Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014-2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 07/11/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống;

Xét Tờ trình số 167/TTr-SNN-STC ngày 28/11/2013 của liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Phạm vi và đối tượng:

1. Phạm vi: Địa bàn các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.

2. Đối tượng: Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn tại địa bàn nông thôn và các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn được quy định tại Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 07/11/2008 cua UBND tỉnh.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát: Bảo tồn, giữ gìn và phát triển nghề truyền thống; làng nghề, làng nghề truyền thống (sau đây gọi là làng nghề); nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm từ nghề truyền thống; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2016: phát triển số lượng làng nghề toàn tỉnh lên 33 làng nghề, trong đó:

- Khôi phục, bảo tồn 01 nghề truyền thống và 02 làng nghề;

- Thành lập và công nhận 10 làng nghề;

- Hỗ trợ phát triển 12 làng nghề gắn với du lịch (08 làng nghề gắn với điểm du lịch và 04 làng nghề gắn với tuyến du lịch);

- Nâng thu nhập của hộ có nghề truyền thống bằng 2 lần so với hộ thuần nông.

b) Giai đoạn 2017-2020: Phát triển số lượng làng nghề toàn tỉnh lên 39 làng nghề; 100% làng nghề được công nhận, trong đó:

- Khôi phục, bảo tồn 01 làng nghề truyền thống;

- Thành lập và công nhận 06 làng nghề.

- Hỗ trợ phát triển 13 làng nghề gắn với du lịch (08 làng nghề gắn với điểm du lịch và 05 làng nghề gắn với tuyến du lịch);

- Phấn đấu không còn hộ nghèo trong các làng nghề.

III. Nội dung thực hiện

1. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư nông thôn về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của việc bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống.

2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của các làng nghề làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, cụ thể như sau:

a) Điều tra, khảo sát và xây dựng dự án khôi phục và duy trì hoạt động đối với làng nghề, nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một, thất truyền, hỗ trợ cho các nghệ nhân hoặc nhóm hộ khôi phục nghề truyền thống, làm nhân tố để nhân rộng nghề truyền thống trên địa bàn.

b) Tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho người dân, xã viên hợp tác xã, tổ hợp tác đối với những làng nghề, nghề truyền thống gặp khó khăn trong quá trình hoạt động; tổ chức truyền nghề cho các thế hệ kế cận; hỗ trợ xây dựng phòng trưng bày sản phẩm, mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và công tác xúc tiến thương mại để đẩy mạnh phát triển sản xuất.

c) Tập trung hỗ trợ đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhân rộng mô hình, hỗ trợ sản xuất và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước thông qua các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường đối với những làng nghề, nghề truyền thống đã và đang phát triển mạnh.

3. Hỗ trợ hoạt động tư vấn, lập hồ sơ, thủ tục cho các làng nghề, nghề truyền thống để được công nhận theo quy định.

4. Hỗ trợ các làng nghề có sản phẩm phù hợp với phát triển du lịch (trồng hoa, cưa lọng chạm bút lửa, hoa khô, dệt thổ cẩm, làm rượu cần, dệt lụa, làm tranh hoa) để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng các khu trưng bày, tạo điểm đến cho khách du lịch; trong giai đoạn 2014-2016 lựa chọn và phát triển 08 làng nghề thành các điểm du lịch trên địa bàn huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đam Rông, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, đồng thời phát triển 04 làng nghề dọc theo các tuyến Quốc lộ 20, 27, tỉnh lộ 722, 725.

5. Thực hiện kế hoạch khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống tại từng địa phương, chi tiết tại Phụ lục số I kèm theo.

IV. Một số giải pháp chủ yếu:

1. Tập trung xây dựng và hoàn thành Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến 2020 làm cơ sở hỗ trợ, đầu tư, phát triển các làng nghề, nghề truyền thống gắn với xây dựng, hình thành các thị trấn, thị tứ mới ở nông thôn;

2. Thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, nghề truyền thống:

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các làng nghề, nghề truyền thống theo Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính:

- Hỗ trợ 100% kinh phí: Thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư; vận động nhân dân tham gia vào hoạt động của làng nghề; thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn và truyền nghề từ các nghệ nhân cao tuổi, có kinh nghiệm lâu năm trong các làng nghề; lập hồ sơ, thủ tục công nhận làng nghề, nghề truyền thống theo quy định.

- Hỗ trợ 60% kinh phí: Đầu tư máy móc, trang thiết bị, công cụ, nguyên liệu đầu vào, hoạt động xúc tiến thương mại để phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm của các làng nghề, nghề truyền thống.

- Hỗ trợ 10 triệu đồng/làng nghề được công nhận trong giai đoạn 2014-2016.

b) Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống được hưởng các chính sách ưu đãi vay vốn tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ.

c) Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

d) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống (đặc biệt là các dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới), hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở làng nghề.

3. Lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án khác để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến công, khuyến nông và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

4. Về thị trường:

a) Hỗ trợ công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường cho các sản phẩm của các làng nghề.

b) Hỗ trợ các làng nghề hợp tác, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tổ chức tour, tuyến du lịch, giúp tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân đồng thời tạo sản phẩm mới trong ngành du lịch.

c) Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống chợ theo quy hoạch tại các trung tâm thị trấn, thị tứ, các điểm du lịch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

V. Nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư:

1. Nhu cầu vốn: 8.290 triệu đồng.

2. Nguồn vốn:

- Ngân sách nhà nước:

5.406 triệu đồng.

- Các thành phần kinh tế:

2.884 triệu đồng.

3. Phân kỳ đầu tư:

a) Năm 2014: 1.904 triệu đồng; gồm:

- Ngân sách nhà nước:

1.232 triệu đồng;

- Các thành phần kinh tế:

672 triệu đồng.

b) Năm 2015: 3.388 triệu đồng; gồm:

- Ngân sách nhà nước:

2.204 triệu đồng;

- Các thành phần kinh tế:

1.184 triệu đồng.

c) Năm 2016: 2.998 triệu đồng; gồm:

- Ngân sách nhà nước:

1.970 triệu đồng;

- Các thành phần kinh tế:

1.028 triệu đồng.

(Chi tiết theo Phụ lục II đính kèm)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực và điều phối thực hiện Đề án, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện theo mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện tại các địa phương. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm, tham mưu lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện đề án theo tiến độ.

3. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nội dung phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng và phát triển các tour, tuyến du lịch phù hợp với nội dung của Đề án.

4. Sở Công thương thực hiện việc xây dựng hệ thống chợ theo quy hoạch; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nội dung về khuyến công, quảng bá, xúc tiến thương mại.

5. Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm đề xuất các chương trình, dự án nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với mục tiêu của Đề án.

6. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của đề án trên địa bàn tỉnh.

7. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, lập kế hoạch để triển khai thực hiện tốt các nội dung, giải pháp và đảm bảo tính hiệu quả của đề án tại địa phương.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- LĐVP; CV: TC, KH;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH KHÔI PHỤC, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 172/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của UBND tỉnh)

STT

Tên dự án

Địa điểm

Năm thực hiện

Nội dung thực hiện

I

Các dự án bảo tồn và khôi phục nghề truyền thống, làng nghề truyền thống (01 nghề; 02 làng nghề)

1

Dự án bảo tồn và khôi phục nghề đúc nhẫn bạc của người Chu Ru

Thôn Ma Đanh - xã Tu Tra, huyện Đơn Dương

2014

Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, truyền nghề

Hỗ trợ phát triển

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

2

Dự án bảo tồn và khôi phục làng nghề truyền thống gốm của người K’Ho

Thôn Krang Gọ 1 - xã Ka Đơn - huyện Đơn Dương

2015

Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, truyền nghề

Hỗ trợ phát triển

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

3

Dự án bảo tồn và khôi phục làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm của người K’Ho

Thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng

2016

Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, truyền nghề

Hỗ trợ phát triển

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

II

Các dự án phát triển làng nghề mới (10 làng nghề)

1

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt Iụa

Thôn: 1, 2, 5, 9 - xã Đạ Kho - huyện Đạ Tẻh.

2014

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

2

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Xã Lộc Tân - huyện Bảo Lâm

2014

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

3

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, tranh thêu lụa

Thị trấn Nam Ban - huyện Lâm Hà

2015

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại.

4

Làng nghề làm rượu cần

Khu phố Đang gia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương

2015

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

5

Làng nghề thủ công cưa lọng, chạm bút lửa, hoa khô

Xã Trạm Hành - TP Đà Lạt

2015

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

6

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Xã: Đạ Oai B’Ri - huyện Đạ Huoai

2015

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

7

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa, thủ công mỹ nghệ

Khu phố 4a - Thị trấn Đạ Tẻh - huyện Đạ Tẻh

2016

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

8

Làng nghề sản xuất phở khô

Tổ khu phố 55 - Thị trấn Liên Nghĩa - huyện Đức Trọng

2016

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

9

Làng nghề trồng nấm

Thị trấn Liên Nghĩa - huyện Đức Trọng

2016

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

10

Làng nghề thủ công mỹ nghệ

TTr Ma Đa Guôi - huyện Đạ Huoai

2016

- Khảo sát, lựa chọn.

