CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 177-CT | Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 1987 |
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ tình hình kiểm kê và báo cáo kết quả vật tư tồn kho 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 1987,
QUYẾT ĐỊNH:
Đợt I của công tác này thực hiện từ tháng 5 đến ngày 15 tháng 12 năm 1987, từng quý sơ kết và báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
- Đối tượng xử lý là các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng (kể cả phế liệu) tồn kho, ứ đọng, chậm luân chuyển; vật tư dự trữ cho sản xuất vượt quá định mức sử dụng ở cơ sở, tài sản cố định chưa cần dùng, không cần dùng và chờ thanh lý; thiết bị toàn bộ chưa có nhu cầu xây dựng; vật tư, tài sản không rõ chủ quản lý.
- Phương thức xử lý là ưu tiên bán cho các cơ quan, đơn vị sử dụng phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn và các công trình trọng điểm khác; sau đó bán cho người trực tiếp sản xuất có nhu cầu thuộc các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã; còn lại có thể bán cho kinh tế gia đình và kinh tế cá thể có đăng ký kinh doanh hợp lệ.
Đối với thiết bị nguyên dạng nếu không bán được thì thủ trưởng ngành ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu xem xét, xử lý kể cả tháo gỡ làm phế liệu bán cho các đơn vị sản xuất tái chế lại. Trường hợp các đơn vị sản xuất không tái chế được hoặc việc tái chế không có hiệu quả kinh tế thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét có thể cho xuất khẩu (kể cả phế liệu kim loại).
- Giá bán theo giá thoả thuận và người mua bằng vốn tự có của mình.
- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng đợt xử lý vật tư tồn kho, ứ đọng để thu lợi ích riêng và hưởng chênh lệch giá.
Phân cấp xử lý:
a) Vật tư, thiết bị, phụ tùng ứ đọng (kể cả phế liệu), tài sản cố định chưa cần dùng, không cần dùng và chờ thanh lý của xí nghiệp hoặc cơ quan nào thì do Giám đốc xí nghiệp và Thủ trưởng cơ quan lập phương án xử lý báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên, sau 15 ngày cơ quan chủ quản cấp trên không trả lời thì Giám đốc xí nghiệp Thủ trưởng cơ quan quyết định xử lý.
b) Vật tư, thiết bị, phụ tùng ứ đọng chậm luân chuyển là sản phẩm của đơn vị sản xuất hoặc thuộc vốn kinh doanh của ngành vật tư thì danh mục mặt hàng thuộc cấp nào quản lý, cấp đó ra quyết định xử lý.
c) Vật tư dự trữ vượt quá định mức sử dụng cần thiết của những tháng cuối năm 1987 và đầu năm 1988 (quy định vật tư sản xuất trong nước dự trữ 2 tháng, vật tư nhập khẩu dự trữ 4 tháng cho năm 1988) ở đơn vị sử dụng thì Giám đốc có quyền quyết định bán lại cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng theo giá bán buôn vật tư (nếu là vật tư được phân phối theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước) hoặc theo giá thoả thuận (nếu là vật tư của cơ sở tự nhập hoặc liên doanh, liên kết mà có) và báo cáo với cáp trên trực tiếp của mình và ban xử lý và kiểm tra xử lý của Hội đồng Bộ trưởng. Nếu khi kiểm tra vẫn còn tồn đọng số vật tư dự trữ sản xuất vượt quá định mức sử dụng cần thiết của đơn vị thì Giám đốc chịu trách nhiệm trước cấp trên.
d) Vật tư, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất chưa huy động trong kế hoạch 5 năm (1986-1990), nhưng sau đó sẽ huy động thì đưa vào kho cất giữ, bảo quản, Nhà nước cấp vốn đặc biệt để dự trữ (nếu mua bằng vốn ngân sách). Trường hợp cất giữ bảo quản không có hiệu quả hoặc sau năm 1990 cũng không sử dụng được thì thủ trưởng ngành ở Trung ương hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu ra quyết định xử lý để phục vụ sản xuất.
e) Đối với vật tư, thiết bị thuộc công trình thiết bị toàn bộ chưa xây dựng hoặc đình chỉ xây dựng trong kế hoạch 5 năm hoặc trước đây nhập về không phù hợp với nhiệm vụ của công trình thì ban xử lý và kiểm tra xử lý tồn kho của Hội đồng Bộ trưởng sẽ nghiên cứu từng trường hợp cụ thể và báo cáo Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xem xét quyết định theo hướng như sau:
- Loại vật tư, thiết bị thông dụng thì bán cho các nhu cầu theo giá thoả thuận.
- Loại thiết bị chuyên dùng thì giao cho chủ quản đầu tư cất giữ bảo quản; Nhà nước cấp vốn đặc biệt để dự trữ. Nếu cất giữ bảo quản không có hiệu quả do lạc hậu về kỹ thuật thì được xử lý cho những công trình đang cần (xé lẻ thiết bị hoặc cả cụm thiết bị).
