- 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1767/QĐ-UBND-HC | Đồng Tháp, ngày 22 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình phối hợp thực hiện công tác tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC THAM MƯU CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1767/QĐ-UBND-HC ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
1. Quy trình này quy định thời gian, trình tự, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cách tính thời hạn trong Quy trình này được áp dụng theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Các nội dung khác không quy định tại Quy trình này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cơ quan).
Công tác tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải kịp thời, đúng thời hạn, thời hiệu và đúng đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 4. Hồ sơ đề nghị xử phạt vi phạm hành chính
1. Thành phần hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, gồm:
- Công văn hoặc Tờ trình, kèm theo dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Biên bản vi phạm hành chính, biên bản làm việc, biên bản xác minh tình tiết vụ việc,… và các tài liệu, giấy tờ có liên quan phải được thiết lập thành hồ sơ, được đánh bút lục theo quy định.
2. Việc giao, nhận hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Thành phần hồ sơ bảo đảm đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 5. Phối hợp thực hiện lần thứ nhất của các cơ quan
1. Các cơ quan có trách nhiệm gửi hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính phải bảo đảm còn trong thời hạn tối thiểu 22 ngày ra Quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 63 (thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định không khởi tố vụ án hình sự) hoặc đoạn 2 khoản 1 Điều 66 (thời hạn không được quá 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính) Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Trách nhiệm Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh:
a) Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và phải bảo đảm còn trong thời hạn ra Quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc đoạn 2 khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
b) Trường hợp hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh giao cho Sở Tư pháp thẩm định, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ của cơ quan đề nghị, Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Sở Tư pháp để thực hiện việc thẩm định.
c) Trường hợp có chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh yêu cầu cơ quan đề nghị khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo đề xuất của Sở Tư pháp, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp có văn bản đề xuất, Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh phải có văn bản gửi đến cơ quan đề nghị để thực hiện việc khắc phục, bổ sung hồ sơ.
3. Trách nhiệm Sở Tư pháp:
a) Thẩm định các hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và các tài liệu liên quan do Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh chuyển đến:
- Trường hợp thành phần hồ sơ không bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 4, thì trong thời hạn 02 ngày có văn bản đề nghị Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh trả hồ sơ cho cơ quan đề nghị để bổ sung.
- Trường hợp thành phần hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 4, thì thực hiện thẩm định trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh. Trong quá trình thẩm định, nếu hồ sơ bảo đảm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, thì báo cáo kết quả thẩm định và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định theo thẩm quyền. Trường hợp hồ sơ chưa bảo đảm cơ sở pháp lý để ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh trả lại cho cơ quan đề nghị xác minh, khắc phục, hoàn thiện hồ sơ.
b) Đối với hồ sơ phức tạp cần có thêm thời gian thẩm định, Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh cho gia hạn. Trong thời hạn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh cho gia hạn, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định và báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định và phải bảo đảm còn trong thời hạn ít nhất 07 ngày ra Quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc đoạn 2 khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Điều 6. Họp, trao đổi, thống nhất ý kiến
1. Đối với hồ sơ phức tạp, có một số nội dung cần làm rõ trước khi thẩm định:
a) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo đề nghị của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức cuộc họp, trao đổi, thống nhất ý kiến trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh.
b) Các cơ quan được mời tham dự họp, có trách nhiệm cử đúng thành phần là đại diện lãnh đạo, cán bộ, công chức, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị mình, có liên quan trực tiếp đến nội dung, vụ việc của hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cơ quan đề nghị có trách nhiệm tiếp thu theo quy định, cung cấp, bổ sung tài liệu, căn cứ chứng minh,… theo đề nghị của Sở Tư pháp trong thời hạn 02 ngày, kể từ khi kết thúc cuộc họp.
Điều 7. Xác minh, bổ sung, khắc phục, hoàn chỉnh hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối với hồ sơ chưa bảo đảm thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy trình này, cơ quan đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ và đề nghị lại Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.
2. Đối với hồ sơ chưa bảo đảm cơ sở pháp lý để ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan đề nghị có trách nhiệm xác minh, khắc phục, hoàn chỉnh hồ sơ và đề nghị lại Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận văn bản chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Điều 8. Phối hợp thực hiện lần thứ hai của các cơ quan, đơn vị
1. Cơ quan đề nghị có trách nhiệm đề nghị lại Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh để ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau khi đã khắc phục xong những hạn chế, thiếu sót theo ý kiến chỉ đạo và phải bảo đảm còn trong thời hạn tối thiểu 07 ngày ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc đoạn 2 khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Trách nhiệm Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh:
a) Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu xét thấy cơ quan đề nghị đã khắc phục xong những hạn chế, thiếu sót theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh) và phải bảo đảm còn trong thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc đoạn 2 khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh giao lại cho Sở Tư pháp thẩm định, thì trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ của cơ quan đề nghị. Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Sở Tư pháp để thẩm định.
3. Trách nhiệm Sở Tư pháp:
a) Thực hiện thẩm định trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo đề nghị của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.
b) Trường hợp hồ sơ bảo đảm theo quy định, báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định theo thẩm quyền.
c) Trường hợp hồ sơ vẫn chưa bảo đảm cơ sở pháp lý để ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định hoặc xử lý theo thẩm quyền.
Có trách nhiệm thực hiện thẩm định theo thời gian, trình tự quy định tại khoản 3 Điều 5; Điều 6 và khoản 3 Điều 8 Quy trình này.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan
Phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các nội dung của Quy trình này. Bảo đảm thời gian, thành phần hồ sơ đề nghị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 11. Xử lý trường hợp hồ sơ trễ thời hạn
Thủ trưởng các cơ quan chịu trách nhiệm về việc để hồ sơ trễ thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu để xảy ra việc trễ hạn ở giai đoạn xử lý của cơ quan nào thì Thủ trưởng của cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh.
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện nội dung Quy trình này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định.
2. Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc và tổng hợp ý kiến phản ánh của các Sở, ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy trình cho phù hợp (nếu có) theo quy định của pháp luật./.
- 1 Quyết định 14/2019/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền và cách thức xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân tổ chức trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2 Quyết định 18/2020/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền và cách thức xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng để thực hiện chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 3 Quyết định 24/2021/QĐ-UBND quy định về các trường hợp và thẩm quyền xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk