Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1775/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 01 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK NÔNG, PHIÊN BẢN 2.0

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng năm 2015;

Căn cứ Luật An ninh mạng năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

Căn cứ Quyết định số 1627/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông phiên bản 1.0;

Căn cứ Công văn số 39/THH-CSCNTT ngày 13/1/2020 của Cục Tin học hóa về việc hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử, phiên bản 2.0;

Căn cứ Công văn số 1427/THH-CSCNTT ngày 02/10/2020 của Cục Tin học hóa về việc góp ý Dự thảo Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông phiên bản 2.0;

Căn cứ Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 84/TTr-STTTT ngày 10/11/2020 về việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông, phiên bản 2.0.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông, phiên bản 2.0 với những nội dung chính như sau:

1. Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông

Trên cơ sở hướng dẫn Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, sơ đồ tổng thể CQĐT phiên bản 2.0 tỉnh Đắk Nông được mô tả như sau:

Sơ đồ thể hiện các thành phần, phân lớp, cung cấp cái nhìn tổng quan cho nhiều đối tượng khác nhau (Lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành; chủ sở hữu nghiệp vụ, cán bộ lập kế hoạch, người thiết kế hệ thống, người triển khai hệ thống...) về các thành phần cơ bản trong Kiến trúc CQĐT của tỉnh Đắk Nông, phiên bản 2.0.

Mô tả chi tiết các thành phần trong sơ đồ tổng quát:

1.1 Người sử dụng

Có 2 nhóm người sử dụng chính:

a) Nhóm người dân, doanh nghiệp là những cá nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ do cơ quan Nhà nước cung cấp như: Đọc, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin điện tử; tra cứu, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do cơ quan Nhà nước cung cấp thông qua Cổng Dịch vụ công; sử dụng các dịch vụ khác mà cơ quan Nhà nước cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.

b) Nhóm cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hệ thống của tỉnh để giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; các nghiệp vụ nội bộ của tỉnh (tài chính, nhân sự) và các công việc được giao khác.

1.2 Kênh giao tiếp

Cung cấp các kênh giao tiếp để phục vụ người sử dụng nêu trên:

a) Qua môi trường Internet: Cổng Dịch vụ công trực tuyến; Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Hệ thống xử lý nghiệp vụ; Hệ thống thông tin một cửa điện tử thông qua các thiết bị như: Máy tính; thiết bị di động; Kiosk tại Trung tâm hành chính công tỉnh và Bộ phận một cửa cấp huyện.

b) Ngoài môi trường Internet: Các kênh thoại, SMS hoặc trực tiếp tại Trung tâm hành chính công, bộ phận một cửa.

1.3 Kỹ thuật - công nghệ

Gồm có:

a) Phần cứng: máy tính, thiết bị lưu trữ, hạ tầng truyền dẫn LAN, WAN, Mạng truyền số liệu chuyên dùng, Trung tâm dữ liệu tỉnh;

b) Công nghệ nền tảng có: ảo hóa, dữ liệu lớn, LGSP;

c) Phần mềm có: Các phần mềm của tỉnh được đặt trên các hạ tầng phần cứng (hoặc ảo hóa); các phần mềm bảo đảm ATTT.

1.4 An toàn thông tin

Bảo đảm ATTT là thành phần xuyên suốt và thống nhất, gồm có:

a) Triển khai phương án bảo đảm ATTT theo cấp độ;

b) Triển khai Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng;

c) Các phương án đảm bảo ATTT.

1.5 Chỉ đạo chính sách

a) Chỉ đạo: Lãnh đạo cấp cao tham gia chỉ đạo, điều phối sự phối hợp, giải quyết các xung đột, vấn đề phát sinh giữa các cơ quan trong tỉnh, đặc biệt là các dự án dùng chung cấp tỉnh;

b) Tổ chức: Cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan và quy trình để tổ chức triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh Đắk Nông;

c) Chính sách: Các chính sách, quy định, quy chế, tiêu chuẩn có tính đặc thù của tỉnh phục vụ việc triển khai Kiến trúc CQĐT của tỉnh.

d) Phổ biến, tuyên truyền: Thực hiện hướng dẫn, đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức của các cơ quan liên quan trong triển khai Kiến trúc CQĐT của tỉnh, đối tượng thụ hưởng của các dịch vụ, ứng dụng CQĐT của tỉnh.

2. Tổ chức thực hiện

2.1 Lộ trình ưu tiên triển khai các thành phần trong Kiến trúc CQĐT tỉnh

Các thành phần trong Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh cần được xác định rõ theo định hướng phát triển dài hạn và nhu cầu thực tế đến năm 2025 cùng với các chương trình phát triển, xây dựng CQĐT. Căn cứ hiện trạng ứng dụng CNTT của tỉnh, các thành phần Kiến trúc CQĐT của tỉnh đã được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ ưu tiên triển khai đến năm 2025.

2.2 Trách nhiệm của các đơn vị

a) Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT tỉnh Đắk Nông

Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT tỉnh Đắk Nông giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Kiến trúc CQĐT đảm bảo đồng bộ, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và với Chính phủ.

b) Sở Thông tin và Truyền thông

- Là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông.

- Chỉ định một đồng chí Lãnh đạo Sở phụ trách Kiến trúc CQĐT của tỉnh Đắk Nông.

- Chủ trì, xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết các hoạt động CQĐT của tỉnh Đắk Nông dựa trên Kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0.

- Chủ trì xây dựng, ban hành các văn bản quy định, văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ thực hiện Kiến trúc CQĐT của tỉnh.

- Chủ trì xây dựng nền tảng tích hợp CQĐT của tỉnh Đắk Nông. Chủ trì việc triển khai tích hợp dịch vụ, ứng dụng đối với các hệ thống thông tin trong tỉnh Đắk Nông.

- Chủ trì nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông; xây dựng danh mục dùng chung và kho dữ liệu của tỉnh Đắk Nông vận hành CQĐT của tỉnh Đắk Nông.

- Thẩm định sự phù hợp của các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT với Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông.

- Xây dựng, cập nhật và duy trì kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông (mô hình dữ liệu mức lô gíc, mô hình dữ liệu mức vật lý, mô tả chi tiết ứng dụng/dịch vụ dùng chung, chia sẻ theo SOA...) trình UBND tỉnh điều chỉnh kiến trúc nếu cần thiết.

- Đôn đốc việc triển khai các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT phù hợp với Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối ngân sách và lồng ghép các nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Kiến trúc theo đúng tiến độ đề ra. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo đúng quy định hiện hành.

- Đề xuất để tỉnh có cơ chế thích hợp và coi nhiệm vụ xây dựng CQĐT là nhiệm vụ cấp bách. Sau khi phê duyệt Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông được phê duyệt, các nhiệm vụ trong kiến trúc phải được đăng ký trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh để tỉnh bố trí vốn triển khai CQĐT theo đúng tiến độ đề ra.

- Là đầu mối phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển CNTT;

- Thẩm định dự án, nguồn vốn đầu tư công, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt các dự án thành phần.

d) Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách và lồng ghép các nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Kiến trúc theo đúng tiến độ đề ra. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương các quy định về quản lý tài chính; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động trong thực hiện Kiến trúc.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu đề xuất, hướng dẫn, thẩm định các chương trình, đề cương và dự toán chi tiết, thuê dịch vụ công nghệ thông tin, dự án,... liên quan đến hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng chi phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước.

đ) Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát đảm bảo các nội dung đầu tư trong Kiến trúc đồng bộ, phù hợp với các quy chuẩn công nghệ hiện đại. Đề xuất trích nguồn ngân sách khoa học công nghệ của tỉnh hàng năm để triển khai một số nhiệm vụ trong Kiến trúc.

e) Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường

Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành có liên quan đề xuất địa điểm và phương án xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Chủ động triển khai các nhiệm vụ của ngành theo chỉ đạo của Trung ương trên cơ sở tích hợp với hệ thống CQĐT của tỉnh.

g) Các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện

- Đề xuất xây dựng kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT phù hợp với Kiến trúc CQĐT của tỉnh.

- Tổ chức triển khai các dự án đã được duyệt theo quy định.

- Định kỳ báo cáo UBND tỉnh việc triển khai dự án qua Sở Thông tin và Truyền thông để cập nhật Kiến trúc CQĐT của tỉnh Đắk Nông.

(Kèm theo nội dung chi tiết Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông phiên bản 2.0)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban đảng Tỉnh ủy;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- Các Huyện ủy, thành ủy;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Đắk Nông;
- Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TTĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK NÔNG PHIÊN BẢN 2.0

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 01/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

BẢNG TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIT TẮT

STT

Từ và thuật ngữ viết tắt

Giải thích

1.

ABBs

Architecture Building Blocks - Khối kiến trúc

2.

AI

Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo

3.

ANTT

An ninh thông tin

4.

ATTP

An toàn thực phẩm

5.

ATTT

An toàn thông tin

6.

Big Data

Dữ liệu lớn

7.

BHXH

Bảo hiểm xã hội

8.

CBCCVC

Cán bộ, công chức, viên chức

9.

CCHC

Cải cách hành chính

10.

Cloud Computing

Điện toán đám mây

11.

CMND

Chứng minh nhân dân

12.

CNTT

Công nghệ thông tin

13.

Cổng DVC

Cổng Dịch vụ công

14.

Cổng TTĐT

Cổng thông tin điện tử

15.

CQĐT

Chính quyền điện tử

16.

CQNN

Cơ quan nhà nước

17.

CSDL

Cơ sở dữ liệu

18.

CSDLQG

Cơ sở dữ liệu quốc gia

19.

DN

Doanh nghiệp

20.

DVC

Dịch vụ công

21.

DVCC

Dịch vụ cung cấp

22.

DVCTT

Dịch vụ công trực tuyến

23.

EAMS

Hệ thống thông tin quản lý Kiến trúc Chính quyền điện tử

24.

Email

Thư điện tử

25.

GPXD

Giấy phép xây dựng

26.

HCC

Hành chính công

27.

HTTT

Hệ thống thông tin

28.

LGSP

Local Government Service Platform - Nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh

29.

NGSP

National Government Service Platform - Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương, địa phương

30.

PCCC

Phòng cháy, chữa cháy

31.

QLKCN

Ban quản lý khu công nghiệp

32.

QLVB&ĐH

Quản lý văn bản và điều hành

33.

SOA

Service-Oriented Architecture - Kiến trúc hướng dịch vụ

34.

TSLCD

Truyền số liệu chuyên dùng

35.

TTHC

Thủ tục hành chính

36.

ƯDCNTT

Ứng dụng công nghệ thông tin

I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG

Để xác định mục đích cập nhật Kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0 cần lưu ý một số điểm mới cải tiến của Kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0 so với Kiến trúc CQĐT phiên bản 1.0 như:

- Phiên bản 2.0 bổ sung, cập nhật mô hình kiến trúc phù hợp với sự phát triển của xu hướng phát triển của CPĐT hướng tới Chính phủ số.

- Cập nhật, bổ sung các khái niệm: Khung kiến trúc CPĐT, Kiến trúc CPĐT cấp bộ, Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh.

- Cập nhật các nguyên tắc xây dựng kiến trúc; tầm nhìn kiến trúc; định hướng phát triển CPĐT Việt Nam phù hợp với hiện tại.

- Cập nhật các xu thế công nghệ phát triển như Cloud Computing, AI, Big Data và hạ tầng truyền dẫn mạng TSLCD của cơ quan Đảng và Nhà nước.

- Thể hiện rõ 5 mô hình tham chiếu để tỉnh Đắk Nông xây dựng kiến trúc: Kiến trúc nghiệp vụ, Kiến trúc dữ liệu, Kiến trúc ứng dụng, Kiến trúc Kỹ thuật - công nghệ, Kiến trúc An toàn thông tin

- Kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0 ban hành kèm theo chi tiết các hệ thống thông tin, hệ thống CSDL tạo nền tảng để tham chiếu khi xây dựng

1. Mục đích

Kiến trúc CQĐT là cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển khai CQĐT kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu quả, chất lượng các DVCTT của tỉnh; đảm bảo tính kết nối liên thông, tránh trùng lặp, lãng phí và đạt được mục tiêu xây dựng CQĐT tỉnh;

Kiến trúc CQĐT là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh;

Xây dựng CQĐT thành công ở các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, hướng tới các hoạt động hành chính không giấy; bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

2. Phạm vi áp dụng

Tài liệu báo cáo kiến trúc CQĐT này áp dụng cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh Đắk Nông.

Các cơ quan khác (gồm Cơ quan Đảng, Đoàn thể, Hội,...) có thể tham khảo để triển khai ứng dụng CNTT của mình. Tài liệu làm rõ các thành phần trong CQĐT theo hướng kiến trúc được áp dụng khi triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Các tổ chức khác có thể tham khảo áp dụng để bảo đảm kết nối, liên thông, triển khai đồng bộ với hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

II. TẦM NHÌN KIẾN TRÚC

1. Phù hợp với tầm nhìn định hướng của Quốc gia về Chính phủ điện tử

Triển khai xây dựng Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông, phiên bản 2.0 là phù hợp với các văn bản định hướng của Chính phủ về xây dựng CPĐT, góp phần đưa Việt Nam phấn đầu vào nhóm quốc gia dẫn đầu về CPĐT trên thế giới vào năm 2030. Cụ thể các văn bản gồm có:

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về CPĐT.

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

Tầm nhìn, định hướng của Đảng và Nhà nước, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là hướng tới phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Để làm được điều này, trước tiên phải phát triển CPĐT. Để phát triển được CPĐT, bắt buộc phải xây dựng CQĐT cập nhật theo xu thế phát triển trên thế giới tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Do đó việc xây dựng, nâng cấp, cập nhật Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông, phiên bản 2.0 là hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn, định hướng của Quốc gia về CPĐT.

- Tầm nhìn đến năm 2025:

Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động với 80% DVCTT mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Tối thiểu 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

100% CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các CSDL quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp DVC kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội; phấn đấu Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử.

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về CNTT, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh, thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo.

- Tầm nhìn đến năm 2030:

DVCTT mức độ 4 được cung cấp 100% trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử.

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, mục tiêu đến năm 2030, phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.

2. Tầm nhìn, định hướng phát triển CQĐT của tỉnh Đắk Nông đến năm 2025

- Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng Chính quyền điện tử, từng bước xây dựng Đô thị thông minh tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh đã được phê duyệt, cập nhật. Hoàn thành việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua Trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm hạ tầng CNTT hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ trong toàn tỉnh.

- Mua sắm hoặc thuê dịch vụ Hệ thống quản lý, giám sát đảm bảo an toàn thông tin tập trung trong cơ quan nhà nước tỉnh (mua sắm hoặc thuê phần cứng, phần mềm; lắp đặt, cài đặt, đào tạo chuyên giao quản lý, giám sát, đánh giá mức độ an toàn thông tin tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu. Triển khai giải pháp kết nối Internet tập trung để quản lý, giám sát an toàn, an ninh thông tin trong cơ quan nhà nước.

- Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng Dịch vụ công tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng Dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử.

- Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp ở mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ hành chính công tỉnh, phấn đấu đạt 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin từ cấp tỉnh tới cơ sở; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi nhận bằng văn bản điện tử; 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã báo cáo định kỳ về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện qua Hệ thống quản lý kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tiếp nhận, triển khai Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ tại Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện tỉnh Đắk Nông, phấn đấu đến năm 2025, 100% UBND các huyện, thị xã thực hiện.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về an toàn thông tin mạng cho cán bộ chuyên trách CNTT và đội ứng cứu sự cố về an toàn thông tin mạng trong toàn tỉnh; phấn đấu 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã biết sử dụng máy tính mức độ cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng CNTT phục vụ tốt mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội.

- Xây dựng Đề án Đô thị thông minh tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 - 2030, định hướng 2035.

III. NGUYÊN TẮC KIẾN TRÚC

1. Nguyên tắc chung

Trong quá trình xây dựng, triển khai áp dụng các nội dung Kiến trúc CQĐT phải tuân thủ các nguyên tắc theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông:

a) Phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và các văn bản hướng dẫn liên quan;

b) Phù hợp với định hướng, mục tiêu khai triển ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của Quốc gia;

c) Phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của bộ, ngành, địa phương;

d) Bảo đảm việc đầu tư triển khai Chính phủ điện tử hiệu quả;

e) Phù hợp với quy trình nghiệp vụ; thúc đẩy cải cách quy trình nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, chuẩn hóa;

f) Ưu tiên phát triển các dịch vụ, ứng dụng, nền tảng chung;

g) Áp dụng hiệu quả các công nghệ số mới; khai thác sử dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây theo lộ trình phù hợp;

h) Triển khai các giải pháp bảo mật, an toàn, an ninh thông tin ở mọi thành phần Kiến trúc Chính phủ điện tử theo nhu cầu và lộ trình phù hợp;

i) Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của quốc gia, chuyên ngành.

2. Nguyên tắc cần tuân thủ trong xây dựng Kiến trúc CQĐT 2.0 tỉnh Đắk Nông

a) Tuân thủ kiến trúc trong triển khai ứng dụng CNTT của tỉnh;

b) Các vấn đề về ATTT cần phải được nhận diện và có giải pháp toàn diện;

c) Các ứng dụng, dịch vụ trong CQĐT tỉnh Đắk Nông cần hỗ trợ Web, theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), được tài liệu hóa đầy đủ đảm bảo tính liên thông thông qua LGSP của tỉnh Đắk Nông;

d) Ưu tiên triển khai nền tảng, các ứng dụng, dịch vụ, hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh Đắk Nông;

e) Áp dụng cơ chế đăng nhập một lần cho các ứng dụng, dịch vụ trong CQĐT tỉnh Đắk Nông;

f) Áp dụng tiêu chuẩn mở trong trao đổi thông tin, dữ liệu;

g) Phải tài liệu hóa cấu trúc thông điệp trao đổi:

Việc làm này sẽ tăng cường tính liên thông về thông tin, dữ liệu trong đổi giữa các hệ thống thông tin trong tỉnh. Tài liệu về cấu trúc thông điệp dữ liệu bao gồm tối thiểu: Trường thông tin bắt buộc và tùy chọn; độ dài và kiểu của trường thông tin (độ dài cố định hay thay đổi, nếu thay đổi thì ký tự để phân tách các trường); mô tả dữ liệu của các trường thông tin; giải thích và có ví dụ về các trường thông tin.

h) Nền tảng ứng dụng cần được ảo hóa khi có thể;

j) Cần sử dụng các CSDL dùng chung của tỉnh;

j) Cần thực hiện chuyển đổi dữ liệu trước khi triển khai các ứng dụng;

k) Có mô đun ứng dụng nghiệp vụ tương ứng với nhóm DVCTT;

m) Các ứng dụng nghiệp vụ phục vụ DVCTT tích hợp lên Cổng DVCTT, hệ thống xử lý nghiệp vụ nội bộ tỉnh Đắk Nông;

l) Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và liên thông giữ các hệ thống thông tin, kết nối với các hệ thống thông tin Quốc gia.

IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CQĐT CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG

Nhằm thúc đẩy việc phát triển ứng dụng CNTT xây dựng CQĐT, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 679/KH-UBND ngày 31/12/2019 về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Đắk Nông năm 2020. Nội dung cơ bản của Kế hoạch này như sau:

1. Nhiệm vụ

a. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

- Rà soát trang thiết bị CNTT trong các cơ quan, đơn vị, mua sắm tập trung đúng quy định, bảo đảm chất lượng, công nghệ hiện đại.

- Nâng cấp trang thiết bị và duy trì hoạt động của Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đảm bảo hoạt động ổn định, thông suốt.

- Rà soát, mua sắm bổ sung các thiết bị chuyển mạch (Switch), mạng không dây cục bộ (Access Point) thế hệ mới, có tính năng bảo mật để cấu hình, thiết lập chính sách bảo mật kết nối mạng, hỗ trợ triển khai IPV6.

- Triển khai kết nối Internet cáp quang tại các trong Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã tối thiểu 60Mbps (bao gồm kết nối đến Bộ phận một cửa điện tử); UBND các xã, phường, thị trấn tối thiểu 30 Mbps.

b. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Triển khai Chính quyền điện tử theo Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông. Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông (LGSP) bao gồm các trục kết nối, liên thông cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.

- Hoàn thiện, bổ sung các chức năng của phần mềm Quản lý văn bản và điều hành. Đồng thời, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và duy trì phần mềm Quản lý văn bản và điều hành 04 cấp (từ Trung ương đến cấp xã) theo Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 15/11/2016 của UBND tỉnh. Triển khai kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Mở rộng hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh đến cấp xã, triển khai thí điểm một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc cho các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào áp dụng, duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (gọi là ISO điện tử) vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 3 theo lộ trình đã đề ra.

c. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin kịp thời, thường xuyên và đầy đủ trên Cổng thông tin điện tỉnh và các trang thông tin điện tử độc lập của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện thị theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tin khác nhằm nâng cao Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, góp phần nâng cao Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử và nâng cấp, cập nhật lại trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ theo quy định. Đồng thời, triển khai việc tích hợp các trang thành phần với Cổng thông tin điện tử tỉnh.

- Duy trì Hệ thống một cửa điện tử tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, cấp xã hoạt động thông suốt. Đồng thời, tích hợp với Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 đảm bảo theo lộ trình của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai dự án Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông theo Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông phiên bản 1.0. Đồng thời, xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông phiên bản 2.0 khi có hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

d. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành

- Duy trì, cập nhật thường xuyên các hệ thống thông tin chuyên ngành GIS như: hệ thống CSDL GIS về Bưu chính - Viễn thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Tài nguyên và Môi trường; Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giải quyết khiếu nại, tố cáo... phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các cấp, các ngành.

- Cập nhật đầy đủ, kịp thời các quy trình, thủ tục Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (gọi là ISO điện tử) để quản lý, khai thác, sử dụng.

- Tiếp tục triển khai và hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã.

e. Phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức chuyên trách CNTT của tỉnh chuyên sâu về kỹ năng an toàn thông tin theo lộ trình Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 tại Quyết định số 1965/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh.

- Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn khai thác các ứng dụng CNTT của tỉnh cho cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, nhất là tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận và xử lý qua Hệ thống một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

f. Đảm bảo an toàn thông tin

- Triển khai việc kiểm tra phân loại, xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

- Tổ chức và quét lỗ hổng bảo mật Website của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, triển khai phần mềm phòng chống mã độc cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại.

- Tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước tỉnh.

2. Giải pháp

a. Giải pháp về môi trường chính sách

- Tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về CNTT.

- Xây dựng các quy định về vận hành, khai thác, sử dụng các hệ thống CNTT, quy định về đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ quan.

- Các sở, ngành, huyện, thị xã tổ chức xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2020 tại đơn vị phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh.

b. Giải pháp về tài chính

- Bố trí kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp cho những nhiệm vụ trọng tâm, phạm vi ảnh hưởng rộng. Các sở, ban, ngành và huyện, thị xã cân đối kinh phí để bảo đảm thực hiện các dự án trọng điểm và xây dựng cơ sở hạ tầng cho ứng dụng CNTT của đơn vị.

- Tập trung quản lý thống nhất, bám sát mục tiêu của kế hoạch và sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực tài chính.

c. Giải pháp tổ chức, triển khai

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện thị chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả ứng dụng CNTT của cơ quan, đơn vị mình; phân công một đồng chí cấp phó trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai và phát triển ứng dụng CNTT.

- Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tế của tỉnh, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai.

- Tập trung cao cho mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước; tổ chức sơ kết, đánh giá để rút kinh nghiệm trong nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.

- Kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Chương trình cải cách hành chính; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT gắn với chương trình cải cách hành chính của tỉnh. Tổ chức kiểm tra giám sát việc triển khai ứng dụng CNTT và cải cách hành chính hàng năm tại các đơn vị, địa phương.

- Triển khai chính sách hỗ trợ thu nhập cho cán bộ chuyên trách CNTT của tỉnh.

d. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ

- Xây dựng triển khai ứng dụng CNTT gắn liền với thiết bị hiện đại và đảm bảo an toàn an ninh thông tin, phần mềm dùng chung, chuyên ngành bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Trục nền tảng chia sẻ, tích hợp Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông (LGSP).

- Thực hiện khảo sát, rà soát hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT (hệ thống máy chủ, tường lửa, tích điện...) và hệ thống phần mềm chuyên ngành để có phương án xây dựng và quản lý tập trung tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.

e. Các giải pháp khác - Tổ chức các hội thi, triển lãm, hội thảo về CNTT.

- Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gửi, nhận hồ sơ qua mạng, theo dõi kiểm tra thông tin trạng thái hồ sơ, thanh toán phí thủ tục hành chính, trong đó có hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng. Sử dụng dịch vụ bưu điện để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.

- Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của các cơ quan Trung ương, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT; đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Học tập, nghiên cứu, tìm hiểu thực tế mô hình phát triển Chính quyền điện tử thành công tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Từng bước, nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội thực tế của tỉnh.

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CQĐT

Thực hiện kế hoạch phát triển, ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn, định hướng phát triển CQĐT tỉnh cụ thể như sau:

1. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển CNTT

a) Xây dựng Nghị quyết, đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT tỉnh Đắk Nông, phát triển chính phủ số, chính quyền số các cấp; thử nghiệm phát triển dịch vụ đô thị thông minh; rà soát, đề xuất Sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT, chuyển đổi số.

b) Duy trì, cập nhật Kiến trúc CQĐT tỉnh; xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện ứng dụng CNTT tin tại cơ quan, đơn vị, địa phương, tuân thủ Kiến trúc CQĐT tỉnh.

c) Xây dựng, cập nhật bộ mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức thống nhất theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, CSDL;

d) Xây dựng các văn bản triển khai chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

đ) Triển khai, hướng dẫn cụ thể các nội dung về ATTT theo hướng quy định trách nhiệm bảo đảm ATTT đối với tổ chức, cá nhân; có các biện pháp bảo đảm ATTT, an ninh mạng; thực hiện việc đề xuất, phê duyệt ATTT theo cấp độ đối với tất cả các hệ thống thông tin.

e) Xây dựng các văn bản bảo đảm triển khai chuyển đổi hạ tầng ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6).

g) Xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực CNTT làm việc trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể và Nhà nước tỉnh Đắk Nông.

2. Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển CQĐT tỉnh phù hợp với xu thế phát triển CPĐT

a) Thường xuyên xem xét, đánh giá hoạt động của các hệ thống thông tin đã xây dựng như: Hệ thống Cổng DVCTT, Hệ thống “Một cửa điện tử”, “Một cửa điện tử liên thông” và DVCTT mức độ cao; Phần mềm quản lý văn bản và điều hành; Cổng TTĐT tỉnh. Cập nhật theo các tiêu chuẩn, đánh giá của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan Trung ương khác.

b) Xây dựng, hoàn thiện các CSDL chuyên ngành, cập nhật triển khai các hệ thống CSDL Quốc gia tại địa phương; kết nối liên thông, chia sẻ với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng DVC tỉnh, Cổng DVC quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp, triển khai xong trong năm 2020; tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 -2025.

Xây dựng CSDL dùng chung về người dùng và CSDL về giải quyết TTHC cấp tỉnh, có giải pháp xác thực người dùng phù hợp.

Xây dựng CSDL về cán bộ, công chức, viên chức tích hợp, chia sẻ dữ liệu đến hệ thống CSDL cán bộ, công chức, viên chức toàn quốc đảm bảo lộ trình của Bộ Nội vụ.

Xây dựng CSDL đất đai của tỉnh; kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL đất đai Quốc gia, Cổng DVC Quốc gia.

c) Tái cấu trúc lại hạ tầng CNTT của tỉnh theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên công nghệ điện toán đám mây, tối ưu hóa hạ tầng CNTT theo khu vực, xem xét giải pháp thuê dịch vụ, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định, ATTT, an ninh mạng của các hệ thống thông tin, CSDL.

d) Triển khai mạng TSLCD ổn định đến cấp xã; hoàn thiện hệ thống mạng LAN, các đơn vị tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo ATTT.

e) Nâng cấp Trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

g) Chỉ đạo các doanh nghiệp Viễn thông quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cao năng lực mạng lưới viễn thông của tỉnh, nâng cao chất lượng đường truyền nhằm đảm bảo yêu cầu khai thác, sử dụng dịch vụ CNTT của các cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm ATTT, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân

a) Triển khai các hệ thống bảo đảm ATTT; tăng cường hoạt động đảm bảo ATTT cho hệ thống CNTT của tỉnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của tỉnh;

b) Triển khai dịch vụ chứng thực điện tử chữ ký số cho các hệ thống thông tin của tỉnh; triển khai giải pháp ký số từ xa, trên thiết bị di động để thuận tiện cho việc sử dụng của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn 2021 - 2025.

VI. KIẾN TRÚC HIỆN TẠI

1. Kiến trúc nghiệp vụ

a. Sơ đồ tổ chức mức tổng quan CQĐT

Hình 1: Sơ đồ tổ chức tổng thể chính quyền tỉnh Đắk Nông

b. Sơ đồ mối quan hệ nghiệp vụ các cấp Chính quyền tỉnh Đắk Nông

Ủy ban nhân dân tỉnh ĐắkNông:

Hình 2: Sơ đồ mối quan hệ nghiệp vụ trong tỉnh Đắk Nông

Ký hiệu:  Quan hệ chuyên môn

               Chỉ đạo, quan hệ trực tiếp

Các sở, ban, ngành trong tỉnh:

Hình 3: Sơ đồ mối quan hệ nghiệp vụ giữa các sở/ban/ngành trong tỉnh

Cấp huyện:

Hình 4: Sơ đ mối quan hệ nghiệp vụ giữa các cơ quan cấp huyện

Cấp xã:

Hình 5: Sơ đồ mối quan hệ nghiệp vụ của cấp Xã

c. Mô hình nghiệp vụ giữa các cơ quan

Xây dựng Kiến trúc CQĐT phải xuất phát từ bài toán mô hình nghiệp vụ liên thông. Phân tích mô hình nghiệp vụ liên thông của các TTHC ưu tiên triển khai là một yêu cầu bắt buộc, để từ đó thấy được vai trò và sự kết nối của các cơ quan nhà nước tham gia vào một TTHC công. Việc phân tích mô hình nghiệp vụ liên thông của các TTHC để thấy được những thông tin nào cần trao đổi, chia sẻ giữa các cơ quan, từ đó định hướng được việc xây dựng những CSDL cần thiết phục vụ cho mục đích kiểm tra, trích lọc và trao đổi thông tin giữa các cơ quan tham gia vào việc xử lý TTHC.

Việc phân tích quy trình hiện tại của một DVC là bước đầu tiên trong quá trình phân tích mô hình nghiệp vụ liên thông. Tại bước này xác định các quy trình thực hiện tuần tự trong một mô hình nghiệp vụ liên thông, các đơn vị tham gia vào việc xử lý quy trình (ví dụ: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Bộ phận xử lý của Sở A, Bộ phận xử lý của Sở B).

Căn cứ trên việc phân tích các văn bản, biểu mẫu, quy trình xử lý TTHC của 2.399 TTHC của tỉnh Đắk Nông sẽ đề xuất ra mối quan hệ nghiệp vụ, thông tin trao đổi giữa các cơ quan (theo số liệu tính tới tháng 7/2020).

Từ quy trình hiện tại của TTHC, cần mô hình hóa các bước trong từng TTHC để thấy được những điểm yếu, những điểm bất cập cần phải ứng dụng CNTT, tin học hóa quy trình.

Hình 6: Quy trình xử lý Thủ tục hành chính - Thủ công

Sau khi đã mô hình hóa quy trình hiện tại của TTHC, việc tiếp theo phải đưa ra những yêu cầu để có thể ứng dụng CNTT phục vụ mục đích tin học hóa một số những quy trình nhằm tăng tính tự động hóa, giảm bớt các công đoạn thủ công như hiện tại. Để làm được điều này, cần căn cứ vào các bước thứ nhất, thứ hai để đảm bảo quy trình của TTHC mặc dù được tin học hóa nhưng cũng không thay đổi quá nhiều về mặt tổ chức của mỗi đơn vị liên quan.

Hình 7: Quy trình xử lý Thủ tục hành chính - Tin học hóa

d. Xác định các vấn đề và định hướng giải pháp tin học hóa

Qua việc phân tích 2.399 TTHC của tỉnh Đắk Nông, các bước trong quy trình sau khi tin học hóa, có thể tổng hợp được các khâu trong quy trình xử lý TTHC và từ đó đề xuất những bước nên để ở mức thủ công, tự động hoặc bán tự động theo bằng bên dưới. Các khâu thủ công nghĩa là con người vẫn phải hoàn toàn tự làm mà không có sự giúp đỡ của các thiết bị. Khâu tự động nghĩa là con người không cần phải tham gia vào, ở khâu này, các thiết bị CNTT sẽ hoàn toàn đảm nhiệm 100%. Khâu bán tự động xảy ra đối với các trường hợp mà có cả sự tham gia của con người lẫn các thiết bị CNTT hỗ trợ. Ví dụ như khâu kiểm tra sự hợp lệ của hồ sơ thì ngoài việc kiểm tra tự động đối với các trường thông tin (được điền đầy đủ thông tin), cần sự tham gia của con người để kiểm tra tính chính xác của thông tin.

Bảng 1 Các bước tin học hóa xử lý TTHC

Các khâu

Thủ công

Tự động

Bán tự động

Đăng nhập vào website

x

 

 

Điển thông tin chính (Mã định danh/CMND/Số Hộ chiếu) vào Form và tải văn bản đính kèm

x

 

 

Hệ thống tự trả về các thông tin liên quan

 

x

 

Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ

 

x

 

Gửi thông báo (email, SMS)

 

x

 

Kiểm tra sự hợp lệ của hồ sơ

 

 

x

Trích xuất và gửi yêu cầu cung cấp thông tin

 

x

 

Gửi trả thông tin theo yêu cầu

 

x

 

Thẩm tra hồ sơ

x

 

 

Lưu trữ kết quả xử lý hồ sơ

 

x

 

In kết quả xử lý

 

x

 

Thanh toán

 

 

x

Trả kết quả xử lý

 

 

x

Ứng dụng CNTT để tin học hóa các quy trình trong các TTHC, có thể giảm lược đáng kể được sự tham gia của con người trong các khâu như: hệ thống tự trả về các thông tin liên quan, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ, gửi thông báo (website, email, SMS), trích xuất và gửi yêu cầu cung cấp thông tin, gửi trả thông tin theo yêu cầu, lưu trữ kết quả xử lý hồ sơ, in kết quả xử lý.

Từ đó có thể xác định các vấn đề cần tin học hóa và đưa ra các định hướng tin học hóa để giải quyết từng vấn đề một, đây cũng chính là những điều kiện cần để có thể áp dụng những giải pháp tin học hóa.

Bảng 2: Định hướng giải pháp tin học hóa

STT

Các vấn đề

Định hướng giải pháp tin học hóa

1

Hồ sơ thủ tục của các TTHC hiện tại vẫn tồn tại nhiều văn bản giấy, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả đơn vị xử lý. Đa số TTHC hiện tại ở mức độ 1, 2. Số lượng DVCTT ở mức độ 3, 4 còn ít (đặc biệt là mức 4 chỉ có 58 dịch vụ), tỷ lệ hồ sơ giải quyết qua trực tuyến qua mạng Internet còn thấp.

Xây dựng Cổng thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Đắk Nông cung cấp toàn bộ các danh mục cũng như thông tin của từng TTHC. Từng bước đưa các DVC này lên mức 3, mức 4 bằng việc xây dựng các e-form (biểu mẫu điện tử tương tác) để cho phép trích, xuất thông tin một cách tự động từ các CSDL tránh việc sai sót trong khi điền các thông tin liên quan của người dân/doanh nghiệp. Cho phép tiếp nhận các văn bản điện tử dưới nhiều định dạng như .pdf, -doc, .xls, .jpeg,... để hạn chế việc lưu trữ hồ sơ dưới dạng giấy truyền thống sẽ gây khó khăn trong việc xử lý, tìm kiếm và lưu trữ sau này.

2

Các đơn vị có liên quan trong việc giải quyết TTHC chưa cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu để có thể truy cập/cung cấp thông tin một cách tự động. Do đó, vẫn tồn tại việc gửi văn bản xin cung cấp, xác minh thông tin, gây mất thời gian và công sức của các đơn vị xử lý.

Xây dựng các ứng dụng, phần mềm, hệ thống thông tin để cung cấp thông tin dưới dạng các dịch vụ. Ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thực hiện xử lý các TTHC mà cần phải kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể yêu cầu dịch vụ này để cung cấp thông tin.

3

Thông tin vẫn còn lưu rải rác tại các CSDL khác nhau, do các đơn vị khác nhau quản lý, do đó gây khó khăn cho việc xác thực thông tin cũng như việc tra cứu thông tin.

Cần phải xây dựng danh mục các CSDL dùng chung cho toàn tỉnh, và phải kết nối được tới tất cả các đơn vị trong tỉnh (nếu có yêu cầu kết nối, truy xuất thông tin).

e. Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan

Qua phân tích 2.399 TTHC của tỉnh Đắk Nông, chúng ta có thể tổng hợp lại các dịch vụ do các đơn vị cung cấp và các dịch vụ do các đơn vị khai thác tại hai bảng dưới đây. Mục đích của hai bảng này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về mối quan hệ nghiệp vụ cũng như những yêu cầu về mặt trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong tỉnh Đắk Nông khi tham gia xử lý các TTHC.


Bảng 3: Mối quan hệ dịch vụ giữa các cơ quan tham gia xử lý TTHC

Cung cấp/ Triển khai

BHXH tnh

Công an tnh

Trung tâm Đăng kim

Chi Cục Hải quan

Cục Thuế

Sở Công Thương

Sở KH&ĐT

S LĐTB&XH

SNội vụ

S TN&MT

Sở Tư pháp

Sở Xây dựng

Sở Y tế

UBND tỉnh

Sở GD&ĐT

 

Ban QLCKCN

DVCC thông tin về BHXH

DVCC thông tin về công dân

-

-

DVCC thông tin về thuế

-

DVCC thông tin về DN

-

-

DVCC thông tin về đất đai

-

DVCC thông tin về quy hoạch

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

DVCC thông tin về GPXD

DVCC thông tin về hộ chiếu phổ thông

DVCC thông tin về đánh giá tác động môi trường

DVCC thông tin về chứng chl xây dựng

 

UBND tỉnh

 

DVCC thông tin về công dân

 

 

 

 

DVCC thông tin về DN

 

 

 

DVCC thông tin về lý lịch tư pháp

 

 

 

DVCC thông tin bằng cấp chứng chỉ

 

DVCC thông tin về an toàn PCCC

 

Công an tnh

DVCC thông tin về BHXH

 

 

 

 

 

 

DVCC thông tin về giấy phép lao động

 

 

DVCC thông tin về lý lịch tư pháp

 

 

 

DVCC thông tin bằng cấp chứng chỉ

 

UBND huyện

DVCC thông tin về BHXH

DVCC thông tin về công dân

-

-

DVCC thông tin về thuế

DVCC thông tin về giấy chứng nhận ATTP

DVCC thông tin về DN

-

DVCC thông tin về CBCCVC

DVCC thông tin về đất đai

DVCC thông tin về hộ tịch

DVCC thông tin về GPXD

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

DVCC thông tin về an toàn PCCC

DVCC thông tin về báo cáo tài chính

DVCC thông tin về đánh giá tác động môi trường

DVCC thông tin về lý lịch tư pháp

DVCC thông tin về chứng chỉ xây dựng

 

S Công Thương

-

DVCC thông tin về công dân

-

-

DVCC thông tin về thuế

-

DVCC thông tin về DN

-

-

DVCC thông tin về đất đai

-

DVCC thông tin về GPXD

DVCC thông tin về vệ sinh ATTP

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

DVCC thông tin về an toàn PCCC

 

DVCC thông tin về điều kiện ANTT

 

Sở VH, TT & Du lịch

-

DVCC thông tin về công dân

-

-

-

-

DVCC thông tin về DN

-

-

DVCC thông tin về đất đai

-

DVCC thông tin về GPXD

DVCC thông tin về vệ sinh ATTP

-

DVCC thông tin bằng cấp chứng chỉ

 

DVCC thông tin về an toàn PCCC

 

DVCC thông tin về điều kiện ANTT

 

SGD&ĐT

-

DVCC thông tin về công dân

-

-

-

-

DVCC thông tin về DN

-

DVCC thông tin về CBCCVC

DVCC thông tin về đất đai

DVCC thông tin về hộ tịch

-

-

-

 

 

Sở GTVT

-

DVCC thông tin về đăng ký phương tiện

-

-

-

-

DVCC thông tin về DN

-

-

-

-

DVCC thông tin về GPXD

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

 

DVCC thông tin về công dân

 

DVCC thông tin về an toàn PCCC

 

Sở KH&ĐT

DVCC thông tin về BHXH

DVCC thông tin về công dân

-

DVCC thông tin về thông quan điện tử

DVCC thông tin về thuế

-

-

-

-

DVCC thông tin về đất đai

DVCC thông tin về lý lịch tư pháp (tổ chức là DN, cá nhân góp vốn thành lập DN)

DVCC thông tin về chứng chỉ xây dựng

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

DVCC thông tin về đăng ký phương tiện

DVCC thông tin về đánh giá tác động môi trường

 

Sở LĐTB&XH

DVCC thông tin về BHXH

DVCC thông tin về công dân

-

-

-

-

DVCC thông tin về DN

-

-

DVCC thông tin về đất đai

DVCC thông tin về hộ tịch

-

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

DVCC thông tin về lý lịch tư pháp

 

Sở Nội vụ

DVCC thông tin về BHXH

DVCC thông tin về công dân

-

-

-

-

-

-

-

DVCC thông tin về đất đai

DVCC thông tin về lý lịch tư pháp

-

-

-

 

 

Sở NN&PTNT

-

DVCC thông tin về công dân

DVCC thông tin về đăng kiểm phương tiện

DVCC thông tin về thông quan điện tử

DVCC thông tin về thuế

-

DVCC thông tin về DN

-

-

DVCC thông tin về đất đai

DVCC thông tin về lý lịch tư pháp

-

DVCC thông tin về vệ sinh ATTP

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

DVCC thông tin về đánh giá tác động môi trường

 

S Tài chính

-

DVCC thông tin về công dân

-

-

-

-

DVCC thông tin về DN

-

DVCC thông tin về CBCCVC

DVCC thông tin về đất đai

-

-

-

-

 

 

Sở TN&MT

-

DVCC thông tin về công dân

-

-

DVCC thông tin về thuế

-

DVCC thông tin về DN

-

DVCC thông tin về CBCCVC

-

-

DVCC thông tin về quy hoạch

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

S TT&TT

-

DVCC thông tin về công dân

-

-

DVCC thông tin về báo cáo tài chính

-

DVCC thông tin về DN

-

-

DVCC thông tin về đất đai

-

-

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

DVCC thông tin về điều kiện ANTT

 

Sở Tư pháp

 

DVCC thông tin về công dân

-

-

DVCC thông tin về thuế

-

DVCC thông tin về DN

-

-

DVCC thông tin về đất đai

-

-

-

-

 

 

Sở Y tế

DVCC thông tin về BHXH

DVCC thông tin về công dân

-

-

-

-

DVCC thông tin về DN

-

-

-

DVCC thông tin về lý lịch tư pháp

-

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

DVCC thông tin về giấy phép lái xe

 

Sở Xây dựng

-

DVCC thông tin về công dân

-

-

-

-

DVCC thông tin về DN

-

-

DVCC thông tin về đất đai

DVCC thông tin vi lý lịch tư pháp

-

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

DVCC thông tin về đánh giá tác động môi trường

 

 

Sở KH&CN

-

DVCC thông tin về công dân DVCC thông tin về đăng ký phương tiện

-

-

-

-

DVCC thông tin về DN

-

DVCC thông tin về CBCCVC

-

-

-

-

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

DVCC thông tin bằng cấp chứng chỉ

 

Ban Dân tộc

 

Dịch vụ cung cấp thông tin về công dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND xã

DVCC thông tin về BHXH

DVCC thông tin về công dân

-

-

-

-

-

DVCC thông tin về người có công

-

-

DVCC thông tin về hộ tịch

-

-

-

 

 

Thanh tra tnh

 

DVCC thông tin về công dân

-

-

-

-

DVCC thông tin về DN

-

-

-

-

-

-

-

-

 

 

Bảng 4: Mối quan hệ trong việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan tham gia xử lý TTHC

Cung cp 

 

Triển khai

BHXH tnh

Công an tnh

Trung tâm Đăng kiểm

Chi Cục Hải quan

Cục Thuế

Sở Công Thương

Sở KH&ĐT

Sở LĐTB&XH

Sở Nội vụ

Sở TN&MT

Sở Tư pháp

Sở Xây dựng

Sở Y tế

UBND tỉnh

Sở GD&ĐT

 

Ban QLCKCN

Thông tin về BHXH

Thông tin về công dân

-

-

Thông tin về thuế

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

Thông tin về đất đai

-

Thông tin về quy hoạch

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về đánh giá tác động môi trường

Thông tin về GPXD

 

Thông tin về chứng chỉ xây dựng

Thông tin về hộ chiếu phổ thông

 

UBND tnh

 

Thông tin về công dân

 

 

 

 

Thông tin về doanh nghiệp

 

 

 

Thông tin về lý lịch tư pháp

 

 

 

Thông tin bằng cấp chứng chỉ

 

Thông tin về an toàn PCCC

 

Công an tnh

Thông tin về BHXH

 

 

 

 

 

 

Thông tin về giấy phép lao động

 

 

Thông tin về lý lịch tư pháp

 

 

 

Thông tin bằng cấp chứng chỉ

 

UBND huyện

Thông tin về BHXH

Thông tin về công dân

-

-

Thông tin về thuế

Thông tin về giấy chứng nhận ATTP

Thông tin về doanh nghiệp

-

Thông tin về cbccvc

Thông tin về đất đai

Thông tin về hộ tịch

Thông tin về GPXD

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về an toàn PCCC

Thông tin về đánh giá tác động môi trường

Thông tin về lý lịch tư pháp

Thông tin về chứng chỉ xây dựng

Thông tin về báo cáo tài chính

 

Sở Công Thương

-

Thông tin về công dân

-

-

Thông tin về thuế

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

Thông tin về đất đai

-

Thông tin về GPXD

Thông tin về vệ sinh ATTP

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về an toàn PCCC

 

Thông tin về điều kiện an ninh trật tự

 

Sở VH, TT & Du lịch

 

Thông tin về công dân

-

-

-

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

Thông tin về đất đai

-

Thông tin về GPXD

Thông tin về vệ sinh ATTP

-

Thông tin bằng cấp chứng chỉ

 

Thông tin về an toàn PCCC

 

Thông tin về điều kiện an ninh trật tự

 

SGD&DT

-

Thông tin về công dân

-

-

-

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

Thông tin về cbccvc

Thông tin về đất đai

Thông tin về hộ tịch

-

-

-

 

 

Sở GTVT

-

Thông tin về đăng ký phương tiện

-

-

-

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

-

-

Thông tin về GPXD

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về công dân

 

Thông tin về an toàn PCCC

 

Sở KH&ĐT

Thông tin về BHXH

Thông tin về công dân

-

Thông tin về thông quan điện tử

Thông tin về thuế

-

-

-

-

Thông tin về đất đai

Thông tin về lý lịch tư pháp (tổ chức là doanh nghiệp, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp)

Thông tin về chứng chỉ xây dựng

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về đăng ký phương tiện

Thông tin về đánh giá tác động môi trường

 

Sở LĐTB&XH

Thông tin về BHXH

Thông tin về công dân

-

-

 

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

- .

Thông tin về đất đai

Thông tin về hộ tịch

-

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về lý lịch tư pháp

 

Sở Nội vụ

Thông tin về BHXH

Thông tin về công dân

-

-

-

-

-

-

-

Thông tin về đất đai

Thông tin về lý lịch tư pháp

-

-

-

 

 

Sở NN&PTNT

-

Thông tin về công dân

Thông tin về đăng kiểm phương tiện

Thông tin về thông quan điện tử

Thông tin về thuế

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

Thông tin về đất đai

Thông tin về lý lịch tư pháp

-

Thông tin về vệ sinh ATTP

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về đánh giá tác động môi trường

 

Sở Tài chính

-

Thông tin về công dân

-

-

-

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

Thông tin về CBCCVC

Thông tin về đất đai

-

-

-

-

 

 

Sở TN&MT

 

Thông tin về công dân

-

-

Thông tin về thuế

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

Thông tin về cbccvc

-

-

Thông tin về quy hoạch

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Sở TT&TT

 

Thông tin về công dân

-

-

Thông tin về báo cáo tài chính

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

Thông tin về đất đai

-

-

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về điều kiện an ninh trật tự

 

STư pháp

 

Thông tin về công dân

-

-

Thông tin về thuế

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

Thông tin về đất đai

-

-

-

-

 

 

SY tế

Thông tin về BHXH

Thông tin về công dân

-

-

-

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

-

Thông tin về lý lịch tư pháp

-

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về giấy phép lái xe

 

Sở Xây dựng

-

Thông tin về công dân

-

-

-

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

Thông tin về đất đai

Thông tin về lý lịch tư pháp

-

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

 

 

Thông tin về đánh giá tác động môi trường

 

 

Sở KH&CN

-

Thông tin về công dân

-

-

-

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

Thông tin về CBCCVC

-

-

-

-

Thông tin về chứng nhận đầu tư

Thông tin bằng cấp chứng chỉ

 

Thông tin về đăng ký phương tiện

 

Ban Dân tộc

 

Thông tin về công dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND xã

Thông tin về BHXH

Thông tin về công dân

-

-

-

-

-

Thông tin về người có công

-

-

Thông tin về hộ tịch

-

-

-

 

 

Thanh tra tỉnh

-

Thông tin về công dân

-

-

-

-

Thông tin về doanh nghiệp

-

-

-

-

-

-

-

-

 

Dịch vụ dùng chung và yêu cầu về mặt chức năng của các hệ thống cung cấp các dịch vụ: Qua phân tích các TTHC, một số những dịch vụ mang tính cốt lõi sẽ triển khai thành dịch vụ dùng chung cho toàn tỉnh (như bảng bên dưới).

Bảng 5: Dịch vụ dùng chung và yêu cầu về mặt chức năng của hệ thống cung cấp dịch vụ

Đơn vị CC dịch vụ

BHXH tnh

Công an tnh

TT Đăng kiểm

Chi Cục Hi quan

Cục Thuế

Sở Công Thương

Sở KH&Đ T

S LD TB&XH

Sở Nội vụ

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở pháp

Sở Xây dựng

Sở Y tế

UBND tnh

DVCC

DVCC thông tin về BHXH

DVCC thông tin về an toàn PCCC

DVCC thông tin về công dân

DVCC thông tin về hộ chiếu phổ thông

DVCC thông tin về đăng ký phương tiện

DVCC thông tin về đăng kiểm phương tiện

DVCC thông tin về thông quan điện tử

DVCC thông tin về thuế

DVCC thông tin về báo cáo tài chính

DVCC thông tin về giấy chứng nhận ATTP

DVCC thông tin về doanh nghiệp

DVCC thông tin về người có công

DVCC thông tin về cán bộ CCVC

DVCC thông tin về đất đai

DVCC thông tin về đánh giá tác động môi trường

DVCC thông tin về hộ tịch

DVCC thông tin về lý lịch tư pháp

DVCC thông tin về quy hoạch

DVCC thông tin về giấy phép xây dựng

DVCC thông tin về chứng chỉ xây dựng

DVCC thông tin về vệ sinh ATTP

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

Chức năng ứng dụng CC dịch vụ

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về BHXH

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về an toàn PCCC

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về công dân

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về hộ chiếu phổ thông

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về đăng ký phương tiện

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về đăng kiểm phương tiện

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về thông quan điện tử

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về thuế

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về báo cáo tài chính

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về giấy chứng nhận ATTP

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về doanh nghiệp

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về người có công

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về cán bộ, CCVC

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về đất đai

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về đánh giá tác động môi trường

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về hộ tịch

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về lý lịch tư pháp

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về quy hoạch

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về giấy phép xây dựng

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về chứng chỉ xây dựng

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về vệ sinh ATTP

Tiếp nhận các YC về CC thông tin về chứng nhận đầu tư

Xử lý các YC CC thông tin và BHX H

Xử lý các YC CC thông tin về an toàn PCCC

Xử lý các YC CC thông tin về công dân

Xử lý các YC CC thông tin về hộ chiếu phổ thông

Xử lý các YC CC thông tin về đăng ký phương tiện

Xử lý các YC CC thông tin về đăng kiểm phương tiện

Xử lý các YC CC thông tin về thông quan điện tử

Xử lý các YC CC thông tin về thuế

Xử lý các YC CC thông tin về báo cáo tài chính

Xử lý các YC CC thông tin về giấy chứng nhận ATTP

Xử lý các YC CC thông tin về doanh nghiệp

Xử lý các YC CC thông tin về người có công

Xử lý các YC CC thông tin về cán bộ, CCVC

Xử lý các YC CC thông tin về đất đai

Xử lý các YC CC thông tin về đánh giá tác động môi trường

Xử lý các YC CC thông tin về hộ tịch

Xử lý các YC CC thông tin về lý lịch tư pháp

Xử lý các YC CC thông tin về quy hoạch

Xử lý các YC CC thông tin về giấy phép xây dựng

Xử lý các YC CC thông tin về chứng chỉ xây dựng

Xử lý các YC CC thông tin về vệ sinh ATTP

Xử lý các YC CC thông tin về chứng nhận đầu tư

Phản hồi các YC CC thông tin về BHXH

Phản hồi các YC CC thông tin về an toàn PCCC

Phản hồi các YC CC thông tin về công dân

Phản hồi các YC CC thông tin về hộ chiếu phổ thông

Phản hồi các YC CC thông tin về đăng ký phương tiện

Phản hồi các YC CC thông tin về đăng kiểm phương tiện

Phản hồi các YC CC thông tin về thông quan điện tử

Phản hồi các YC CC thông tin về thuế

Phản hồi các YC CC thông tin về báo cáo tài chính

Phản hồi các YC CC thông tin về giấy chứng nhận ATTP

Phản hồi các YC CC thông tin về doanh nghiệp

Phản hồi các YC CC thông tin về người có công

Phản hồi các YC CC thông tin về cán bộ, CCVC

Phản hồi các YC CC thông tin về đất đai

Phản hồi các YC CC thông tin về đánh giá tác động môi trường

Phản hồi các YC CC thông tin về hộ tịch

Phản hồi các YC CC thông tin về lý lịch tư pháp

Phản hồi các YC CC thông tin về quy hoạch

Phản hồi các YC CC thông tin về giấy phép xây dựng

Phản hồi các YC CC thông tin về chứng chỉ xây dựng

Phản hồi các YC CC thông tin về vệ sinh ATTP

Phản hồi các YC CC thông tin về chứng nhận đầu tư

Dịch vụ dùng chung cho toàn tỉnh

DVCC thông tin về BHXH

DVCC thông tin về an toàn PCCC

DVCC thông tin về công dân

DVCC thông tin về hộ chiếu phổ thông

DVCC thông tin về đăng ký phương tiện

DVCC thông tin về đăng kiểm phương tiện

DVCC thông tin về thông quan điện tử

DVCC thông tin về thuế

DVCC thông tin về báo cáo tài chính

DVCC thông tin về giấy chứng nhận ATTP

DVCC thông tin về doanh nghiệp

DVCC thông tin về người có công

DVCC thông tin về cán bộ, CCVC

DVCC thông tin về đất đai

DVCC thông tin về đánh giá tác động môi trường

DVCC thông tin về hộ tịch

Dịch vụ cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp

DVCC thông tin về quy hoạch

DVCC thông tin về giấy phép xây dựng

DVCC thông tin về chứng chỉ xây dựng

DVCC thông tin về vệ sinh ATTP

DVCC thông tin về chứng nhận đầu tư

Dịch vụ quản lý định danh

Dịch vụ xác thực

Dịch vụ cấp quyền truy cập

Dịch vụ thanh toán điện tử

Căn cứ trên những dịch vụ dùng chung cho toàn tỉnh và việc trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan trong tỉnh cũng như đối với các cơ quan ở Trung ương, các thông tin cơ bản đối với từng đối tượng cụ thể mà tỉnh có nhu cầu sử dụng thông tin:


Bảng 6: Các đối tượng mà tỉnh có nhu cầu sử dụng thông tin

STT

Các đối tượng mà tỉnh có nhu cầu sử dụng thông tin

Các thông tin cơ bản của từng đối tượng

1

Thông tin về công dân

- Số định danh

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Giới tính

- Nơi đăng ký khai sinh

- Quê quán

- Dân tộc

- Tôn giáo

- Quốc tịch

- Tình trạng hôn nhân

- Nơi thường trú

- Nơi ở hiện tại

- Và các thông tin khác

2

Thông tin về doanh nghiệp

- Mã số doanh nghiệp

- Tên doanh nghiệp

- Ngành, nghề kinh doanh

- Mã số địa điểm kinh doanh

- Địa chỉ doanh nghiệp

- Điện thoại

- Email

- Chủ sở hữu

- Vốn điều lệ

- Người đại diện theo pháp luật

- Và các thông tin khác

3

Thông tin về chứng nhận đầu tư

- Mã số giấy chứng nhận đầu tư

- Tên chủ đầu tư

- Địa chỉ

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

- Quy mô đầu tư

- Tổng vốn đầu tư

- Thời gian thực hiện

- Tiến độ

- Và các thông tin khác

4

Thông tin về đất đai

- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất;

- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

- Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông;

- Nhóm dữ liệu về địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường địa giới hành chính các cấp;

- Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thủy văn, dân cư, và các ghi chú khác;

- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;

- Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.

5

Thông tin về hộ tịch

- Khai sinh

- Tình trạng hôn nhân

- Tình trạng giám hộ

- Khai tử

- Quốc tịch

- Cha, mẹ, con

- Và các thông tin khác

6

Thông tin về thuế

- Mã số thuế

- Họ và tên -CMND

- Tỉnh/Thành phố cư trú

- Ngày cấp mã số thuế

- Cơ quan thuế quản lý

- Và các thông tin khác

7

Thông tin về đăng kiểm phương tiện

- Mã số hồ sơ đăng kiểm

- Số đăng ký phương tiện

- Chủ sở hữu phương tiện

- Thời hạn đăng kiểm

- Tình trạng phương tiện

- Và các thông tin khác

8

Thông tin về bảo hiểm xã hội

- Họ và tên

- Ngày sinh

- Giới tính

- Số CMND

- Nơi cấp giấy khai sinh

- Địa chỉ cư trú

- Mã hộ gia đình

- Quan hệ với chủ hộ

- Mã số thẻ bảo hiểm

- Địa chỉ đăng ký khám chữa bệnh

- Thời hạn sử dụng

- Và các thông tin khác

9

Thông tin về đăng ký phương tiện

- Mã số đăng ký phương tiện

- Tên chủ phương tiện

- Số máy

- Số khung

- Địa chỉ thường trú

- Biến số đăng ký

- Nhãn hiệu

- Màu sơn

- Về các thông tin khác

10

Thông tin về lý lịch tư pháp

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Nơi sinh

- Quốc tịch

- Giới tính

- Nơi thường trú

- Nơi tạm trú

- CMND

- Họ và tên cha

- Họ và tên mẹ

- Họ và tên vợ/chồng

- Tình trạng án tích

11

Thông tin về giấy phép xây dựng

- Mã số giấy phép

- Ngày, tháng, năm cấp

- Cấp cho: Tên người dân/doanh nghiệp/tổ chức

- Địa chỉ công trình

- Tên công trình

- Vị trí xây dựng

- Loại và cấp công trình

- Chỉ giới xây dựng

 

 

- Diện tích xây dựng

- Tổng diện tích sàn

- Chiều cao công trình

- Số tầng xây dựng

- Hiệu lực giấy phép

12

Thông tin về chứng chỉ hoạt động xây dựng

Thông tin về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân bao gồm:

- Mã số chứng chỉ

- Họ và tên

- Số CMND

- Ngày cấp, nơi cấp

- Ngày, tháng, năm sinh

- Địa chỉ thường trú

- Số điện thoại

- Trình độ chuyên môn

- Đơn vị công tác

- Lĩnh vực hoạt động xây dựng

- Hạn sử dụng

Thông tin về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức bao gồm:

- Mã số chứng chỉ

- Tên tổ chức

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập

- Tên người đại diện theo pháp luật

- Quốc tịch

- Địa chỉ trụ sở chính

- Số điện thoại

- Vốn điều lệ

- Phạm vi hoạt động xây dựng

- Hạn sử dụng

13

Thông tin về an toàn phòng cháy chữa cháy

- Số

- Họ và tên

- Chức vụ

- Đại diện cho

- Ngày lập biên bản kiểm tra

- Cơ sở

- Địa chỉ

14

Thông tin về hộ chiếu phổ thông

- Loại

- Mã số

- Số hộ chiếu

- Họ và tên

- Quốc tịch

- Ngày sinh

- Nơi sinh

- Số CMND

- Giới tính

- Ngày cấp

- Ngày hết hạn

- Nơi cấp

15

Thông tin về thông quan điện tử

- Số

- Ngày đăng ký

- Tên Cục

- Tên Chi cục

- Mã số thuế đơn vị nhập khẩu

- Tên đơn vị nhập khẩu

- Tên đơn vị xuất khẩu

- Loại hình

- Số hợp đồng

- Ngày tháng năm hợp đồng

- Số hóa đơn

- Ngày tháng năm hóa đơn

- Nước xuất khẩu

- Cảng, địa điểm xếp hàng

- Cảng, địa điểm dỡ hàng

16

Thông tin về báo cáo tài chính

- Tên công ty

- Địa chỉ

- Năm báo cáo tài chính

- Tài sản

- Mã số

- Thuyết minh

- Số cuối năm

- Số đầu năm

17

Thông tin về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

- Số

- Hiệu lực

- Tên cơ sở

- Chủ cơ sở

- Địa chỉ

- Điện thoại

- Ngành nghề kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

18

Thông tin về người có công

- Số

- Loại đối tượng

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Giới tính

- Quê quán

- Dân tộc

- Tôn giáo

- Quốc tịch

- Nơi thường trú

19

Thông tin về cán bộ, công chức, viên chức

- Họ và tên

- Năm sinh

- Quê quán

- Trình độ

- Chuyên ngành đào tạo

- Số CMND

- Chức danh chuyên môn

- Chức danh nghề nghiệp

- Hệ số lương

- Và các thông tin khác

20

Thông tin về đánh giá tác động môi trường

- Số quyết định

- Ngày tháng năm

- Tên dự án

- Chủ đầu tư

- Và các thông tin khác

21

Thông tin về quy hoạch

- Số quyết định

- Sơ đồ

- Loại quy hoạch

- Và các thông tin khác

22

Thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Số

- Tên cơ sở

- Loại hình kinh doanh

- Chủ cơ sở

- Địa chỉ

- Điện thoại

f. Danh mục CSDL dùng chung cấp tỉnh

Danh sách các phần tử dữ liệu trong CSDL dùng chung và ràng buộc:

Việc lựa chọn xây dựng các CSDL dùng chung cho tỉnh cũng phải dựa trên nguyên tắc, đó là đảm bảo việc chia sẻ các thông tin dùng chung cho toàn tỉnh, cung cấp chính xác, kịp thời các thông tin cho các hoạt động nghiệp vụ chung của tỉnh để giảm thiểu tối đa thời gian xử lý, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Qua đó, cung cấp các DVC cho người dân một cách minh bạch, rõ ràng và giảm thiểu tối đa thời gian đi lại cho người dân. Hơn nữa, các CSDL dùng chung này cũng cần phải so sánh, tham chiếu đến các CSDL quốc gia hiện nay đang được xây dựng để có thể có lộ trình cũng như sự phối hợp triển khai cho phù hợp.

Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế để xem xét, cân nhắc đưa các dữ liệu khác phát sinh trong quá trình giải quyết TTHC, cũng như sự cần thiết của các dữ liệu đó để phục vụ quá trình quản lý nhà nước, hình thành dữ liệu dùng chung của tỉnh. Tuy vậy, việc hiện thực hóa việc xây dựng các CSDL cần phải có sự tham gia của các thành phần liên quan để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác về mặt dữ liệu để tránh việc đầu tư, xây dựng trùng lặp. Cũng cần phải cân đối ngân sách của tỉnh trong việc đề xuất xây dựng CSDL phù hợp với việc cập nhật, duy trì Kiến trúc CQĐT của tỉnh Đắk Nông.

Qua phân tích và căn cứ vào bảng các dịch vụ dùng chung của tỉnh Đắk Nông, việc kết nối, sử dụng các CSDL quốc gia, các CSDL do các Bộ đã và đang triển khai sau và danh sách các dữ liệu dùng chung cho toàn tỉnh như sau:

Bảng 7: Kết nối, sử dụng CSDLQG và CSDL do các Bộ đã và đang xây dựng

STT

CSDL

Các thông tin cơ bản

Cơ quan chủ quản

1

CSDLQG về dân cư

- Số định danh/CMND

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Giới tính

- Nơi đăng ký khai sinh

- Quê quán

- Dân tộc

- Tôn giáo

- Quốc tịch

- Tình trạng hôn nhân

- Nơi thường trú

- Nơi ở hiện tại

- Và các thông tin khác

Bộ Công an

2

CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp

- Mã số doanh nghiệp

- Tên doanh nghiệp

- Ngành, nghề kinh doanh

- Mã số địa điểm kinh doanh

- Địa chỉ doanh nghiệp

- Điện thoại

- Email

- Chủ sở hữu

- Vốn điều lệ

- Người đại diện theo pháp luật

- Và các thông tin khác

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3

CSDL đất đai quốc gia

- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất;

- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

- Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông;

- Nhóm dữ liệu về địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường địa giới hành chính các cấp;

- Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thủy văn, dân cư, và các ghi chú khác;

Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;

- Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

4

CSDL về hộ tịch

- Khai sinh

- Tình trạng hôn nhân

- Tình trạng giám hộ

- Khai tử

- Quốc tịch

- Cha, mẹ, con

- Và các thông tin khác

Bộ Tư pháp

5

CSDL về thuế

- Mã số thuế

- Họ và tên

- CMND

- Tỉnh/Thành phố cư trú

- Ngày cấp mã số thuế

- Cơ quan thuế quản lý

- Và các thông tin khác

Tổng cục Thuế

6

CSDL về đăng kiểm phương tiện

- Mã số hồ sơ đăng kiểm

- Số đăng ký phương tiện

- Chủ sở hữu phương tiện

- Thời hạn đăng kiểm

- Tình trạng phương tiện

- Và các thông tin khác

Cục Đăng kiểm - Bộ Giao thông vận tải

7

CSDL về bảo hiểm xã hội

- Họ và tên

- Ngày sinh

- Giới tính

- Số CMND

- Nơi cấp giấy khai sinh

- Địa chỉ cư trú

- Mã hộ gia đình

- Quan hệ với chủ hộ

- Mã số thẻ bảo hiểm

- Địa chỉ đăng ký khám chữa bệnh

- Thời hạn sử dụng

- Và các thông tin khác

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

8

CSDL về đăng ký phương tiện

- Mã số đăng ký phương tiện

- Tên chủ phương tiện

- Số máy

- Số khung

- Địa chỉ thường trú

- Biển số đăng ký

- Nhãn hiệu

- Màu sơn

- Và các thông tin khác

Bộ Công an

9

CSDL về lý lịch tư pháp

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Nơi sinh

- Quốc tịch

- Giới tính

- Nơi thường trú

- Nơi tạm trú

- CMND

- Họ và tên cha

- Họ và tên mẹ

- Họ và tên vợ/chồng

- Tình trạng án tích

Bộ Tư pháp

10

CSDL về hộ chiếu phổ thông

- Loại

- Mã số

- Số hộ chiếu

- Họ và tên

- Quốc tịch

- Ngày sinh

- Nơi sinh

- Số CMND

- Giới tính

- Ngày cấp

- Ngày hết hạn

- Nơi cấp

Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an

11

CSDL về thông quan điện tử

- Số

- Ngày đăng ký

- Tên Cục

- Tên Chi cục

- Mã số thuế đơn vị nhập khẩu

- Tên đơn vị nhập khẩu

- Tên đơn vị xuất khẩu

- Loại hình

- Số hợp đồng

- Ngày tháng năm hợp đồng

- Số hóa đơn

- Ngày tháng năm hóa đơn

- Nước xuất khẩu

- Cảng, địa điểm xếp hàng

- Cảng, địa điểm dỡ hàng

Tổng cục Hải quan

12

CSDL về báo cáo tài chính

- Tên công ty

- Địa chỉ

- Năm báo cáo tài chính

- Tài sản

- Mã số

- Thuyết minh

- Số cuối năm

- Số đầu năm

Tổng cục Thuế

13

CSDL về người có công

- Số

- Loại đối tượng

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Giới tính

- Quê quán

- Dân tộc

- Tôn giáo

- Quốc tịch

- Nơi thường trú

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

14

CSDL về cán bộ, công chức, viên chức

- Họ và tên

- Năm sinh

- Quê quán

- Trình độ

- Chuyên ngành đào tạo

- Số CMND

- Chức danh chuyên môn

- Chức danh nghề nghiệp

- Hệ số lương

- Và các thông tin khác

Bộ Nội vụ

15

CSDL về hộ chiếu công vụ, ngoại giao

- Loại

- Mã số

- Số hộ chiếu

- Họ và tên

- Quốc tịch

- Ngày sinh

- Nơi sinh

- Số CMND

- Giới tính

- Ngày cấp

- Ngày hết hạn

- Nơi cấp

Bộ Ngoại giao

CSDL dùng chung cho toàn tỉnh Đắk Nông cần đáp ứng được các yêu cầu:

(1) Dữ liệu được lưu tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh, do cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý, dữ liệu số hóa phải được bảo đảm có giá trị pháp lý theo quy định. Dữ liệu có thể được chia sẻ với các cơ quan trong địa bàn tỉnh, hoặc với các tỉnh khác hoặc với các cơ quan Trung ương tùy theo nhu cầu, trách nhiệm giữa các bên.

(2) Dữ liệu được lưu trữ nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý, cập nhật, chia sẻ với các cơ quan liên quan trong địa bàn tỉnh và với các tỉnh, các bộ, ngành khi có nhu cầu thực tế. Dữ liệu này cũng được thu thập để nhằm mục đích xây dựng CSDL về giải quyết TTHC.

(3) Dữ liệu được thu thập, cập nhật và lưu trữ từ việc thực hiện các TTHC của người dân và doanh nghiệp.

(4) Dữ liệu được thu thập, chuẩn hóa, xác thực và được lưu trữ nhằm mục đích chia sẻ với các đơn vị liên quan để tăng khả năng tra cứu, xuất thông tin trong quá trình giải quyết TTHC, thu ngắn thời gian xử lý hồ sơ TTHC. Các dữ liệu này cũng là những thành phần quan trọng để phục vụ cho việc xây dựng kho dữ liệu của tỉnh nhằm mục đích thống kê, phân tích, báo cáo sau này.

Bảng 8: Danh sách các thông tin dữ liệu dùng chung cho toàn tỉnh Đắk Nông

STT

Dữ liệu dùng chung

Các thông tin cơ bn

Cơ quan chủ quản

1

Dữ liệu về chứng nhận đầu tư trong nước tỉnh Đắk Nông

- Mã số giấy chứng nhận đầu tư

- Tên chủ đầu tư

- Địa chỉ

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

- Quy mô đầu tư

- Tổng vốn đầu tư

- Thời gian thực hiện

- Tiến độ

- Và các thông tin khác

UBND tỉnh

2

Dữ liệu về giấy phép xây dựng

- Mã số giấy phép

- Ngày, tháng, năm cấp

- Cấp cho: Tên người dân/doanh nghiệp/tổ chức

- Địa chỉ công trình

- Tên công trình

- Vị trí xây dựng

- Loại và cấp công trình

- Chỉ giới xây dựng

- Diện tích xây dựng

- Tổng diện tích sàn

- Chiều cao công trình

- Số tầng xây dựng

- Hiệu lực giấy phép

Sở Xây dựng

3

Dữ liệu về chứng chỉ hoạt động xây dựng

Dữ liệu về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân bao gồm:

- Mã số chứng chỉ

- Họ và tên

- Số CMND

- Ngày cấp, nơi cấp

- Ngày, tháng, năm sinh

- Địa chỉ thường trú

- Số điện thoại

- Trình độ chuyên môn

- Đơn vị công tác

- Lĩnh vực hoạt động xây dựng

- Hạn sử dụng

Dữ liệu về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức bao gồm:

- Mã số chứng chỉ

- Tên tổ chức

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập

- Tên người đại diện theo pháp luật

- Quốc tịch

- Địa chỉ trụ sở chính

- Số điện thoại

- Vốn điều lệ

- Phạm vi hoạt động xây dựng

- Hạn sử dụng

Sở Xây dựng

4

Dữ liệu về an toàn phòng cháy chữa cháy

- Số giấy phép

- Họ và tên của chủ cơ sở được cấp giấy phép

- Chức vụ của chủ cơ sở

- Đại diện cho

- Ngày lập biên bản kiểm tra

- Địa chỉ cơ sở

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh

5

Dữ liệu về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

- Số giấy chứng nhận

- Hiệu lực

- Tên cơ sở

- Tên chủ cơ sở

- Địa chỉ cơ sở

- Điện thoại

- Ngành nghề kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Sở Công Thương

6

Dữ liệu về đánh giá tác động môi trường

- Số quyết định

- Ngày tháng năm

- Tên dự án

- Tên chủ đầu tư

- Và các thông tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường

7

Dữ liệu về quy hoạch

- Số quyết định

- Sơ đồ

- Loại quy hoạch

- Và các thông tin khác

Sở Xây dựng

8

Dữ liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Số giấy chứng nhận

- Tên cơ sở

- Loại hình kinh doanh

- Tên chủ cơ sở

- Địa chỉ cơ sở

- Điện thoại

Sở Y tế

Ngoài các đề xuất về việc sử dụng các dữ liệu nêu trên, Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông còn có những CSDL dùng chung khác, phục vụ các hệ thống, ứng dụng, dịch vụ dùng chung thuộc Kiến trúc.

2. Kiến trúc ứng dụng

a. Hiện trạng các ứng dụng đang sử dụng

Ứng dụng cung cấp dịch vụ và dữ liệu thông tin

Ứng dụng cung cấp dịch vụ thông tin là Cổng TTĐT tỉnh và các Cổng, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố.

Danh sách Cổng TTĐT tỉnh và các Cổng, trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

Bảng 9: Cổng TTĐT tỉnh và các cổng, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

STT

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

TÊN MIỀN

I

CỔNG TTĐT TỈNH VÀ CÁC CỔNG THÀNH PHẦN

 

1.

Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông

https://daknong.gov.vn/

2.

Hội đồng nhân dân tỉnh

http://hdnd.daknong.gov.vn/

II

CÁC HUYỆN, THÀNH PH

 

3.

Thành phố Gia Nghĩa

http://gianghia.daknong.gov.vn/

4.

Huyện Đắk Song

http://daksong.daknong.gov.vn/

5.

Huyện Tuy Đức

http://tuyduc.daknong.gov.vn/

6.

Huyện Đắk R'lấp

http://dakrlap.daknong.gov.vn/

7.

Huyện Đắk Mil

http://dakmil.daknong.gov.vn/

8.

Huyện Đắk Glong

http://dakglong.daknong.gov.vn/

9.

Huyện Cư Jút

http://cujut.daknong.gov.vn/

10.

Huyện Krông Nô

http://krongno.daknong.gov.vn/

III

SỞ, BAN, NGÀNH

 

11.

Sở Giáo dục và Đào tạo

http://daknong.edu.vn/

12.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

http://skhdt.daknong.gov.vn/

13.

Sở Khoa học và Công nghệ

http://skhcn.daknong.gov.vn/

14.

Sở Nội vụ

http://snv.daknong.gov.vn/

15.

Sở Tư pháp

http://stp.daknong.gov.vn/

16.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

http://snnptnt.daknong.gov.vn/

17.

Sở Xây dựng

http://sxd.daknong.gov.vn/

18.

Sở Y tế

http://syt.daknong.gov.vn/

19.

Sở Tài nguyên và Môi trường

http://stnmt.daknong.gov.vn/

20.

Sở Thông tin và Truyền thông

http://stttt.daknong.gov.vn/

21.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

http://sldtbxh.daknong.gov.vn/

22.

Sở Giao thông Vận tải

http://sgtvt.daknong.gov.vn/

23.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

http://svhttdl.daknong.gov.vn/

24.

Sở Tài chính

http://stc.daknong.gov.vn/

25.

Sở Công thương

http://sct.daknong.gov.vn/

26.

Ban dân tộc

http://bdt.daknong.gov.vn/

27.

Thanh Tra tỉnh

http://thanhtra.daknong.gov.vn/

IV

ĐƠN VỊ KHÁC

 

28.

Tỉnh Đoàn

http://www.tinhdoandaknong.org.vn/

29.

Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh

http://ipc.daknong.gov.vn/

30.

Liên đoàn lao động

http ://ldld.daknong.gov.vn/

31.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

http://truyenhinhdaknong.vn/

32.

Trung tâm giới thiệu việc làm

http://vldaknong.vieclamvietnam.gov.vn/

33.

Báo Đắk Nông

http://baodaknong.org.vn/

34.

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

htttp://khuyencong.daknong.gov.vn

V

CƠ QUAN TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 

35.

Công an Tỉnh

http://congan.daknong.gov.vn/

36.

Bảo hiểm xã hội tỉnh

https://daknong.baohiemxahoi.gov.vn/

37.

Kho bạc nhà nước tỉnh

https://daknong.gov.vn/kho-bac-nha-nuoc-tinh

Cổng TTĐT tỉnh và các trang TTĐT của các sở, ngành, địa phương được vận hành, cập nhật dữ liệu theo quy định. Các Cổng TTĐT đã cơ bản đăng tải công khai các thông tin theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, qua đó góp phần đẩy mạnh minh bạch và tiếp cận thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân với các cơ quan Nhà nước.

Cổng TTĐT tỉnh hiện cung cấp danh mục TTHC 3 cấp gồm 2.399 TTHC, trong đó, chủ yếu là DVCTT mức độ 1 và 2. Trên địa bàn tỉnh hiện có 659 danh mục TTHC DVCTT mức độ 3 và 4.

Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa

Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tích hợp ứng dụng một cửa điện tử liên thông của tỉnh được triển khai cho toàn tỉnh bao gồm: 19/19 sở ngành tập trung tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh; 08/08 UBND huyện, thị xã; 71/71 xã, phường, thị trấn.

Ngoài Cổng Dịch vụ công trực tuyến được triển khai tập trung tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh, còn có 04/18 Sở, ngành sử dụng Hệ thống một của điện tử liên thông được Bộ, ngành Trung ương đầu tư và quản lý gồm: Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Tài chính.

Hiện nay, các Hệ thống một cửa điện tử đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện việc kết nối liên thông giữa Hệ thống một cửa điện tử với các hệ thống, phần mềm ứng dụng, xử lý nghiệp vụ của các đơn vị chuyên môn, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến; việc kết nối, chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan khác.

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Triển khai Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, sử dụng văn bản điện tử

Hệ thống Văn phòng điện tử và điều hành (iOffice): Đã được tích hợp chữ ký số, chứng thư số do Ban cơ yếu Chính phủ cấp đã được triển khai đồng bộ 100% các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã (bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập), đảm bảo kết nối liên thông với trục liên thông văn bản quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, sử dụng văn bản điện tử qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, rút ngắn thời gian xử lý văn bản, thuận lợi cho việc chia sẻ, sử dụng lại văn bản điện tử, giảm chi phí hành chính, nâng cao hiệu quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Trong 9 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử đã tăng lên đáng kể, cụ thể:

Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước hoàn toàn dưới dạng điện tử: khoảng trên 90%.

Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy: khoảng 10%.

Tỷ lệ gửi, trao đổi văn bản điện tử được thống kê tại Văn phòng UBND tỉnh đạt 99,7% (Tỷ lệ văn bản điện tử/trên tổng số văn bản 120.407/120.737).

Hiện nay, tỉnh đã triển khai gửi nhận văn bản điện tử từ Văn phòng UBND tỉnh với các Bộ, ngành, đơn vị ở Trung ương qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

- Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh

Sau khi tiến hành rà soát, thu hồi và cấp mới, toàn tỉnh 5.899 hộp thư điện tử công vụ, trong đó 3.565 hộp thư là thư điện tử cá nhân, đạt 100% cán bộ, công chức được cấp Hộp thư điện tử công vụ để trao đổi thông tin điện tử trên môi trường mạng. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ trao đổi trong công việc đạt khoảng 92%.

- Triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp

Việc quản lý sử dụng chữ ký số chuyên dùng như thu hồi chữ ký số, cập nhật thay đổi thông tin chữ ký số, khôi phục mật khẩu chữ ký số...theo quy định. Tính đến tháng 9/2019, toàn tỉnh có 2.002 cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, cán bộ kế toán có chữ ký số, chứng thư số phục vụ công tác chuyên môn.

Hiện tại, tỉnh đang thực hiện nâng cấp phần mềm Quản lý và điều hành văn bản của tỉnh để triển khai việc tích hợp chữ ký số trên thiết bị di động vào phần mềm Quản lý và điều hành văn bản.

- Triển khai ISO điện tử

Hiện nay, Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (gọi là ISO điện tử) đã được triển khai vào hoạt động của 78 cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trong đó: cấp tỉnh có 18/19 sở ngành và 09 đơn vị trực thuộc; cấp huyện có 05/08 huyện, thị xã; cấp xã có 46/71 xã, phường, thị trấn. Tỉnh đã tiến hành tập huấn tập trung việc sử dụng khi tỉnh áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia ISO TCVN 9001:2015 cho các cơ quan, đơn vị với gần 100 lượt cán bộ, công chức và 31 lớp trực tiếp tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã.

b. Mô tả nhu cầu phát triển hoặc nâng cấp các thành phần ứng dụng

- Xây dựng, phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh Đắk Nông (LGSP) và các ứng dụng dùng chung như: dịch vụ xác thực một lần (SSO), dịch vụ chữ ký số, dịch vụ thanh toán trực tuyến, dịch vụ tin nhắn tự động (SMS),... tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông, bảo đảm tích hợp, kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong nội bộ tỉnh và kết nối liên thông với hệ thống thông tin của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương.

- Triển khai hệ thống Cổng Dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin một cửa điện tử theo hướng dẫn và lộ trình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công (thuế, điện, nước, học phí, viện phí, an sinh xã hội,...). Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tài sản, an ninh mạng trong ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định.

3. Kiến trúc dữ liệu

a. Hiện trạng các CSDL

Dịch vụ cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cung cấp các dữ liệu:

Dữ liệu về lịch sử Đắk Nông.

Dữ liệu về bản đồ hành chính tỉnh.

Dữ liệu về cơ sở hạ tầng.

Dữ liệu về điều kiện tự nhiên.

Dữ liệu về sơ đồ tổ chức bộ máy.

Dữ liệu về cải cách hành chính.

Dữ liệu về lịch làm việc của Lãnh đạo tỉnh.

Dữ liệu về thông tin tiếp dân của Lãnh đạo tỉnh.

Dữ liệu về thông tin đất đai, quy hoạch, đấu thầu, nghiên cứu khoa học, ngân sách, giá cả hàng hóa.

Dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật.

Dữ liệu về công báo.

Dữ liệu về thư viện pháp luật.

Dữ liệu về nhà đầu tư.

Dữ liệu về thông tin TTHC và DVCTT mức độ 3, mức độ 4.

Dữ liệu về Kinh tế xã hội, hợp tác đầu tư, thông tin đối ngoại.

Dữ liệu về thông tin chỉ đạo điều hành của UBND.

Dữ liệu về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Dữ liệu về Website của các sở, ban, ngành, huyện, xã và các đơn vị khác.

Dịch vụ cung cấp thông tin về đăng ký và xử lý TTHC cung cấp những dữ liệu:

Dữ liệu về danh sách TTHC của tỉnh.

Dữ liệu về mã, tên, cơ quan công bố, cơ quan thực hiện, lĩnh vực của TTHC.

Dữ liệu về Tên TTHC, mức độ DVC, lĩnh vực, cơ quan quản lý, quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ của DVCTT mức độ 3, 4.

Dữ liệu về tình hình xử lý hồ sơ chung của toàn tỉnh, của từng đơn vị theo từng tháng (Dữ liệu về hồ sơ tiếp nhận, hồ sơ đã giải quyết, số hồ sơ giải quyết đúng hạn).

Dữ liệu về công dân đăng ký sử dụng (số lượng, Họ và tên, số CMND/hộ chiếu/CCCD, ngày sinh, email, số điện thoại ).

Dữ liệu về cán bộ xử lý TTHC (Số lượng, tên cán bộ, mã cán bộ, số CMND/CCCD, ngày sinh, email,...).

Dữ liệu về tổ chức đăng ký sử dụng (Loại tài khoản, Tên, Mã số thuế, Mã giấy phép, ngày cấp, email,....).

Và các dữ liệu khác.

Dữ liệu do dịch vụ nội bộ cung cấp:

i. Dữ liệu nội bộ dùng chung cấp tỉnh:

Dữ liệu về Email công vụ (số lượng email công vụ đã cấp, tên, danh sách email công vụ, họ và tên, tên đơn vị làm việc, số điện thoại, ngày tháng năm sinh...., số lượng văn bản điện tử đã chuyển qua đường email...).

Dữ liệu về quản lý tài sản công: Danh mục tài sản công, mã tài sản công, tên tài sản công, ngày mua, ngày khấu hao, ngày bàn giao, đơn vị bàn giao, đơn vị quản lý, họ và tên cán bộ quản lý,...

Dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức và đánh giá cán bộ công chức, viên chức (Họ và tên, giới tính, ngày sinh, số điện thoại, email, trạng thái làm việc, tên đăng nhập, mã cán bộ, đơn vị công tác, chức danh, chức vụ khác, dân tộc, số CMND/CCCD, nơi cấp, quê quán, hộ khẩu thường trú, hộ khẩu tạm trú, ngày ký hợp đồng, ngày tuyển dụng tập sự, Ngày hết hạn tập sự, ngày bổ nhiệm ngạch, mã ngạch, bậc lương, hệ số, thời điểm nâng lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khác, trình độ chuyên môn cao nhất, chuyên ngành, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, trình độ tiếng anh, trình độ ngoại ngữ khác, trình độ tin học, ngày vào đảng, đơn vị kết nạp, ngày chính thức vào đảng, hình thức khen thưởng cao nhất, số sổ BHXH...).

Dữ liệu về quản lý văn bản điều hành.

Dữ liệu về chữ ký số: Số lượng chữ ký số công vụ đã được cấp, danh mục các cán bộ đã được cấp chữ ký số, danh mục các văn bản được ký số...

Dữ liệu về thi đua khen thưởng.

ii. Dữ liệu chuyên ngành trong tỉnh:

- Ngành Y tế

Dữ liệu quản lý bệnh viện.

Dữ liệu của quản lý y tế cơ sở: Dữ liệu về khám bệnh, hồ sơ bệnh án, báo cáo khám bệnh, danh sách bệnh nhân nhập viện, quản lý danh sách bệnh nhân, danh sách bệnh nhân xuất viện, xác nhận chi phí bảo hiểm y tế, viện phí nội trú, dữ liệu báo cáo bảo hiểm y tế cấp xã, huyện, tỉnh.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo:

Dữ liệu về quản lý nhân sự.

- Dữ liệu ngành Tài nguyên và Môi trường:

Dữ liệu về quản lý đất đai.

- Dữ liệu ngành Giao thông vận tải:

Dữ liệu về quản lý đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe.

- Dữ liệu ngành Lao động, Thương binh và xã hội:

Dữ liệu về thông tin cung cầu lao động.

Dữ liệu về tài chính trợ cấp ưu đãi người có công.

Dữ liệu về CSDL về an sinh xã hội.

Dữ liệu về người có công.

- Dữ liệu ngành Nội vụ:

Dữ liệu về điều tra xã hội học.

- Dữ liệu Ngành Thông tin và Truyền thông:

Dữ liệu quản lý trạm thông tin di động BTS.

- Dữ liệu ngành Xây dựng:

Dữ liệu về công bố công khai quy hoạch xây dựng tỉnh Đắk Nông;

Dữ liệu về quản lý thông tin địa lý quy hoạch xây dựng GIS.

iii. Dữ liệu ngành dọc triển khai từ trung ương xuống địa phương:

- Dữ liệu ngành Công an:

Dữ liệu đăng ký xe: Loại phương tiện, mã phương tiện, ngày đăng ký, niên hạn sử dụng, ngày hết hạn, mã số máy, tình trạng phương tiện, họ và tên chủ phương tiện...

Dữ liệu quản lý tai nạn giao thông đường bộ: số lượng tai nạn giao thông, ngày tai nạn, số lượng người gặp nạn, số lượng người chết, địa điểm xảy ra tai nạn giao thông, quá trình xử lý...

Dữ liệu thông tin chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân...

- Ngành Kế hoạch và Đầu tư:

Dữ liệu đăng ký doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, tên người đại diện theo pháp luật, mẫu dấu của doanh nghiệp, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp...

Dữ liệu theo dõi, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước: Đơn vị; Đơn vị con; Mã QHNG/Số QĐ; Tên dự án; Hình thức quản lý; Ngành kinh tế; Chủ đầu tư; Hình thức đầu tư; Nhóm dự án; Ban quản lý dự án...

Dữ liệu mạng đấu thầu quốc gia: Loại thông tin; số TBMT; Tên gói thầu; Bên mời thầu; Nguồn vốn; Ngày đăng tải; số CBDMDA; Tên dự án; Chủ đầu tư...

- Ngành Tư pháp:

Dữ liệu lý lịch tư pháp: Họ và tên, tên gọi khác, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch, dân tộc, nơi thường trú, nơi tạm trú, số CMND/CCCD/Hộ chiếu; Ngày cấp, nơi cấp, số điện thoại, email, Họ tên cha, ngày sinh, họ tên mẹ, ngày sinh, họ tên vợ (chồng), ngày sinh...

Dữ liệu về văn bản pháp luật: loại văn bản, cơ quan ban hành, tình trạng hiệu lực, thời gian ban hành, số văn bản, ...

Dữ liệu về quốc tịch: Tên cơ quan, Trạng thái hồ sơ, loại hồ sơ, ngày nhận hồ sơ, mã hồ sơ, Họ và tên, giới tính, ngày sinh, điện thoại, nơi sinh (quốc gia, quận, huyện, thành phố), nơi đăng ký khai sinh (quốc gia, quận, huyện, thành phố), Số CMND/CCCD/hộ chiếu, ngày cấp, cơ quan cấp, địa chỉ cư trú hiện nay, nghề nghiệp, nơi làm việc, giấy tờ kèm theo...

- Dữ liệu ngành Giao thông vận tải:

Dữ liệu về Giấy phép lái xe: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, số GPLX, giới tính, quốc tịch, địa chỉ, năm trúng tuyển, hạng GPLX, ảnh chân dung...

- Dữ liệu ngành Nội vụ:

Dữ liệu cán bộ công chức, viên chức;

Dữ liệu về hồ sơ khen thưởng điện tử ngành thi đua, khen thưởng.

- Dữ liệu ngành Tài chính:

Dữ liệu ngân sách và kho bạc (TABMIS): Tên đơn vị, mã số, nội nghiệp vụ thu chi, số tiền, địa bàn...

Dữ liệu về Quản lý tài sản công trên 500 triệu: Tên đơn vị, mã số, Loại tài sản, tên Tài sản, năm đưa vào sử dụng, khấu hao, địa bàn...

Dữ liệu về thanh toán điện tử liên kho bạc trong điều kiện vận hành TABMIS: Tên đơn vị, mã số, nội nghiệp vụ thu chi, số tiền, địa bàn...

Dữ liệu về Chương trình quản lý ngân sách nhà nước: Tên đơn vị, mã số, nội nghiệp vụ thu chi, số tiền, địa bàn.

Dữ liệu về mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách nhà nước: Tên đơn vị, dự án, mã số tương ứng, thông tin địa chỉ đơn vị...

Dữ liệu về Hệ thống thuế tích hợp TMS: Dữ liệu quản lý thuế các loại thuế của toàn ngành...

Dữ liệu về kê khai thuế qua mạng: Tên cá nhân, mã số, nội nghiệp vụ thu, số tiền, đơn vị, địa bàn...

- Dữ liệu ngành Ngân hàng:

Dữ liệu báo cáo thống kê.

- Dữ liệu ngành Lao động, Thương binh và xã hội:

Dữ liệu về đối tượng bảo trợ xã hội: Họ và tên đối tượng bảo trợ, số lượng, danh sách đối tượng bảo trợ, tuổi, giới tính, ngày tháng năm sinh, ...

Dữ liệu về Hộ nghèo, cận nghèo: Danh sách hộ nghèo, cận nghèo; địa chỉ...

Dữ liệu về dữ liệu trẻ em.

Dữ liệu về dữ liệu cung lao động: Họ và tên người lao động, số lượng, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc,...

Dữ liệu về cầu lao động: Dân số có tuổi từ 15 trở lên, lực lượng lao động, lao động có việc làm, thất nghiệp, không tham gia hoạt động kinh tế, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động đã quan đào tạo, Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, tổng số lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động, quy mô lao động, loại hình doanh nghiệp, lao động chia theo nhóm nghề, Lao động chia theo lĩnh vực kinh doanh...

Dữ liệu về dạy nghề: Danh sách các trường nghề, danh sách nghề đào tạo, số lượng lao động được đào tạo nghề....

Dữ liệu về tài chính trợ cấp ưu đãi người có công: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; Nguyên quán, Trú quán, Thuộc đối tượng trợ cấp ưu đãi; Số sổ trợ cấp; Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động;...

Dữ liệu về tai nạn lao động: Địa chỉ cơ quan quản lý tai nạn, Điện thoại, Email, Thời gian xảy ra tai nạn, địa điểm xảy ra tai nạn; Họ và tên nạn nhân, năm sinh, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng tai nạn (Chết, bị thương nặng/nhẹ).

Dữ liệu về an sinh xã hội quốc gia: Loại đối tượng (cần trợ giúp, hộ nghèo, người có công với cách mạng, tham gia bảo hiểm thất nghiệp...), Họ và tên, năm sinh, địa chỉ thường trú....

- Dữ liệu ngành Xây dựng:

Dữ liệu thông tin thống kê ngành xây dựng: (Theo thông tư 06/2018/TT-BXD ngày 08/8/2018) Tổng số công trình khởi công mới trên địa bàn, tổng số giấy phép xây dựng được cấp; tổng số công trình vi phạm quy định trật tự xây dựng trên địa bàn; Tổng số sự cố về công trình xây dựng; Tổng số công trình được chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng; Tổng số sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình....

- Dữ liệu ngành Bảo hiểm:

Dữ liệu bảo hiểm xã hội: Loại chế độ bảo hiểm xã hội; Danh sách người tham gia bảo hiểm bắt buộc, danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Mã số định danh/Mã công dân; Mã cá nhân/Mã công dân dự phòng; Mã hộ gia đình; Họ tên nhân khẩu; Họ tên khác; địa chỉ...

Dữ liệu về giao dịch BHXH điện tử: Tên cơ quan BHXH; Tên cơ quan tổ chức; Mã số thuế; Mã số bảo hiểm xã hội; Địa chỉ liên hệ; người liên hệ; địa chỉ thư điện tử; điện thoại di động; ...

- Dữ liệu quản lý văn phòng (Văn phòng chính phủ):

Dữ liệu theo dõi tình hình thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Dữ liệu TTHC: Danh sách, số lượng, tên TTHC, mã số, cơ quan công bố/công khai; cơ quan thực hiện, lĩnh vực, quy trình xử lý...

- Dữ liệu ngành Công Thương:

Dữ liệu hồ chứa thủy điện: Tên Đập; Địa điểm xây dựng; nhiệm vụ; năm xây dựng; lưu vực sông; năm xây dựng; Diện tích lưu vực; Dung tích; mức nước.

- Dữ liệu ngành Y tế:

Dữ liệu bệnh nhân khám chữa bệnh.

Dữ liệu về đăng ký cấp phép hành nghề khám bệnh - chữa bệnh: Thông tin về người đăng ký cấp phép hành nghề, cơ sở xin cấp phép hoạt động...

Dữ liệu về quản lý trang thiết bị y tế : Công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế ; Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A ; Công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế loại B, C, D.

- Dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Dữ liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thống kê số liệu sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo:

Dữ liệu giáo dục và đào tạo : Quản lý giáo viên, năng lực phẩm chất (Họ và tên, mã cán bộ, địa chỉ công tác, năm công tác, trình độ chuyên môn...); Cơ sở vật chất nhà trường ...

Dữ liệu về Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ : Dữ liệu điều tra về học sinh, gia đình gồm: Tên cha mẹ, học sinh, độ tuổi...

Dữ liệu thống kê EMIS : Tổng hợp quy mô, số lượng, chất lượng giáo dục học sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ.

b. Hiện trạng kết nối, chia sẻ dữ liệu

- Hiện nay, tỉnh Đắk Nông đang xây dựng nền tảng chia sẻ tích hợp cấp tỉnh (LGSP), với kinh phí khoảng 8 tỷ đồng, để kết nối, chia sẻ giữa Cổng Dịch vụ Hành chính công tỉnh với ngành Thuế, Bảo Hiểm xã hội tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải tỉnh và Tài chính,... để phục vụ người dân và doanh nghiệp, việc triển khai hệ thống này giúp đảm bảo kết nối với các hệ thống của các ngành triển khai độc lập từ cấp Bộ đến cấp tỉnh, đảm bảo an toàn, bảo mật và hiệu quả trong công tác vận hành, khai thác sử dụng.

- Cổng DVC, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng DVC quốc gia, đã triển khai kết nối Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng thanh toán tập trung Quốc gia.

Mô tả nhu cầu về xây dựng các CSDL hoặc kết nối, chia sẻ dữ liệu:

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Đắk Nông (cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu giá đất) bảo đảm đồng bộ, liên thông.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính tích hợp có vị trí trung tâm từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành gồm: Giá, TABMIS, ngân sách (dự toán, quyết toán), tài sản công, kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán xã, quản lý đầu tư, nợ công, doanh nghiệp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích, tổng hợp số liệu, hỗ trợ công tác quản lý và điều hành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, giá, tài sản công, doanh nghiệp đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch.

- Kết nối, trao đổi thông tin với cơ sở quốc gia về Tài chính của Bộ Tài chính đã được phê duyệt tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử và các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu của các cấp, các ngành của tỉnh.

- Số hóa tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ giúp cho cơ quan Nhà nước giải quyết vấn đề quản lý và phục vụ khai thác tài liệu lưu trữ nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện thuận tiện cho các cơ quan, các cán bộ nghiên cứu được tra cứu theo đúng yêu cầu sử dụng.

- Triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu cốt lõi như: Quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực, Hồ sơ Cán bộ công chức, Mục lục hồ sơ kho lưu trữ... để làm cơ sở kết nối, liên thông dữ liệu cho các hệ thống thông tin chuyên ngành dùng chung dữ liệu; cơ sở dữ liệu người dùng các hệ thống thông tin của cơ quan Nhà nước (để thực hiện xác thực một lần (SSO); các danh mục dùng chung: Danh mục các đơn vị sử dụng các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

4. Kiến trúc công nghệ

a. Sơ đồ mạng hiện tại

Sơ đồ mạng hiện tại của tỉnh Đắk Nông:

Hình 8: Sơ đồ kết nối Trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông

Các thiết bị thông tin trong cơ quan nhà nước thuộc tỉnh thông qua mạng TSLCD của tỉnh kết nối tới Trung tâm dữ liệu tỉnh và kết nối với nhau.

b. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại Trung tâm dữ liệu/Phòng máy chủ (Theo phiếu khảo sát)

- Trung tâm Dữ liệu tỉnh Đắk Nông được khởi công xây dựng năm 2011, do nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động, gồm 2 phòng: Phòng Quản trị hạ tầng - Hệ thống thông tin, phòng hành chính tổng hợp. Nhân sự Trung tâm hiện nay gồm 7 người, trong đó 4 người có chuyên môn về CNTT, 1 người có chuyên môn về điện tử - viễn thông và 2 người có chuyên môn về lĩnh, vực khác. Nhân sự trung tâm đều có trình độ đại học trở lên, trong đó có 1 người có trình độ trên đại học.

- Trung tâm Dữ liệu thuộc Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh đã đầu tư và đưa vào sử dụng 8 máy tính, gồm có 8 máy chủ vật lý.

- Internet kết nối tại Trung tâm dữ liệu theo 2 hình thức:

FTTH (số lượng 01), tốc độ kết nối là 200 Mbps

Leased line (số lượng 01), tốc độ kết nối 20 Mbps.

Trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông hiện đang lưu trữ và quản lý: Hệ thống thư điện tử, Hệ thống GIS, Hệ thống thư viện điện tử.

Trung tâm dữ liệu tỉnh được triển khai theo mô hình kết hợp, một số máy chủ sẽ được đặt tại địa phương.

Các giải pháp bảo mật về cả phần cứng và phần mềm đã được Trung tâm đưa vào sử dụng, giúp tăng tính an toàn bảo mật cho các thiết bị cũng như dữ liệu trong toàn tỉnh.

c. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại các đơn vị

- Hạ tầng máy tính

Đắk Nông đã trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh từ cấp tỉnh tới cấp xã 3308 máy tính (đạt tỉ lệ 98,72%), trong đó 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện đều được trang bị máy tính.

- Hạ tầng ứng dụng CNTT:

100% các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp huyện trở lên có mạng LAN, 100% kết nối Internet.

- Kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng:

Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đã xây dựng trục đường cáp quang và lắp đặt thiết bị đầu cuối tại 98 cơ quan, đơn vị. Hệ thống mạng diện rộng (WAN) của tỉnh đã kết nối 98 đơn vị, địa phương qua mạng truyền số liệu chuyên dùng (bao gồm cả cấp xã).

Hệ thống Hội nghị giao ban trực tuyến đa phương tiện: Đi vào sử dụng với 09 điểm cầu để phục vụ cho các cuộc họp trực tuyến giữa UBND tỉnh với Chính phủ và cấp huyện.

5. Kiến trúc an toàn thông tin

a. Mô hình hiện trạng ATTT

- Công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong nội bộ cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh từng bước đầu tư, hệ thống an ninh mạng LAN đạt tỷ lệ khoảng 58%.

- Tỉ lệ máy tính được cài phần mềm diệt virus có bản quyền đạt 100%, triển khai đầy đủ từ cấp tỉnh tới cấp xã.

b. Mô tả hiện trạng các phương án đảm bảo ATTT

Trong quá trình xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh đã có các dự án thành phần xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử và dự án xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng theo tiêu chuẩn Quốc tế. Trước mắt, để đảm bảo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 584/KH-UBND ngày 05/11/2018 triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 - 2019 và giao cho Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu triển khai theo đúng quy định.

c. Mô tả hiện trạng các phương án quản lý ATTT

Hiện tại, chưa có phương án, quy trình quản lý ATTT được xây dựng và phê duyệt.

6. Phân tích các ưu điểm, hạn chế

a. Ưu điểm

- Hệ thống Cổng thông tin của địa phương được triển khai đầy đủ, cung cấp thông tin tới người dân và doanh nghiệp đúng theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, đảm bảo việc tiếp cận thông tin chính sách tới người dân và doanh nghiệp được minh bạch và đầy đủ.

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã và đang triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tới tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, giúp người dân/doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi cần sử dụng các DVC của chính quyền.

- Các ứng dụng phục vụ nghiệp vụ nội bộ đã được triển khai tới hầu hết các đơn vị, địa phương, nâng cao hiệu quả quá trình xử lý công việc.

- Mạng Lan, Internet cáp quang đã được triển khai tới 100% cơ quan quản lý từ cấp huyện trở lên, giúp việc liên lạc giữa các nơi thông suốt, dễ dàng.

- Tỉ lệ trang bị các trang thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt mức khá cao, các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin được triển khai đồng bộ, hiện đại tại Trung tâm hạ tầng thông tin tỉnh.

- Môi trường pháp lý tiếp tục bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện dưới sự quan tâm đặc biệt của tỉnh; nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng các hoạt động ứng dụng CNTT của tỉnh luôn được đảm bảo đúng như kế hoạch.

b. Hạn chế

Ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên, tình hình ứng dụng CNTT của tỉnh Đắk Nông cũng còn gặp nhiều những khó khăn và hạn chế:

- Hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh đã xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo cài đặt các hệ điều hành, ứng dụng mới (đa số thiết bị mạng, máy chủ được đầu tư từ giai đoạn 2004 - 2008).

- Các máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị tường lửa tại Trung tâm tích hợp dữ liệu (Sở Thông tin và Truyền thông) đầu tư đã lâu, hư hỏng, xuống cấp, gây khó khăn trong việc tiếp tục triển khai các Hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh, cũng như đảm bảo duy trì, lưu trữ hệ thống thông tin, CSDL, Cổng/trang thông tin các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã đặt hosting tại Trung tâm.

- Kinh phí đầu tư dành cho Trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế khá lớn, do đó, tỉnh chưa đầu tư được Trung tâm dữ liệu đạt chuẩn để triển khai theo mô hình tập trung. Hiện nay, còn nhiều đơn vị đầu tư, duy trì máy chủ, tường lửa, tích điện, máy lạnh (như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường...) để triển khai các ứng dụng và CSDL chuyên ngành. Dẫn đến các nguồn lực đầu tư phân tán, không sử dụng chung được hạ tầng kỹ thuật CNTT, khó khăn trong công tác bảo mật, an toàn thông tin mạng, tích hợp, chia sẻ, sử dụng dữ liệu. Một số cơ sở dữ liệu của UBND tỉnh đang thuê dịch vụ CNTT đang đặt ra thách thức, quản lý chất lượng dịch vụ, bảo vệ thông tin cho các tổ chức, người dân; đối với các phần mềm xã hội hóa (người dân đóng góp) việc xác định định mức giá người dân nộp đang khó khăn.

- Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng trong cơ quan Nhà nước tỉnh chưa được đầu tư. Hầu hết, các hệ thống mạng tin học cục bộ tại các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã chưa được đầu tư xây dựng hệ thống bảo mật, an ninh mạng, chỉ một số ít cơ quan đã trang bị tường lửa (firewall) như: Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương. UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị và soát, nâng cấp các thiết bị tin học cần thiết nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liên quan ứng dụng CNTT của tỉnh chưa được tập huấn thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật những kiến thức mới và nâng cao trình độ nghiệp vụ.

- Cán bộ chuyên trách về CNTT còn thiếu về số lượng, nhất là viên chức Trung tâm CNTT - TT (thuộc Sở Thông tin và Truyền thông) rất ít (07 cán bộ, viên chức; trong đó, 03 cán bộ kỹ thuật tác nghiệp trực tiếp).

- Các cơ quan, đơn vị chưa cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành kịp thời, đầy đủ để khai thác sử dụng triệt để quản lý, tổng hợp báo cáo,...

- Một số chuyên mục thông tin trên Cổng TTĐT của tỉnh chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác theo quy định như: thông tin dự án, đấu thầu, các chiến lược, định hướng quy hoạch, cung cấp các văn bản chính sách mới cho doanh nghiệp,... thông tin trên Cổng TTĐT đôi khi còn khó tìm kiếm.

- Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 được tiếp nhận và giải quyết vẫn còn thấp, chưa triển khai được các nội dung thực hiện để khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.

VII. KIẾN TRÚC MỤC TIÊU

1. Sơ đồ tổng quát CQĐT

a. Sơ đồ kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông, phiên bản 2.0

Hình 9: Sơ đồ tổng thể kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông

b. Mô tả chi tiết các thành phần trong sơ đồ tổng quát

Bằng 10: Mô tả các thành phần trong sơ đồ tổng thể kiến trúc CQĐT

Tên thành phần

Mô tả thành phần

Người sử dụng

Có 2 nhóm người sử dụng chính:

a) Nhóm người dân, doanh nghiệp là những cá nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ do tỉnh cung cấp như: Đọc, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin điện tử; tra cứu, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do tỉnh cung cấp thông qua Cổng Dịch vụ công; sử dụng các dịch vụ khác mà tỉnh cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.

b) Nhóm cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hệ thống của tỉnh để giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; các nghiệp vụ nội bộ của tỉnh (tài chính, nhân sự) và các công việc được giao khác.

Kênh giao tiếp

Cung cấp các kênh giao tiếp như sau để phục vụ người sử dụng nêu trên:

a) Qua môi trường Internet: Cổng Dịch vụ công trực tuyến; Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Hệ thống xử lý nghiệp vụ; Hệ thống thông tin một cửa điện tử thông qua các thiết bị như: Máy tính; thiết bị di động; Kiosk tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa cấp huyện.

b) Ngoài môi trường Internet: Các kênh thoại, SMS hoặc trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, bộ phận một cửa.

Kỹ thuật - công nghệ

Gồm có:

a) Phần cứng: máy tính, thiết bị lưu trữ, hạ tầng truyền dẫn LAN, WAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng, trung tâm dữ liệu tỉnh;

b) Công nghệ nền tảng có: ảo hóa, dữ liệu lớn, LGSP;

c) Phần mềm có: Các phần mềm của tỉnh được đặt trên các hạ tầng phần cứng (hoặc ảo hóa); các phần mềm bảo đảm an toàn thông tin.

An toàn thông tin

Bảo đảm an toàn thông tin là thành phần xuyên suốt và thống nhất. Bảo đảm an toàn thông tin tại địa phương có:

a) Triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ;

b) Triển khai Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng;

c) Các phương án đảm bảo ATTT.

Chỉ đạo, chính sách

a) Chỉ đạo: Thuyết phục được Lãnh đạo cấp cao tham gia chỉ đạo, điều phối sự phối hợp, giải quyết các xung đột, vấn đề phát sinh giữa các cơ quan trong tỉnh, đặc biệt là các dự án dùng chung cấp tỉnh;

b) Tổ chức: Cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan và quy trình để tổ chức triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh Đắk Nông;

c) Chính sách: Các chính sách, quy định, quy chế, tiêu chuẩn có tính đặc thù của tỉnh phục vụ việc triển khai kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh Đắk Nông;

d) Phổ biến, tuyên truyền: Thực hiện hướng dẫn, đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức của các cơ quan liên quan trong triển khai kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh Đắk Nông, đối tượng thụ hưởng của các dịch vụ, ứng dụng chính quyền điện tử của tỉnh Đắk Nông.

2. Các kiến trúc thành phần

a. Kiến trúc nghiệp vụ

- Nguyên tắc nghiệp vụ:

Kiến trúc nghiệp vụ Busingss Architecture (BA) mô tả toàn bộ các nghiệp vụ theo cấu trúc tổ chức và mối tương tác giữa kế hoạch, chiến lược hoạt động, mục tiêu, chức năng, quy trình xử lý và nhu cầu thông tin phục vụ các quy trình trong phạm vi tác động của kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông cần xây dựng.

Kiến trúc nghiệp vụ là một mô tả về các khía cạnh quan trọng của tổ chức. Kiến trúc ứng dụng là một mô tả về các ứng dụng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ, bao gồm cách thức các ứng dụng đó được sử dụng và cách thức chúng tương tác với nhau. Kiến trúc kỹ thuật là một mô tả về cơ sở hạ tầng phần cứng hỗ trợ các ứng dụng phần mềm.

Kiến trúc nghiệp vụ phải chi phối kiến trúc ứng dụng, tiếp đến là kiến trúc ứng dụng chi phối kiến trúc kỹ thuật.

Kiến trúc nghiệp vụ xác định các chức năng nghiệp vụ, dịch vụ, quy trình và luồng thông tin để triển khai và thực hiện các quy trình TTHC, các quy trình nghiệp vụ nội bộ của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Kiến trúc nghiệp vụ là thành phần kiến trúc đầu tiên phải thực hiện để xây dựng bản kiến trúc CQĐT của tỉnh Đắk Nông. Các sản phẩm kiến trúc nghiệp vụ cần xây dựng tối thiểu bao gồm:

o BA-1: Sơ đồ quy trình các nghiệp vụ chính (busingss process);

o BA-2: Kế hoạch hoạt động (busingss plan);

o BA-3: Danh mục các nghiệp vụ (busingss services);

o BA-4: Sơ đồ t chức bộ máy (organization chart).

- Các nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng kiến trúc nghiệp vụ:

Nguyên tắc 1: Tất cả các quyết định quản lý thông tin phải đem lại lợi ích chung tối đa cho cơ quan nhà nước.

Nguyên tắc 2: Tập trung xây dựng kiến trúc nghiệp vụ hướng tới các lĩnh vực, ngành mà Chính phủ, bộ, ngành, địa phương ưu tiên.

Nguyên tắc 3: Các quy trình xử lý hiện tại phải được thiết kế lại để loại bỏ các hoạt động không cần thiết, mất nhiều thời gian, chi phí bằng giải pháp CNTT.


Danh mục nghiệp vụ:

STT

Mã miền nghiệp vụ

Miền nghiệp vụ

Mã nhóm nghiệp vụ

Tên nhóm nghiệp vụ

Mã loại nghiệp vụ

Tên loại nghiệp vụ

Đơn vị thực hiện

1.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.001

Hỗ trợ doanh nghiệp

BRM001.001.001

Bảo vệ người tiêu dùng

Sở Công Thương

2.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.001

Hỗ trợ doanh nghiệp

BRM001.001.002

Bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội tỉnh

3.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.001

Hỗ trợ doanh nghiệp

BRM001.001.003

Đăng ký thành lập, cấp giấy phép hoạt động

Sở Kế hoạch và Đầu tư

4.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.001

Hỗ trợ doanh nghiệp

BRM001.001.004

Hoạt động của doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư

5.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.001

Hỗ trợ doanh nghiệp

BRM001.001.005

Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sở Kế hoạch và Đầu tư

6.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.001

Hỗ trợ doanh nghiệp

BRM001.001.006

Hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Sở Kế hoạch và Đầu tư

7.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.001

Hỗ trợ doanh nghiệp

BRM001.001.010

Quản lý cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh và Sở Công Thương

8.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.001

Hỗ trợ doanh nghiệp

BRM001.001.011

Ưu đãi thuế

Cục Thuế tỉnh

9.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.002

Quản lý kinh tế

BRM001.002.004

Dịch vụ thuế

Cục Thuế tỉnh

10.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.002

Quản lý kinh tế

BRM001.002.005

Đầu tư nước ngoài

Sở kế hoạch và đầu tư

11.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.002

Quản lý kinh tế

BRM001.002.006

Đầu tư tài chính

Sở Tài chính

12.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.002

Quản lý kinh tế

BRM001.002.007

Đầu tư vốn nhà nước

Sở Tài chính

13.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.002

Quản lý kinh tế

BRM001.002.008

Giá hàng hóa, dịch vụ

Sở Công Thương

14.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.002

Quản lý kinh tế

BRM001.002.009

Quản lý hệ thống tài chính

Sở Tài chính

15.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.002

Quản lý kinh tế

BRM001.002.011

Thanh toán mua hàng, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước

Sở Tài chính

16.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.003

Thương mại

BRM001.003.004

Kiểm soát nhập khẩu

Chi cục Hải quan

17

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.003

Thương mại

BRM001.003.005

Kiểm soát xuất khẩu

Chi cục Hải quan

18.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.003

Thương mại

BRM001.003.006

Quản lý, giám sát hàng hóa lưu thông trên thị trường

Sở Công Thương

19.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.004

Du lịch

BRM001.004.001

Phát triển ngành du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

20.

BRM001

Kinh tế - xã hội

BRM001.004

Du lịch

BRM001.004.002

Xúc tiến du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

21.

BRM002

Xã hội

BRM002.001

Chăm sóc sức khỏe

BRM002.001.001

An toàn vệ sinh thực phẩm

Sở Y tế

22.

BRM002

Xã hội

BRM002.001

Chăm sóc sức khỏe

BRM002.001.002

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội tỉnh

23.

BRM002

Xã hội

BRM002.001

Chăm sóc sức khỏe

BRM002.001.003

Dân số và sức khỏe sinh sản

Sở Y tế

24.

BRM002

Xã hội

BRM002.001

Chăm sóc sức khỏe

BRM002.001.005

Dịch vụ khám chữa bệnh

Sở Y tế

25

BRM002

Xã hội

BRM002.001

Chăm sóc sức khỏe

BRM002.001.009

Y tế cơ sở

Sở Y tế

26

BRM002

Xã hội

BRM002.001

Chăm sóc sức khỏe

BRM002.001.010

Y tế công cộng

Sở Y tế

27.

BRM002

Xã hội

BRM002.001

Chăm sóc sức khỏe

BRM002.001.011

Y tế dự phòng

Sở Y tế

28.

BRM002

Xã hội

BRM002.002

Báo chí

BRM002.002.001

Phát triển và quản lý hệ thống báo chí

Sở Thông tin và Truyền thông

29.

BRM002

Xã hội

BRM002.002

Báo chí

BRM002.002.002

Quản lý hoạt động báo chí

Sở Thông tin và Truyền thông

30.

BRM002

Xã hội

BRM002.003

Dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội

BRM002.003.002

Dịch vụ hỗ trợ nơi ở

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

31.

BRM002

Xã hội

BRM002.003

Dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội

BRM002.003.003

Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

32.

BRM002

Xã hội

BRM002.003

Dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội

BRM002.003.004

Dịch vụ tư vấn cộng đồng

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

33.

BRM002

Xã hội

BRM002.003

Dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội

BRM002.003.005

Gia đình, Thanh niên và Trẻ em

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

34.

BRM002

Xã hội

BRM002.003

Dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội

BRM002.003.006

Phòng chống tệ nạn xã hội

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

35.

BRM002

Xã hội

BRM002.003

Dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội

BRM002.003.007

Phát triển cộng đồng

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

36.

BRM002

Xã hội

BRM002.003

Dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội

BRM002.003.008

Người có công

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

37.

BRM002

Xã hội

BRM002.004

Giáo dục và Đào tạo

BRM002.004.003

Giáo dục hòa nhập

Sở giáo dục và Đào tạo

38.

BRM002

Xã hội

BRM002.004

Giáo dục và Đào tạo

BRM002.004.004

Giáo dục mầm non (nhóm trẻ, nhà trẻ và mẫu giáo)

Sở giáo dục và Đào tạo

39.

BRM002

Xã hội

BRM002.004

Giáo dục và Đào tạo

BRM002.004.005

Giáo dục phổ thông, thường xuyên

Sở giáo dục và Đào tạo

40.

BRM002

Xã hội

BRM002.004

Giáo dục và Đào tạo

BRM002.004.007

Giáo dục nghề nghiệp

Sở giáo dục và Đào tạo

41.

BRM002

Xã hội

BRM002.004

Giáo dục và Đào tạo

BRM002.004.008

Giáo dục nghệ thuật, thể chất

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

42.

BRM002

Xã hội

BRM002.004

Giáo dục và Đào tạo

BRM002.004.009

Giáo dục tư tưởng chính trị

Sở Nội vụ

43.

BRM002

Xã hội

BRM002.004

Giáo dục và Đào tạo

BRM002.004.010

Phổ cập giáo dục

Sở giáo dục và Đào tạo

44.

BRM002

Xã hội

BRM002.004

Giáo dục và Đào tạo

BRM002.004.011

Phát triển đội ngũ nhà giáo

Sở giáo dục và Đào tạo

45.

BRM002

Xã hội

BRM002.004

Giáo dục và Đào tạo

BRM002.004.012

Kiểm định, phát triển chương trình giáo dục

Sở giáo dục và Đào tạo

46.

BRM002

Xã hội

BRM002.005

Giao thông vận tải

BRM002.005.001

Đăng kiểm

Trung tâm Đăng kiểm

47

BRM002

Xã hội

BRM002.005

Giao thông vận tải

BRM002.005.002

Đường bộ

Sở Giao thông vận tải

48.

BRM002

Xã hội

BRM002.005

Giao thông vận tải

BRM002.005.003

Đường sắt

Sở Giao thông vận tải

49.

BRM002

Xã hội

BRM002.005

Giao thông vận tải

BRM002.005.005

Thủy nội địa

Sở Giao thông vận tải

50.

BRM002

Xã hội

BRM002.005

Giao thông vận tải

BRM002.005.006

Phát triển hạ tầng giao thông

Sở Giao thông vận tải

51.

BRM002

Xã hội

BRM002.005

Giao thông vận tải

BRM002.005.007

Vận chuyển hàng hóa

Sở Giao thông vận tải

52.

BRM002

Xã hội

BRM002.005

Giao thông vận tải

BRM002.005.008

Vận chuyển hành khách

Sở Giao thông vận tải

53.

BRM002

Xã hội

BRM002.006

Hạ tầng đô thị

BRM002.006.002

Cung cấp nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

54.

BRM002

Xã hội

BRM002.006

Hạ tầng đô thị

BRM002.006.003

Duy trì mạng lưới giao thông

Sở Giao thông vận tải

55.

BRM002

Xã hội

BRM002.006

Hạ tầng đô thị

BRM002.006.005

Quản lý chất thải

Sở Tài nguyên và Môi trường

56.

BRM002

Xã hội

BRM002.006

Hạ tầng đô thị

BRM002.006.006

Quản lý đất công và công trình công cộng

Sở Tài nguyên và Môi trường

57.

BRM002

Xã hội

BRM002.006

Hạ tầng đô thị

BRM002.006.007

Quản lý đô thị

UBND tỉnh

58.

BRM002

Xã hội

BRM002.006

Hạ tầng đô thị

BRM002.006.008

Nhà ở xã hội

Sở Xây dựng

59.

BRM002

Xã hội

BRM002.008

Hội, Tổ chức phi Chính phủ

BRM002.008.001

Đăng ký thành lập/hoạt động

Sở Nội vụ

60.

BRM002

Xã hội

BRM002.008

Hội, Tổ chức phi Chính phủ

BRM002.008.002

Quản lý hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ

Sở Nội vụ

61.

BRM002

Xã hội

BRM002.009

Lao động - Việc làm

BRM002.009.001

An toàn, vệ sinh lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

62.

BRM002

Xã hội

BRM002.009

Lao động - Việc làm

BRM002.009.002

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm Xã hội tỉnh

63.

BRM002

Xã hội

BRM002.009

Lao động - Việc làm

BRM002.009.003

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm Xã hội tỉnh

64.

BRM002

Xã hội

BRM002.009

Lao động - Việc làm

BRM002.009.004

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm Xã hội tỉnh

65.

BRM002

Xã hội

BRM002.009

Lao động - Việc làm

BRM002.009.005

Dịch vụ việc làm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

66.

BRM002

Xã hội

BRM002.010

Môi trường

BRM002.010.001

Bảo tồn di tích

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

67.

BRM002

Xã hội

BRM002.010

Môi trường

BRM002.010.002

Bảo vệ môi trường các di sản thiên nhiên

Sở tài nguyên và môi trường

68.

BRM002

Xã hội

BRM002.010

Môi trường

BRM002.010.007

Phòng chống ô nhiễm môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

69.

BRM002

Xã hội

BRM002.010

Môi trường

BRM002.010.009

Quản lý chất lượng môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

70.

BRM002

Xã hội

BRM002.010

Môi trường

BRM002.010.010

Thông tin môi trường, khí tượng, thủy văn

Sở Tài nguyên và Môi trường

71.

BRM002

Xã hội

BRM002.011

Quốc tịch, hộ tịch và cư trú

BRM002.011.005

Quản lý xuất nhập cảnh

Công an tỉnh

72.

BRM002

Xã hội

BRM002.011

Quốc tịch, hộ tịch và cư trú

BRM002.011.006

Quản lý hộ tịch

Sở Tư pháp

73.

BRM002

Xã hội

BRM002.012

Tài nguyên thiên nhiên

BRM002.012.001

Địa chất và khoáng sản

Sở Tài nguyên và Môi trường

74.

BRM002

Xã hội

BRM002.012

Tài nguyên thiên nhiên

BRM002.012.002

Quản lý đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường

75.

BRM002

Xã hội

BRM002.012

Tài nguyên thiên nhiên

BRM002.012.004

Tài nguyên nước

Sở Tài nguyên và Môi trường

76.

BRM002

Xã hội

BRM002.012

Tài nguyên thiên nhiên

BRM002.012.005

Tài nguyên năng lượng

Sở Tài nguyên và Môi trường

77.

BRM002

Xã hội

BRM002.012

Tài nguyên thiên nhiên

BRM002.012.006

Tài nguyên sinh vật

Sở Tài nguyên và Môi trường

78.

BRM002

Xã hội

BRM002.012

Tài nguyên thiên nhiên

BRM002.012.007

Tài nguyên rừng

Sở Tài nguyên và Môi trường

79.

BRM002

Xã hội

BRM002.013

Thể thao, vui chơi và giải trí

BRM002.013.002

Phát triển thể dục - thể thao

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

80.

BRM002

Xã hội

BRM002.013

Thể thao, vui chơi và giải trí

BRM002.013.003

Kiểm soát chất cấm trong thể thao

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

81.

BRM002

Xã hội

BRM002.013

Thể thao, vui chơi và giải trí

BRM002.013.004

Kiểm soát hoạt động vui chơi có thường

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

82.

BRM002

Xã hội

BRM002.013

Thể thao, vui chơi và giải trí

BRM002.013.005

Vui chơi và giải trí cộng đồng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

83.

BRM002

Xã hội

BRM002.014

Tín ngưỡng, Tôn giáo

BRM002.014.001

Thành lập, công nhận tổ chức tôn giáo

Sở Nội vụ

84.

BRM002

Xã hội

BRM002.014

Tín ngưỡng, Tôn giáo

BRM002.014.002

Quản lý hoạt động các tổ chức tôn giáo

Sở Nội vụ

85.

BRM002

Xã hội

BRM002.014

Tín ngưỡng, Tôn giáo

BRM002.014.003

Quản lý hoạt động tín ngưỡng, các cơ sở tín ngưỡng

Sở Nội vụ

86.

BRM002

Xã hội

BRM002.015

Truyền thông

BRM002.015.001

Dịch vụ bưu chính

Sở Thông tin và Truyền thông

87.

BRM002

Xã hội

BRM002.015

Truyền thông

BRM002.015.002

Hạ tầng truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông

88.

BRM002

Xã hội

BRM002.015

Truyền thông

BRM002.015.003

Phát thanh truyền hình

Sở Thông tin và Truyền thông

89.

BRM002

Xã hội

BRM002.015

Truyền thông

BRM002.015.004

Thương mại điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông

90.

BRM002

Xã hội

BRM002.015

Truyền thông

BRM002.015.005

Thông tin vô tuyến

Sở Thông tin và Truyền thông

91.

BRM002

Xã hội

BRM002.015

Truyền thông

BRM002.015.006

Thông tin điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông

92.

BRM002

Xã hội

BRM002.015

Truyền thông

BRM002.015.008

Viễn thông

Sở Thông tin và Truyền thông

93.

BRM002

Xã hội

BRM002.015

Truyền thông

BRM002.015.009

Xuất bản

Sở Thông tin và Truyền thông

94.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.001

Chuẩn mực quảng cáo

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

95.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.002

Điện ảnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

96.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.003

Giải thưởng văn học nghệ thuật

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

97.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.004

Mỹ thuật, nhiếp ảnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

98.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.005

Nghệ thuật biểu diễn

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

99.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.006

Phát triển văn học, nghệ thuật

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

100.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.007

Quảng bá, giới thiệu sưu tầm nghệ thuật, hiện vật

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

101.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.008

Văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc và tuyên truyền cổ động

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

102.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.009

Quản lý lễ hội

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

103.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.010

Quản lý bảo tồn và sưu tầm hiện vật

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

104.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.011

Quy chuẩn, tiêu chuẩn về quảng cáo

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

105.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.016.012

Tiếp cận vật phẩm văn hóa nghệ thuật

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

106.

BRM002

Xã hội

BRM002.016

Văn hóa

BRM002.006.013

Di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

107.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001

An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001.001

An toàn giao thông

Sở Giao thông vận tải

108.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001

An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001.002

An ninh, trật tự an toàn xã hội

Công an tỉnh

109.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001

An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001.003

An ninh kinh tế

Công an tỉnh

110.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001

An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001.004

An ninh thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

111.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001

An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001.005

Điều tra phòng chống tội phạm

Công an tỉnh

112.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001

An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001.006

Hỗ trợ cải tạo

Công an tỉnh

113.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001

An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001.007

Phòng cháy chữa cháy

Công an tỉnh

114.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001

An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.001.008

Thực thi pháp luật

Công an tỉnh

115.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.004

Tư pháp

BRM003.004.001

Hoạt động tố tụng

Sở Tư pháp

116.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.004

Tư pháp

BRM003.004.002

Luật Doanh nghiệp

Sở Tư pháp

117.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.004

Tư pháp

BRM003.004.004

Pháp luật Dân sự

Sở Tư pháp

118.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.004

Tư pháp

BRM003.004.005

Pháp luật hành chính

Sở Tư pháp

119.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.004

Tư pháp

BRM003.004.006

Pháp luật hình sự

Sở Tư pháp

120.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.004

Tư pháp

BRM003.004.007

Thi hành án dân sự

Cục Thi hành án dân sự

121.

BRM003

Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật tự an toàn xã hội

BRM003.004

Tư pháp

BRM003.004.008

Trợ giúp pháp lý

Sở Tư pháp

122.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.002

Khoa học và công nghệ

BRM004.002.001

Đo đạc và bản đồ

Sở Tài nguyên và Môi trường

123.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.002

Khoa học và công nghệ

BRM004.002.002

Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sở Khoa học và Công nghệ

124.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.002

Khoa học và công nghệ

BRM004.002.003

Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

125.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.002

Khoa học và công nghệ

BRM004.002.005

Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng

Sở Khoa học và Công nghệ

126.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.002

Khoa học và công nghệ

BRM004.002.006

Sở hữu công nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng

Sở Khoa học và Công nghệ

127.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.002

Khoa học và công nghệ

BRM004.002.007

Viễn thám

Sở Tài nguyên và Môi trường

128.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.003

Phổ biến, cung cấp thông tin, chính sách, pháp luật

BRM004.003.001

Lễ phát động (chiến dịch truyền thông)

Sở Thông tin và Truyền thông

129.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.003

Phổ biến, cung cấp thông tin, chính sách, pháp luật

BRM004.003.003

Thông tin cho người dân

Sở Thông tin và Truyền thông

130.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.003

Phổ biến, cung cấp thông tin, chính sách, pháp luật

BRM004.003.004

Tiếp nhận góp ý, xử lý phản ánh, kiến nghị

Sở Tư pháp

131.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.003

Phổ biến, cung cấp thông tin, chính sách, pháp luật

BRM004.003.005

Truyền thông chính phủ

Sở Thông tin và Truyền thông

132.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.004

Quản trị

BRM004.004.002

Hành chính công

UBND tỉnh

133.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.004

Quản trị

BRM004.004.005

Thi đua - Khen thưởng

Sở Nội vụ

134.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.004

Quản trị

BRM004.004.006

Thanh tra, kiểm tra và kiểm toán

Đơn vị kiểm toán

135.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.004

Quản trị

BRM004.004.007

Tổ chức sự kiện

Nhiều đơn vị

136.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.004

Quản trị

BRM004.004.008

Xây dựng văn bản pháp luật

Nhiều đơn vị

137.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.004

Quản trị

BRM004.004.009

Xây dựng quy chế, quy định

Nhiều đơn vị

138.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.005

Thống kê

BRM004.005.001

Công bố và phổ biến thông tin thống kê

Cục Thống kê tỉnh

139.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.005

Thống kê

BRM004.005.002

Điều tra thống kê

Cục Thống kê tỉnh

140.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.005

Thống kê

BRM004.005.003

Phối hợp thống kê

Cục Thống kê tỉnh

141.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.005

Thống kê

BRM004.005.004

Phương pháp và Tiêu chuẩn thống kê

Cục Thống kê tỉnh

142.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.005

Thống kê

BRM004.005.005

Tổng hợp và phân tích thống kê

Cục Thống kê tỉnh

143.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.006

Thu ngân sách

BRM004.006.001

Thu thuế

Chi cục Thuế

144.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.006

Thu ngân sách

BRM004.006.002

Phí và Lệ phí

Nhiều đơn vị

145.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.006

Thu ngân sách

BRM004.006.003

Thu từ xử phạt vi phạm hành chính

Kho bạc nhà nước

146.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.006

Thu ngân sách

BRM004.006.005

Thu từ cấp quyền, thăm dò, khai thác tài nguyên

Sở Tài nguyên và Môi trường

147.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.006

Thu ngân sách

BRM004.006.007

Thanh lý tài sản công

Nhiều đơn vị

148.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.006

Thu ngân sách

BRM004.006.008

Bán tài sản công

Nhiều đơn vị

149.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.007

Trao đổi thông tin, phổ biến hướng dẫn kiến thức

BRM004.007.001

Cung cấp, hiển thị thông tin cho người dân

Sở Thông tin và Truyền thông

150.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.007

Trao đổi thông tin, phổ biến hướng dẫn kiến thức

BRM004.007.003

Định dạng nội dung thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

151.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.007

Trao đổi thông tin, phổ biến hướng dẫn kiến thức

BRM004.007.004

Hướng dẫn, cung cấp thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

152.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.007

Trao đổi thông tin, phổ biến hướng dẫn kiến thức

BRM004.007.005

Phát ấn phẩm hoặc truyền thanh, truyền hình

Sở Thông tin và Truyền thông

153.

BRM004

Hỗ trợ hoạt động của CQNN

BRM004.007

Trao đổi thông tin, phổ biến hướng dẫn kiến thức

BRM004.007.006

Phân tích và báo cáo

Nhiều đơn vị

154.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.001

Quản lý hành chính

BRM005.001.001

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Nhiều đơn vị

155.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.001

Quản lý hành chính

BRM005.001.002

Công tác của cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều đơn vị

156.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.001

Quản lý hành chính

BRM005.001.003

Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, giải đáp thông tin

Nhiều đơn vị

157.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.001

Quản lý hành chính

BRM005.001.004

Đảm bảo an ninh trật tự

Công an tỉnh

158.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.001

Quản lý hành chính

BRM005.001.006

Nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức

Sở nội vụ

159.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.001

Quản lý hành chính

BRM005.001.007

Trụ sở làm việc

Nhiều đơn vị

160.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.002

Quản lý công nghệ thông tin

BRM005.002.001

Bảo trì và cung cấp giải pháp CNTT

Sở Thông tin và Truyền thông

161.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.002

Quản lý công nghệ thông tin

BRM005.002.002

Hỗ trợ dịch vụ CNTT

Sở Thông tin và Truyền thông

162.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.002

Quản lý công nghệ thông tin

BRM005.002.003

Quản lý dịch vụ CNTT

Sở Thông tin và Truyền thông

163.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.002

Quản lý công nghệ thông tin

BRM005.002.004

Quản lý hạ tầng và vận hành hệ thống

Sở Thông tin và Truyền thông

164.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.002

Quản lý công nghệ thông tin

BRM005.002.005

Quản lý nguồn lực CNTT

Sở Thông tin và Truyền thông

165.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.002

Quản lý công nghệ thông tin

BRM005.002.006

Quản lý nhà cung ứng dịch vụ CNTT

Sở Thông tin và Truyền thông

166.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.004

Quản lý nguồn lực

BRM005.004.001

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Sở Nội vụ

167.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.004

Quản lý nguồn lực

BRM005.004.002

Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Sở Nội vụ

168.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.004

Quản lý nguồn lực

BRM005.004.003

Quản lý hiệu quả lao động

Sở Nội vụ

169.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.004

Quản lý nguồn lực

BRM005.004.004

Quản lý vị trí việc làm và tổ chức bộ máy

Sở Nội vụ

170.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.004

Quản lý nguồn lực

BRM005.004.005

Quản lý và duy trì phúc lợi

Sở Nội vụ

171.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.004

Quản lý nguồn lực

BRM005.004.006

Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức

Sở Nội vụ

172.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.004

Quản lý nguồn lực

BRM005.004.007

Tiền lương

Sở Nội vụ

173.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.004

Quản lý nguồn lực

BRM005.004.008

Tinh giản biên chế

Sở Nội vụ

174.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.004

Quản lý nguồn lực

BRM005.004.009

Thu hút nhân lực

Sở Nội vụ

175.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.005

Quản lý tài chính

BRM005.005.001

Báo cáo tài chính

Sở Tài chính

176.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.005

Quản lý tài chính

BRM005.005.002

Đo lường hiệu quả

Sở Tài chính

177.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.005

Quản lý tài chính

BRM005.005.003

Kế toán

Sở Tài chính

178.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.005

Quản lý tài chính

BRM005.005.004

Mua sắm công

Sở Tài chính

179.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.005

Quản lý tài chính

BRM005.005.005

Quản lý nguồn lực tài chính

Sở Tài chính

180.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.005

Quản lý tài chính

BRM005.005.006

Quản lý tiền công quỹ

Sở Tài chính

181.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.005

Quản lý tài chính

BRM005.005.007

Quản lý tài sản và nợ phải trả

Sở Tài chính

182.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.005

Quản lý tài chính

BRM005.005.008

Thanh toán

Sở Tài chính

183.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.006

Quản lý thông tin

BRM005.006.001

Quản lý bảo mật thông tin

Nhiều đơn vị

184.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.006

Quản lý thông tin

BRM005.006.002

Quản lý hồ sơ, văn bản

Nhiều đơn vị

185.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.006

Quản lý thông tin

BRM005.006.003

Quản lý quyền thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

186.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.006

Quản lý thông tin

BRM005.006.004

Quản lý thư viện

Sở Thông tin và Truyền thông

187.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.006

Quản lý thông tin

BRM005.006.005

Tiêu chuẩn/Quy chuẩn trao đổi thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

188.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.006

Quản lý thông tin

BRM005.006.006

Tiêu chuẩn/Quy chuẩn quản lý thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

189.

BRM005

Quản lý nguồn lực

BRM005.006

Quản lý thông tin

BRM005.006.007

Quản lý tri thức

Sở Thông tin và Truyền thông


Kế hoạch hoạt động nghiệp vụ: Để đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Nông, cần thiết phải có kế hoạch hoạt động nghiệp vụ cụ thể. Nghiệp vụ của tỉnh Đắk Nông gồm 2 nhóm: nghiệp vụ cung cấp TTHC và nghiệp vụ nội bộ của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.

Nghiệp vụ cung cấp TTHC:

Cần phải được thực hiện cải cách theo hướng đơn giản hóa quy trình thực hiện, giảm thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian, chi phí... cụ thể:

Rà soát các TTHC của tỉnh để cắt giảm các TTHC hoặc các bước thực hiện không cần thiết. Từ đó, nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của các CQNN thuộc tỉnh.

Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định của pháp luật.

Công khai, minh bạch tất cả các TTHC bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết TTHC tại cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là một số lĩnh vực nghiệp vụ trọng tâm cần tập trung là: đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan.

Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh.

Tập trung triển khai cung cấp các DVCTT mức độ 3, 4 (nghiệp vụ cung cấp TTHC) theo lộ trình phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và tích hợp Cổng DVC của tỉnh lên Cổng DVC Quốc gia.

Đối với các nghiệp vụ nội bộ:

Triển khai việc trao đổi văn bản điện tử giữa các CQNN có ứng dụng chữ ký số trong tất cả các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, UBND cấp xã.

Triển khai trao đổi, việc gửi nhận thông tin giữa các cán bộ, công chức, viên chức qua email điện tử.

Triển khai phần mềm một cửa liên thông tại tất cả các sở, ban, ngành; UBND huyện, thành phố, trong đó, 50% hồ sơ TTHC cần trao đổi giữa các bộ phận một cửa liên thông được trao đổi qua môi trường mạng nhằm đảm bảo tính liên thông giữa các đơn vị trong quy trình giải quyết các TTHC.

Triển khai kết nối, liên thông phần mềm QLVB tất cả các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã và kết nối, công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng TTĐT Chính phủ.

Triển khai nghiệp vụ quản lý CBCCVC của tỉnh tập trung trên môi trường mạng.

Sơ đồ quy trình nghiệp vụ:

BA1-Sơ đồ quy trình các nghiệp vụ chính (Business Process)

Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ được thực hiện bằng các sơ đồ quy trình.

Mục đích của sơ đồ luồng quy trình là mô tả tất cả các mô hình và ánh xạ liên quan đến một quy trình.

Sơ đồ luồng quy trình mô tả chức năng nội bộ của các quy trình được thể hiện bằng cách sử dụng tiêu chuẩn BPMN, mô tả chuỗi các nhiệm vụ, các thực thể chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ này và thông tin được trao đổi.

Lưu ý trong sơ đồ này, sẽ thấy các vai trò được xác định trước đó (Người dân, doanh nghiệp), tương ứng với các dòng (trách nhiệm cho các nhiệm vụ), đơn vị nghiệp vụ (bộ phận xử lý, bộ phận tiếp nhận) và các thực thể nghiệp vụ (Đặt hàng). Do đó, một quy trình nghiệp vụ hoàn thành các phân bổ của một vai trò hoặc một bộ phận.

Quy trình nghiệp vụ chính của tỉnh được phân thành 2 loại:

- Nghiệp vụ cung cấp TTHC cho người dân, doanh nghiệp G2C và G2B (bao gồm cả nghiệp vụ cung cấp TTHC cho người dân, doanh nghiệp tại bộ phận một cửa và nghiệp vụ cung cấp DVCTT cho người dân, doanh nghiệp trên Cổng DVC của tỉnh);

- Nghiệp vụ nội bộ trong các cơ quan của tỉnh bao gồm các nghiệp vụ hỗ trợ và quản lý nguồn lực của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh.

Hình 10: Mô hình hóa quy trình xử lý nghiệp vụ

Các bước mô hình hóa quy trình nghiệp vụ:

Việc mô hình hóa quy trình nghiệp vụ thể hiện:

- Hoạt động nghiệp vụ;

- Luồng thông tin;

- Tính logic trong quy trình nghiệp vụ.

Với tính trực quan hóa, nó được sử dụng để truyền đạt thông tin liên quan đến một quy trình và sự tương tác mà nó bao gồm trong/giữa các tổ chức hoặc giữa những người sử dụng mô hình hoặc những người tạo ra nó.

Các bước để tạo quy trình nghiệp vụ:

Các bước dưới đây phác thảo các bước chính cần thực hiện để tạo ra một quy trình nghiệp vụ.

Xác định quy trình trong phạm vi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức;

Xác định điểm bắt đầu của quy trình;

Xác định các bước khác nhau trong quy trình;

Làm rõ ai hoặc những điều gì thực hiện ở mỗi bước;

Quyết định loại ký hiệu mô hình nào sẽ được sử dụng, chẳng hạn như sử dụng BPMN.

Nghiệp vụ cung cấp TTHC cho người dân, doanh nghiệp G2C và G2B:

Hiện tại, tỉnh Đắk Nông có 2.399 TTHC được đăng tải cung cấp cho người dân và doanh nghiệp (số liệu tính tới tháng 7/2020 ). Quy trình cung cấp TTHC cho người dân, doanh nghiệp hiện tại được tổng quát hóa như sau:

Hình 11: Quy trình cung cấp TTHC cho người dân, doanh nghiệp

Bảng 11: Mô tả các bước cung cấp TTHC cho người dân/doanh nghiệp

Bước

Tác nhân

Tài liệu đi kèm (nếu có)

Hình thức

Điền và Nộp hồ sơ (nộp lệ phí nếu có)

Công dân/Doanh nghiệp

Hồ sơ tùy theo TTHC yêu cầu (ở dạng điện tử)

Trực tiếp/Trực tuyến/qua bưu điện

Nhận hồ sơ

Cán bộ/công chức/viên chức của CQNN thuộc tỉnh

Hồ sơ tùy theo TTHC yêu cầu (ở dạng điện tử)

Điện tử

Xử lý hồ sơ

Cán bộ/công chức/viên chức của CQNN thuộc tỉnh

Hồ sơ tùy theo TTHC yêu cầu (ở dạng điện tử)

Điện tử

Trả kết quả

Cán bộ/công chức/viên chức của CQNN thuộc tỉnh

Kết quả giải quyết TTHC (Giấy chứng nhận, Giấy phép,...(tùy thuộc vào TTHC), Giấy thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép,...)

Điện tử

Nhận kết quả

Công dân/Doanh nghiệp

 

Trực tiếp/Trực tuyến/qua bưu điện


 

Hình 12: Quy trình xử lý hồ sơ


Nghiệp vụ nội bộ trong các cơ quan của tỉnh: Một số nghiệp vụ nội bộ trong các cơ quan của tỉnh bao gồm:

- Quản lý thi đua khen thưởng;

- Quản lý và lưu trữ văn bản;

- Quản lý tài sản;

Dưới đây là Sơ đồ quy trình các nghiệp vụ nội bộ

Quy trình Quản lý thi đua khen thưởng:



Hình 13: Quy trình quản lý thi đua khen thưởng


Bảng 12: Mô tả quy trình nghiệp vụ xử lý thi đua khen thưởng

STT

Bước

Người thực hiện

(Vai trò)

Tài liệu đi kèm (nếu có)

Hình thức

1

Nhận hồ sơ TĐKT

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban thi đua - Khen thưởng

Hồ sơ TĐKT

Điện tử

2

Phân công xử lý

Lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng

Hồ sơ TĐKT Ý kiến chỉ đạo

Điện tử

3

Thẩm định hồ sơ TĐKT

Chuyên viên phòng nghiệp vụ

Hồ sơ TĐKT

Điện tử

4

Trình duyệt

Chuyên viên phòng nghiệp vụ

Kết quả thẩm định hồ sơ TĐKT

Điện tử

5

Duyệt

Lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng của tỉnh

Kết quả thẩm định hồ sơ TĐKT Các ý kiến của chuyên viên phòng nghiệp vụ (nếu có)

Điện tử

6

Lưu hồ sơ

Chuyên viên phòng nghiệp vụ

Kết quả sau khi phê duyệt thẩm định hồ sơ TĐKT

Điện tử

7

Nhận hồ sơ đã thẩm định

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban TĐKT

Hồ sơ đã được Sở Nội vụ thẩm định

Điện tử

8

Nhận hồ sơ TĐKT đã được Sở Nội vụ thẩm định

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của VP UBND tỉnh

Hồ sơ đã được Sở Nội vụ thẩm định

Điện tử

9

Xử lý hồ sơ TĐKT

Chuyên viên phụ trách lĩnh vực TĐKT (VP UBND tỉnh)

Hồ sơ đã được Sở Nội vụ thẩm định

Điện tử

10

Trình phê duyệt

Chuyên viên phụ trách lĩnh vực TĐKT

Hồ sơ đã được Chuyên viên TĐKT (VPUBND tỉnh) xử lý Kèm ý kiến của chuyên viên xử lý

Điện tử

11

Phê duyệt

Lãnh đạo UBND tỉnh

Hồ sơ đã được Chuyên viên TĐKT (VPUBND tỉnh) xử lý Kèm ý kiến của chuyên viên xử lý

Điện tử

12

Lưu kết quả

Chuyên viên phụ trách lĩnh vực TĐKT

Hồ sơ TĐKT đã được phê duyệt kết quả

Điện tử

13

Nhận kết quả TĐKT

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của VPUBND

Hồ sơ TĐKT đã được phê duyệt kết quả

Điện tử

14

Nhận KQ xử lý cuối cùng

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban TĐKT

Hồ sơ TĐKT đã được phê duyệt kết quả

Điện tử

15

Thông báo cho người yêu cầu TĐKT

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban TĐKT

Tin nhắn báo KQ xử lý hồ sơ TĐKT

Email/Phone

16

Lưu hồ sơ

Chuyên viên phòng nghiệp vụ (Sở Nội vụ)

Hồ sơ TĐKT đã được phê duyệt kết quả

Điện tử

Quản lý và lưu trữ văn bản:

Quy trình quản lý văn bản đến như sau:

Hình 14: Quy trình xử lý văn bản đến

Bảng 13: Mô tả các bước quy trình xử lý văn bản đến

STT

Bước

Người thực hiện

(Vai trò)

Tài liệu đi kèm (nếu có)

Hình thức

1

Tiếp nhận

Văn bản đến

Văn thư cơ quan

Văn bản đến Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

2

Đọc để phân phối VB

Lãnh đạo cơ quan

Văn bản đến Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

3.1

Chỉ đạo đơn vị xử lý (Có xử lý)

Lãnh đạo cơ quan

Văn bản đến Tài liệu đính kèm (nếu có) ý kiến chỉ đạo

Điện tử

3.2

Lưu văn bản (Không cần xử lý)

Văn thư cơ quan

Văn bản đến Tài liệu đính kèm (nếu có) ý kiến chỉ đạo

Điện tử

4

Tổ chức xử lý

Lãnh đạo đơn vị

Văn bản đến Tài liệu đính kèm (nếu có) ý kiến chỉ đạo

Điện tử

5

Giải quyết, Lập hồ sơ công việc

CCVC chuyên môn

Văn bản đến Tài liệu đính kèm (nếu có) ý kiến chỉ đạo

Điện tử

Quy trình xử lý văn bản đi:


Hình 15: Quy trình xử lý văn bản đi


Bảng 14: Mô tả các bước của quy trình xử lý văn bản đi

STT

Bước

Người thực hiện

(Vai trò)

Tài liệu đi kèm (nếu có)

Hình thức

1

Dự thảo văn bản đi

CCVC chuyên môn

Văn bản đến Dự thảo văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

2

Trình LĐ đơn vị

CCVC chuyên môn

Văn bản đến Dự thảo văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

3

Duyệt nội dung VB

Lãnh đạo đơn vị

Văn bản đến Dự thảo văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

4

Kiểm tra thể thức Văn bản đi

Văn thư cơ quan

Văn bản đến Dự thảo văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

5

Trình Lãnh đạo cơ quan

Văn thư cơ quan

Văn bản đến Dự thảo văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

6

Phê duyệt

Lãnh đạo cơ quan

Văn bản đến Dự thảo văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

7

Ký số lãnh đạo

Lãnh đạo cơ quan

Văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

8

Cấp số

Văn thư cơ quan

Văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

9

Ký số cơ quan

Văn thư cơ quan

Văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử

10

Phát hành văn bản đi

Văn thư cơ quan

Văn bản đi Tài liệu đính kèm (nếu có)

Điện tử


Qun lý tài sản:

Quy trình nghiệp vụ tăng tài sản cố định do mua mới, thuê:

Hình 16: Quy trình nghiệp vụ tăng tài sản cố định


Bảng 15: Mô tả quy trình nghiệp vụ tăng tài sản

STT

Bước

Người thực hiện

(Vai trò)

Tài liệu đi kèm (nếu có)

Hình thức

1

Lập biên bản nghiệm thu bàn giao tài sản

Đơn vị quản lý tài sản

Hồ sơ về tài sản

Điện tử

2

Phê duyệt

Lãnh đạo cơ quan

Biên bản bàn giao Hồ sơ về tài sản

Điện tử

3

Tiếp nhận TS

Các đơn vị thuộc/trực thuộc CQ

Hồ sơ về tài sản Tài sản

Điện tử trực tiếp

4

Đánh mã số tài sản

Đơn vị quản lý tài sản

Hồ sơ về tài sản Tài sản

Điện tử trực tiếp

5

Khai báo thông tin TS

Đơn vị quản lý tài sản

Hồ sơ về tài sản

Điện tử

6

Quản lý khấu hao

Đơn vị quản lý tài sản

Hồ sơ về tài sản

Điện tử

7

Lưu hồ sơ

Đơn vị quản lý tài sản

Hồ sơ về tài sản

Điện tử


Quy trình thanh lý tài sản:

Hình 17: Quy trình thanh lý tài sản


Bảng 16: Mô tả quy trình thanh lý tài sản

STT

Bước

Người thực hiện

(Vai trò)

Tài liệu đi kèm (nếu có)

Hình thức

1

Lập biên bản đề nghị thanh lý

Hội đồng Thanh lý

Hồ sơ về tài sản

Điện tử

2

Phê duyệt

Lãnh đạo cơ quan

Biên bản bàn giao Hồ sơ về tài sản

Điện tử

3

Xác nhận tình trạng tài sản

Hội đồng thanh lý

Biên bản bàn giao Hồ sơ về tài sản

Điện tử trực tiếp

4

Thực hiện thanh lý

Hội đồng thanh lý

Hồ sơ về tài sản Tài sản

Điện tử trực tiếp

5

Xác nhận KQ thanh lý TS

Đơn vị quản lý tài sản

Hồ sơ về tài sản

Điện tử

6

Lập giao dịch thanh lý

Đơn vị quản lý tài sản

Hồ sơ về tài sản

Điện tử

7

Lưu hồ sơ

Đơn vị quản lý tài sản

Hồ sơ về TS

Điện tử

Sơ đồ liên thông nghiệp vụ:

- Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ liên thông hiện tại:

Việc ứng dụng CNTT vào quá trình xử lý nghiệp vụ đã có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn một số giới hạn như: Đa phần ứng dụng còn riêng lẻ từng nghiệp vụ, tính kết nối còn hạn chế. Những nghiệp vụ nội bộ của các cơ quan đơn vị chưa thực sự kết nối liên thông, trao đổi chính còn qua đường văn bản (thủ công). Việc kết nối giữ các ứng dụng chuyên ngành và ứng dụng hành chính, quản lý còn chưa được đồng bộ.

Chính vì vậy trong quá trình nghiên cứu xây dựng kiến trúc quy trình nghiệp vụ được hướng tới sự thống nhất, chuẩn hóa đồng bộ và kết nối đó là việc: Tái cấu trúc hóa nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin như mô tả bên dưới:

Hình 19: Sơ đồ khái quát tổng thể nghiệp vụ liên thông

Đặc điểm của việc tái cấu trúc hóa quy trình nghiệp vụ trong tương lai:

- Việc quản lý quy trình, xử lý công việc được tiến hành một cách đồng bộ trên một nền tảng chung, các quy trình nội bộ của các cơ quan, đơn vị được đặt trong bối cảnh của quy trình chung và được điều phối bởi quy trình quản lý chung này;

- Quy trình liên thông giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh sẽ được thực hiện trên nền tảng chung về quản lý quy trình. Điều này sẽ làm đơn giản quá trình liên thông giữa các cơ quan. Việc chuyển quy trình giữa các đơn vị tương tự và đơn giản như quá trình luân chuyển công việc trong nội bộ của một đơn vị;

- Để thực hiện được việc thống nhất chung này thì ứng dụng CNTT phải được đồng bộ đối với tất cả các đơn vị thuộc tỉnh;

- Tăng tối đa quá trình tự động hóa xử lý công việc bởi sử dụng các ứng dụng CNTT để xử lý công việc tự động;

- Sử dụng các CSDL dùng chung để phục vụ mục đích đơn giản hóa TTHC, giấy tờ từ đó giảm các tác vụ kiểm tra, xử lý thông tin, thay vào đó kết nối, khai thác dữ liệu từ CSDL để đánh giá phân tích hỗ trợ ra quyết định.

Sơ đồ tổ chức các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông bao gồm có các khối cơ quan như sau:

Sở/Ban/Ngành thuộc UBND tỉnh: có 21 cơ quan, đơn vị, tổ chức;

Đoàn, Hội thuộc tỉnh: có 13 cơ quan, đơn vị, tổ chức;

Đơn vị cấp tỉnh: có 2 đơn vị;

Cơ quan tổ chức Trung ương đóng tại tỉnh: có 12 đơn vị, tổ chức;

Các huyện, thành phố: có 7 huyện và 2 thành phố thuộc tỉnh Đắk Nông.

Sơ đồ tổ chức UBND tỉnh Đắk Nông như sau:

Hình 20: Sơ đồ tổ chức của UBND tỉnh Đắk Nông

Hình 21: Quy trình xử lý luồng nghiệp vụ của tỉnh

b. Kiến trúc dữ liệu

Nguyên tắc dữ liệu:

Hình 22: Mô hình tổng quan CSDL Đắk Nông

Nguyên tắc xây dựng Dữ liệu của Đắk Nông:

- Nguyên tắc 1: Dữ liệu xây dựng phải chia sẻ được giữa các cơ quan (sở, ban ngành) và giữa các hệ thống với nhau. (Cần phải xác định cơ quan nào sẽ sở hữu/quản lý CSDL nào. Đối với CSDL do cơ quan sở hữu, đó là CSDL chính thống, là dữ liệu gốc được tạo ra và được cập nhật hoặc xóa)

- Nguyên tắc 2: Dữ liệu về nhật ký hệ thống, nhật ký người sử dụng phải được lưu trữ phục vụ mục đích vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin;

- Nguyên tắc 3: Dữ liệu phải được lưu trữ cho mục đích sử dụng chung, sử dụng lại. Dữ liệu dùng chung được sử dụng chia sẻ giữa nhiều cơ quan, nhiều nghiệp vụ, nhiều mục đích khác nhau.

- Nguyên tắc 4: Dữ liệu phải được quản lý để bảo đảm tính chính xác. Cơ quan quản lý, cập nhật dữ liệu phải có cơ chế bảo mật, xác thực để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu. Đối với dữ liệu dạng tài liệu, cần phải được chứng thực điện tử (ký số).

- Nguyên tắc 5: Dữ liệu phải dễ tìm kiếm, truy vấn, cho kết quả chính xác và phải được cung cấp từ nguồn tin cậy

- Nguyên tắc 6: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý cùng loại nghiệp vụ phải trên cùng dữ liệu và biết rõ nguồn gốc dữ liệu đó.

- Nguyên tắc 7: Danh mục cơ sở dữ liệu của tỉnh phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông theo Văn bản số 2051/BTTTT-THH ngày 04/6/2020 về hướng dẫn triển khai một số nhiệm vụ thực thi Nghị định số 47/2020/NĐ-CP

Tổ chức dữ liệu: Từ hiện trạng các cơ sở dữ liệu của tỉnh Đắk Nông, dữ liệu của tỉnh sẽ được sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tham chiếu dữ liệu. Cụ thể như sau:

Hình 23: Mô hình khung tham chiếu dữ liệu tỉnh Đắk Nông

Mô hình dữ liệu mức khái niệm:

Mô hình dữ liệu mức khái niệm của kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh Đắk Nông là mô hình khái niệm các đối tượng dữ liệu chính (trung tâm là các đối tượng dữ liệu gốc: công dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước) và mối quan hệ của các đối tượng dữ liệu này, không bao gồm toàn bộ dữ liệu phục vụ các quy trình nghiệp vụ của tất cả các cơ quan trong Tỉnh mà dựa trên việc phân tích các nghiệp vụ ưu tiên tại Mục V, hiện trạng Việt Nam và kinh nghiệm của đơn vị tư vấn. Các đối tượng dữ liệu mức cao trong mô hình này và các mối quan hệ phục vụ mục đích chính cho việc liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan trong tỉnh Đắk Nông. Cụ thể, ngoài các đối tượng dữ liệu liên kết với đối tượng dữ liệu gốc (công dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước), còn có các đối tượng dữ liệu phục vụ việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước như: Tài khoản, Hồ sơ TTHC, Kết quả TTHC, trong đó:

Tài khoản chứa các trường thông tin cơ bản như: Số tài khoản, Tên đăng nhập, Password, Họ tên, mã định danh, email, số điện thoại, địa chỉ liên hệ,...

Hồ sơ TTHC chứa các trường thông tin cơ bản như: Mã hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận, Cơ quan xử lý, các giấy tờ đính kèm, ngày nhận, ngày trả, người nộp hồ sơ, chủ sở hữu hồ sơ, người liên hệ của hồ sơ, tình trạng hồ sơ (hợp lệ, không hợp lệ,...).

Kết quả TTHC chứa các trường thông tin cơ bản như: Loại kết quả TTHC (Giấy phép thông quan, Giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện, Đăng ký xe, Lý lịch tư pháp, Giấy chứng nhận người có công,...), mã kết quả TTHC, cơ quan cấp, ngày cấp, người được cấp, thời hạn, thông tin khác,...

Mô hình dữ liệu mức khái niệm của tỉnh như sau:

Hình 24: Mô hình dữ liệu mức khái niệm của tỉnh

Mô hình này dùng làm định hướng thiết kế, triển khai, quản lý CSDL thuộc kiến trúc CQĐT của tỉnh, đặc biệt là các CSDL dùng chung, chia sẻ đảm bảo sự liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan trong tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, tỉnh Đắk Nông cần căn cứ vào nhu cầu thực tế của tỉnh để triển khai các CSDL thuộc Kiến trúc CQĐT phù hợp với mô hình khái niệm này. Để có thể triển khai kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông đạt hiệu quả, đảm bảo sự phù hợp mô hình dữ liệu mức khái niệm, khuyến nghị như sau:

(1) Đảm bảo tuân thủ các quy định, hướng dẫn của các cơ quan chủ quản triển khai các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô từ Trung ương đến địa phương: Khi triển khai các CSDL dùng chung của tỉnh, tỉnh Đắk Nông cần tuân thủ các quy định, hướng dẫn của cơ quan chủ quản triển khai các CSDL quốc gia theo Quyết định số 714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/05/2015 về việc ban hành Danh mục CSDL quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, các hệ thống thông tin có quy mô từ Trung ương đến địa phương theo Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 31/12/2014 để xác định phạm vi, nội dung, quy mô đầu tư của CSDL dùng chung của tỉnh đồng thời đảm bảo sự liên kết, kế thừa thông tin, dữ liệu của các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin quốc gia;

(2) Liên tục cập nhật, chi tiết mô hình khái niệm đảm bảo phù hợp với thực tế của tỉnh: Hiện tại, việc triển khai, các văn bản quy định, hướng dẫn về kỹ thuật về các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin quốc gia còn chưa rõ. Dẫn đến, các mối quan hệ, ràng buộc trong mô hình khái niệm hiện còn chưa phải là ràng buộc chặt. Do đó, tỉnh Đắk Nông cần liên tục làm chi tiết mô hình khái niệm này, trong đó, các ràng buộc chặt giữa các đối tượng sẽ dần được định nghĩa trong mô hình dữ liệu mức lô gic, mô hình dữ liệu mức vật lý trên cơ sở thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết của các dự án/đề án/nhiệm vụ về triển khai các CSDL dùng chung của tỉnh.

(3) Thẩm định sự phù hợp với mô hình dữ liệu mức khái niệm: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông cần sử dụng mô hình kiến trúc mức khái niệm trong thẩm định, định hướng thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết các dự án thuộc kiến trúc để đảm bảo khả năng liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống sau khi được hoàn thành.

Cơ sở dữ liệu dùng chung:

CSDL của tỉnh được xác định là CSDL dùng chung khi nó: Kết nối, thu thập dữ liệu từ nhiều CSDL trong nội bộ hệ thống thông tin; Dữ liệu trong CSDL dùng chung để phục vụ nhiều Sở, ngành, cơ quan trong tỉnh.

Các CSDL dùng chung của tỉnh Đắk Nông như sau:

CSDL người sử dụng G2C: CSDL về người dân, doanh nghiệp sử dụng, thực hiện các thủ tục hành chính của tỉnh (gồm tài khoản, các thông tin cá nhân, thông tin về lịch sử thực hiện thủ tục hành chính...).

CSDL cán bộ, công chức, viên chức G2E: CSDL về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống Chính quyền điện tử.

Kho dữ liệu tổng hợp, thống kê, báo cáo của tỉnh: Phục vụ công tác báo cáo trong tỉnh, dự đoán các nhu cầu, để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quyết sách của Lãnh đạo, báo cáo Chính phủ. Các dữ liệu cần thiết có thể được thu thập từ rất nhiều nguồn, ở nhiều dạng khác nhau.

CSDL về thủ tục hành chính: Việc thực hiện TTHC hiện nay cần thống nhất về mã thủ tục, tên thủ tục, quy trình thực hiện để bảo đảm liên thông giữa các hệ thống: Cổng DVC, Cổng DVC quốc gia, HTTT một cửa điện tử, Hệ thống thanh toán DVC trực tuyến Chính phủ (PayGov)...Do đó, cần thiết có CSDL dùng chung về TTHC.

Kho dữ liệu lưu trữ cơ quan và CSDL lưu trữ lịch sử: Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025”. Để thực hiện được các nội dung của đề án, tỉnh cần xây dựng Kho dữ liệu lưu trữ cơ quan và CSDL lưu trữ lịch sử với mục đích lưu trữ toàn bộ các tài liệu lưu trữ điện tử của cơ quan và định kỳ chuyển các hồ sơ, tài liệu điện tử phải lưu trữ lịch sử vào CSDL lưu trữ lịch sử theo các tiêu chuẩn theo quy định.

c. Kiến trúc ứng dụng

Nguyên tắc ứng dụng:

Nguyên tắc thứ nhất: Dựa trên Mô-đun và thành phần

Phát biểu nguyên tắc: Áp dụng một mô-đun và thành phần dựa trên các giải pháp kiến trúc, gắn với các quy trình nghiệp vụ phù hợp để thiết lập các tiêu chuẩn mở cùng với vai trò và các định nghĩa được xác định rõ.

Sự cần thiết: Giảm tổng chi phí sở hữu và tránh được sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Áp dụng: Khi áp dụng cần tránh các giải pháp và công nghệ độc quyền (trừ trường hợp bắt buộc). Ưu tiên các tiêu chuẩn và công nghệ Internet trên nền web.

Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo đơn giản, tái sử dụng, linh hoạt và giải pháp mở rộng

Phát biểu nguyên tắc: Các dịch vụ thành phần phổ biến nên được thực hiện một lần và tái sử dụng khi cần thiết. Dịch vụ/giải pháp cần được linh hoạt và mở rộng để đáp ứng, phù hợp và thích ứng với yêu cầu không lường trước được một cách dễ dàng. Củng cố và đơn giản hóa các ứng dụng công nghệ bất cứ khi nào có thể để giảm thiểu sự phức tạp.

Sự cần thiết: Việc này nhằm cung cấp một giải pháp hiệu quả và đơn giản hơn; giảm thời gian phát triển và tạo ra các giải pháp dễ duy trì hơn với các yêu cầu thay đổi; tạo ra một giải pháp linh hoạt hơn và mạnh mẽ hơn; giảm sự trùng lặp thông qua hợp nhất các hệ thống/ dịch vụ hiện có và tăng cường độ tin cậy và khả năng mở rộng với ít rủi ro hơn.

Áp dụng: Ứng dụng nên sử dụng các dữ liệu đặc tả để cấu hình chính nó; Các dịch vụ nên được liên kết lỏng lẻo và các giải pháp đồng bộ một cách tự nhiên.

Các chức năng/dịch vụ ứng dụng

Miền chức năng ứng dụng và nhóm dịch vụ ứng dụng Đắk Nông:

Hình 25: Miền ứng dụng và nhóm dịch vụ ứng của của tỉnh

Theo Mô hình tham chiếu ứng dụng, Đắk Nông có các miền ứng dụng và nhóm dịch vụ ứng dụng như hình trên.

Chi tiết loại dịch vụ Đắk Nông:

Bảng 17: Các loại dịch vụ ứng dụng

Miền chức năng/ Nhóm dịch vụ

Loại dịch vụ ứng dụng

ARM001 Giao tiếp công dân

 

ARM001.001

Quản lý quan hệ công dân

- ARM001.001.001 Các dịch vụ quản lý trung tâm hỏi đáp

- ARM001.001.002 Các dịch vụ phân tích về công dân

- ARM001.001.003 Các dịch vụ về phí, lệ phí, giá và quảng bá sản phẩm, dịch vụ

- ARM001.001.006 Các dịch vụ quản lý người dùng/tài khoản

- ARM001.001.007 Các dịch vụ quản lý giao dịch và hồ sơ công dân

- ARM001.001.009 Các dịch vụ về phản hồi của công dân

ARM001.002

Tùy chọn người dùng

- ARM001.002.001 Các dịch vụ cá nhân hóa

- ARM001.002.003 Các dịch vụ cảnh báo và thông báo

ARM001.003

Hỗ trợ ban đầu cho công dân

- ARM001.003.001 Các dịch vụ hướng dẫn trực tuyến

- ARM001.003.003 Các dịch vụ tự phục vụ

- ARM001.003.004 Các dịch vụ giữ chỗ/đăng ký

- ARM001.003.006 Các dịch vụ yêu cầu được hỗ trợ

ARM002 Tự động hóa quy trình

 

ARM002.001

Truy vết và luồng công việc

- ARM002.001.001 Các dịch vụ truy vết quy trình

- ARM002.001.002 Các dịch vụ quản lý sự vụ

- ARM002.001.003 Các dịch vụ về giải quyết xung đột về nhiệm vụ

ARM003 Quản lý nghiệp vụ

 

ARM003.001

Quản lý quy trình

- ARM003.001.001 Các dịch vụ quản lý thay đổi

- ARM003.001.002 Các dịch vụ quản lý cấu hình

- ARM003.001.003 Các dịch vụ quản lý yêu cầu

- ARM003.001.004 Các dịch vụ quản lý chương trình/dự án

- ARM003.001.005 Các dịch vụ quản trị/chính sách

- ARM003.001.006 Các dịch vụ quản lý chất lượng

- ARM003.001.007 Các dịch vụ quản lý quy định nghiệp vụ

- ARM003.001.008 Các dịch vụ quản lý rủi ro

ARM003.002

Quản lý cơ cấu tổ chức

- ARM003.002.001 Các dịch vụ quản lý nhóm làm việc/tổ công tác

- ARM003.002.002 Các dịch vụ quản lý mạng lưới giao tiếp

ARM003.003

Quản lý đầu tư công

- ARM003.003.002 Các dịch vụ quản lý danh mục dự án đầu tư công

ARM003.004

Quản lý mua sắm công

- ARM003.004.003 Các dịch vụ quản lý vật liệu, văn phòng phẩm còn tồn

ARM004 Quản lý dữ liệu điện tử

 

ARM004.001

Quản lý nội dung

- ARM004.001.002 Các dịch vụ soát xét và phê duyệt nội dung

ARM004.002

Quản lý văn bản

- ARM004.002.001 Các dịch vụ số hóa và nhân dạng ký tự quang học văn bản

- ARM004.002.002 Các dịch vụ Tham khảo tài liệu

- ARM004.002.003 Các dịch vụ chỉnh sửa văn bản

- ARM004.002.004 Các dịch vụ Thư viện/Lưu trữ

- ARM004.002.005 Các dịch vụ Soát xét và Phê duyệt văn bản

- ARM004.002.006 Chuyển đổi văn bản

- ARM004.002.007 Đánh chỉ mục văn bản

- ARM004.002.008 Phân loại văn bản

ARM004.003

Quản lý tri thức

- ARM004.003.001 Các dịch vụ Truy xuất thông tin

- ARM004.003.002 Các dịch vụ Ánh xạ/Phân loại thông tin

- ARM004.003.003 Các dịch vụ Chia sẻ thông tin

- ARM004.003.006 Các dịch vụ thu nhận tri thức

- ARM004.003.007 Các dịch vụ Phân phối tri thức

ARM004.004

Quản lý hồ sơ

- ARM004.004.001 Các dịch vụ Liên kết hồ sơ

- ARM004.004.002 Các dịch vụ Hủy văn bản

- ARM004.004.003 Các dịch vụ Quản lý quyền sở hữu tài sản số

ARM005 Quản lý phân tích nghiệp vụ

 

ARM005.001

Phân tích và thống kê

- ARM005.001.001 Các dịch vụ toán học

- ARM005.001.002 Các dịch vụ cấu trúc

ARM005.002

Trợ giúp hình dung

- ARM005.002.001 Các dịch vụ biểu đồ/Đồ họa

- ARM005.002.002 Các dịch vụ Hình ảnh

- ARM005.002.003 Các dịch vụ Đa phương tiện

ARM005.003

Khai phá tri thức

- ARM005.003.001 Các dịch vụ Khai phá dữ liệu

- ARM005.003.002 Các dịch vụ Mô hình hóa

- ARM005.003.003 Các dịch vụ Mô phỏng

ARM005.004

Nghiệp vụ thông minh

- ARM005.004.001 Các dịch vụ Quản lý/Dự báo nhu cầu

- ARM005.004.003 Các dịch vụ Lập kế hoạch và Hỗ trợ ra quyết định

AKM005.005

Báo cáo

- ARM005.005.001 Các dịch vụ Báo cáo theo nhu cầu đặc thù

- ARM005.005.002 Các dịch vụ Báo cáo theo biểu mẫu tiêu chuẩn

- ARM005.005.003 Các dịch vụ Phân tích xử lý trực tuyến

ARM 006 Chức năng nội bộ cơ quan

 

ARM006.001

Quản lý dữ liệu

- ARM006.001.001 Các dịch vụ Trao đổi dữ liệu

- ARM006.001.002 Các dịch vụ Chợ dữ liệu

- ARM006.001.003 Các dịch vụ Kho dữ liệu

- ARM006.001.004 Các dịch vụ Quản lý dữ liệu đặc tả

- ARM006.001.005 Các dịch vụ Làm sạch dữ liệu

- ARM006.001.006 Các dịch vụ Trích xuất và Chuyển đổi

- ARM006.001.007 Các dịch vụ Tải lên và Lưu trữ lâu dài

- ARM006.001.008 Các dịch vụ Phục hồi dữ liệu

- ARM006.001.009 Các dịch vụ Phân loại dữ liệu

ARM006.002

Quản lý công chức, viên chức

- ARM006.002.001 Các dịch vụ Quản lý tuyển dụng công chức, viên chức

- ARM006.002.002 Các dịch vụ Quản lý lý lịch công chức, viên chức

- ARM006.002.003 Các dịch vụ Phát triển và Duy trì nghề nghiệp

- ARM006.002.004 Các dịch vụ Báo cáo thời gian

- ARM006.002.005 Các dịch vụ Quản lý Thi đua, Khen thưởng

- ARM006.002.006 Các dịch vụ Quản lý phúc lợi

- ARM006.002.008 Các dịch vụ Quản trị nguồn nhân lực

- ARM006.002.009 Các dịch vụ Quản lý Đào tạo/Bồi dưỡng

- ARM006.002.010 Các dịch vụ Quản lý Sức khỏe và An toàn

- ARM006.002.011 Các dịch vụ Quản lý Đi công tác

ARM 006.003

Quản lý tài chính, kế toán

- ARM006.003.001 Các dịch vụ Quản lý Hóa đơn và Thanh toán

- ARM006.003.002 Các dịch vụ Tín dụng/Phí, lệ phí

- ARM006.003.003 Các dịch vụ Quản lý chi

- ARM006.003.004 Các dịch vụ Bảng lương

- ARM006.003.005 Các dịch vụ Thanh toán/Quyết toán

- ARM006.003.006 Các dịch vụ Thu hồi nợ

- ARM006.003.007 Các dịch vụ Quản lý thu/nguồn thu

- ARM006.003.008 Các dịch vụ Kiểm soát nội bộ

- ARM006.003.009 Các dịch vụ Kiểm toán

ARM006.004

Quản lý tài sản

- ARM006.004.002 Các dịch vụ Biên mục/Nhân dạng tài sản

- ARM006.004.003 Các dịch vụ Chuyển giao, Phân bổ và Duy trì tài sản

- ARM006.004.004 Các dịch vụ Quản lý trang thiết bị vật chất

- ARM006.004.005 Các dịch vụ Quản lý Máy tính/Thiết bị tự động hóa

ARM006.005

Quản lý nguồn nhân lực

- ARM006.005.002 Các dịch vụ Quản lý kỹ năng

- ARM006.005.003 Các dịch vụ Thư mục/Địa chỉ công chức, viên chức

- ARM006.005.005 Các dịch vụ Quản lý dự phòng nguồn nhân lực

ARM007

Công tác và hỗ trợ

 

ARM007.001

Quản lý an toàn thông tin

- ARM007.001.001 Các dịch vụ Định danh và Xác thực

- ARM007.001.002 Các dịch vụ Kiểm soát truy cập

- ARM007.001.003 Các dịch vụ Mật mã

- ARM007.001.004 Các dịch vụ Quản lý Chữ ký số

- ARM007.001.005 Các dịch vụ Phòng chống thâm nhập

- ARM007.001.006 Các dịch vụ Phát hiện thâm nhập

- ARM007.001.007 Các dịch vụ Ứng cứu sự cố

- ARM007.001.008 Các dịch vụ Kiểm toán và Phân tích vết

- ARM007.001.009 Các dịch vụ Chứng nhận và Công nhận

- ARM007.001.010 Các dịch vụ Quản lý và Báo cáo tuân thủ quy định ATTT mạng

- ARM007.001.011 Phòng chống vi rút

ARM007.002

Cộng tác

- ARM007.002.001 Các dịch vụ Thư điện tử

- ARM007.002.003 Các dịch vụ Thư viện tài liệu

- ARM007.002.004 Các dịch vụ Chia sẻ Lập lịch

- ARM007.002.005 Các dịch vụ Quản lý Nhiệm vụ

ARM007.003

Tìm kiếm

- ARM007.003.001 Các dịch vụ Truy vấn

- ARM007.003.002 Các dịch vụ xếp hạng chính xác

- ARM007.003.003 Các dịch vụ Phân loại

- ARM007.003.004 Các dịch vụ tìm kiếm phù hợp với mẫu

Sơ đồ giao diện ứng dụng

Hình 26: Sơ đồ giao diện ứng dụng

Sơ đồ giao diện ứng dụng thể hiện các giao diện logic về trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau, nơi thông tin và các tài nguyên khác được trao đổi.

Ở tỉnh, hệ thống được triển khai theo mô hình tập trung tại Trung tâm dữ liệu tỉnh hoặc thuê dịch vụ, do đó, giao diện ứng dụng không nằm ở các cơ quan, đơn vị của tỉnh, ở mô hình trên, các hệ thống nằm ở nốt địa phương là các hệ thống dùng chung của tỉnh, các hệ thống của tỉnh cần dữ liệu từ các hệ thống của các bộ hoặc doanh nghiệp khác để thực hiện các nghiệp vụ (chẳng hạn như giải quyết TTHC, trả/nhận kết quả TTHC...). Mỗi bộ sẽ đóng vai trò 1 nốt trong sơ đồ giao diện ứng dụng.

Sơ đồ này không thể hiện phương thức kết nối cũng như sơ đồ kết nối.

Sơ đồ giao tiếp ứng dụng

Hình 27: Sơ đồ giao tiếp ứng dụng

Sơ đồ giao tiếp ứng dụng chính đưa ra mô tả cách truyền dữ liệu giữa các hệ thống trong tỉnh và với hệ thống trung ương, bao gồm các thông tin cụ thể về liên kết, mạng và phương tiện.

Ở sơ đồ trên, các hệ thống của tỉnh được kết nối với nhau thông qua (các) mạng LAN đã được phân vùng bảo mật hoặc mạng truyền số liệu chuyên dùng theo thiết kế, trong khi kết nối ra bên ngoài tới các bộ được kết thông thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng hoặc mạng riêng khác.


Ma trận quan hệ ứng dụng - ứng dụng:

Hình 28: Ma trận mối quan hệ ứng dụng - ứng dụng


Ma trận giao diện ứng dụng cho thấy bản chất và trạng thái của của giao diện vật lý cũng như logic giữa các hệ thống thông tin trong toàn tỉnh và ở trung ương. Việc này cho phép đánh giá nhanh việc sử dụng lại hoặc dự phòng. Nó cũng là công cụ hữu ích để quản lý sự phát triển của hệ thống, cơ sở hạ tầng, thêm các công nghệ, nâng cấp chức năng.

Sơ đồ tích hợp ứng dụng:

Hình 29: Sơ đồ tích hợp ứng dụng

Phương thức kết nối để khai thác thông tin, dữ liệu:

Đối với các hệ thống thông tin có quy mô triển khai từ Trung ương đến địa phương (theo Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT), tỉnh thường là đối tượng sử dụng cuối (end user) của các hệ thống do các Bộ chuyên ngành triển khai. Do đó, dữ liệu thường hạn chế, chỉ phục vụ nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn tương ứng. Để các địa phương có thể khai thác trực tiếp theo nhu cầu nghiệp vụ của mình, các Bộ chủ quản cần nâng cấp hệ thống để có thể cung cấp ở dạng dịch vụ thông tin/dữ (việc làm này phụ thuộc vào Bộ chủ quản). Trong trường hợp này, tỉnh cần làm việc với các cơ quan liên quan để để xác định nhu cầu nghiệp vụ cụ thể, cơ chế khai thác dữ liệu phù hợp, đồng thời lựa chọn phương án kết nối thông qua NGSP, LGSP như sau:

- Bộ chủ quản cung cấp dịch vụ khai thác thông tin theo nhu cầu nghiệp vụ của tỉnh, đăng ký dịch vụ trên NGSP. Tỉnh đăng ký sử dụng dịch vụ do Bộ chủ quản cung cấp. Các hệ thống của tỉnh kết nối đến LGSP của tỉnh và LGSP của tỉnh kết nối NGSP để có thể sử dụng dịch vụ.

Các thành phần cơ bản của LGSP:

Hình 30: Các thành phần cơ bản của LGSP

(1) Phần mềm nền tảng: Là các phần mềm hệ thống nền tảng dùng chung phục vụ việc kết nối, chia sẻ các ứng dụng, dịch vụ phạm vi cấp bộ hoặc tỉnh, bao gồm các thành phần tiêu biểu như sau:

- Trục kết nối để cung cấp các chức năng cơ bản bao gồm: Giao tiếp, tương tác và tích hợp dịch vụ; Xử lý thông điệp; Kiểm soát truy cập dịch vụ, định tuyến thông điệp; Quản lý giao tiếp, tương tác và tích hợp dịch vụ;

- Quản lý quy trình nghiệp vụ để cung cấp các chức năng cơ bản bao gồm: Định nghĩa quy trình nghiệp vụ; thực thi quy trình nghiệp vụ; quản lý thông tin quy trình nghiệp vụ; định nghĩa, áp dụng và quản lý các quy định nghiệp vụ dùng chung; tích hợp quy trình nghiệp vụ; xử lý sự kiện nghiệp vụ trong quy trình nghiệp vụ; quản lý và kiểm soát quy trình nghiệp vụ;

- Xác thực tài khoản trong cơ quan để cung cấp các chức năng cơ bản bao gồm: Xác thực và cấp quyền, quản lý an toàn bảo mật đối với các tác nhân là dịch vụ, hệ thống, phần mềm sử dụng các dịch vụ dùng chung, chia sẻ của LGSP;

- Dịch vụ dữ liệu để cung cấp các chức năng cơ bản bao gồm: Quản lý các nguồn dữ liệu; tạo lập dịch vụ dữ liệu; quản lý các dịch vụ dữ liệu; quản lý việc sử dụng các nguồn dữ liệu, dịch vụ dữ liệu;

- Quản trị tài nguyên để cung cấp các chức năng cơ bản bao gồm: Đăng ký, quản lý, lưu trữ, tìm kiếm, khai thác dữ liệu đặc tả kiến trúc hướng dịch vụ (thông tin, dữ liệu về dịch vụ; thông tin, dữ liệu liên quan đến việc thiết kế, triển khai, cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ; tài liệu quản trị dịch vụ);

- Quản lý giao diện lập trình ứng dụng để cung cấp các chức năng cơ bản bao gồm: Cổng tương tác với các tác nhân sử dụng dịch vụ; Nhóm dịch vụ truy cập: Triệu gọi dịch vụ tại thời điểm chạy; liên kết các dịch vụ tại thời điểm chạy; quản lý các mối đe dọa mất an toàn bảo mật trong quá trình tương tác, sử dụng dịch vụ;

- Giám sát quy trình xử lý nghiệp vụ để cung cấp các chức năng cơ bản bao gồm: Quản lý, giám sát, tìm kiếm, thống kê, báo cáo, phân tích các hoạt động nghiệp vụ được lưu trữ trong biên bản ghi lưu nhật ký hoạt động (log file), sự kiện nghiệp vụ theo thời gian thực trong LGSP theo nhu cầu quản trị.

(2) Phần mềm vận hành: Là các phần mềm được xây dựng phục vụ công tác quản lý, vận hành nền tảng LGSP của bộ/tỉnh, bao gồm các thành phần tiêu biểu như sau:

- Phần mềm quản lý, vận hành LGSP để cung cấp các chức năng cơ bản bao gồm: Quản lý và kiểm soát trạng thái hoạt động các hệ thống, ứng dụng, dịch vụ thuộc nền tảng LGSP; Quản lý toàn bộ vòng đời của các giải pháp và dịch vụ thuộc nền tảng từ lúc khởi tạo để cung cấp dịch vụ cho đến lúc kết thúc dịch vụ; Phân phối dịch vụ (định vị, lưu trữ, biên dịch, triệu gọi các ứng dụng, dịch vụ trong nền tảng LGSP); Tạo lập mô tả mô tả dịch vụ; phát triển ứng dụng thực thi dịch vụ; kích hoạt sự thực thi dịch vụ; công bố dịch vụ đã phát triển; kiểm thử dịch vụ; đóng gói và đưa dịch vụ vào môi trường vận hành thật;

- Quản lý danh mục điện tử dùng chung: Tạo lập, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác các bản mã điện tử, danh mục điện tử dùng chung của bộ/tỉnh. Các bảng mã này cần phải tuân thủ các quy định hiện hành, có phương án kết nối, sử dụng lại các danh mục điện tử đã có thuộc có hệ thống của các cơ quan ở Trung ương.

(3) Các dịch vụ dùng chung: Có mục đích hỗ trợ phát triển các ứng dụng, bao gồm các thành phần dùng chung cho các ứng dụng mà không phải xây dựng lại, tiêu biểu như:

- Các dịch vụ nền tảng quản lý nội dung: Dịch vụ trình diễn; tìm kiếm, truy vấn; quản lý biểu mẫu điện tử; lưu tạm và tải nội dung;

- Các dịch vụ nền tảng quản lý văn bản, công việc: Nhóm các dịch vụ về quản lý, xử lý, lưu trữ văn bản đi, đến; các dịch vụ về tạo lập công việc, giao việc, theo dõi, giám sát, truy vết, thống kê, báo cáo về thực hiện các công việc;

- Các dịch vụ nền tảng xử lý hồ sơ nghiệp vụ: Nhóm các dịch vụ về tạo lập hồ sơ nghiệp vụ; gửi hồ sơ nghiệp vụ; nhận hồ sơ nghiệp vụ; số hóa hồ sơ giải quyết TTHC phục vụ quản lý, sử dụng lại; số hóa kết quả giải quyết TTHC phục vụ việc khai thác lại trong các lần thực hiện TTHC lần tiếp theo;

- Nhóm dịch vụ xác thực, cấp quyền người dùng tập trung (SSO): Dịch vụ xác thực, cấp quyền theo cơ chế đăng nhập một lần đối với người dùng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khi sử dụng các dịch vụ do Bộ, tỉnh cung cấp; Dịch vụ xác thực, cấp quyền theo cơ chế đăng nhập một lần đối với người dùng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, tỉnh khi sử dụng các ứng dụng trong nội bộ của bộ, tỉnh phục vụ xử lý nghiệp vụ, công tác quản lý, chỉ đạo điều hành;

- Nhóm dịch vụ thanh toán điện tử: Giao diện kết nối tới các cổng thanh toán điện tử của bên thứ ba giúp người dùng có thể chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp; kiểm toán phục vụ việc đối soát (khi cần), truy vấn và báo cáo giao dịch thanh toán điện tử;

- Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích: Kết nối với hệ thống thông tin của Tổng công ty bưu điện Việt Nam thông qua hệ thống NGSP để trao đổi thông tin về nhu cầu sử dụng; thông tin về trạng thái xử lý, kết quả giải quyết; trạng thái gửi, nhận hồ sơ và chuyển trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT.

(4) Nhóm các dịch vụ thông tin: Nhóm các dịch vụ khai thác thông tin thuộc CSDL quốc gia; hệ thống có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương theo Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT; nhóm các dịch vụ thông tin để các Bộ, địa phương khác khai thác để bảo đảm sự thống nhất, tăng cường liên kết, sử dụng lại thông tin, dữ liệu đã có phục vụ giải quyết TTHC, hướng đến đơn giản hóa thành phần hồ sơ, cụ thể bao gồm:

- Nhóm dịch vụ thông tin khai thác các CSDL quốc gia, trước hết là các CSDL quốc gia ưu tiên triển khai theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015, các CSDL quốc gia hiện đã sẵn sàng;

- Nhóm dịch vụ thông tin khai thác các hệ thống có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương theo Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT , trước hết ưu tiên các hệ thống đã sẵn sàng theo Danh mục được Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Tin học hóa công bố trên Cổng TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Cục Tin học hóa;

- Nhóm các dịch vụ thông tin để các Bộ, địa phương khác khai thác theo nhu cầu thực tế của các Bộ, tỉnh.

Các yêu cầu về đảm bảo chất lượng

Các ứng dụng phải được xây dựng tuân thủ các quy định:

Quy trình đầu tư (có đủ các tài liệu thiết kế, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn quản trị, vận hành...)

Bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về: giao diện, chức năng, kết nối, hiệu năng, an toàn bảo mật...

Các yêu cầu về duy trì hệ thống ứng dụng

Các hệ thống phải được bố trí kinh phí vận hành và duy trì hàng năm để bảo đảm vận hành liên tục.

Phải tuân thủ chặt chẽ các phương án về ATTT để bảo đảm hệ thống luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.

Các yêu cầu phát sinh về nghiệp vụ để phục vụ công việc phải được ưu tiên chỉnh sửa.

Danh sách ứng dụng

Ma trận ứng dụng, dịch vụ:

Bảng 18: Ma trận ứng dụng, dịch vụ

Danh sách ứng dụng của tỉnh:

Bảng 19: Danh sách ứng dụng của tỉnh

STT

Tên ứng dụng

1

Cổng thông tin điện tử tỉnh

2

Cổng Dịch vụ công

3

Một cửa điện tử

4

Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử

5

Quản lý nhân sự

6

Quản lý người dùng

7

Quản lý thông tin kiến trúc

8

Quản lý tài sản

9

Thư điện tử

10

Xử lý nghiệp vụ

11

Danh mục điện tử dùng chung

12

Báo cáo của địa phương

13

Quản lý văn bản và điều hành

14

Hệ thống nghiệp vụ xây dựng

15

Hệ thống nghiệp vụ tài nguyên, môi trường

16

Hệ thống nghiệp vụ tài chính

17

Hệ thống nghiệp vụ kế hoạch và đầu tư

18

Hệ thống VNPOST

19

Hệ thống Văn phòng Chính phủ

20

Hệ thống Bộ Thông tin và Truyền thông

21

LGSP (các phần mềm vận hành và nền tảng)

22

Phân tích, dự báo, hỗ trợ ra quyết định

23

Kho dữ liệu

24

Chữ ký số

25

Giám sát an toàn an ninh

d. Kiến trúc Kỹ thuật - công nghệ

Nguyên tắc kỹ thuật - công nghệ:

Nội dung này trình bày, mô tả các nguyên tắc kỹ thuật - công nghệ gồm có:

Nguyên tắc 1: Khi lựa chọn giải pháp kỹ thuật - công nghệ phải xem xét, đánh giá sử dụng phần mềm mã nguồn mở cùng với các phần mềm thương mại.

Nguyên tắc 2: Phải xem xét xây dựng các giải pháp dựa trên nền tảng điện toán đám mây.

Nguyên tắc 3: Phần mềm và phần cứng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm duy trì kết nối của dữ liệu, ứng dụng và công nghệ, tránh trường hợp bị gián đoạn do không tương thích dẫn tới tăng chi phí, tăng độ phức tạp khi tích hợp, kết nối.

Miền tham chiếu kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, công nghệ:

Hình 31: Miền tham chiếu kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, công nghệ

Sơ đồ mạng tổng thể:

Hình 32: Mô hình mạng tổng thể tỉnh Đắk Nông

Hệ thống mạng diện rộng WAN sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng để tạo một môi trường kết nối băng thông rộng, bảo mật cao đến tất cả các cơ quan Chính quyền (từ cấp tỉnh đến cấp xã), phục vụ việc triển khai ứng dụng và quản lý nhà nước, đồng thời cung cấp DVC cho người dân và doanh nghiệp một cách thuận tiện nhất.

Hình 33: Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp I

Công nghệ:

□ Thiết bị nhà cung cấp: Mạng TSLCD cấp 2 dùng các Switch gom để kết nối tới các cơ quan Đảng và Nhà nước tại tỉnh/thành phố.

□ Thiết bị đầu cuối: Bao gồm các thiết bị coventer quang có cổng Lan để kết nối tới mạng nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước tại tỉnh/thành phố.

□ Công nghệ truyền tải: L2/L3 VPN.

□ Địa chỉ IP: Theo quy hoạch của Cục Bưu điện Trung ương.

Lưu lượng truyền tải:

□ Kết nối từ Sở/Ban/Ngành, Huyện/Thành phố, Xã/Phường/Thị trấn lên Cơ quan Trung ương: Lưu lượng kết nối qua trung kế kết nối giữa mạng TSLCD cấp I và mạng TSLCD cấp II (Doanh nghiệp viễn thông cung cấp kết nối).

□ Kết nối giữa các điểm trong tỉnh bao gồm: Sở/Ban/Ngành, Huyện/Thành phố, Xã/Phường/Thị trấn truyền tải qua mạng TSLCD cấp II của tỉnh.

Sơ đồ kết nối mạng có dây:

Hình 34: Sơ đồ kết nối mạng có dây

Sơ đồ mạng này áp dụng cho các cơ quan, đơn vị của tỉnh để phục vụ công việc. Cụ thể, sơ đồ mạng này được áp dụng tại các địa điểm sau:

- Ủy ban nhân dân các cấp;

- Các sở, ban ngành;

- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận một cửa cấp huyện, xã.

Tùy vào mức độ sử dụng và yêu cầu bảo mật để trang bị máy chủ tại các cơ quan, đơn vị (nếu không cần thiết thì có thể không sử dụng máy chủ tại chỗ, việc xử lý hệ thống nằm hoàn toàn trên máy chủ của hệ thống tại Trung tâm dữ liệu).

Sơ đồ mạng không dây:

Hình 35: Sơ đồ mạng không dây

Mạng không dây được trang bị tại các cơ quan, đơn vị phục vụ việc truy cập Internet từ các thiết bị di động, máy tính xách tay phục vụ công việc.

Hạ tầng Trung tâm dữ liệu/Phòng máy chủ: Mô hình triển khai Trung tâm dữ liệu:

(1) Mô hình tổng quan nhà trạm Trung tâm dữ liệu:

Hình 36: Mô hình nhà trạm cơ bản

Theo tiêu chuẩn quốc gia về Trung tâm dữ liệu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông TCVN 9250:2012, các yêu cầu đối với nhà trạm Trung tâm dữ liệu gồm các thành phần chính như sau: Phòng đấu nối cáp viễn thông, khu vực phân phối chính (MDA), khu vực phân phối nhánh (HDA), khu vực phân phối vùng (ZDA) và khu vực phân phối thiết bị (EDA).

Tùy theo khả năng tài chính và sự khảo sát thực tế, quy mô đầu tư, khi nâng cấp, xây dựng Trung tâm dữ liệu, Đắk Nông cần lựa chọn mô hình Trung tâm dữ liệu phù hợp. Các thành phần nêu ra ở đây chỉ có tính chất tham khảo. Chi tiết các thành phần như sau:

Phòng đấu nối cáp viễn thông là không gian giao tiếp giữa hệ thống cáp thuộc nhà trạm và hệ thống cáp giữa các tòa nhà, bao gồm cả của nhà cung cấp dịch vụ và của khách hàng. Không gian này bao gồm phần cứng phân cách của nhà cung cấp truy cập và thiết bị của nhà cung cấp truy cập. Phòng lối vào cáp có thể nằm ngoài phòng máy tính nếu nhà trạm TTDL nằm trong một tòa nhà chứa cả các văn phòng dành cho mục đích sử dụng chung và các không gian khác nằm ngoài nhà trạm. Một nhà trạm có thể có nhiều phòng lối vào cáp. Phòng lối vào cáp giao tiếp với phòng máy tính thông qua MDA.

Khu vực phân phối chính bao gồm bộ đấu chéo chính (MC), là điểm phân phối trung tâm của hệ thống cáp thuộc nhà trạm, và có thể cả bộ đấu chéo nhánh (HC) nếu các khu vực thiết bị được phục vụ trực tiếp từ khu vực phân phối chính. Không gian này nằm trong phòng máy tính hoặc là một phòng riêng. Mỗi nhà trạm phải có ít nhất một khu vực phân phối chính. Các bộ định tuyến lõi của phòng máy tính, các bộ chuyển mạch LAN lõi, các bộ chuyển mạch SAN lõi, và PBX thường được đặt trong khu vực phân phối chính do không gian này là trung tâm của hệ thống cáp trong nhà trạm.

Khu vực phân phối chính có thể phục vụ một hoặc nhiều HDA hoặc EDA thuộc nhà trạm và một hoặc nhiều phòng viễn thông nằm bên ngoài không gian phòng máy tính để có thể hỗ trợ các không gian văn phòng, trung tâm điều hành và các phòng hỗ trợ nằm ngoài nhà trạm khác.

Khu vực phân phối nhánh (HDA) là khu vực phục vụ các khu vực thiết bị nếu HC không nằm trong khu vực phân phối nhánh. Do vậy, HDA có thể chứa cả HC, đây là điểm phân phối hệ thống cáp nối đến các EDA. HDA nằm trong phòng máy tính, hoặc có thể nằm trong một phòng riêng thuộc phòng máy tính. HDA thường bao gồm các chuyển mạch LAN, các chuyển mạch SAN, và bàn phím/màn hình /chuột (KVM) dành cho thiết bị cuối trong các khu vực phân bố thiết bị. Một nhà trạm CNTT có thể có nhiều HDA hoặc không có HDA (nếu là nhà trạm loại nhỏ có toàn bộ phòng máy tính đã được hỗ trợ từ MDA).

Khu vực phân phối thiết bị (EDA) là không gian dành cho thiết bị cuối, bao gồm các hệ thống máy tính và thiết bị viễn thông. Không gian này không phục vụ các mục đích của phòng lối vào cáp, khu vực phân phối chính hoặc khu vực phân phối nhánh.

Khu vực phân phối vùng (ZDA) là một điểm kết nối tùy chọn thuộc hệ thống cáp nhánh. Khu vực này nằm giữa khu vực phân phối nhánh và khu vực phân phối thiết bị nhằm đạt được sự linh hoạt và khả năng cấu hình lại nhanh chóng.

(2) Mô hình tổng quan triển khai Trung tâm dữ liệu:

Hình 37: Mô hình tổng quan triển khai trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông

Trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông được phát triển theo hướng trở thành hệ thống hạ tầng CNTT tập trung của toàn tỉnh, nơi triển khai, quản lý tập trung các hệ thống CNTT dùng chung của toàn tỉnh. Đáp ứng về các yêu cầu lưu trữ thông tin tập trung; triển khai nền tảng LGSP; triển khai và quản lý tập trung các hệ thống CSDL, dịch vụ CNTT, ứng dụng nghiệp vụ, ứng dụng hỗ trợ chính quyền, ứng dụng kỹ thuật dùng chung; cung cấp và kết nối truyền dẫn thông tin diện rộng trong và ngoài tỉnh (mạng WAN, mạng Internet); bảo đảm các yêu cầu an toàn, an ninh hệ thống thông tin của toàn tỉnh.

Về cơ bản, mô hình trung tâm dữ liệu Đắk Nông được chia thành 5 thành phần chính như sau:

Thiết bị mạng:

Gồm các thiết bị bảo mật và chống tấn công, các thiết bị cân bằng tải, các thiết bị định tuyến, phân luồng, số lượng và cách bố trí chi tiết các thiết bị sẽ được xác định khi lập thiết kế trung tâm dữ liệu tỉnh.

Vùng máy chủ vật lý và vùng máy chủ ảo:

Ở mô hình trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông, chúng tôi đề xuất sử dụng công nghệ ảo hóa một phần cho một số máy chủ nhằm phân phối tài nguyên cho các máy chủ hợp lý hơn, tính sẵn sàng cao, triển khai ứng dụng mới đơn giản và nhanh chóng, từ đó tiết kiệm chi phí, nguồn lực.

Vùng máy chủ vật lý:

Đây là các máy chủ cần hiệu năng và tính ổn định cao. Khi triển khai Nền tảng chia sẻ, tích hợp Đắk Nông, một số thành phần chính trong nền tảng chia sẻ, tích hợp phục vụ các mục đích như chuyển mạch, chuyển đổi, định tuyến, phân phối... khi các yêu cầu xử lý tăng cao trong khoảng thời gian ngắn, sẽ đòi hỏi khả năng xử lý của hệ thống (phần cứng) rất cao. Vì vậy, các thành phần này yêu cầu được cài đặt trên các máy chủ vật lý. Ngoài ra, các máy chủ CSDL cũng cần được cài đặt trên các máy chủ vật lý.

Vùng máy chủ ảo:

Như đã phân tích lợi ích của việc áp dụng công nghệ ảo hóa ở trên, các máy chủ dịch vụ như dịch vụ thư mục, dịch vụ xác thực và cấp quyền, quản lý định danh... và các máy chủ ứng dụng, máy chủ web, máy chủ phục vụ quản lý và giám sát hệ thống và các máy chủ tương tự khác sẽ là các máy chủ ảo.

Lưu trữ:

Do yêu cầu cao về tốc độ truy xuất cũng như mức độ an toàn của dữ liệu, đề xuất sử dụng các giải pháp lưu trữ bằng ổ đĩa mạng (SAN) cho toàn bộ trung tâm dữ liệu tỉnh. SAN thực chất là một mạng riêng tốc độ cao dùng cho việc truyền dữ liệu giữa các máy chủ tham gia vào hệ thống lưu trữ cũng như giữa các thiết bị lưu trữ với nhau. SAN cho phép thực hiện quản lý tập trung và cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu và tài nguyên lưu trữ. Hầu hết mạng SAN hiện nay dựa trên công nghệ kênh cáp quang, cung cấp cho người sử dụng khả năng mở rộng, hiệu năng và tính sẵn sàng cao. Có thể thấy được một số ưu điểm của hệ thống SAN như sau:

• Có khả năng sao lưu dữ liệu với dung lượng lớn và thường xuyên mà không làm ảnh hưởng đến lưu lượng thông tin trên mạng.

• SAN đặc biệt thích hợp với các ứng dụng cần tốc độ và độ trễ nhỏ ví dụ như việc truy xuất thông tin từ nhiều CSDL để cung cấp cho cán bộ, công chức trong xử lý các TTHC.

• Dữ liệu luôn ở mức độ sẵn sàng cao.

• Dữ liệu được lưu trữ thống nhất, tập trung và có khả năng quản lý cao. Có khả năng khôi phục dữ liệu nếu có xảy ra sự cố.

• Có khả năng mở rộng tốt trên cả phương diện số lượng thiết bị, dung lượng hệ thống cũng như khoảng cách vật lý.

• Mức độ an toàn cao do thực hiện quản lý tập trung cũng như sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý SAN.

Sao lưu:

Việc sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu tỉnh cần được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn trong mọi sự cố xảy ra tác động đến hoạt động của hệ thống. Dữ liệu sao lưu có thể được lưu trữ trên ổ/tủ đĩa (Disk) và/hoặc trên băng từ (Tape). Với mỗi loại thiết bị lưu trữ đều có ưu và nhược điểm riêng. Đối với băng từ, giá thành rẻ và khả năng lưu trữ lớn, có thể lưu trữ bên ngoài hệ thống bằng cách thủ công, lưu trữ được lâu, tốc độ lưu trữ thấp. Đối với ổ đĩa, tuy hiệu năng cao hơn nhưng giá thành và chi phí cũng cao hơn, việc sao lưu đồng thời nhiều luồng nên rút ngắn thời gian sao lưu và khả năng phục hồi nhanh chóng.

Các thiết bị khác:

Là các thiết bị nhằm đảm bảo hoạt động của phòng máy chủ liên tục như: Các thiết bị chống sét, các thiết bị cung cấp nguồn liên tục (UPS) và nguồn dự phòng, các thiết bị ổn định dòng điện, điện thế, các thiết bị làm mát...

Các dịch vụ cơ sở hạ tầng:

Dịch vụ theo mô hình điện toán đám mây:

Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS): Là mô hình cung cấp công cụ, nền tảng, phần mềm lớp giữa, các công cụ hỗ trợ quản lý dữ liệu, môi trường phát triển phần mềm... để phát triển và triển khai ứng dụng bao gồm hạ tầng vận hành các phần mềm nền tảng này. Mô hình này cho phép cơ quan, tổ chức không cần trực tiếp quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của tổ chức mà tập trung vào công tác xây dựng, phát triển, quản lý các ứng dụng được triển khai trên nền tảng của nhà cung cấp dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS): Là mô hình mà nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện cấp phát các thành phần hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin như: trung tâm dữ liệu, máy chủ, lưu trữ, mạng, an ninh bảo mật, hệ điều hành... dưới dạng dịch vụ cho người sử dụng triển khai các hệ thống thông tin của mình trên hạ tầng đó.

Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS): Là mô hình cho phép người dùng sử dụng trực tiếp các ứng dụng trên nền tảng đám mây qua môi trường mạng. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản phẩm phần mềm ứng dụng hoàn chỉnh dưới dạng dịch vụ cùng với các dịch vụ vận hành, duy trì, quản lý kèm theo.

Dịch vụ hạ tầng khóa công khai (PKI):

Các dịch vụ về cung cấp chứng thư số, dịch vụ chứng thực số (OCSP, CRL, Time stamp...) cho các cơ quan trong CQĐT của tỉnh Đắk Nông Việc cung cấp các dịch vụ hạ tầng khóa do Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp cùng Sở TTTT tỉnh Đắk Nông thực hiện.

Các ứng dụng cơ sở hạ tầng:

Các ứng dụng nền tảng điện toán đám mây (bao gồm cả công nghệ ảo hóa).

Các ứng dụng quản lý, giám sát hệ thống CSHT tại trung tâm TH dữ liệu:

Quản lý hạ tầng, máy chủ, CSDL liên tục;

Nhanh chóng xác định hiệu năng sử dụng và các vấn đề hiện hữu nhằm đưa ra các biện pháp;

Cảnh báo khi hệ thống gặp các sự cố, quá tải, các vấn đề phản hồi hệ thống;

Phân tích các lỗi, thống kê lịch sử, hiệu suất theo thời gian thực, phân tích xu hướng của hệ thống;

Dễ làm chủ ứng dụng, dễ cài đặt và hỗ trợ đa nền tảng

Danh mục các tiêu chuẩn kỹ thuật:

Thông tư 10/2016/TT-BTTTT ngày 01/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành”;

Thông tư 02/2017/TT-BTTTT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với CSDL quốc gia về dân cư.

Thông tư 06/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 23/3/2015 Quy định Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định trách nhiệm của các cơ quan trong việc ban hành Quy định kỹ thuật về dữ liệu của các hệ thống thông tin;

Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 15/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu;

Thông tư số 24/2011/TT-BTTTT ngày 20/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc tạo lập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu đặc tả trên trang TTĐT hoặc Cổng TTĐT của cơ quan nhà nước.

Thông tư số 19/2011/TT-BTTTT ngày 01/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước.

Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm ATTT theo cấp độ.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối Cổng DVC quốc gia với Cổng DVC, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, tỉnh và các CSDL quốc gia, chuyên ngành (QCVN 120:2019/BTTTT).

Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng DVC và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

Thông tư số 24/2011/TT-BTTTT ngày 20/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc tạo lập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu đặc tà trên trang TTĐT hoặc Cổng TTĐT của cơ quan nhà nước.

Công văn số 3788/BTTTT-THH ngày 26/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu có cấu trúc bằng ngôn ngữ XML giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước.

Công văn số 2803/BTTTT-THH ngày 01/10/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn kỹ thuật liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong cơ quan nhà nước

Công văn số 269/BTTTT-ƯDCNTT ngày 06/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc giải thích việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử dụng cho hệ thống Cổng TTĐT và hệ thống thư điện tử.

Tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC 18384:2016 về Kiến trúc tham chiếu SOA.

Dự báo công nghệ:

Mã nguồn mở: Hiện nay, phần mềm có những bước chuyển đổi hết sức mạnh mẽ và hỗ trợ hầu hết cho tất cả các loại ngành nghề từ quản lý nhà nước, công nghiệp, giải trí, dịch vụ... Khả năng tái cấu trúc được đem đến từ các sản phẩm mã nguồn mở, nó giúp cho khả năng phát triển của các loại phần mềm trở nên dễ dàng hơn khi mà các lập trình viên chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều có thể đóng góp để tối ưu hóa các sản phẩm từ phần mềm tiện ích này.

Trí tuệ nhận tạo: Lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trải qua những tiến bộ khoa học to lớn trong vài năm qua, từ những cải tiến lớn về sức mạnh xử lý và hiệu quả tính toán đến những hiểu biết mới về nhận dạng đối tượng, ngôn ngữ và học sâu. Trí tuệ nhân tạo đang được sử dụng trong mọi ngành, lĩnh vực, ứng dụng: nhận dạng biển số xe (Giao thông), nhận dạng khuôn mặt (Xã hội), phân loại sản phẩm (Công nghiệp), tư vấn khám chữa bệnh (Y tế)... AI sẽ tiếp tục tác động đến nơi làm việc của con người trong nhiều năm tới và sẽ biến đổi cách mọi người làm việc, thông qua tự động hóa.

Điện toán đám mây: Mô hình cung cấp, truy nhập và sử dụng các tài nguyên công nghệ thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp dưới hình thức dịch vụ công nghệ thông tin một cách nhanh chóng và có thể điều chỉnh được theo nhu cầu trong quá trình sử dụng dịch vụ.

e. Kiến trúc An toàn thông tin

Nguyên tắc an toàn thông tin:

Nguyên tắc thứ nhất: Tuân thủ, Lựa chọn và Tiêu chuẩn hóa Kiểm soát bảo mật

Phát biểu nguyên tắc: Kiểm soát bảo mật phải phù hợp với các chính sách bảo mật đã được xác định trước; Việc lựa chọn các kiểm soát bảo mật phải được dựa trên phân tích rủi ro và các quyết định quản lý rủi ro. Quá trình lựa chọn kiểm soát mới sẽ được cân nhắc cả 2 yếu tố mức độ giảm thiểu rủi ro do sự kiểm soát và tổng chi phí để có được, thực hiện và duy trì sự kiểm soát; Việc lựa chọn kiểm soát nên được thúc đẩy bởi khả năng kiểm soát được áp dụng thống nhất trên toàn bộ và để giảm thiểu các trường hợp ngoại lệ.

Sự cần thiết: Đạt được một môi trường dựa trên tiêu chuẩn sẽ giảm chi phí vận hành, cải thiện khả năng tương tác và cải thiện khả năng hỗ trợ; Đảm bảo các giải pháp bảo mật là phù hợp với mục đích; Tránh các vi phạm về bảo mật.

Áp dụng: Chính sách bảo mật CNTT, chính sách bảo mật dữ liệu và bảo mật ứng dụng nên được phát triển cho tất cả các pha trong quá trình xây dựng, triển khai, vận hành, duy trì kiến trúc.

Nguyên tắc thứ hai: Các mức độ bảo mật

Phát biểu nguyên tắc: Các hệ thống thông tin (gồm các ứng dụng, nền tảng máy tính, dữ liệu và mạng) sẽ duy trì một mức độ bảo mật tương xứng với rủi ro và mức độ của các tác hại có thể là kết quả từ các sự mất mát, lạm dụng, tiết lộ hoặc sửa đổi thông tin.

Sự cần thiết: Hiểu rõ bảo mật hoàn hảo là không thể có được trong mọi hệ thống thông tin. Vì vậy, kiểm soát bảo mật sẽ được áp dụng để giảm thiểu rủi ro đến mức có thể chấp nhận được.

Áp dụng: Thành lập các nhóm có mục đích riêng cho bảo mật ứng dụng, dữ liệu và CNTT. Cần duy trì nơi lưu trữ cho những nội dung này; Tuân thủ áp dụng các quy định, hướng dẫn về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Nguyên tắc thứ ba: Đo lường bảo mật

Phát biểu nguyên tắc: Kiểm soát bảo mật sẽ có thể được xem xét hoặc kiểm tra lại thông qua định tính hoặc định lượng cho việc truy xuất nguồn gốc và đảm bảo rủi ro đang được duy trì ở mức thấp nhất.

Sự cần thiết: Cho phép lỗi được Sửa và giảm thiểu các sử dụng sai lầm hệ thống được. Áp dụng: Xác định ra một báo cáo cấu trúc và người quản lý sẽ có thể có một báo cáo tổng hợp.

Nguyên tắc thứ tư: Sử dụng chung xác thực người dùng

Phát biểu nguyên tắc: Phải hỗ trợ sử dụng chung khung xác thực người dùng tại tất cả các mức của Kiến trúc CQĐT. Bao gồm cả việc sử dụng lại cùng khung xác thực cho đăng nhập vào các Cổng thông tin và các dịch vụ đăng ký trên LGSP, cho cả bên sử dụng và bên cung cấp.

Sự cần thiết: Cho phép dễ dàng truy cập với những người dùng đã được xác thực; Các tiếp cận này loại bỏ sự trùng lặp và nhận được sự tiết kiệm về kinh tế.

Áp dụng: Cơ chế xác thực tập trung cần phải được phát triển, ứng dụng hiện tại cần phải thay đổi để chúng có thể sử dụng các mô hình tập trung.

Miền tham chiếu kiến trúc an toàn thông tin:

Hình 38: Miền tham chiếu kiến trúc an toàn thông tin

Các loại kiểm soát an toàn thông tin:

Triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ:

Để có phương án bảo vệ phù hợp, cần xác định các yêu cầu an toàn đối với cấp độ tương ứng của hệ thống thông tin theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/04/2017 và hướng dẫn chi tiết tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017.

Sau khi xác định được cấp độ của hệ thống và xây dựng phương án bảo vệ tương ứng, cần hoàn thiện hồ sơ đề xuất cấp độ trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Sau khi hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt, cần triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo phương án đã được phê duyệt trong hồ sơ đề xuất cấp độ, trong đó chú ý:

(1) Phương án bảo đảm ATTT trong hồ sơ đề xuất cấp độ là sở cứ để đề nghị đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin trong trường hợp hệ thống hiện tại chưa đáp ứng các yêu cầu an toàn theo quy định;

(2) Phương án và kết quả thực hiện phương án bảo vệ trong hồ sơ đề xuất cấp độ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ của cơ quan tổ chức đối với các quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và đánh giá hiệu quả của phương án bảo vệ.

Triển khai Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng:

Việc triển khai Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng cần được thực hiện ưu tiên triển khai theo hình thức thuê dịch vụ của doanh nghiệp một cách phù hợp, trừ những hệ thống có lưu trữ, xử lý thông tin bí mật nhà nước hoặc hệ thống không thể thuê dịch vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Mô hình an toàn thông tin:

Hình 39: Mô hình an toàn thông tin

Mô hình đảm ATTT tổng thể của tỉnh bao gồm các thành phần: (1) Hệ thống thông tin phục vụ phát triển CPĐT cấp tỉnh; (2) Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng; (3) Mô hình tổ chức “04 lớp” bảo đảm ATTT; (4) Mô hình tham chiếu về biện pháp quản lý ATTT; (5) Mô hình tham chiếu về giải pháp, công nghệ; (6) Mô hình tham chiếu Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng.

Tỉnh thiết lập một Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng và thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia (khi đã hình thành) phục vụ hoạt động hỗ trợ giám sát, phòng chống tấn công mạng và điều phối ứng cứu sự cố ATTT.

Các thành phần bảo đảm an toàn thông tin:

Việc bảo đảm ATTT phục vụ phát triển CPĐT phải thống nhất, đồng bộ các hệ thống thành phần trong mô hình. Các hệ thống thành phần cần bảo đảm ATTT phục vụ CPĐT cấp bộ, tỉnh bao gồm nhưng không giới hạn các thành phần sau:

(1) Cổng TTĐT;

(2) Cổng DVC/Hệ thống thông tin một cửa điện tử;

(3) Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (Hệ thống Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử);

(4) Hệ thống thông tin báo cáo;

(5) Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP);

(6) Các hệ thống CSDL phục vụ phát triển CPĐT;

(7) Các hệ thống thông tin khác phục vụ phát triển CPĐT;

(8) Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC).

Mô hình tổ chức “04 lớp ” bảo đảm ATTT:

Công tác bảo đảm ATTT nói chung và công tác bảo đảm ATTT trong CPĐT phải được thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 06/7/2019. Theo đó, cơ quan, tổ chức triển khai bảo đảm ATTT cho hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo mô “4 lớp”: (1) Lực lượng tại chỗ, (2) Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp, (3) Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ, (4) Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.

(1) Lực lượng tại chỗ:

Thực hiện kiện toàn lực lượng tại chỗ để thực hiện giám sát, bảo vệ: (1) Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương trực tiếp chỉ đạo, trong trường hợp cần thiết có thể giao thêm 1 Lãnh đạo cấp phó của mình đảm nhận nhiệm vụ thường trực, giúp Người đứng đầu; (2) Người đứng đầu đơn vị chuyên trách trực tiếp chỉ đạo, trong trường hợp cần thiết có thể giao thêm 1 Lãnh đạo cấp phó của mình đảm nhận nhiệm vụ thường trực, giúp Người đứng đầu; (3) Chỉ định bộ phận chuyên trách về an toàn, an ninh mạng thuộc đơn vị chuyên trách về CNTT; (4) Thành lập Tổ/Đội bảo đảm an toàn, an ninh mạng/ứng cứu sự cố liên ngành với sự tham gia của đại diện các cơ quan, tổ chức trực thuộc do đơn vị chuyên trách làm thường trực; (5) Đăng ký tham gia mạng lưới do Trung tâm VNCERT/CC, Cục ATTT làm điều phối.

(2) Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp:

Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp: Bên cạnh lực lượng tại chỗ, mỗi hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên cần có sự giám sát, bảo vệ của lực lượng chuyên nghiệp. Lực lượng chuyên nghiệp có thể là đơn vị chuyên trách của Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh 86, Ban Cơ yếu Chính phủ), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao), Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) hoặc doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.

(3) Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ:

Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ: Định kỳ tối thiểu 1 năm một lần có tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập với tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ để thực hiện kiểm tra, đánh giá, rà quét, phát hiện lỗ hổng, điểm yếu, kiểm thử xâm nhập hệ thống để từ đó có biện pháp phòng ngừa, khắc phục phù hợp.

(4) Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia:

Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đăng ký đầy đủ với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin các dải địa chỉ IP public của các hệ thống thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước phục vụ việc theo dõi, cảnh báo các kết nối bất thường, độc hại.

Phương án đảm bảo an toàn thông tin:

Bảo đảm an toàn mạng:

Thiết kế phương án bảo đảm ATTT: Đưa ra các phương án thiết kế các vùng mạng trong hệ thống theo chức năng, các vùng mạng; Phương án quản lý truy cập, quản trị hệ thống từ xa an toàn; Phương án quản lý truy cập giữa các vùng mạng và phòng chống xâm nhập; Phương án cân bằng tải, dự phòng nóng cho các thiết bị mạng; Phương án bảo đảm an toàn cho máy chủ CSDL; Phương án chặn lọc phần mềm độc hại trên môi trường mạng; Phương án phòng chống tấn công từ chối dịch vụ; Phương án giám sát hệ thống thông tin tập trung; Phương án giám sát an toàn hệ thống thông tin tập trung; Phương án quản lý sao lưu dự phòng tập trung; Phương án quản lý phần mềm phòng chống mã độc trên các máy chủ/máy tính người dùng tập trung; Phương án phòng, chống thất thoát dữ liệu; Phương án bảo đảm an toàn cho mạng không dây; Phương án quản lý tài khoản đặc quyền; Phương án dự phòng hệ thống ở vị trí địa lý khác nhau.

Kiểm soát truy cập từ bên ngoài mạng: Đưa ra phương án quản lý truy cập từ các mạng bên ngoài theo chiều đi vào hệ thống tới các máy chủ dịch vụ bên trong mạng, bao gồm: Các dịch vụ/ứng dụng cho phép từ truy cập từ bên ngoài; Thời gian mất kết nối; Phân quyền truy cập; Giới hạn kết nối; Thiết lập chính sách ưu tiên. Phương án cần mô tả chính sách đó được thiết lập trên thiết bị hệ thống nào.

