Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1740/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm các nội dung chính sau:

1. Tên Chương trình và cơ quan quản lý Chương trình:

a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, giai đoạn 2016 - 2020.

b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Công Thương.

2. Mục tiêu của Chương trình

a) Mục tiêu tổng quát

Cấp điện cho các hộ dân nông thôn, miền núi và hải đảo nhằm tạo động lực xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của Tổ quốc; tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo.

b) Mục tiêu cụ thể

- Cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, cấp điện nhưng chưa ổn định và liên tục ở các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2016-2020.

Cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, từ nguồn năng lượng mới và tái tạo cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện, cụ thể như sau:

+ Số xã chưa có điện được cấp điện (đạt 100% số xã có điện trên phạm vi cả nước): 17 xã;

+ Số thôn, bản được cấp điện: khoảng 9.890 thôn, bản;

+ Số hộ dân được cấp điện từ điện lưới quốc gia: khoảng 1.055.000 hộ dân;

+ Số hộ dân được cấp điện từ nguồn điện năng lượng tái tạo ngoài lưới điện quốc gia khoảng: 21.000 hộ.

- Phát triển lưới điện cung cấp điện cho các trạm bơm tưới quy mô vừa và nhỏ khu vực đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh/thành phố)

Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các đường dây trung áp hiện có để cấp điện cho các trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ đã được quy hoạch đầu tư đến năm 2020 để đảm bảo chủ động tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; kết hợp cấp điện cho các hộ dân chưa có điện khu vực lân cận.

- Tăng cường cấp điện cho các huyện đảo, xã đảo

Ưu tiên cấp điện ổn định, liên tục cho các hộ dân và các doanh nghiệp, trung tâm hành chính và lực lượng vũ trang trên các đảo tiền tiêu bằng điện lưới quốc gia hoặc những nguồn năng lượng tái tạo ổn định, liên tục, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc gia và chủ quyền biển đảo. Khi hoàn thành Chương trình, đảm bảo cấp điện cho 02 huyện đảo và 03 xã đảo.

3. Phạm vi của Chương trình.

Thực hiện trên địa bàn 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, trọng tâm là khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thực hiện việc cấp điện cho các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ, kết hợp với việc cấp điện cho các hộ dân nông thôn và các vùng nuôi trồng thủy sản tại 13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo tiền tiêu, trọng yếu về quốc phòng, an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đồng thời tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội trên các đảo.

4. Quy mô vốn đầu tư Chương trình, cơ cấu nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư cho Chương trình

a) Tổng vốn đầu tư Chương trình: khoảng 30.116 tỷ đồng

- Cơ cấu tổng vốn đầu tư theo nguồn vốn

+ Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020: khoảng 2.218 tỷ đồng (vốn trong nước);

+ Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: nhu cầu khoảng 23.381 tỷ đồng (trong đó: 2.525 tỷ đồng đã có Hiệp định Tài chính với EU; 20.856 tỷ đồng tiếp tục vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi);

+ Vốn do các địa phương thu xếp từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác (đối ứng cho các dự án thành phần thuộc Chương trình do các địa phương tổ chức thực hiện): khoảng 3.121 tỷ đồng;

+ Vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thu xếp từ các nguồn vốn hợp pháp của Tập đoàn (đối ứng cho các dự án thành phần thuộc Chương trình do Tập đoàn tổ chức thực hiện): khoảng 1.397 tỷ đồng.

- Cơ cấu tổng vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu cấp điện

+ Cấp điện nông thôn, miền núi: khoảng 28.398 tỷ đồng;

(Việc cấp điện cho các trạm bơm tưới khu vực đồng bằng sông Cửu Long được lồng ghép với việc cấp điện cho các hộ dân nông thôn từ lưới điện quốc gia trong khu vực này)

+ Cấp điện cho các đảo: khoảng 1.718 tỷ đồng.

- Cơ cấu tổng vốn đầu tư theo hình thức cấp điện

+ Cấp điện từ lưới điện: khoảng 28.684 tỷ đồng;

+ Cấp điện từ năng lượng tái tạo: khoảng 1.432 tỷ đồng;

Danh mục, nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư cụ thể Phụ lục kèm theo.

b) Cơ chế huy động vốn đầu tư Chương trình

Thực hiện theo khả năng cân đối vốn ngân sách trung ương, khả năng vận động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trên nguyên tắc: Hỗ trợ từ ngân sách trung ương và huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tối đa 85% tổng vốn đầu tư các dự án thuộc Chương trình; các địa phương và các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tự thu xếp tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư các dự án được giao làm chủ đầu tư. Trong đó:

- Đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: Thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020.

- Đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: được ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ thực hiện Chương trình; được huy động các nguồn vốn ODA cấp phát theo quy định tại Nghị quyết số 73/NQ-CP; được áp dụng cơ chế cấp phát đối với các dự án vốn ODA viện trợ không hoàn lại.

- Đối với nguồn vốn của các địa phương: Do địa phương cân đối từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác, vận động các tổ chức và cá nhân vùng hưởng lợi của dự án tự nguyện đóng góp phần đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc thực hiện Chương trình.

- Đối với nguồn vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: bố trí từ các nguồn vốn hợp pháp của Tập đoàn và các đơn vị thuộc Tập đoàn.

- Khuyến khích huy động thêm các nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện Chương trình.

c) Nguyên tắc ưu tiên khi bố trí nguồn vốn

Ngoài vốn ngân sách trung ương thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, dựa trên khả năng huy động vốn, quy định cụ thể của nhà tài trợ, giao Bộ Công Thương sắp xếp, cân đối các dự án thành phần, các hạng mục đưa vào đầu tư trong những dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo các nguyên tắc thứ tự ưu tiên sau:

- Ưu tiên cấp điện cho các xã chưa có điện.

- Ưu tiên cấp điện cho các dự án/hạng mục đầu tư cấp bách ở các tỉnh nghèo, chưa cân đối được ngân sách, các tỉnh có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thấp hơn mức trung bình của cả nước, các tỉnh có địa bàn miền núi, các tỉnh biên giới và các tỉnh có các đảo đông dân cư, đảo tiền tiêu có vị trí quốc phòng an ninh quan trọng chưa cấp điện, cấp điện nhưng chưa ổn định và liên tục, các khu vực tập trung dân cư, có suất đầu tư thấp để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn cho Chương trình.

5. Thời gian thực hiện Chương trình: giai đoạn 2016 - 2020

Riêng các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: thực hiện theo tiến độ quy định trong các Hiệp định tài trợ vốn.

6. Các dự án thành phần, cơ chế giao chủ đầu tư và quản lý thực hiện

a) Các dự án thành phần

Chương trình gồm nhiều dự án thành phần được phân nhóm theo nguồn vốn như sau:

- Các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước): gồm 28 dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020; trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý 05 dự án, các địa phương quản lý 23 dự án. Danh mục các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: là các dự án thành phần thuộc các dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ mục tiêu và nguyên tắc ưu tiên của Chương trình, cơ chế của nhà tài trợ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục, quy mô các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

b) Cơ chế giao chủ đầu tư và quản lý sau đầu tư

- Cơ chế giao chủ đầu tư

+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) đang thực hiện: các chủ đầu tư hiện nay tiếp tục thực hiện dự án;

+ Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đang chuẩn bị đầu tư: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể;

+ Đối với các dự án do EVN thực hiện, EVN giao cho các Tổng công ty điện lực làm chủ đầu tư;

+ Đối với các dự án do địa phương thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao cho các cơ quan có chức năng của tỉnh làm chủ đầu tư;

+ Trường hợp cần thiết điều chỉnh chủ đầu tư dự án giữa địa phương và EVN, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và EVN, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Công tác quản lý vận hành sau đầu tư

+ Đối với các dự án do EVN thực hiện: EVN chỉ đạo các công ty điện lực tiếp tục quản lý vận hành sau khi các dự án hoàn thành;

+ Đối với các dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia do các địa phương thực hiện: sau khi hoàn thành, giao EVN chỉ đạo các công ty điện lực thành viên tiếp nhận vốn, tài sản sau đầu tư, quản lý vận hành và bán điện đến hộ dân theo các quy định hiện hành. Việc bàn giao công trình được thực hiện ngay khi hoàn thành và đưa công trình vào vận hành;

+ Đối với các dự án cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo, ngoài lưới điện quốc gia do địa phương đầu tư: giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức quản lý vận hành và khai thác dự án sau đầu tư; xây dựng, phê duyệt về cơ chế, tổ chức công tác quản lý vận hành, quy trình duy tu bảo dưỡng để phát huy hiệu quả đầu tư.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình và dự án thành phần.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tổ chức công tác quản lý vận hành, bán điện đến hộ dân đối với các dự án đầu tư huy động từ nguồn vốn xã hội hóa, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi và các nội dung công việc cần thiết khác theo quy định của pháp luật đối với các dự án thành phần thuộc Chương trình do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện.

- Thỏa thuận với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các dự án thành phần do địa phương thực hiện) về chủ trương đầu tư, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án thành phần thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn, kế hoạch hằng năm của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách (nếu cần thiết) đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính trong việc vận động các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để thực hiện Chương trình. Xây dựng danh mục các dự án thành phần thuộc các dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

- Thành lập Ban điều phối Chương trình do Bộ Công Thương chủ trì với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan để thực hiện các điều kiện giải ngân theo yêu cầu của các nhà tài trợ và công tác điều phối, giám sát thực hiện Chương trình, dự án.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Công Thương thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

3. Bộ Tài chính

- Cân đối nguồn kinh phí sự nghiệp để bố trí cho Bộ Công Thương triển khai lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương huy động nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư các dự án thành phần trong Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận vốn, tài sản và hoàn trả vốn đầu tư các dự án thành phần.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án trong Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án tại địa phương.

- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương thông báo chủ trương và vận động nhân dân tham gia đóng góp và thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để dự án hoàn thành đúng tiến độ.

- Chỉ đạo bố trí, sắp xếp lại dân cư khu vực vùng sâu, vùng xa để giảm thiểu chi phí đầu tư, thuận tiện cho việc thực hiện dự án; chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả với các Chương trình, dự án khác trên địa bàn.

- Đối với các tỉnh, thành phố được giao làm chủ đầu tư dự án thành phần: tổ chức triển khai việc lập, thẩm định, thỏa thuận nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện đầu tư dự án thành phần theo Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành.

- Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trung hạn và hằng năm của địa phương để thực hiện dự án thuộc Chương trình; gửi Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Thu xếp đủ vốn đối ứng và triển khai thực hiện đầu tư các dự án theo quy định hiện hành và đảm bảo đúng tiến độ. Chủ động huy động nguồn vốn xã hội hóa để bổ sung giải pháp cấp điện bền vững và đảm bảo hiệu quả kinh tế, tài chính và xã hội của Chương trình.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Bộ Công Thương tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan quyết toán công trình, bàn giao vốn và tài sản các công trình lưới điện thuộc Chương trình sau đầu tư cho các đơn vị của EVN tiếp nhận quản lý vận hành và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.

- Đối với các dự án cấp điện từ nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia: ngoài chức năng của chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý vận hành và khai thác hiệu quả dự án sau đầu tư.

5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực thực hiện chức năng chủ đầu tư các dự án thành phần, đảm bảo chất lượng, tiến độ.

- Tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án thành phần.

- Thu xếp đủ vốn đối ứng và triển khai thực hiện đầu tư các dự án theo các quy định hiện hành và đảm bảo đúng tiến độ.

- Định kỳ hằng quý: Báo cáo công tác triển khai thực hiện đầu tư các dự án thành phần; báo cáo công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và đăng ký nhu cầu vốn từ ngân sách trung ương hằng năm theo quy định và gửi về các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để theo dõi, tổng hợp.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, ban, ngành của các địa phương, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức tiếp nhận vốn, tài sản và tổ chức quản lý vận hành, bán điện đến hộ dân sau khi dự án hoàn thành đối với các dự án thành phần cấp điện từ lưới điện quốc gia do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm chủ đầu tư.

6. Các bộ, ngành khác

Theo chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, EVN xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, KTTH, KGVX, PL, QHĐP;
- Lưu: VT, CN (2).KN

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC, NHU CẦU ĐẦU TƯ VÀ CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục các tỉnh trong Chương trình

Giai đoạn 2016 - 2020

Nhu cầu vốn đầu tư

Nguồn vốn

Tổng vốn

Theo hình thức cấp điện

Theo chủ đầu tư

Vốn ngân sách trung ương

Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

Vốn địa phương

Vốn EVN

Cấp điện từ lưới điện

Cấp điện bằng NLTT

Phần địa phương triển khai

Phần EVN triển khai

 

Tổng số

30.116

28.684

1.432

20.805

9.311

2.218

23.381

3.121

1.397

I

Cấp điện nông thôn, miền núi

28.398

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lai Châu

 

450

44

44

450

 

420

7

68

2

Điện Biên

 

1.137

62

1.199

 

118

901

180

 

3

Hà Giang

 

1.309

93

1.402

 

100

1.092

210

 

4

Sơn La

 

1.143

119

1.262

 

253

820

189

 

5

Cao Bằng

 

754

65

819

 

79

617

123

 

6

Lào Cai

 

979

37

1.016

 

74

790

152

 

7

Yên Bái

 

588

59

647

 

25

525

97

 

8

Bắc Kạn

 

380

32

412

 

 

350

62

 

9

Lạng Sơn

 

641

86

86

641

60

558

13

96

10

Tuyên

Quang

 

950

 

950

 

63

745

143

 

11

Quảng Ninh

 

121

57

178

 

 

151

27

 

12

Thái Nguyên

 

476

9

485

 

32

380

73

 

13

Phú Thọ

 

258

19

277

 

35

200

42

 

14

Bắc Giang

 

240

 

240

 

65

139

36

 

15

Hòa Bình

 

238

 

238

 

45

157

36

 

16

Thanh Hóa

 

688

34

722

 

40

574

108

 

17

Nghệ An

 

718

83

83

718

100

581

12

108

18

Hà Tĩnh

 

544

 

544

 

99

363

82

 

19

Quảng Bình

 

344

25

369

 

99

215

55

 

20

Quảng Trị

 

136

39

175

 

50

99

26

 

21

Thừa Thiên Huế

 

450

 

 

450

 

383

 

68

22

Quảng Nam

 

327

64

391

 

130

202

59

 

23

Quảng Ngãi

 

807

11

818

 

67

628

123

 

24

Bình Định

 

305

36

36

305

 

290

5

46

25

Phú Yên

 

290

 

 

290

 

247

 

44

26

Khánh Hòa

 

146

15

15

146

60

77

2

22

27

Gia Lai

 

971

71

71

971

 

886

11

146

28

Kon Tum

 

480

26

506

 

75

355

76

 

29

Đắk Lắk

 

887

81

968

 

124

699

145

 

30

Đắk Nông

 

699

29

728

 

81

538

109

 

31

Lâm Đồng

 

560

 

 

560

 

476

 

84

32

Bình Thuận

 

734

 

 

734

 

624

 

110

33

Bình Phước

 

659

 

659

 

99

461

99

 

34

Tây Ninh

 

130

 

 

130

 

111

 

20

35

Bến Tre

 

341

 

 

341

 

290

 

51

36

Trà Vinh

 

308

14

14

308

 

274

2

46

37

An Giang

 

588

 

588

 

 

500

88

 

38

Kiên Giang

 

1.196

50

1.246

 

 

1.059

187

 

39

Cần Thơ

 

557

 

557

 

45

428

84

 

40

Sóc Trăng

 

426

 

 

426

 

362

 

64

41

Bạc Liêu

 

1.137

26

1.163

 

80

909

174

 

42

Long An

 

484

 

 

484

 

411

 

73

43

Tiền Giang

 

228

 

 

228

 

194

 

34

44

Vĩnh Long

 

193

 

193

 

 

164

29

 

45

Đồng Tháp

 

741

 

 

741

 

630

 

111

46

Hậu Giang

 

482

 

482

 

60

350

72

 

47

Cà Mau

 

892

 

 

892

60

698

 

134

II

Cấp điện hải đảo

1.718

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đảo Trần, Cái Chiên - Quảng Ninh

 

595

 

595

 

 

506

89

 

2

Đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị

 

627

 

627

 

 

533

94

 

3

Đảo Nhơn Châu - Bình Định

 

350

 

 

350

 

298

 

53

4

Đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng

 

 

146

 

146

 

124

 

22