khi được gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14).
c) Áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước
- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương, trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định ngành sản xuất trong nước chịu thiệt hại đáng kể do hành vi bán phá giá gây ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế CBPG có hiệu lực trở về trước;
- Thuế CBPG được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày trước khi áp dụng thuế CBPG tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế CBPG tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
5. Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan thực hiện các bước sau để xác định mức thuế chống bán phá giá tạm thời:
Bước 1: Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Trường hợp 1: Nếu không xuất trình được C/O thì áp dụng mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 34,27%.
- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được C/O từ các nước, vùng lãnh thổ khác không phải Trung Quốc hoặc Hàn Quốc thì không phải nộp thuế chống bán phá giá tạm thời.
- Trường hợp 3: Nếu xuất trình được C/O từ Trung Quốc hoặc Hàn Quốc thì chuyển sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng (bản gốc) của công ty sản xuất (mill-test certificate) hoặc các giấy tờ tương đương (bản gốc) chứng minh tên nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận công ty sản xuất)
- Trường hợp 1: Nếu không xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất trùng với tên công ty nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 34,27% đối với hàng hóa có C/O từ Trung Quốc và 19,25% đối với hàng hóa có C/O từ Hàn Quốc.
- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất nhưng không trùng với tên của các công ty sản xuất tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 34,27% đối với hàng hóa có C/O từ Trung Quốc và 19,25% đối với hàng hóa có C/O từ Hàn Quốc.
- Trường hợp 3: Nếu xuất trình được Giấy chứng nhận công ty sản xuất trùng với tên của các công ty nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì chuyển sang Bước 3.
Bước 3: Kiểm tra tên công ty xuất khẩu
- Trường hợp 1: Nếu tên công ty xuất khẩu (dựa trên hóa đơn thương mại) trùng với tên các công ty sản xuất, xuất khẩu tại Cột 1 hoặc công ty thương mại liên quan tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 3 của Thông báo này.
- Trường hợp 2: Nếu tên công ty xuất khẩu (dựa trên hóa đơn thương mại) không trùng với tên các công ty sản xuất, xuất khẩu tại Cột 1 hoặc các công ty thương mại liên quan tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Mục 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 34,27% đối với hàng hóa có C/O từ Trung Quốc và 19,25% đối với hàng hóa có C/O từ Hàn Quốc.
6. Áp dụng đồng thời thuế chống bán phá giá và biện pháp tự vệ
Các sản phẩm bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đang thuộc đối tượng áp dụng của biện pháp tự vệ theo Quyết định 1931/QĐ-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Quyết định 1561/QĐ-BCT ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Vì vậy, việc áp dụng đồng thời hai biện pháp này được thực hiện như sau:
- Trong hạn ngạch của biện pháp tự vệ: áp dụng thuế chống bán phá giá cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài như hướng dẫn tại Mục 3, Mục 4 và Mục 5 của Thông báo này;
- Ngoài hạn ngạch của biện pháp tự vệ:
+) Nếu mức thuế của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu được xác định theo hướng dẫn tại Mục 3, Mục 4 và Mục 5 của Thông báo này cao hơn mức thuế ngoài hạn ngạch (19%) thì mức thuế áp dụng là mức thuế chống bán phá giá tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 3 Thông báo này;
+) Nếu mức thuế của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu được xác định theo hướng dẫn tại Mục 3, Mục 4 và Mục 5 của Thông báo này thấp hơn mức thuế ngoài hạn ngạch (19%) thì áp dụng mức thuế là 19%.
7. Trình tự thủ tục tiếp theo của vụ việc
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các bước triển khai tiếp theo, cụ thể như sau:
- Điều tra tại chỗ;
- Tổ chức Phiên Tham vấn công khai;
- Gửi dự thảo kết luận điều tra cuối cùng cho bên liên quan để lấy ý kiến;
- Ban hành Kết luận điều tra cuối cùng.
Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 (24)73037898
Thư điện tử:
- nghiavt@moit.gov.vn (Cán bộ điều tra Vũ Tuấn Nghĩa)
- minhhtn@moit.gov.vn (Cán bộ điều tra Hà Trần Nhật Minh)
Quyết định và Thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời có thể truy cập và tải xuống tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn; hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc www.pvtm.gov.vn.
1 Do Bên yêu cầu chỉ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc, vì vậy Cơ quan điều tra chỉ sử dụng biểu thuế ACFTA, AKFTA và VKFTA làm tham chiếu.
- 1 Quyết định 1933/QĐ-BCT năm 2020 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2 Quyết định 2942/QĐ-BCT năm 2019 áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3 Quyết định 2703/QĐ-BCT năm 2019 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Quyết định 1561/QĐ-BCT năm 2019 sửa đổi Quyết định 1931/QĐ-BCT và thay thế Quyết định 536/QĐ-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5 Quyết định 1480/QĐ-BCT năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6 Công văn 3109/TCHQ-TXNK năm 2019 về vướng mắc áp dụng thuế chống bán phá giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Quyết định 3877/QĐ-BCT năm 2018 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ nước Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 8 Thông tư 06/2018/TT-BCT hướng dẫn biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ Công thương ban hành
- 9 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- 10 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 11 Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 13 Quyết định 1931/QĐ-BCT năm 2017 áp dụng biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 14 Công văn 167/QLCT-P2 năm 2017 hết hiệu lực thuế chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành
- 1 Công văn 167/QLCT-P2 năm 2017 hết hiệu lực thuế chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc do Cục Quản lý cạnh tranh ban hành
- 2 Công văn 3109/TCHQ-TXNK năm 2019 về vướng mắc áp dụng thuế chống bán phá giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Quyết định 1480/QĐ-BCT năm 2019 về áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Quyết định 2703/QĐ-BCT năm 2019 về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5 Quyết định 2942/QĐ-BCT năm 2019 áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6 Quyết định 1933/QĐ-BCT năm 2020 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7 Quyết định 2880/QĐ-BCT năm 2020 về rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (mã vụ việc: NR01.AD04) do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8 Quyết định 1283/QĐ-BCT năm 2021 về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc do Bộ Công thương ban hành
- 9 Quyết định 786/QĐ-BCT năm 2021 về kết quả rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (mã vụ việc: NR01.AD04) do Bộ Công thương ban hành
- 10 Quyết định 1524/QĐ-BCT năm 2021 về rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc do Bộ Công thương ban hành
- 11 Quyết định 2080/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành