THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1719/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2011 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, g, h và i khoản 5 Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng đề xuất dự án; thành lập Hội đồng liên ngành thẩm định, xác định danh mục các dự án ưu tiên, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; đề xuất điều chỉnh, bổ sung Tiêu chí phù hợp với khung chính sách đã cam kết với các nhà tài trợ và tình hình thực tế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ƯU TIÊN
THEO CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (SP-RCC)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
- Định hướng để các Bộ, ngành, địa phương có cơ sở đề xuất các nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm ứng phó hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng;
- Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, đa mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, mang tính vừa cấp bách, vừa lâu dài của các nhiệm vụ theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Cơ sở để đánh giá, lựa chọn các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp khung chính sách đã cam kết với các nhà tài trợ và khả năng, nguồn lực đầu tư theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC).
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DỰ ÁN ƯU TIÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (SP-RCC)
- Phù hợp Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Gắn kết với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của Bộ, ngành và địa phương;
- Sử dụng công nghệ, kỹ thuật phù hợp, đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu;
- Đảm bảo tính khả thi về tài chính, năng lực thực hiện, chú trọng đến tính đa mục tiêu, liên vùng, liên ngành, liên lĩnh vực, có sự tham gia của cộng đồng.
Bước 1: Đánh giá sơ bộ
Quá trình đánh giá sơ bộ nhằm lược bỏ các đề xuất dự án sau đây:
- Có nội dung hoàn toàn không gắn với hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu hoặc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
- Không thuộc những vấn đề ưu tiên trong Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu hoặc trùng lặp với các dự án đang triển khai;
- Không phù hợp các yêu cầu nêu tại mục II đối với dự án ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đề xuất dự án.
Bước 2: Đánh giá mức độ ưu tiên
- Nội dung thứ nhất: Thực hiện đánh giá mức độ ưu tiên giữa lĩnh vực đề xuất dự án với mục tiêu của dự án trong nhiệm vụ thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Quá trình đánh giá được thực hiện theo Bảng 1.
Bảng 1. Mức độ ưu tiên theo lĩnh vực
Mục tiêu dự án
Lĩnh vực | Thích ứng | Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính | |||||
Nước biển dâng | Bão, ấp thấp nhiệt đới | Lũ lụt; sạt lở đất | Hạn hán | Nhiệt độ tăng | |||
Ngành/lĩnh vực | |||||||
1 | Sản xuất năng lượng, năng lượng tái tạo |
|
|
|
|
| A |
Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng |
|
|
|
|
| A | |
2 | Hạ tầng | A | A | A | B | B | B |
3 | Trồng trọt, chăn nuôi, tưới tiêu, diêm nghiệp, ngư nghiệp | A | A | A | A | B | A |
4 | Trồng rừng, tái trồng rừng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng sản xuất | C | B | A | A | A | A |
5 | Trồng rừng, tái trồng rừng ngập mặn | A | A | A | B | A | A |
6 | Y tế, sức khỏe cộng đồng | B | A | A | B | A | C |
7 | Giáo dục, nâng cao nhận thức | B | B | B | B | B | B |
8 | Du lịch | A | A | B | B | B | B |
Liên ngành/lĩnh vực | |||||||
9 | Quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước | A | B | A | A | B | C |
10 | Đa dạng sinh học | B | B | B | A | A | C |
11 | Quản lý tổng hợp vùng ven biển | A | A | B | B | B | B |
12 | Quản lý rủi ro thiên tai | A | A | A | A | B | B |
- Nội dung thứ hai: Thực hiện đánh giá mức độ ưu tiên giữa khu vực có dự án với mục tiêu của dự án trong nhiệm vụ thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Quá trình đánh giá được thực hiện theo Bảng 2.
Bảng 2. Đánh giá mức độ ưu tiên theo khu vực
Mục tiêu dự án
Lĩnh vực | Thích ứng | Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính | |||||
Nước biển dâng | Bão, ấp thấp nhiệt đới | Lũ lụt; sạt lở đất | Hạn hán | Nhiệt độ tăng | |||
Ngành/lĩnh vực | |||||||
1 | Vùng núi phía Bắc |
| B | A | A | A | A |
2 | Đồng bằng sông Hồng (nội địa) |
| B | A | A | B | A |
Đồng bằng sông Hồng (ven biển) | A | A | B | A | B | A | |
3 | Bắc Trung Bộ | B | A | A | A | A | A |
4 | Nam Trung Bộ | A | A | B | A | B | A |
5 | Tây Nguyên |
| B | B | A | B | A |
6 | Đông Nam Bộ | B | B | B | A | C | A |
7 | Đồng bằng sông Cửu Long | A | B | B | A | C | A |
- Nội dung thứ ba: Thực hiện đánh giá mức độ ưu tiên giữa lĩnh vực đề xuất dự án với các khu vực thực hiện dự án. Quá trình đánh giá được thực hiện theo Bảng 3.
Bảng 3. Đánh giá mức độ ưu tiên theo lĩnh vực dễ bị tổn thương của từng khu vực
Khu vực
Lĩnh vực | Vùng núi phía Bắc | Đồng bằng sông Hồng | Bắc Trung Bộ | Nam Trung Bộ | Tây nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng Sông Cửu Long | ||
Nội địa | Ven biển | ||||||||
Ngành/lĩnh vực | |||||||||
1 | Sản xuất năng lượng, năng lượng tái tạo | A | A | A | A | A | A | A | A |
Sử dụng hiệu quả/tiết kiệm năng lượng | C | A | A | B | B | B | A | B | |
2 | Hạ tầng | B | A | A | A | A | B | A | A |
3 | Trồng trọt, chăn nuôi, tưới tiêu | B | A | A | B | B | A | B | A |
4 | Ngư nghiệp | B | B | A | C | B | C | A | A |
5 | Trồng rừng, tái trồng rừng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng sản xuất | A | C | C | A | B | A | B | C |
6 | Trồng rừng, tái trồng rừng ngập mặn | C | C | A | C | B | C | B | A |
7 | Y tế, sức khỏe cộng đồng | A | A | A | A | A | A | A | A |
8 | Giáo dục, nâng cao nhận thức | A | A | A | A | A | A | A | A |
9 | Du lịch | A | B | A | B | A | B | B | B |
Liên ngành/lĩnh vực | |||||||||
10 | Quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước | A | B | B | B | B | A | B | A |
11 | Đa dạng sinh học | A | B | A | A | A | A | B | A |
12 | Quản lý tổng hợp vùng ven biển |
|
| A | A | A |
| A | A |
13 | Quản lý rủi ro thiên tai | A | B | A | A | A | B | B | B |
* Chú thích về các mức ưu tiên trong bước 2:
A: Là mức ưu tiên cao về mức độ nhạy cảm của vùng, lĩnh vực trước những tác động của biến đổi khí hậu và tác động tích cực của dự án thích ứng với BĐKH hoặc dự án giảm nhẹ phát thải KNK (8 điểm).
B: Là mức ưu tiên trung bình về mức độ nhạy cảm của vùng, lĩnh vực trước những tác động của biến đổi khí hậu và tác động tích cực của dự án thích ứng với biến đổi khí hậu hoặc dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (6 điểm)
C: Là mức ưu tiên thấp về mức độ nhạy cảm của vùng, lĩnh vực trước những tác động của biến đổi khí hậu về tác động tích cực của dự án thích ứng với biến đổi khí hậu hoặc dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (4 điểm)
Ô trống: không có tác động của biến đổi khí hậu (0 điểm)
Căn cứ tính điểm: Việc xác định các mức điểm trong các bảng đánh giá được thực hiện bằng phương pháp phân tích chuyên gia.
- Tổng điểm bước 2 (bước đánh giá mức độ ưu tiên các dự án) có giá trị khoảng 1/4 tổng số điểm đánh giá của dự án, vì tính ưu tiên của bước này phù thuộc vào các yếu tố khách quan như khu vực hoặc lĩnh vực trước tác động của biến đổi khí hậu.
- Tổng điểm bước 3 có giá trị khoảng 3/4 tổng số điểm đánh giá của dự án, vì bước này xem xét toàn bộ nội dung của dự án để đánh giá hiệu quả của dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Ví dụ về cách tính điểm trong bước 2:
Một đề xuất dự án trong lĩnh vực “Nông nghiệp” có mục tiêu ứng phó với “Nước biển dâng” thực hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được đánh giá mức độ ưu tiên như sau:
- Theo bảng 1 sẽ được mức ưu tiên A
- Theo bảng 2 sẽ được mức ưu tiên A
- Theo bảng 3 sẽ được mức ưu tiên A
Mức ưu tiên tổng hợp sẽ bằng: A + A + A (tổng điểm tối đa: 24 điểm)
Bước 3: Đánh giá theo nội dung đề xuất dự án
Sau khi đánh giá mức độ ưu tiên ở Bước 2, từng đề xuất dự án tiếp tục được xem xét, tính điểm theo nội dung ở Bảng 4.
Bảng 4. Tính điểm theo nội dung đề xuất dự án
Tiêu chí | Yêu cầu nội dung trong Đề xuất dự án | Điểm (tối đa) |
1. Tính cấp thiết | - Chứng minh dự án thuộc dạng “không thể trì hoãn, không hối tiếc, mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài” (ưu tiên các dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển; các công trình đê kè xung yếu đe dọa thiệt hại lớn về người và tài sản, các dự án sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên): 10 đ - Nêu được những yêu cầu bức thiết, cụ thể nhằm giảm thiệt hại do BĐKH gây ra (giảm tổn thất về người, thiệt hại sinh kế) hoặc giảm nhẹ phát thải KNK: 4 đ | 14 |
2. Tính hữu ích, có kết quả rõ ràng | - Chứng minh lợi ích trong giảm nhẹ phát thải KNK hoặc yêu cầu cấp bách nhằm thích ứng với BĐKH (giảm thiệt hại sinh mạng và thiệt hại sinh kế của người dân): 3 đ - Chứng minh nội dung dự án từ thiết kế đến triển khai khác với dự án thông thường, vì có tính đến BĐKH: 3 đ - Kết quả dự kiến phải rõ ràng: định tính và định lượng, hướng trực tiếp đến đối tượng thụ hưởng (số dân và số hộ gia đình), xác định được hiệu quả kinh tế (ưu tiên các dự án có chỉ số lợi ích/chi phí rõ ràng và cao): 5 đ - Có sự gắn kết các biện pháp công trình/kỹ thuật với phi công trình/kỹ thuật: 3 đ | 14 |
3. Tính lồng ghép, đa mục tiêu | - Dự án đa mục tiêu mang lại lợi ích đồng thời cho phát triển kinh tế, xã hội và ứng phó biến đổi khí hậu (ví dụ: các dự án kết hợp xây dựng hệ thống đê điều với đường giao thông, các dự án thủy điện kết hợp với sử dụng tổng hợp tài nguyên nước …): 8 đ - Phản ánh được mức độ gắn kết và tính bổ sung của dự án với các kế hoạch, chương trình và các dự án đang triển khai tại ngành, địa phương: 6 đ - Góp phần bảo vệ môi trường đồng thời tạo thêm sinh kế cho người nghèo, đảm bảo bình đẳng giới, tăng thu nhập cho cộng đồng dễ bị tổn thương: 6 đ | 20 |
4. Tính khả thi (tiến độ, tài chính, năng lực kỹ thuật) | - Có kế hoạch, nội dung, thời gian triển khai dự án phù hợp với tính cấp bách của vấn đề: 8 đ - Khả thi về tài chính, chỉ rõ kế hoạch giải ngân; kế hoạch tổ chức thực hiện và phương thức huy động các nguồn vốn khác (nếu có): 8 đ | 16 |
5. Tính bền vững | - Các lợi ích của dự án mang lại có giá trị lâu dài, có khả năng duy trì, nhân rộng: 6 đ - Có cơ sở khoa học và thực tiễn: 3 đ - Đảm bảo tính hài hòa trong các giải pháp tối ưu giữa thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: 3 đ | 12 |
Tổng số điểm | 76 điểm |
Bảng 5. Tổng hợp các bước xét chọn đề xuất dự án
Bước | Tiêu chí | Điểm tối đa |
Đánh giá sơ bộ | Loại bỏ các đề xuất dự án không thuộc loại dự án về biến đổi khí hậu | Không tính điểm |
Đánh giá mức độ ưu tiên theo lĩnh vực và khu vực | Theo A, B, C | 24 |
Đánh giá theo nội dung đề xuất dự án | Theo 5 tiêu chí: | 76 |
| 1. Tính cấp thiết | (14) |
2. Tính hữu ích, có kết quả rõ ràng | (14) | |
3. Tính lồng ghép, đa mục tiêu | (20) | |
4. Tính khả thi | (16) | |
5. Tính bền vững | (12) | |
Tổng | 100 điểm |
Qua các bước đánh giá, tổng điểm tối đa cho một dự án là 100 điểm. Căn cứ vào số điểm mà dự án đạt được, kế hoạch và khả năng bố trí nguồn vốn cho mỗi giai đoạn của Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu để lựa chọn các dự án ưu tiên, tổ chức thực hiện theo Chương trình./.
- 1 Công văn 3275/BTNMT-KTTVBĐKH năm 2013 triển khai Thông tư liên tịch 03/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn theo Chương trình SP-RCC do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3 Công văn 7891/VPCP-KTN về chủ trương đầu tư và phê duyệt danh mục dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 19/2010/NĐ-CP sửa đổi các điểm c, d, g, h và i khoản 5 Điều 2 Nghị định 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 5 Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 7 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Công văn 3275/BTNMT-KTTVBĐKH năm 2013 triển khai Thông tư liên tịch 03/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT hướng dẫn cơ chế quản lý nguồn vốn theo Chương trình SP-RCC do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Công văn 7891/VPCP-KTN về chủ trương đầu tư và phê duyệt danh mục dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành