ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 175/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 09 năm 1987 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT KHIẾU TỐ THÀNH PHỐ”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983;
Căn cứ Nghị định số 58/HĐBT ngày 29-3-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh ngày 27-11-198 của Hội đồng Nhà nước về việc xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân;
Căn cứ Chỉ thị số 24/CT-UB ngày 1-7-1987 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng xét khiếu tố của thành phố”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT KHIẾU TỐ CỦA THÀNH PHỐ
I. TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG XÉT KHIẾU TỐ:
A) Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng xét khiếu tố thành phố:
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ: Hội đồng xét khiếu tố thành phố là tổ chức có tính chất tư vấn cho Ủy ban nhân dân thành phố thành lập có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân thành phố việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố các của công dân thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố xét, giải quyết như quy định trong chỉ thị số 24/CT-UB ngày 01-7-1987 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Cụ thể Hội đồng giúp Ủy ban nhân dân thành phố xét, giải quyết:
- Các khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý của ngành đã được Thủ trưởng các cơ quan, sở ngành thành phố hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện giải quyết, nhưng đương sự còn khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện giải quyết không chính xác cần kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết lại.
- Các khiếu nại, tố cáo đối với Thủ trưởng sở, ngành, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố hoặc đối với thành viên của Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan đến nhiều quận, huyện, sở, ngành, tồn đọng kéo dài cần giải quyết dứt điểm.
Điều 2. Quyền hạn: Hội đồng xét khiếu tố thành phố có những quyền hạn sau đây:
a) Được mời Thủ trưởng các ngành, các cấp có liên quan đến về vấn đề khiếu nại, tố cáo đưa trình Ủy ban nhân dân thành phố xét, giải quyết, họp báo cáo về nội dung sự việc đã được ngành xét và giải quyết.
b) Được quyền đề nghị với Thủ trưởng các ngành, các cấp ngưng thi hành các vụ việc có đơn khiếu nại, tố cáo và chịu trách nhiệm về sự can thiệp đó trước Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Khi cần thiết, được quyền điều tra xác minh tại chỗ những vụ việc nêu trong đơn khiếu nại tố cáo.
Trong khi làm nhiệm vụ điều tra xác minh, được quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân xuất trình các giấy tờ, hồ sơ tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo.
d) Tổ chức xét các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, có kết luận về nội dung vụ việc và kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố hướng giải quyết. Ủy ban nhân dân thành phố căn cứ kết luận của Hội đồng xét khiếu tố để quyết định giải quyết khiếu tố.
đ) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi kiểm tra các ngành các cấp thi hành quyết định giải quyết khiếu tố của Ủy ban nhân dân thành phố.
Hội đồng xét khiếu tố không có con dấu riêng và được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân thành phố trong công văn giấy tờ giao dịch của Hội đồng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức Hội đồng xét kiếu tố. Thành phần Hội đồng xét khiếu tố của thành phố gồm có:
- Chủ tịch UBND thành phố : Chủ tịch Hội đồng
- Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra TP : Phó Chủ tịch TTHĐ
- Giám đốc Sở Tư pháp : Ủy viên
- Giám đốc Công an thành phố : Ủy viên
- Trưởng phòng tiếp dân của HĐND và UBND: Thư ký/Thường trực.
Trưởng Ban Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố, Viện trưởng Viện KSND thành phố, Chánh án TAND thành phố được mời tham gia với tư cách thành viên của Hội đồng xét khiếu tố.
Thủ trưởng cơ quan, đoàn thể có liên quan đến việc đưa ra Hội đồng xét giải quyết và Trưởng Ban Chuyên trách của HĐND có liên quan được mời tham gia thành viên Hội đồng.
Các phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phân công thay mặt cho Chủ tịch chủ tọa phiên họp của Hội đồng xét giải quyết những vụ việc khiếu tố.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐXKT có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành hoạt động của Hội đồng, giải quyết công việc thường thuộc chức năng nhiệm vụ của Hội đồng, xây dựng và thực hiện chương trình công tác của Hội đồng xét khiếu tố, duyệt danh mục những vụ khiếu tố cần đưa ra Hội đồng xét.
2) Chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hội đồng.
3) Theo dõi việc thi hành các quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết những vụ khiếu tố đã được Hội đồng xét và trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
4) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng được thay mặt Hội đồng ký công văn giấy tờ về hoạt động của Hội đồng xét khiếu tố.
Điều 4. Bộ máy giúp việc:
Ủy ban Thanh tra và các thành viên tham gia Hội đồng xét khiếu tố sử dụng lực lượng cán bộ của ngành để giúp cho Hội đồng xét khiếu tố thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Văn phòng Ủy ban có nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban Thanh tra thành phố giải quyết những văn thư hành chánh phục vụ cho hoạt động của Hội đồng. Phòng Tiếp dân của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân giúp Thường trực Hội đồng chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hội đồng xét khiếu tố, chịu trách nhiệm lập biên bản về phiên họp xét khiếu tố của Hội đồng.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT KHIẾU TỐ:
1) Chế độ sinh hoạt của Hội đồng xét khiếu tố:
Điều 5. Hội đồng xét khiếu tố họp định kỳ 2 tuần 1 lần, trường hợp có những vụ việc khẩn cấp, tồn đọng cần giải quyết nhanh thì có thể họp bất thường một hay nhiều lần trong một thời gian nhất định.
Ủy ban Thanh tra, Thường trực của Hội đồng xét khiếu tố, cùng với phòng Tiếp tân của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố xếp lịch, lên danh mục các vụ khiếu tố cần đưa ra Hội đồng xét và gởi trước cho các thành viên của Hội đồng biết.
Các Ủy viên của Hội đồng xét khiếu tố phải dự các phiên họp của Hội đồng xét khiếu tố. Trường hợp bận công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc thay mặt mình đến dự, với tư cách thành viên của Hội đồng trong phiên họp ấy.
2) Thủ tục xét, giải quyết các vụ khiếu tố:
Điều 6. Chuẩn bị cho cuộc họp của Hội đồng xét khiếu tố, khiếu tố cùng với Phòng Tiếp dân của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chuẩn bị hồ sơ vụ việc khiếu tố để đưa Hội đồng xét.
Phòng Tiếp dân có nhiệm vụ phân loại và xử lý các loại đơn khiếu tố gửi đến Ủy ban nhân dân thành phố.
Đối với đơn khiếu tố thuộc trách nhiệm giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban Thanh tra cùng bộ phận tiếp dân sau khi nghiên cứu danh mục những đơn cần giải quyết ngay và báo cáo với Chủ tịch Hội đồng xét khiếu tố để đưa ra kỳ họp gần nhất hoặc 1 phiên họp bất thường của Hội đồng.
Trong quá trình nghiên cứu đơn và sau khi đã lập danh mục các vụ việc khiếu tố cần giải quyết, thấy vấn đề gì chưa rõ, cần điều tra xác minh thêm, Ủy ban Thanh tra có thể phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tiến hành điều tra xác minh, thu thập chứng lý, hoàn chỉnh hồ sơ nội vụ. Đến ngày họp xét, thủ trường ngành đó trực tiếp báo cáo trước phiên họp của Hội đồng.
Trước phiên họp của Hội đồng, ngành có liên quan có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, làm bản tóm tắt trình bày sự việc gửi cho Thường trực Hội đồng để chuyển đến các thành viên Hội dồng trước kỳ họp ít nhất là 5 ngày để nghiên cứu trước, các thành viên Hội đồng có thể xem hồ sơ thêm, nếu thấy cần thiết để xác định í kiến mình về vụ việc khếu tố.
Điều 7. Việc xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo:
Hàng tháng, Ủy ban Thanh tra, Thường trực Hội đồng sau khi báo cáo với Chủ tịch Hội đồng xét khiếu tố ghi những việc cần đưa ra Hội đồng vào chương trình nghị sự của từng phiên họp của Hội đồng xét khiếu tố và căn cứ vào chương trình đó mời các thành viên Hội đồng xét khiếu tố và thủ trưởng cơ quan hoặc Ban Chấp hành đoàn thể, Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân có liên quan đến việc đưa ra xét giải quyết.
Thủ trưởng các sở, ngành hoặc các thành viên của Ủy ban nhân dân quận, huyện bị khiếu nại, tố cáo trực tiếp có thể được mời tham gia phiên họp để trả lời về các vụ việc bị khiếu nại, tố cáo nhưng không phải với tư cách là thành viên Hội đồng.
Nếu xét cần thiết, Hội đồng có thể mời đương sự đã có đơn khiếu nại, tố cáo đến trình bày trước Hội đồng về những vấn đề mà Hội đồng muốn biết rõ thêm.
Cuộc thảo luận của Hội đồng phải được ghi thành biên bản, Biên bản ghi rõ tên, chức vụ, các thành viên có mặt, vắng mặt, các đương sự nếu có, và ghi những ý kiến phát biểu, kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
Chậm nhất 5 ngày sau phiên họp, biên bản của Hội đồng phải được trình cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (đồng gởi cho các thành viên Hội đồng) để xem xét, và quyết định. Chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được kiến nghị của Hội đồng xét khiếu tố, Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định giải quyết vụ khiếu tố.
Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết vụ khiếu nại, tố cáo, Hội đồng giúp Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi việc thi hành quyết định, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi việc thi hành quyết định, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố biện pháp bảo đảm quyết định được nghiêm chỉnh thi hành.
III. QUAN HỆ CÔNG TÁC:
Điều 8. Quan hệ giữa HĐXKT với UBND thành phố:
Hội đồng xét khiếu tố là tổ chức làm tư vấn cho Ủy ban nhân dân thành phố, xét và đề xuất hướng giải quyết các khiếu tố thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
Qua việc xét đơn khiếu tố, Hội đồng xét khiếu tố có thể kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố có chủ trương biện pháp cần thiết để giúp các cơ quan, các Ủy ban nhân dân quận huyện có khó khăn vướng mắc, giải quyết khiếu tố trong phạm vi quyền hạn của mình và đề phòng những sai sót có thể làm phát sinh khiếu tố.
Điều 9. Quan hệ giữa Hội đồng xét khiếu tố và các ngành thành viên trong Hội đồng:
Hội đồng xét khiếu tố chỉ xem xét những khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố.
Hội đồng xét khiếu tố không làm thay nhiệm vụ xét và giải quyết khiếu tố của các ngành (kể cả ngành thanh tra). Việc đôn đốc kiểm tra công tác xét giải quyết các khiếu nại tố cáo vẫn do ngành thanh tra và các cơ quan có chức năng khác thực hiện.
Điều 10. Quan hệ giữa HĐXKT thành phố với HĐXKT quận, huyện:
Ở quận, huyện nếu xét thấy cần thiết, Ủy ban nhân dân quận, huyện thành lập Hội đồng xét khiếu tố để giúp vào việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Hội đồng xét khiếu tố quận, huyện không chịu sự chỉ đạo của Hội đồng xét khiếu tố thành phố.
Điều 11. Quan hệ giữa Hội đồng xét khiếu tố và các Ủy ban nhân dân quận, huyện và thủ trưởng các sở, ngành:
Hội đồng xét khiếu tố căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn được xác định để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Hội đồng xét khiếu tố không trực tiếp chỉ đạo các quận, huyện, các ngành nhưng có thể giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo cụ thể các quận, huyện, các ngành nhất là đối với việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu tố của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 12. Quan hệ giữa Hội đồng xét khiếu tố và Đoàn Thanh tra xét khiếu tố thành phố:
Đoàn Thanh tra xét khiếu tố thành phố và Hội đồng xét khiếu tố có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Theo yêu cầu của Hội đồng xét khiếu tố, Đoàn Thanh tra xét khiếu tố cung cấp tài liệu, hồ sơ giấy tờ liên quan đến các vụ việc khiếu tố đưa lên Ủy ban nhân dân thành phố mà Đoàn Thanh tra đã thụ lý giải quyết nhưng đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại.
- 1 Quyết định 5987/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực nội chính ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 5987/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực nội chính ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2016 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021
- 2 Chỉ thị 24/CT-UB năm 1987 về tăng cường công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1983
- 4 Nghị định 58-HĐBT năm 1982 thi hành Pháp lệnh xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành