ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1748/2005/QĐ-UBND | Long Xuyên , ngày 16 tháng 6 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT ngày 04/05/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 1748/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang )
Điều 1. Quy định về nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Theo quy định tại điều 4 Nghị định số 12/2002/NĐ.CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ, hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm: đo đạc ở các thể loại; thành lập; xuất bản, phát hành các sản phẩm bản đồ; lưu trữ, cấp phát, trao đổi, thu nhận, truyền dẫn, phổ cập các thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ; nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đo đạc và bản đồ; đào tạo nghề nghiệp đo đạc và bản đồ.
Tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh An Giang chỉ được thực hiện các hoạt động theo nội dung đã đăng ký; đăng ký bổ sung hoặc đã được ghi trong giấy phép hoặc giấy phép bổ sung do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều 3. Thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh An Giang.
Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh. Chịu trách nhiệm thẩm định các phương án kỹ thuật đo đạc và bản đồ bằng nguồn ngân sách của Nhà nước theo phân cấp; thẩm định bản đồ đo đạc địa hình trên nền bản đồ địa chính phục vụ cho công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng của các khu chức năng trong đô thị, thị trấn.
Định kỳ hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục Đo đạc và Bản đồ về tình hình đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi địa phương quản lý.
Điều 4. Về đầu tư kinh phí cho công tác đo đạc bản đồ.
1 - Ủy ban Nhân dân tỉnh đầu tư kinh phí thực hiện công tác đo đạc bản đồ đối với các lĩnh vực như sau:
a - Xây dựng hệ thống toạ độ - độ cao cấp I, II.
b - Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
c - Thành lập bản đồ địa giới hành chánh cấp huyện, xã.
d - Thống kê hiện trạng sử dụng đất và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã theo kế hoạch kiểm kê và thống kê đất đai định kỳ.
đ - Mua sắm máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác đo đạc bản đồ và quản lý đất đai của cơ quan tài nguyên môi trường tỉnh, huyện.
e - Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.
2 - Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đầu tư kinh phí đo lập bản đồ địa chính tại những xã đã có bản đồ địa chính, nay do biến động phải đo bù, đo bổ sung các phần đất sạt lỡ, bãi bồi, lập lại hoặc chỉnh lý bản đồ hiện trạng, bản đồ địa chính để thực hiện qui hoạch của huyện.
Điều 5. Tất cả của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu đo đạc bản đồ riêng lẻ phục vụ cho công tác giao đất, thuê đất, chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất, xác minh tranh chấp thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải tự trả chi phí thực hiện cho đơn vị thi công đo đạc bản đồ.
Điều 6. Thẩm quyền cung cấp thông tin về đo đạc bản đồ.
Tất cả những thông tin, tư liệu liên quan đến đo đạc bản đồ trong phạm vi tỉnh An Giang sẽ do Văn phòng Đăng ký đất và Thông tin Tài nguyên và Môi trường thuộc sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
Văn phòng Đăng ký đất và Thông tin Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đối với những thông tin, tư liệu mà mình cung cấp. Xác nhận vào tư liệu cung cấp và thu lệ phí theo quy định .
ĐĂNG KÝ - HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 7. Danh mục các hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép.
Các hoạt động đo đạc bản đồ sau đây phải có giấy phép hoạt động do cục Đo đạc bản đồ thuộc bộ Tài nguyên và Môi trường cấp:
1- Khảo sát, lập dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo đạc và bản đồ.
2- Kiểm định chất lượng công trình sản phẩm đo đạc bản đồ.
3- Xây dựng lưới tọa độ và độ cao quốc gia.
4- Xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở trọng lực, thiên văn, vệ tinh, độ sâu.
5- Chụp ảnh mặt đất từ máy bay.
6- Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/10.000.
7- Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000, 1/5000.
8- Đo vẽ thành lập bản đồ địa hình đáy biển các tỷ lệ.
9- Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cơ sở các tỷ lệ.
10 - Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ.
11 - Đo vẽ thành lập bản đồ địa giới hành chính các cấp.
12 - Thành lập bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh.
13 - Kiểm định các thiết bị , máy móc đo đạc và bản đồ.
14 - Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ.
Điều 8. Danh mục các hoạt động đo đạc và bản đồ đăng ký hoạt động.
Các hoạt động đo đạc bản đồ phải đăng ký hoạt động tại sở Tài nguyên và Môi trường, gồm:
1 - Trích đo địa chính phục vụ công tác giao đất, thu hồi đất thực hiện các dự án
2 - Trích đo hoặc đo chỉnh lý phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng lẻ, chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân.
3 - Đo đạc chỉnh lý biến động bản đồ địa chính.
4 - Đo đạc lập các bình đồ, các bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;1/1000 phục vụ thiết kế, quy hoạch chi tiết xây dựng.
5 - Thành lập các loại bản đồ chuyên đề, chuyên ngành như: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch.
6 - Đo đạc chuyển thiết kế quy hoạch ra hiện trường.
7 - Đo đạc phục vụ giải quyết tranh chấp đất đai.
8 - Thành lập bản đồ hành chính cấp huyện.
Điều 9. Quản lý đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ.
1- Tổ chức, cá nhân khi hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc quy định tại điều 7 của quy chế này trên địa bàn tỉnh phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ do cục Đo đạc bản đồ thuộc bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;
2- Tổ chức, cá nhân khi hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc quy định tại điều 8 của quy chế này trên địa bàn tỉnh phải đăng ký hành nghề đo đạc và bản đồ và được sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đủ điều kiện hành nghề.
Điều 10. Về điều kiện, thủ tục, phạm vi và thời hạn cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Các tổ chức, cá nhân căn cứ theo quy định của quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT ngày 04/5/2004 của bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện.
Điều 11. Điều kiện đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ.
1- Đối với tổ chức có chức năng đo đạc bản đồ:
a - Có đủ điều kiện về thiết bị, công nghệ, cán bộ kỹ thuật đo đạc bản đồ theo quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ của bộ Tài nguyên và Môi trường;
b - Quyết định thành lập đơn vị có chức năng đo đạc bản đồ;
c - Có giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ do cục Đo đạc bản đồ thuộc bộ Tài nguyên và Môi trường cấp hoặc giấy chứng nhận đã đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.
2 - Đối với các cá nhân:
a - Có bằng đại học, hoặc cao đẳng hoặc bằng trung học chuyên ngành về đo đạc bản đồ;
b - Có đủ điều kiện về thiết bị, công nghệ, cán bộ kỹ thuật đo đạc bản đồ theo định mức quy định của bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 12. Tiêu chuẩn pháp lý và tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật về đo đạc bản đồ.
Tất cả các công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ đều phải được thực hiện theo tiêu chuẩn Nhà nước:
1 - Tiêu chuẩn kỹ thuật về hệ tọa độ và độ cao quốc gia VN-2000 do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2 - Tiêu chuẩn thành lập bản đồ địa chính, bản đồ địa hình do bộ Tài nguyên và môi trường quyết định.
3 - Tiêu chuẩn về định mức kinh tế kỹ thuật đo đạc và bản đồ do bộ Tài nguyên và môi trường quyết định.
4 - Địa danh các đơn vị hành chính theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5 - Địa danh các đối tượng địa lý tự nhiên và xã hội chưa được sử dụng thống nhất thì do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thống nhất.
6 - Ranh giới hành chính thể hiện trên các loại bản đồ phải là ranh giới pháp lý đã được Chính phủ quyết định.
Điều 13. Quản lý hệ thống điểm tọa độ và độ cao Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống điểm tọa độ và độ cao các cấp hạng là tài sản Nhà nước; là cơ sở kỹ thuật chủ yếu làm nền tảng cho việc xây dựng các loại bản đồ, là cơ sở để xác định độ cao quốc gia ở mọi nơi trong địa bàn tỉnh. Uỷ ban nhân dân các cấp phải có trách nhiệm giữ gìn và giáo dục người dân ý thức bảo vệ.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ các mốc tọa độ và độ cao Nhà nước có trên địa bàn xã. Các tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng phải xuất trình giấy giới thiệu của sở Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời phải báo cáo kịp thời về phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện về tình trạng xây dựng công trình làm hư hỏng, vùi lấp mốc nếu có xảy ra.