Nơi nào làm kiểm kê không đạt yêu cầu hoặc không tiến hành kiểm kê thì nhất thiết phải tiến hành kiểm kê thực tế ở thời điểm kiểm tra và đúng phương pháp tính toán để xác định số lượng tồn kho ngày 1 tháng 1 năm 1987. Nơi nào báo cáo không đúng, không đủ tiêu chuẩn, danh mục và phạm vi thì phải làm lại báo cáo số vật tư thiết bị tồn kho, ứ đọng đến ngày 1 tháng 1 năm 1987 theo chế độ hiện hành.
Trong khi thực hiện xử lý và kiểm tra xử lý, nếu có liên quan đến các năm trước thì phải kiểm tra lại tài liệu của các năm trước để làm căn cứ đối chiếu.
Trưởng Ban: Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Phó trưởng Ban: - Đồng chí Bộ trưởng Bộ Vật tư,
- Đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,
Uỷ viên thường trực kiêm thư ký của Ban: Đồng chí Hồng Kỳ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
Các uỷ viên thường trực:
- Đồng chí Nguyễn Lực, Tổng cục phó Tổng cục Thống kê,
- Đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính,
- Một đồng chí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước,
- Một đồng chí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước.
Các uỷ viên: Đồng chí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Thứ trưởng phụ trách vật tư các Bội Nội thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Năng lượng, Ngoại thương, Cơ khí và luyện kim.
Ban xử lý và kiểm tra xử lý vật tư tồn kho ứ đọng của Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Chỉ đạo và kiểm tra công tác xử lý và kiểm tra việc xử lý vật tư tồn kho, ứ đọng đối với các ngành, địa phương và cơ sở trong cả nước.
Trưởng Ban xử lý và kiểm tra xử lý vật tư tồn kho ứ đọng được trực tiếp hoặc uỷ quyền các thành viên trong Ban đến bất kỳ cơ sở, kho tàng nào thuộc bất kỳ ngành nào địa phương nào để kiểm tra xử lý và xử lý ngay tại chỗ mọi loại vật tư thiết bị tồn kho, ứ đọng theo đúng quyền hạn của mình.
- Đề xuất việc sửa đổi chế độ, chính sách quản lý vật tư nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả trên cơ sở kinh doanh vật tư, giảm đến mức thấp nhất vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển.
Trong quá trình xử lý và kiểm tra xử lý vật tư tồn kho, ứ đọng nếu có những việc ngoài nhiệm vụ của Ban thì chuyển tài liệu cho cơ quan có liên quan khác xử lý tiếp, đồng thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Bộ máy giúp việc Ban là bộ phận theo dõi vật tư thuộc văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Ban có bộ phận thường trực tại văn phòng Hội đồng Bộ trưởng ở thành phố Hồ Chí Minh. Để bảo đảm sự chỉ đạo kịp thời và chặt chẽ, Ban xử lý và kiểm tra xử lý vật tư tồn kho, ứ đọng được huy động một số cán bộ chuyên môn, kỹ thuật thuộc các ngành, địa phương, các trường đại học để tổ chức những tổ công tác khu vực hoặc địa phương, cơ sở.
- Các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các Bộ Cơ khí luyện kim, Quốc phòng, Năng lượng, Thuỷ lợi, Giao thông vận tải, Ngoại thương, Nội thương, Vật tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm thành lập ban xử lý và kiểm tra xử lý của mình. Các ngành và các địa phương khác nếu thấy cần thiết có thể thành lập Ban xử lý và kiểm tra xử lý của ngành, địa phương mình.
- Giao nhiệm vụ cho Hội đồng thanh lý hàng tồn đọng ở các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn làm thêm nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc việc xử lý và kiểm tra xử lý vật tư tồn kho, ứ đọng ở các cảng nói trên, đồng thời kiểm tra xử lý một số tổng kho của các ngành vật tư, vận tải, ngoại thương, nội thương nhằm đưa ngay số vật tư tồn kho, ứ đọng tại các điểm trêm vào sử dụng.
Các cơ sở trong quân đội và công an giao cho Ban xử lý và kiểm tra xử lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ xây dựng phương án xử lý đối với các loại vật tư thiết bị khí tài, phế thải chiến tranh, kho tàng, bến bãi, đất đai... do quân đội và công an quản lý theo nội dung Quyết định này.
Các Ban xử lý và kiểm tra xử lý vật tư tồn kho, ứ đọng của các ngành kinh tế, các địa phương, của Bộ Quốc phòng và Nội vụ, các Hội đồng thanh lý hàng tồn đọng ở các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp chặt chẽ của Ban xử lý và kiểm tra xử lý vật tư tồn kho, ứ đọng của Hội đồng Bộ trưởng (Ban có văn bản hướng dẫn).
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |