Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1737/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHÍ VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO CÁC CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/03/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012 của Bộ Công Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng;

Căn cứ Thông tư số 15/2013/TT-BXD ngày 26/09/2013 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả;

Căn cứ Quyết định số 5815/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 822/TTr-SCT ngày 28/02/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tiêu chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản suất công nghiệp, Công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội; Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương (để b/c);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để b/cáo);
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VP: PCVP (T.V.Dũng); TH, TKBT, KT;
- Lưu: VT, KT(Linh);

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Toản

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHÍ VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO CÁC CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Kèm theo Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của UBND Thành phố)

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp và công trình xây dựng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố Hà Nội.

Điều 1. Mục đích quy định bộ tiêu chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp, Công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội

1. Nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các Cơ sở sử dụng năng lượng, áp dụng các biện pháp tiên tiến, sáng tạo để sử dụng năng lượng hiệu quả; hỗ trợ kỹ thuật cho cơ sở, doanh nghiệp phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng hội nhập kinh tế thế hệ mới.

2. Công nhận danh hiệu Cơ sở, Công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH cho các đối tượng theo quy định tại Điều 2 của Quy định này.

Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm:

a) Có mức tiêu thụ năng lượng hàng năm quy đổi từ 1.000 TOE trở lên đối với Cơ sở sản xuất công nghiệp;

b) Có mức tiêu thụ năng lượng hàng năm quy đổi từ 500 TOE trở lên đối với Cơ sở là Công trình xây dựng.

2. Công trình xây dựng đang trong giai đoạn thiết kế hoặc vận hành hoặc cải tạo lại có tổng diện tích sàn 2.500 m trở lên.

Điều 3. Điều kiện các cơ sở tham gia, đánh giá công nhận danh hiệu sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH

1. Điều kiện chung

a) Việc lập hồ sơ công nhận danh hiệu cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và tự chịu trách nhiệm.

b) Có đăng ký cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH theo mẫu phụ lục I, kèm theo các tài liệu có liên quan.

c) Có cam kết không có vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, đất đai, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ và các quy định khác của pháp luật liên quan.

2. Điều kiện đối với Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm:

Ngoài việc thực hiện các quy định tài khoản 1, Điều 3 của Quy định này đối với Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm còn phải đáp ứng các điều sau:

Có kế hoạch năm và báo cáo thực hiện kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đầy đủ; Có kế hoạch năm năm và báo cáo thực hiện kế hoạch năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đầy đủ theo Thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012 của Bộ Công Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng (Sau đây viết tắt là Thông tư 09/2012/TT-BCT).

3. Điều kiện đối với Cơ sở công trình xây dựng (đang trong giai đoạn thiết kế hoặc vận hành hoặc cải tạo lại, có tổng diện tích sàn 2.500 m2 trở lên):

Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1, Điều 3 của Quy định này đối với Cơ sở công trình xây dựng (đang trong giai đoạn thiết kế hoặc vận hành hoặc cải tạo lại, có tổng diện tích sàn 2.500 m2 trở lên) còn phải đáp ứng các điều sau:

Là các công trình được quy định tại mục 1.1 của QCVN 09:2013/BXD theo Thông tư 15/2013/TT-BXD ngày 26/09/2013 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (Sau đây viết tắt là Thông tư 15/2013/TT-BXD).

Có đầy đủ hồ sơ thiết kế hoặc hồ sơ hoàn công của công trình. Đối với Công trình đang vận hành phải có báo cáo, kế hoạch tình hình sử dụng năng lượng theo Thông tư số 09/2012/TT-BCT.

Điều 4. Nguyên tắc và thời gian nhận hồ sơ, đánh giá, công nhận

1. Nguyên tắc đánh giá: Đảm bảo công khai, chính xác, khách quan, công bằng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá tại Quy định này.

2. Thời gian nhận hồ sơ của các Cơ sở: quý I hàng năm.

3. Thời gian đánh giá, công nhận: quý II hàng năm.

4. Thời gian công bố: quý II - III hàng năm.

Điều 5. Tiêu chí đánh giá

Bộ Tiêu chí đánh giá được chia thành 2 nhóm biện pháp: Quản lý năng lượng hiệu quả và kỹ thuật năng lượng hiệu quả (Các chỉ số hiệu quả năng lượng):

1. Tiêu chí đánh giá các Cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH gồm: 08 tiêu chí (theo phụ lục II và III kèm theo Quy định này).

2. Tiêu chí đánh giá Công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH gồm: 10 tiêu chí (theo phụ lục IV kèm theo Quy định này).

Điều 6. Hình thức, danh hiệu, thời hạn công nhận

1. Danh hiệu công nhận Cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH (Green Energy Unit):

a) Cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH 5 sao: Là Cơ sở đạt điểm đánh giá từ 90 đến 100 điểm.

b) Cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH 4 sao: Là Cơ sở đạt điểm đánh giá từ 80 đến 89 điểm.

c) Cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH 3 sao: Là Cơ sở đạt điểm đánh giá từ 60 đến 79 điểm.

2. Danh hiệu công nhận Công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH (Green Energy Building):

a) Công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH 5 sao: Là Công trình đạt điểm đánh giá từ 90 đến 100 điểm.

b) Công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH 4 sao: Là Công trình đạt điểm đánh giá từ 80 đến 89 điểm.

c) Công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH 3 sao: Là Công trình đạt điểm đánh giá từ 60 đến 79 điểm.

3. Thời hạn công nhận danh hiệu:

Thời hạn danh hiệu công nhận là 3 năm, kể từ ngày Cơ sở được công nhận.

Điều 7. Quyền lợi của các Cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH, Công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH

1. Cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH, Công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH sẽ được cấp giấy công nhận danh hiệu tương ứng với các mức đạt được; Được dùng giấy công nhận danh hiệu để quảng bá hình ảnh của Cơ sở và công bố trên website của Sở Công Thương Hà Nội.

2. Các Cơ sở đạt danh hiệu sẽ được xem xét hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tư vấn tham dự các cuộc thi liên quan đến hiệu quả năng lượng cấp quốc gia hoặc khu vực ASEAN.

Điều 8. Kinh phí cho việc tổ chức đánh giá

1. Kinh phí cho việc in ấn mẫu biểu, mẫu phiếu đăng ký, thang bảng điểm phục vụ đánh giá xét chọn, trả công cho các chuyên gia của Hội đồng đánh giá; hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp để tuyên truyền, xây dựng và quảng bá thương hiệu, phân tích hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật, thiết lập dữ liệu định mức tiêu hao năng lượng các hệ thống tiêu thụ năng lượng chính, đo lường, tính toán, xây dựng chỉ số hiệu quả năng lượng,... thực hiện theo các quy định hiện hành và được trích từ nguồn kinh phí Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố.

2. Kinh phí cho việc thống kê số liệu, vận hành ca máy các trang thiết bị, công nghệ sử dụng năng lượng trong quá trình lập hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở, công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH và quá trình xem xét, đối chiếu của Hội đồng đánh giá (khi cần thiết) do các Cơ sở tham gia chi trả.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Thường trực Ban Chủ nhiệm chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố:

a) Thành lập Hội đồng đánh giá; ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng, bộ phận chuyên môn giúp việc Hội đồng.

b) Xem xét, công nhận các danh hiệu theo đề nghị của Hội đồng đánh giá.

2. Trách nhiệm của Sở Công Thương Hà Nội:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện bộ Tiêu chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp, Công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội;

b) Hỗ trợ các Cơ sở, doanh nghiệp tham gia đánh giá, công nhận các danh hiệu; cải tiến các biện pháp quản lý, kỹ thuật nâng cao hiệu suất năng lượng để nâng hạng danh hiệu;

c) Quản lý sử dụng kinh phí theo khoản 1, điều 8 của Quy định này.

3. Trách nhiệm của Sở Tài chính:

Hướng dẫn Sở Công Thương thực hiện chế độ tài chính theo quy định hiện hành.

4. Trách nhiệm các Sở, ngành liên quan:

Các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Du lịch, Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Công Thương thực hiện Quy định này.

5. Trách nhiệm của Cơ sở tham gia đánh giá:

a) Liên hệ với Sở Công Thương để được hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn tham gia (nếu cần) nhằm áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật tiên tiến nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo Quy định này.

b) Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu của Cơ sở (Bản đăng ký, bản tự đánh giá và các tài liệu có liên quan theo quy định này) gửi về Sở Công Thương trong quý I hàng năm.

c) Đáp ứng các yêu cầu của Hội đồng đánh giá khi cần làm rõ những vấn đề có liên quan đến dữ liệu trong hồ sơ đánh giá của Cơ sở.

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung quy định

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh các tổ chức cá nhân phản ánh về Sở Công Thương; Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết.

 

PHỤ LỤC I

MẪU ĐĂNG KÝ

(Tên Cơ sở)
Số (Số của văn bản)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày      tháng      năm

 

ĐĂNG KÝ

Công nhận Cơ sở, công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH

(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của UBND Thành phố)

Kính gửi: Thường trực Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố - Sở Công Thương
(331 Cầu Giấy, Hà Nội)

Tên Cơ sở: …...........................................Tel: …................Fax: …...........Email:.................

Trực thuộc (tên công ty mẹ - nếu có): …..............................................................................

Địa chỉ: ….............................................................................................................................

Loại hình hoạt động: ............................................................................................................

Thời gian khởi công, diện tích sàn xây dựng (đối với công trình xây dựng):.......................

Năm đi vào hoạt động: ........................................................................................................

Tên người đại diện liên lạc: ….................................Tel: …..............Email: ….....................

(Tên Cơ sở) đăng ký tham gia đề nghị công nhận Cơ sở, công trình xây dựng sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH, số điểm tự đánh giá theo bản phụ lục đính kèm.

(Tên Cơ sở) cam kết không có vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, đất đai, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ và các quy định khác của pháp luật liên quan.

(Tên Cơ sở) cam kết hồ sơ đề nghị công nhận đúng với tình hình thực tế của (Tên Cơ sở), đảm bảo các dữ liệu là chính xác; (Tên Cơ sở) sẽ đáp ứng các yêu cầu, làm rõ hồ sơ của Hội đồng đánh giá, chấp nhận kết quả đánh giá của Hội đồng.

(Tên Cơ sở) đề nghị Hội đồng xem xét, đánh giá, công nhận Cơ sở, công trình xây dựng theo quy định.

Hồ sơ, tài liệu kèm theo gồm:....

 

 

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN
CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG XANH TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của UBND Thành phố)

TT

Tiêu chí

Tham chiếu

Điểm đánh giá (tối đa)

1.

Nhóm các biện pháp quản lý năng lượng hiệu quả

1.1

Tiêu chí 1: Thực hiện kiểm toán năng lượng (năm thực hiện không quá 3 năm, tính từ năm đánh giá).

Điều 10 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

12

a) Có báo cáo kiểm toán năng lượng.

8

b) Thực hiện tối thiểu 03 giải pháp tiết kiệm năng lượng trong 3 năm.

4

1.2

Tiêu chí 2: Mô hình quản lý năng lượng.

Mục 4.3, phần 4 của TCVN ISO 50001:2012

15

a) Có quyết định thành lập Ban quản lý năng lượng.

8

b) Có chính sách năng lượng, quy chế hoạt động.

7

1.3

Tiêu chí 3: Nhân lực quản lý năng lượng.

Điều 35 của Luật 50/2010/QH12

10

a) Cơ sở có 01 người quản lý năng lượng được cấp chứng chỉ người quản lý năng lượng.

8

b) Cơ sở có từ 02 người quản lý năng lượng trở lên được cấp chứng chỉ người quản lý năng lượng.

2

1.4

Tiêu chí 4: Có chứng nhận ISO 50001 còn hiệu lực.

 

8

2.

Nhóm các biện pháp kỹ thuật năng lượng hiệu quả

2.1

Tiêu chí 5: Tổng mức tiết kiệm thu được từ tất cả các giải pháp (các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong vòng 5 năm, kể từ năm đánh giá).

Mục 3.1, mẫu 3.1 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

22

a) Mức tiết kiệm năng lượng thực tế đạt được từ 5% trở lên;

 

22

b) Hoặc mức tiết kiệm năng lượng thực tế đạt được từ 2% đến dưới 5%;

 

16

c) Hoặc mức tiết kiệm năng lượng thực tế đạt được từ 1% đến dưới 2%.

 

8

2.2

Tiêu chí 6: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng có mức tiết kiệm cao nhất (căn cứ các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong vòng 5 năm, tính từ năm đánh giá).

Mục 3.1, mẫu 3.1 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

15

a) Từ 10% trở lên;

 

15

b) Hoặc từ 5% đến dưới 10%;

 

10

c) Hoặc từ 3% đến dưới 5%.

 

5

2.3

Tiêu chí 7: Hiệu quả kinh tế khi thực hiện dự án đầu tư theo thời gian hoàn vốn trung bình (tổng chi phí tiết kiệm/tổng chi phí đầu tư khi thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong vòng 5 năm, tính từ năm đánh giá).

Mục 3.1, mẫu 3.1 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

15

a) Từ 0,1 năm đến dưới 2 năm;

 

15

b) Hoặc từ 2 năm đến dưới 5 năm;

 

12

c) Hoặc từ 5 năm trở lên.

 

10

2.4

Tiêu chí 8: Điện tự sản xuất từ năng lượng mặt trời so với điện năng mua ngoài.

Mục I, mẫu 1.1 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

3

a) Từ 1,5% trở lên;

 

3

b) Hoặc từ 1% đến dưới 1,5 %;

 

2

c) Hoặc từ 0,5% đến dưới 1%.

 

1

 

PHỤ LỤC III

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG XANH TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của UBND Thành phố)

TT

Tiêu chí

Tham chiếu

Điểm đánh giá (tối đa)

1.

Nhóm các biện pháp quản lý năng lượng hiệu quả

1.1

Tiêu chí 1: Thực hiện kiểm toán năng lượng (năm thực hiện không quá 3 năm, tính từ năm đánh giá).

Điều 10 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

12

a) Có báo cáo kiểm toán năng lượng.

8

b) Thực hiện tối thiểu 03 giải pháp tiết kiệm năng lượng trong 3 năm.

4

1.2

Tiêu chí 2: Mô hình quản lý năng lượng.

Mục 4.3, phần 4 của TCVN ISO 50001:2012

15

a) Có quyết định thành lập Ban quản lý năng lượng.

8

b) Có chính sách năng lượng, quy chế hoạt động.

7

1.3

Tiêu chí 3: Nhân lực quản lý năng lượng.

Điều 35 của Luật 50/2010/QH12

10

a) Cơ sở có 01 người quản lý năng lượng được cấp chứng chỉ người quản lý năng lượng (Bộ Công Thương cấp)

8

b) Cơ sở có từ 02 người quản lý năng lượng trở lên được cấp chứng chỉ người quản lý năng lượng (Bộ Công Thương cấp)

2

1.4

Tiêu chí 4: Có chứng nhận ISO 50001 còn hiệu lực.

 

8

2.

Nhóm các biện pháp kỹ thuật năng lượng hiệu quả

2.1

Tiêu chí 5: Tổng mức tiết kiệm thu được từ tất cả các giải pháp (các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong vòng 5 năm, kể từ năm đánh giá).

Mục 3.1, mẫu 3.1 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

22

a) Mức tiết kiệm năng lượng thực tế đạt được từ 5% trở lên;

 

22

b) Hoặc mức tiết kiệm năng lượng thực tế đạt được từ 2% đến dưới 5%;

 

16

c) Hoặc mức tiết kiệm năng lượng thực tế đạt được từ 1% đến dưới 2%.

 

8

2.2

Tiêu chí 6: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng có mức tiết kiệm cao nhất (căn cứ các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong vòng 5 năm, tính từ năm đánh giá).

Mục 3.1, mẫu 3.1 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

15

a) Từ 10% trở lên;

 

15

b) Hoặc từ 5% đến dưới 10%;

 

10

c) Hoặc từ 3% đến dưới 5%.

 

5

2.3

Tiêu chí 7: Hiệu quả kinh tế khi thực hiện dự án đầu tư theo thời gian hoàn vốn trung bình (tổng chi phí tiết kiệm/tổng chi phí đầu tư khi thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong vòng 5 năm, tính từ năm đánh giá).

Mục 3.1, mẫu 3.1 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

15

a) Từ 0,1 năm đến dưới 3 năm;

 

15

b) Hoặc từ 3 năm đến dưới 5 năm;

 

12

c) Hoặc từ 5 năm trở lên.

 

10

2.4

Tiêu chí 8: Điện tự sản xuất từ năng lượng mặt trời so với điện năng mua ngoài.

Mục I, mẫu 1.3 đến 1.7 của Thông tư 09/2012/TT-BCT

3

a) Từ 1,5% trở lên;

 

3

b) Hoặc từ 1% đến dưới 1,5 %;

 

2

c) Hoặc từ 0,5% đến dưới 1%.

 

1

 

PHỤ LỤC IV

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG XANH
(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của UBND Thành phố)

TT

Tiêu chí

Tham chiếu

Điểm đánh giá (tối đa)

1.

Nhóm các biện pháp quản lý năng lượng hiệu quả

1.1

Tiêu chí 1: Sử dụng hệ thống quản lý, điều khiển tự động để vận hành phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phù hợp với quy mô công trình.

Mục 4, điều 15 của Luật số 50/2010/QH12

10

1.2

Tiêu chí 2: Các thiết bị thuộc danh mục dán nhãn năng lượng phải được sử dụng trong công trình.

Khoản 2, điều 14, Nghị định 21/2011/NĐ-CP

10

2.

Nhóm các biện pháp kỹ thuật năng lượng hiệu quả

2.1

Tiêu chí 3: Cách nhiệt tường bao quanh.

 

15

a) Đối với tường bao quanh đáp ứng giá trị tổng truyền nhiệt của tường không trong suốt và đạt hệ số hấp thụ nhiệt của kính.

 

15

a.1) Đối với công trình có tường bao quanh trên mặt đất với tỷ lệ kính <100%, các giá trị phải đáp ứng:

- Phần tường không trong suốt có giá trị tổng truyền nhiệt đạt U0 max ≤ 1,8 W/m2.K.

- Kính có hệ số SHGC (hệ số hấp thụ nhiệt) và giá trị VLT (hệ số xuyên sáng) đạt yêu cầu theo bảng 2.3 của QCVN 09:2013/BXD.

Mục 2.1 của QCVN 09:2013/BXD

a.2) Hoặc đối với công trình có tường bao quanh trên mặt đất sử dụng 100% kính có hệ số SHGC và giá trị VLT đạt yêu cầu kỹ thuật.

Bảng 2.3 của QCVN 09:2013/BXD

b) Hoặc đối với công trình có tường bao quanh trên mặt đất với tỷ lệ kính <100% nhưng chỉ đáp ứng 1 giá trị tổng truyền nhiệt U0 max ≤ 1,8 W/m2.K của tường không trong suốt hoặc hệ số SHGC, VLT của kính.’’

Mục 2.1 của QCVN 09:2013/BXD

10

2.2

Tiêu chí 4: Vật liệu công trình.

 

8

a) Công trình sử dụng gạch không nung.

Thông tư 09/2012/TT-BXD

5

b) Công trình sử dụng kính cách nhiệt Low-E.

Phần 4, Mục 2.1 của QCVN 09:2013/BXD

3

2.3

Tiêu chí 5: Cách nhiệt mái (Loại mái chính sử dụng trong công trình): Có giá trị tổng truyền nhiệt U0 Max ≤ 1,00 W/m2.K.

Bảng 2.2, mục 2.1 cua QCVN 09:2013/BXD

10

2.4

Tiêu chí 6: Tổng diện tích thông gió tự nhiên tối thiểu bằng 5% tổng diện tích mặt sàn xây dựng.

Mục 2.2.1 của QCVN 09:2013/BXD

12

2.5

Tiêu chí 7: Hệ thống điều hòa không khí.

Bảng 2.6 và 2.7 của QCVN 09:2013/BXD

12

 

a) Sử dụng hệ thống điều hòa chiller có chỉ số COP ≥ 3,1.

 

b) Hoặc sử dụng hệ thống điều hòa VRV/VRF có chỉ số COP ≥ 2,96.

 

c) Hoặc sử dụng hệ thống điều hòa không khí cục bộ có chỉ số COP ≥ 2,3.

2.6

Tiêu chí 8: Mật độ công suất chiếu sáng trung bình trong công trình đạt yêu cầu kỹ thuật.

Bảng 2.12, Mục 2.3 của QCVN 09:2013/BXD

15

2.7

Tiêu chí 9: Công trình có sử dụng hệ thống thang máy, thang cuốn phải tích hợp biến tần, có chế độ tự động đóng ngắt các hệ thống.

Mục 2.4 của QCVN 09:2013/BXD

5

2.8

Tiêu chí 10: Công trình có sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng hoặc tự sản xuất điện.

Mục 2.6 của QCVN 09:2013/BXD

3