2. Văn phòng Đăng ký đất và Thông tin Tài nguyên và Môi trường thuộc sở Tài nguyên và Môi trường là nơi lưu giữ và quản lý toàn bộ tư liệu về hệ thống điểm toạ độ, độ cao Nhà nước và có trách nhiệm cùng với các đơn vị xây dựng mốc bàn giao vị trí cụ thể để Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý.
3. Khi khảo sát lập các dự án xây dựng mà có ảnh hưởng hư hỏng đến hệ thống mốc tọa độ và độ cao Nhà nước, các chủ đầu phải tính toán cụ thể về số lượng, giải pháp bảo quản hoặc di dời, kinh phí, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng hư hỏng mốc. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm có ý kiến cụ thể với chủ đầu tư về phương án xử lý, định mức kinh phí để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc huỷ bỏ hoặc di dời mốc tọa độ và độ cao quốc gia.
4. Hàng năm phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo về sở Tài nguyên và Môi trường tình trạng quản lý và sử dụng hệ thống mốc tọa độ, độ cao Nhà nước trên địa bàn.
5. Khi xây dựng mốc trên đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức thì phải được tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó chấp thuận và cam kết khi xây dựng hoặc cải tạo công trình có ảnh hưởng đến mốc thì hộ gia định cá nhân đó phải báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi thực hiện.
Điều 14. Kiểm tra nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ.
Các công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ phải được tổ chức kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng. Các công trình đo đạc bản đồ nếu có sử dụng vốn ngân sách thì sẽ không được quyết toán nếu chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu công nhận theo quy định.
1- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu các công trình đo đạc bản đồ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường do ngân sách đầu tư.
2- Công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ khác do Chủ đầu tư thực hiện thì tự chịu trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu hoặc thuê mướn đơn vị có chức năng đo đạc bản đồ đến kiểm tra nghiệm thu.
3- Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm công trình đo đạc phải do các đơn vị có chức năng hoặc các đơn vị có giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ do cục Đo đạc bản đồ thuộc bộ Tài nguyên và Môi trường cấp thực hiện.
Điều 15. Tiêu chuẩn, định mức kiểm tra nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ .
Kiểm tra nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải căn cứ các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật quy định của bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật về đo đạc bản đồ khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 16. Kiểm tra khả năng hoạt động đo đạc bản đồ của các tổ chức, cá nhân.
Sở Tài nguyên và môi trường định kỳ tổ chức việc kiểm tra khả năng hoạt động đo đạc bản đồ của các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh, đề xuất chấn chỉnh hoặc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này.
Điều 17. Vi phạm và xử lý vi phạm về đo đạc và bản đồ.
1 - Các hành vi vi phạm:
a - Vi phạm các quy định về thi công các công trình đo đạc và bản đồ.
b - Vi phạm các quy định về đăng ký, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
c - Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ và sử dụng các công trình đo đạc.
d - Giả mạo số liệu đo đạc và bản đồ.
đ- Vi phạm các quy định về quản lý chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
e - Vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong quá trình thi công công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
f - Vi phạm các quy định về cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ.
g - Vi phạm quyền sở hữu thông tin, tư liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
2 - Mọi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về đo đạc bản đồ, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2 - Giao Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm triển khai thi hành quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vì phát sinh hoặc vướng mắc thì kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
- 1 Quyết định 2258/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế hoạt động đo đạc và bản đồ, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bản đồ trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2 Quyết định 41/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 47/2016/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3 Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 4 Quyết định 05/2004/QĐ-BTNMT về Quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Nghị định 12/2002/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ
- 1 Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 2 Quyết định 41/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 47/2016/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3 Quyết định 2258/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế hoạt động đo đạc và bản đồ, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bản đồ trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4 Quyết định 28/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 1748/2005/QĐ-UBND Quy chế về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5 Quyết định 40/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2014-2018 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6 Quyết định 186/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục nghị quyết, quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2020