- Hỗ trợ thành lập, công nhận, lễ công bố quyết định.

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển; Hỗ trợ xúc tiến thương mại

Ill

Các dự án hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với điểm du lịch (08 làng nghề)

1

Làng nghề Dệt thổ cẩm

B’Nớr C - xã Lát - huyện Lạc Dương

2014

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề

- Tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

2

Làng nghề trồng hoa

P12 - Thái Phiên - TP Đà Lạt

2014

- Hỗ trợ nhà xưởng

- Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Xúc tiến thương mại.

3

Làng nghề trồng hoa

P8, Hà Đông - TP Đà Lạt

2015

- Hỗ trợ nhà xưởng

- Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Xúc tiến thương mại.

4

Làng nghề Dệt thổ cẩm

Thôn Đạ Nghịch - P. Lộc Châu - TP Bảo Lộc

2015

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề

- Tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

5

Làng nghề trồng hoa

P4, Vạn Thành - TP Đà Lạt

2015

- Hỗ trợ nhà xưởng

- Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Xúc tiến thương mại.

6

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Thôn: Đam Pao, An Phước - Xã Đạ Đờn - huyện Đức Trọng

2016

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề

- Tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

7

Làng nghề dệt thổ cẩm

Buôn Go - xã Phù Mỹ - huyện Cát Tiên

2016

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề

- Tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

8

Làng nghề tiểu thủ công nghiệp, dạy nghề đan lát

Khu phố 6 - Thị trấn Đồng Nai - huyện Cát Tiên

2016

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề

- Tuyên truyền

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

IV

Các dự án hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với tuyến du lịch (04 làng nghề)

1

Quốc lộ 20

 

 

 

-

Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm

Xã: Đạ B’Ri - huyện Đạ Huoai

2014

- Tuyên truyền

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

2

Quốc lộ 27

 

 

 

-

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa

Thị trấn Nam Ban - huyện Lâm Hà

2015

- Tuyên truyền

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

3

Tỉnh lộ 722

 

 

 

-

Làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, tranh thêu lụa

Thôn: 1, 2, 5, 9 - xã Đạ Kho - huyện Đạ Tẻh.

2015

- Tuyên truyền

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

4

Tỉnh lộ 725

 

 

 

-

Làng nghề làm rượu cần

Khu phố Bon Đưng 1, 2, thị trấn Lạc Dương - huyện Lạc Dương

2016

- Tuyên truyền

- Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề

- Hỗ trợ phát triển

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

CHI TIẾT DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị: triệu đồng

STT

Diễn giải

Mức chi, mức hỗ trợ

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng cộng

Số lượng

Kinh phí

Nguồn kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Nguồn kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Nguồn kinh phí

Số lượng

Kinh phí

Nguồn kinh phí

NSNN

Vốn người dân đóng góp

NSNN

Vốn người dân đóng góp

Ngân sách tỉnh

Vốn người dân đóng góp

NSNN

Vốn người dân đóng góp

I

Các dự án bảo tồn và khôi phục nghề truyền thống

 

1

210

142

68

1

310

210

100

1

310

210

100

3

830

562

268

1

Bảo tồn và khôi phục nghề có nguy cơ mai một thất truyền

nghề

1

210

142

68

 

 

 

 

 

 

 

 

1

210

142

68

a

Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề, tuyên truyền

20 trđ/lớp

2

40

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

40

40

0

b

Hỗ trợ phát triển

 

20

120

72

48

 

 

 

 

 

 

 

 

20

120

72

48

 

- Trang thiết bị, công cụ

10 trđ/bộ

10

100

60

40

 

 

 

 

 

 

 

 

10

100

60

40

 

- Nguyên liệu

02 trđ/bộ

10

20

12

8

 

 

 

 

 

 

 

 

10

20

12

8

c

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

 

3

50

30

20

 

 

 

 

 

 

 

 

3

50

30

20

 

- Phòng trưng bày

20 trđ/phòng

2

40

24

16

 

 

 

 

 

 

 

 

2

40

24

16

 

- Quảng cáo, hội chợ

10 trđ/đợt

1

10

6

4

 

 

 

 

 

 

 

 

1

10

6

4

2

Bảo tồn và khôi phục làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền

làng nghề

 

 

 

 

1

310

210

100

1

310

210

100

2

620

420

200

a

Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, truyền nghề, tuyên truyền

30 trđ/lớp

 

 

 

 

2

60

60

 

2

60

60

 

4

120

120

 

b

Hỗ trợ phát triển

 

 

 

 

 

20

200

120

80

20

200

120

80

40

400

240

160

 

- Trang thiết bị, công cụ

10 trđ/bộ

 

 

 

 

10

100

60

40

10

100

60

40

20

200

120

80

 

- Nguyên liệu

10 trđ/bộ

 

 

 

 

10

100

60

40

10

100

60

40

20

200

120

80

c

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

 

 

 

 

 

3

50

30

20

3

50

30

20

6

100

60

40

 

- Phòng trưng bày

20 trđ/phòng

 

 

 

 

2

40

24

16

2

40

24

16

4

80

48

32

 

- Quảng cáo, hội chợ

10 trđ/đợt

 

 

 

 

1

10

6

4

1

10

6

4

2

20

12

8

II

Các dự án phát triển làng nghề mới

làng nghề

2

684

484

200

4

1.368

968

400

4

1.368

968

400

10

3.420

2.420

1.000

1

Hoạt động khảo sát, đánh giá, lựa chọn

01 trđ/chuyến

4

4

4

 

8

8

8

 

8

8

8

 

20

20

20

 

2

Hoạt động tư vấn

20 trđ/làng nghề

2

40

40

 

4

80

80

 

4

80

80

 

10

200

200

 

3

Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

30 trđ/lớp

4

120

120

 

8

240

240

 

8

240

240

 

20

600

600

 

4

Hỗ trợ phát triển

 

40

400

240

160

80

800

480

320

80

800

480

320

200

2.000

1.200

800

 

- Trang thiết bị, công cụ

10 trđ/bộ

20

200

120

80

40

400

240

160

40

400

240

160

100

1.000

600

400

 

- Nguyên liệu

10 trđ/bộ

20

200

120

80

40

400

240

160

40

400

240

160

100

1.000

600

400

5

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

 

6

100

60

40

12

200

120

80

12

200

120

80

30

500

300

200

 

- Phòng trưng bày

20 trđ/phòng

4

80

48

32

8

160

96

64

8

160

96

64

20

400

240

160

 

- Quảng cáo, hội chợ

10 trđ/đợt

2

20

12

8

4

40

24

16

4

40

24

16

10

100

60

40

6

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận làng nghề và hỗ trợ công bố quyết định làng nghề

10 trđ/làng nghề

2

20

20

 

4

40

40

 

4

40

40

 

10

100

100

 

III

Các dự án phát triển làng nghề gắn với điểm du lịch

làng nghề

2

620

372

248

3

930

558

372

3

930

558

372

8

2.480

1.488

992

1

Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

30 triệu đồng/lớp

4

120

72

48

6

180

108

72

6

180

108

72

16

480

288

192

2

Hỗ trợ phát triển

 

20

400

240

160

30

600

360

240

30

600

360

240

80

1.600

960

640

 

- Trang thiết bị, công cụ

20 trđ/bộ

10

200

120

80

15

300

180

120

15

300

180

120

40

800

480

320

 

- Nguyên liệu

20 trđ/bộ

10

200

120

80

15

300

180

120

15

300

180

120

40

800

480

320

3

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

 

6

100

60

40

9

150

90

60

9

150

90

60

24

400

240

160

 

- Phòng trưng bày

20 trđ/phòng

4

80

48

32

6

120

72

48

6

120

72

48

16

320

192

128

 

- Quảng cáo, hội chợ

10 trđ/đợt

2

20

12

8

3

30

18

12

3

30

18

12

8

80

48

32

IV

Các dự án phát triển các làng nghề gắn với tuyển du lịch

làng nghề

1

390

234

156

2

780

468

312

1

390

234

156

4

1.560

936

624

1

Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

30 trđ/lớp

1

30

18

12

2

60

36

24

1

30

18

12

4

120

72

48

2

Hỗ trợ phát triển

 

25

250

150

100

50

500

300

200

25

250

150

100

100

1.000

600

400

 

- Trang thiết bị, công cụ

10 trđ/bộ

20

200

120

80

40

400

240

160

20

200

120

80

80

800

480

320

 

- Nguyên liệu

10 trđ/bộ

5

50

30

20

10

100

60

40

5

50

30

20

20

200

120

80

3

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

 

6

110

66

44

12

220

132

88

6

110

66

44

24

440

264

176

 

- Phòng trưng bày

20 trđ/phòng

5

100

60

40

10

200

120

80

5

100

60

40

20

400

240

160

 

- Quảng cáo, hội chợ

10 trđ/đợt

1

10

6

4

2

20

12

8

1

10

6

4

4

40

24

16

 

Tổng cộng

 

6

1.904

1.232

672

10

3.388

2.204

1.184

9

2.998

1.970

1.028

25

8.290

5.406

2.884