Kiểm soát truy cập từ bên trong mạng: Đưa ra phương án quản lý truy cập từ các máy tính/máy chủ bên trong mạng theo chiều đi ra các mạng bên ngoài và các mạng khác bên trong mạng, bao gồm: Các ứng dụng/dịch vụ nào được truy cập; Quản lý truy cập theo địa chỉ thiết bị; phương án ưu tiên truy cập. Phương án cần mô tả chính sách đó được thiết lập trên thiết bị hệ thống nào.

Nhật ký hệ thống: Đưa ra phương án quản lý nhật ký hệ thống (log) trên các thiết bị hệ thống về bật chức năng ghi log; thông tin ghi log; thời gian, dung lượng ghi log; quản lý log.

Phòng chống xâm nhập: Đưa ra phương án triển khai/thiết lập cấu hình của thiết bị phòng, chống xâm nhập IDS/IPS hoặc chức năng IDS/IPS trên thiết bị tường lửa có trong hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn.

Phòng chống phần mềm độc hại trên môi trường mạng: Đưa ra phương án triển khai/thiết lập cấu hình của thiết bị để thực hiện chức năng phòng chống phần mềm độc hại trên môi trường mạng đáp ứng yêu cầu an toàn.

Bảo vệ thiết bị hệ thống: Đưa ra phương án triển khai/thiết lập cấu hình chức năng bảo mật trên các thiết bị có trong hệ thống nhằm bảo đảm bảo đảm an toàn cho thiết bị trong quá trình sử dụng và quản lý vận hành.

Bo đm an toàn máy chủ:

Xác thực: Đưa ra phương án thiết lập chính sách xác thực trên máy chủ để bảo đảm việc xác thực khi đăng nhập vào máy chủ an toàn.

Kiểm soát truy cập: Đưa ra phương án thiết lập chính sách kiểm soát truy cập trên máy chủ để bảo đảm việc truy cập, sử dụng máy chủ an toàn sau khi đăng nhập thành công.

Nhật ký hệ thống: Đưa ra phương án quản lý nhật ký hệ thống (log) trên các máy chủ về: Bật chức năng ghi log; Thông tin ghi log; Thời gian, Dung lượng ghi log; Quản lý log.

Phòng chống xâm nhập: Đưa ra phương án thiết lập cấu hình bảo mật trên máy chủ để bảo vệ tấn công xâm nhập từ bên ngoài.

Phòng chống phần mềm độc hại: Đưa ra phương án thiết lập cấu hình bảo mật trên máy chủ về: Cài đặt phần mềm phòng chống mã độc; Dò quét mã độc; Xử lý mã độc; Quản lý tập trung phần mềm phòng chống mã độc… để phòng chống mã độc cho máy chủ.

Xử lý máy chủ khi chuyển giao: Đưa ra phương án xóa sạch dữ liệu; sao lưu dự phòng dữ liệu khi chuyển giao hoặc thay đổi mục đích sử dụng.

Bảo đảm an toàn ứng dụng:

Xác thực: Đưa ra phương án thiết lập chính sách xác thực trên ứng dụng để bảo đảm việc xác thực khi đăng nhập vào máy chủ an toàn.

Kiểm soát truy cập: Đưa ra phương án thiết lập chính sách kiểm soát truy cập trên ứng dụng để bảo đảm việc truy cập, sử dụng ứng dụng an toàn sau khi đăng nhập thành công.

Nhật ký hệ thống: Đưa ra phương án quản lý nhật ký hệ thống (log) trên các ứng dụng về: Bật chức năng ghi log; Thông tin ghi log; Thời gian, dung lượng ghi log; Quản lý log.

Bảo mật thông tin liên lạc: Đưa ra phương án mã hóa và sử dụng giao thức mạng hoặc kênh kết nối mạng an toàn khi trao đổi dữ liệu qua môi trường mạng.

Chống chối bỏ: Đưa ra phương án áp dụng và bảo vệ chữ ký số để bảo vệ tính bí mật và chống chối bỏ khi gửi/nhận thông tin quan trọng qua mạng.

An toàn ứng dụng và mã nguồn: Đưa ra phương án cấu hình/thiết lập chức năng bảo mật cho ứng dụng và phương án bảo vệ mã nguồn ứng dụng.

Bảo đảm an toàn dữ liệu:

Nguyên vẹn dữ liệu: Đưa ra phương án lưu trữ, quản lý thay đổi, khôi phục dữ liệu bảo đảm tính nguyên vẹn của dữ liệu.

Bảo mật dữ liệu: Đưa ra phương án lưu trữ, quản lý thay đổi, khôi phục dữ liệu bảo đảm tính bí mật của dữ liệu.

Sao lưu dự phòng: Đưa ra phương án sao lưu dự phòng dữ liệu: Các thông tin yêu cầu sao lưu dự phòng; Phân loại dữ liệu sao lưu dự phòng; Hệ thống sao lưu dự phòng...

Phương án quản lý an toàn thông tin

Chính sách an toàn thông tin: Chính sách an toàn thông tin bao gồm các nội dung cơ bản như:

Mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm ATTT.

Trách nhiệm bảo đảm ATTT: Mô tả trách nhiệm bảo đảm ATTT của đơn vị chuyên trách về ATTT và các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách ATTT.

Phạm vi chính sách ATTT: Mô tả phạm vi chính sách, đối tượng áp dụng chính sách bảo đảm ATTT của tổ chức.

Tổ chức bảo đảm an toàn thông tin:

Cung cấp thông tin về cơ cấu, tổ chức bảo đảm ATTT của tổ chức, bao gồm: Đơn vị chuyên trách về ATTT; Cơ chế, đầu mối phối hợp với cơ quan/tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động bảo đảm ATTT.

Bảo đảm nguồn nhân lực:

Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý bảo đảm nguồn nhân lực ATTT của tổ chức, bao gồm: Tuyển dụng cán bộ; quy chế/quy định bảo đảm ATTT trong quá trình làm việc và chấm dứt hoặc thay đổi công việc.

Quản lý thiết kế, xây dựng hệ thống:

Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý thiết kế, xây dựng hệ thống của tổ chức, bao gồm: Thiết kế an toàn hệ thống thông tin; Phát triển phần mềm thuê khoán; Thử nghiệm và nghiệm thu hệ thống.

Quản lý vận hành an toàn hệ thống:

Quản lý vận hành an toàn hệ thống bao gồm 09 nội dung quản lý:

Quản lý an toàn mạng: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn hạ tầng mạng của tổ chức, bao gồm: Quản lý vận hành hoạt động bình thường của hệ thống; Cập nhật, sao lưu dự phòng và khôi phục hệ thống sau khi xảy ra sự cố; Truy cập và quản lý cấu hình hệ thống; cấu hình tối ưu, tăng cường bảo mật cho thiết bị hệ thống (cứng hóa) trước khi đưa vào vận hành, khai thác.

Quản lý an toàn máy chủ và ứng dụng: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn máy chủ và ứng dụng của tổ chức, bao gồm: Quản lý vận hành hoạt động bình thường của hệ thống máy chủ và dịch vụ; Truy cập mạng của máy chủ; Truy cập và quản trị máy chủ và ứng dụng; Cập nhật, sao lưu dự phòng và khôi phục sau khi xảy ra sự cố; Cài đặt, gỡ bỏ hệ điều hành, dịch vụ, phần mềm trên hệ thống; Kết nối và gỡ bỏ hệ thống máy chủ và dịch vụ khỏi hệ thống; cấu hình tối ưu và tăng cường bảo mật cho hệ thống máy chủ trước khi đưa vào vận hành, khai thác.

Quản lý an toàn dữ liệu: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn dữ liệu của tổ chức, bao gồm: Yêu cầu an toàn đối với phương pháp mã hóa; Phân loại, quản lý và sử dụng khóa bí mật và dữ liệu mã hóa; Cơ chế mã hóa và kiểm tra tính nguyên vẹn của dữ liệu; Trao đổi dữ liệu qua môi trường mạng và phương tiện lưu trữ; Sao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu; Cập nhật đồng bộ thông tin, dữ liệu giữa hệ thống sao lưu dự phòng chính và hệ thống phụ.

Quản lý an toàn thiết bị đầu cuối: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn thiết bị đầu cuối của tổ chức, bao gồm: Quản lý vận hành hoạt động bình thường cho thiết bị đầu cuối; Kết nối, truy cập và sử dụng thiết bị đầu cuối từ xa; Cài đặt, kết nối và gỡ bỏ thiết bị đầu cuối trong hệ thống; cấu hình tối ưu và tăng cường bảo mật cho máy tính người sử dụng; Kiểm tra, đánh giá, xử lý điểm yếu ATTT cho thiết bị đầu cuối.

Quản lý phòng chống phần mềm độc hại: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý phòng chống phần mềm độc hại của tổ chức, bao gồm: Cài đặt, cập nhật, sử dụng phần mềm phòng chống mã độc; Cài đặt, sử dụng phần mềm trên máy tính, thiết bị di động và việc truy cập các trang thông tin trên mạng; Gửi nhận tập tin qua môi trường mạng và các phương tiện lưu trữ di động; Thực hiện kiểm tra và dò quét phần mềm độc hại trên toàn bộ hệ thống; Kiểm tra và xử lý phần mềm độc hại.

Quản lý giám sát an toàn hệ thống thông tin: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý phòng chống phần mềm độc hại của tổ chức, bao gồm: Quản lý vận hành hoạt động bình thường của hệ thống giám sát; Đối tượng giám sát bao gồm; Kết nối và gửi nhật ký hệ thống; Truy cập và quản trị hệ thống giám sát; Loại thông tin cần được giám sát; Lưu trữ và bảo vệ thông tin giám sát; Theo dõi, giám sát và cảnh báo sự cố; Bố trí nguồn lực và tổ chức giám sát.

Quản lý điểm yếu ATTT: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý điểm yếu ATTT của tổ chức, bao gồm: Quản lý thông tin các thành phần có trong hệ thống có khả năng tồn tại điểm yếu ATTT; Quản lý, cập nhật nguồn cung cấp điểm yếu ATTT; Phân nhóm và mức độ của điểm yếu; Cơ chế phối hợp với các nhóm chuyên gia; Kiểm tra, đánh giá và xử lý điểm yếu ATTT trước khi đưa hệ thống vào sử dụng; Quy trình khôi phục lại hệ thống.

Quản lý sự cố ATTT: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý sự cố ATTT của tổ chức, bao gồm: Phân nhóm sự cố ATTT; Phương án tiếp nhận, phát hiện, phân loại và xử lý thông tin; Kế hoạch ứng phó sự cố ATTT; Giám sát, phát hiện và cảnh báo sự cố ATTT; Quy trình ứng cứu sự cố ATTT thông thường; Quy trình ứng cứu sự cố ATTT nghiêm trọng; Cơ chế phối hợp trong việc xử lý, khắc phục sự cố ATTT; Diễn tập phương án xử lý sự cố ATTT.

Quản lý an toàn người sử dụng đầu cuối: Đưa ra chính sách/quy trình thực hiện quản lý an toàn người sử dụng đầu cuối của tổ chức, bao gồm: Quản lý truy cập, sử dụng tài nguyên nội bộ; Quản lý truy cập mạng và tài nguyên trên Internet; Cài đặt và sử dụng máy tính an toàn.

Phương án dự phòng thảm hoạ:

Tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố bảo đảm ATTT mạng theo quy định tại Điều 16, Quyết định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16/3/2017 quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTT mạng quốc gia. Theo đó, cần thực hiện:

(1) Khảo sát và thực hiện đánh giá rủi ro để xác định các nguy cơ, sự cố ATTT có thể xảy ra đối với hệ thống;

(2) Đánh giá và phân loại các nguy cơ, sự cố ATTT;

(3) Xây dựng phương án, quy trình xử lý các sự cố, bao gồm nhưng không giới hạn các nhóm sự cố sau:

- Sự cố do bị tấn công mạng: Tấn công từ chối dịch vụ, Tấn công giả mạo, Tấn công sử dụng mã độc, Tấn công truy cập trái phép, chiếm quyền điều khiển, Tấn công thay đổi giao diện, Tấn công mã hóa phần mềm, dữ liệu, thiết bị, Tấn công phá hoại thông tin, dữ liệu, phần mềm, Tấn công nghe trộm, gián điệp, lấy cắp thông tin, dữ liệu, Tấn công tổng hợp sử dụng kết hợp nhiều hình thức.

- Sự cố do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật: Sự cố nguồn điện, Sự cố đường kết nối Internet, Sự cố do lỗi phần mềm, phần cứng, ứng dụng của hệ thống thông tin, Sự cố liên quan đến quá tải hệ thống, Sự cố khác do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật.

- Tình huống sự cố do lỗi của người quản trị, vận hành hệ thống: Lỗi trong cập nhật, thay đổi, cấu hình phần cứng, Lỗi trong cập nhật, thay đổi, cấu hình phần mềm; Lỗi liên quan đến chính sách và thủ tục ATTT, Lỗi liên quan đến việc dừng dịch vụ vì lý do bắt buộc, Lỗi khác liên quan đến người quản trị, vận hành hệ thống.

(4) Xây dựng kịch bản và tổ chức diễn tập để thực hành phương án ứng cứu sự cố được xây dựng.

Phương án giám sát liên tục công tác đảm bảo ATTT

Mô hình SOC bao gồm 04 thành phần cơ bản như hình dưới đây:

Hình 40: Mô hình thành phần SOC

(1) Hạ tầng mạng: Bao gồm các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, hệ thống lưu trữ và các thiết bị phụ trợ khác phục vụ hoạt động của SOC;

(2) Hệ thống hạ tầng SOC: Bao gồm hạ tầng, trang thiết bị, máy móc để bảo đảm các yêu cầu an toàn về vật lý như điều hòa, độ ẩm, điện, điện tử, kiểm soát vào ra..

(3) Hệ thống giám sát trung tâm: Là thành phần quan trọng nhất của hệ thống, cho phép thu thập log, quản lý, giám sát, điều tra và xử lý sự cố;

(4) Các giải pháp bảo vệ: Bao gồm tập hợp các thiết bị, giải pháp bảo mật để bảo vệ hệ thống SOC và quản lý tập trung các giải pháp Endpoint được triển khai tại các hệ thống thông tin cần bảo vệ. Các thành phần của SOC được mô tả cụ thể dưới đây.

Hạ tầng mạng:

Hạ tầng mạng được thiết kế bao gồm 05 phân hệ cơ bản sau:

- Phân hệ kết nối ra bên ngoài (Outsite): Là phân hệ kết nối SOC với các hệ thống bên ngoài và mạng Internet thông qua các kết nối mạng TSLCD, WAN và Internet. Phân hệ này bao gồm các thiết bị cơ bản sau: Thiết bị định tuyến chuyên dụng để đón các đường kết nối; Hệ thống tường lửa để kiểm soát truy cập ra, vào hệ thống; Hệ thống VPN và hệ thống phòng, chống tấn công DoS/DDOS.

- Phân hệ cho hệ thống SOC được chia thành các vùng mạng chức năng sau: Phân vùng cho hệ thống giám sát trung tâm quy hoạch cho các thành phần giám sát trung tâm; Phân vùng cho hệ thống quản lý Endpoint tập trung; Phân vùng cho các hệ thống quản lý, vận hành, bao gồm các giải pháp bảo vệ các thành phần trong Phân hệ SOC và TTDL (Data Center).

- Phân hệ cho hệ thống SOC có hệ thống tường lửa, Core Switch và ACCess Switch, Hệ thống lưu trữ để kết nối, quản lý truy cập giữa các hệ thống thành phần trong phân hệ này với nhau và quản lý truy cập giữa vùng Outsite và vùng TTDL.

- Phân hệ lưu trữ cần được thiết lập để lưu trữ và quản lý tập trung log từ các thiết bị mạng, bảo mật, máy chủ, ứng dụng tại SOC, TTDL và log từ các hệ thống cần bảo vệ gửi về. Hệ thống lưu trữ cần bảo đảm về dung lượng lưu trữ theo yêu cầu giám sát thực tế của từng đơn vị.

- Phân hệ mạng lõi (System Core SW): Là hệ thống thiết bị chuyển mạch có băng thông và tốc độ chuyển mạch mạng rất lớn, có nhiệm vụ kết nối các phân vùng Outsite, SOC và TTDL lại với nhau.

- Phân hệ cho TTDL là phân hệ phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ, ứng dụng CNTT. Phân hệ này được chia thành các phân vùng: Vùng DMZ để đặt các máy chủ cung cấp dịch vụ trực tiếp ra bên ngoài Internet; Vùng máy chủ nội bộ để đặt các máy chủ có yêu cầu bảo mật cao, không được kết nối trực tiếp với Internet; Vùng máy chủ CSDL để đặt các máy chủ CSDL của hệ thống. Ngoài ra, Phân hệ này cũng có phân vùng cho hệ thống lưu trữ. Hệ thống lưu trữ cần tách riêng về vật lý hoặc logic với hệ thống lưu trữ của phân hệ SOC.

- Hệ thống trích rút dữ liệu chuyên dụng (Network-TAP): Hệ thống này là các thiết bị chuyên dụng được dùng để sao chép dữ liệu (log thô) tại các điểm cần giám sát. Các điểm cần giám sát trên hệ thống bao gồm: Các điểm tại các Router biên kết nối ra các mạng bên ngoài; Các điểm ra vào các vùng mạng chức năng DMZ, Máy chủ nội bộ, CSDL, Vùng quản trị...

Hệ thống giám sát trung tâm:

Hệ thống giám sát trung tâm bao gồm 04 thành phần: Thu thập và quản lý log, Thành phần quản lý trung tâm, Thành phần giám sát tổng thể và Thành phần điều tra và xử lý sự cố, như hình dưới đây:

Hình 41: Hệ thống giám sát trung tâm SOC

- Thành phần thu thập và quản lý log: Thành phần này cho phép thu thập, chuẩn hóa và quản lý log từ các thành phần trong SOC, TTDL và các hệ thống quan trắc cơ sở của các hệ thống bên ngoài phục vụ hoạt động giám sát.

Dữ liệu thu thập cơ bản bao gồm:

(1) Log từ các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật;

(2) Log từ các máy chủ và ứng dụng;

(3) Log thô (nếu có) là các gói tin được thu thập trực tiếp trên môi trường mạng tại các điểm giám sát sử dụng thiết bị TAP chuyên dụng hoặc thực hiện SPAN trên các thiết bị Switch của hệ thống.

Sau khi dữ liệu được thu thập và chuẩn hóa, dữ liệu này là dữ liệu đầu vào của thành phần giám sát tổng thể phục vụ hoạt động phân tích, giám sát, truy vết và xử lý sự cố.

- Thành phần giám sát tổng thể (Security Analytic/SIEM):

Đây là thành phần lõi, cung cấp khả năng kết nối, thu thập thông tin từ các hệ thống khác cho phép tổng hợp tất cả thông tin và giúp tương tác, kết nối các thành phần khác của SOC. Dữ liệu thu thập được từ các hệ thống quan trắc cơ sở sẽ được tập hợp vào hệ thống giám sát nền tảng này và tiến hành phân tách dữ liệu trước khi tiến hành các phân tích chuyên sâu hơn.

Thành phần giám sát tổng thể cũng hỗ trợ giám sát và phát hiện hành vi bất thường (Anormaly detection) và điều tra, xử lý các sự cố (Investigation). Thành phần này sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các thành phần trong hệ thống để tiến hành các phân tích chuyên sâu, liên kết tương quan dữ liệu nhằm phát hiện ra các nguy cơ, sự cố, tấn công mạng. Thành phần này cung cấp giao diện thống kê các sự kiện, các cảnh báo sớm, các sự cố đang xử lý, các lỗ hổng, các cuộc tấn công vào hệ thống trên một hệ thống giao diện tổng thể giúp bao quát được toàn bộ tình hình ATTT của hệ thống cần bảo vệ.

Thành phần này cũng cho phép kết hợp các nguồn mối đe dọa ATTT (Threat Intelligence) từ các tổ chức bên ngoài nhằm cập nhật các nguy cơ mất ATTT kịp thời.

Đồng thời, khi có các sự cố xảy ra, thành phần này cũng giúp các chuyên gia phân tích và hỗ trợ điều tra xử lý các sự cố và cho phép tương tác với các thiết bị khác để chống lại các tấn công (Incident responge).

- Thành phần quản lý (Management):

Thành phần quản lý bao gồm các chức năng chính như:

(1) Chức năng quản lý tài sản cho phép quản lý các thành phần: máy chủ, thiết bị và các thành phần có kết nối mạng vào hệ thống. Thành phần này cho phép quản lý truy cập, giám sát trạng thái hoạt động ở lớp mạng, hệ điều hành và ứng dụng tập trung;

(2) Chức năng quản lý rủi ro cho phép quản lý các nguy cơ, rủi ro mất ATTT có thể xảy ra với hệ thống. Các nguy cơ, rủi ro có thể đến từ hạ tầng, ứng dụng, con người, công nghệ và quy trình quản lý hệ thống. Thành phần này được kết nối với thành phần giám sát tổng thể để cung cấp thông tin đầu vào cho phép giám sát để tiến hành phân tích tương quan dữ liệu lỗ hổng với các dữ liệu khác trên hệ thống;

(3) Chức năng quản lý chính sách cho phép quản lý các quy trình, chính sách đã và đang được thực thi trong tổ chức, đảm bảo các chính sách này được thực thi, áp dụng trên các thiết bị trong hệ thống.

- Thành phần điều tra và xử lý sự cố (Incident Responge):

Thành phần này cho phép thực thi các hành động cụ thể căn cứ vào kết quả đầu ra của thành phần giám sát tổng thể. Thành phần giám sát tổng thể sẽ đưa ra các cảnh báo, căn cứ vào mức độ của mỗi cảnh báo, người quản trị có thể thực hiện điều tra, phân tích ở mức sâu để xác minh sự cố và đưa ra các hành động xử lý.

Thành phần các giải pháp bảo vệ: Các giải pháp bảo vệ cơ bản bao gồm các giải pháp sau:

- Giải pháp phát hiện và ứng phó điểm cuối EDR:

Giải pháp phát hiện và ứng phó điểm cuối (EDR: Endpoint Detection and Responge) cho phép tạo thêm lớp bảo vệ cho các máy trạm bên cạnh các giải pháp bảo vệ và phần mềm diệt virus. Giải pháp này cung cấp khả năng phát hiện bất thường dựa trên hành vi và cho cái nhìn sâu hơn về các thông tin cụ thể có liên quan trên điểm cuối để phát hiện và giảm thiểu các mối đe dọa.

- Giải pháp quản lý lỗ hổng:

Giải pháp này cho phép dò quét lỗ hổng bằng các phương thức chủ động hoặc bị động trên các thiết bị mạng, máy chủ, máy trạm để thu thập các thông tin nhằm phát hiện ra các lỗ hổng, dữ liệu nhạy cảm, các kết nối bất thường...Các thông tin này sau khi được xử lý sẽ tổng hợp kết quả và gửi về thành phần giám sát trung tâm để tiến hành liên kết thông tin với các dữ liệu khác.

- Giải pháp dò quét lỗ hổng bảo mật trên các ứng dụng:

Giải pháp này cho phép dò quét lỗ hổng ứng dụng, cơ sở dữ liệu để đánh giá được tình trạng bảo mật hiện tại của ứng dụng. Giúp SOC kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

- Giải pháp tường lửa:

Hệ thống tường lửa là giải pháp sử dụng để phân chia và kiểm soát truy cập giữa các vùng mạng trong một hệ thống. Các hệ thống tường lửa thế hệ mới cho phép tích hợp các tính năng bảo mật trên một nền tảng phần cứng.

- Giải pháp kiểm soát truy cập:

Giải pháp này cho phép quản lý các thiết bị đầu cuối, thiết bị mạng khi kết nối, hoạt động trong hệ thống bảo đảm sự tuân thủ theo một chính sách quản lý chung.

- Giải pháp quản lý truy cập đặc quyền:

Giải pháp này cho phép quản lý tập trung các tài khoản quản trị hệ thống trong việc truy cập tài nguyên và thiết lập, thay đổi chính sách, cấu hình trên hệ thống.

- Giải pháp phòng chống DoS/DdoS:

Giải pháp này cho phép phát hiện và phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS đã biết và zero- day nhằm bảo đảm tính khả dụng của hệ thống, ứng dụng và dịch vụ. Giải pháp này có thể triển khai theo nhiều hình thức khác nhau như thuê dịch vụ của doanh nghiệp hoặc đầu tư triển khai giải pháp tại các hệ thống được bảo vệ. Tuy nhiên, việc đầu tư giải pháp tại các hệ thống được bảo vệ chỉ hiệu quả với các dạng tấn công DoS/DDoS vào lớp ứng dụng khi lưu lượng tấn công nhỏ hơn băng thông kết nối mạng của hệ thống bị tấn công.

- Giải pháp phòng chống mã độc cho máy chủ, máy trạm:

Giải pháp này được triển khai dưới dạng phần mềm được cài đặt trên máy chủ, máy trạm. Giải pháp này cho phép bảo vệ các máy chủ, máy trạm trước các nguy cơ tấn công, lây nhiễm phần mềm độc hại.

- Giải pháp tường lửa ứng dụng Web:

Giải pháp này cho phép bảo vệ ứng dụng Web trước các tấn công mức ứng dụng sử dụng chức năng phân tích sâu vào ứng dụng Web, cấu trúc dữ liệu cũng như logic hoạt động bình thường của ứng dụng.

- Giải pháp bảo đảm ATTT cho hệ thống thư điện tử:

Giải pháp này cho phép bảo vệ ứng dụng thư điện tử trước các tấn công mức ứng dụng sử dụng từ bên ngoài Internet. Giải pháp này hoạt động như một tường lửa lớp ứng dụng cho phép giám sát và kiểm soát mọi yêu cầu gửi đến, kiểm tra tính hợp lệ trước khi chuyển tới hệ thống thư điện tử.

- Hệ thống VPN:

Giải pháp này cho phép các hệ thống khác nhau hoặc máy trạm từ xa kết nối với một hệ thống thông tin thông qua một đường hầm ảo (tunnel). Giao thức VPN sử dụng công nghệ mã hóa, xác thực và chống chối bỏ cho phép dữ liệu trao đổi được bảo vệ an toàn khi đi qua môi trường Internet.

Hệ thống hạ tầng SOC:

Hệ thống máy tính chuyên dùng phục vụ giám sát được thiết kế bao gồm:

(1) Máy tính xách tay chuyên dùng phục vụ giám sát;

(2) Máy tính để bàn chuyên dùng phục vụ giám sát;

(3) Hệ thống UPS dùng cho máy giám sát.

Các máy tính chuyên dùng được cài đặt các chương trình, các công cụ, các phần mềm phục vụ quá trình giám sát.

Hệ thống màn hình chuyên dụng cho giám sát bao gồm:

(1) Hệ thống màn hình chuyên dụng cho giám sát được thiết kế có chức năng hiển thị hình ảnh cho hệ thống Camera giám sát và hệ thống máy chủ quản trị;

(2) Hệ thống màn hình ghép thường được ghép bởi 06 màn hình cho phép hiển thị thông tin giám sát với khung hình lớn. Các màn hình hiển thị, thiết bị điều khiển, cáp kết nối tạo thành một hệ thống Videowall.

Hệ thống bàn ghế cho phòng giám sát:

Bàn ghế chuyên dụng phục vụ công tác giám sát, ứng cứu được lắp đặt tại phòng giám sát, vận hành ATTT cũng là nơi lắp đặt hệ thống màn hình chuyên dụng phục vụ giám sát.

Hệ thống kiểm soát ra vào (ACCess Control):

Hệ thống kiểm soát ra vào cho phép kiểm soát những truy cập vào trung tâm để giám sát và phát hiện những truy cập không được phép. Hệ thống này bao gồm các thành phần sau:

(1) Máy kiểm soát cửa vào/ra, vân tay;

(2) Thẻ cảm ứng từ; (3) Khóa điện tử;

(4) Bộ nguồn dự phòng;

(5) Nút nhấn mở cửa khẩn cấp.

Thiết kế cơ sở hệ thống camera giám sát CCTV:

Hệ thống camera giám sát cho phép quan sát và ghi lại mọi hoạt động diễn ra trong SOC bằng hình ảnh, bao gồm các thành phần chính như sau: (1) Đầu ghi hình và phần mềm quản lý; (2) Camera giám sát để theo dõi liên tục các khu vực chức năng trong SOC; (3) Mạng truyền tín hiệu, cáp điều khiển, các kết nối bên trong hệ thống; (4) Thành phần lưu trữ (Sử dụng ổ cứng HDD chuyên dụng hoặc hệ thống lưu trữ của SOC); (5) Hệ thống màn chiếu.

Hệ thống sàn nâng kỹ thuật:

Hệ thống sàn nâng bảo vệ hệ thống dây điện, cáp điện hay bất kì vật liệu gì để dưới sàn tránh được sự xâm hại của côn trùng, hóa chất hay không khí nóng ẩm của mặt sàn bê tông bằng hệ thống giá đỡ được thiết kế phù hợp cho từng công trình, từng loại thiết bị đặt trên sàn phụ.

Phương án đánh giá, duy trì công tác đảm bảo ATTT: Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá ATTT theo quy định tại Thông tư 03/2017/TT-BTTTT. Nội dung kiểm tra đánh giá bao gồm:

(1) Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

(2) Đánh giá hiệu quả của biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin;

(3) Đánh giá phát hiện mã độc, lỗ hổng, điểm yếu, thử nghiệm xâm nhập hệ thống.

Đối với việc kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, tổ chức kiểm tra, đánh giá theo nhiệm vụ và thẩm quyền quy định.

Đối với việc đánh giá hiệu quả của biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin và đánh giá phát hiện mã độc, lỗ hổng, điểm yếu, thử nghiệm xâm nhập hệ thống, thực hiện kiểm tra, đánh giá theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 quy định như sau: “Đối với công tác kiểm tra, đánh giá ATTT mạng cho hệ thống thông tin thuộc quyền quản lý: Lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp độc lập với tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ để định kỳ kiểm tra, đánh giá ATTT mạng đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên thuộc quyền quản lý hoặc kiểm tra, đánh giá đột xuất khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật”.

Kết quả kiểm tra đánh giá được giám sát và đánh giá bởi một đơn vị độc lập (đơn vị chức năng, đơn vị chuyên trách về ATTT hoặc một đơn vị độc lập khác) để phục vụ việc kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.

Thẩm quyền, phạm vi và nội dung kiểm tra đánh giá phù hợp với quy định tại Điều 11, 12 và 13 Thông tư 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017.

Nội dung kiểm tra, đánh giá ATTT cơ bản bao gồm các nội dung sau:

(1) Kiểm tra, đánh giá về thiết kế, cấu hình bảo mật của hạ tầng mạng;

(2) Kiểm tra, đánh giá lỗ hổng, điểm yếu ATTT trên thiết bị mạng, thiết bị bảo mật;

(3) Kiểm tra, đánh giá lỗ hổng, điểm yếu ATTT trên máy chủ;

(4) Kiểm tra, đánh giá lỗ hổng, điểm yếu ATTT trên ứng dụng;

(5) Kiểm tra, đánh giá lỗ hổng, điểm yếu ATTT trên các thiết bị đầu cuối.

VIII. PHÂN TÍCH KHOẢNG CÁCH

1. Khoảng cách về ứng dụng

a) LGSP của tỉnh đang được triển khai, hoàn thiện. Tuy nhiên, với tầm nhìn định hướng phát triển CQĐT tỉnh Đắk Nông, theo như kiến trúc ứng dụng (về sơ đồ giao diện ứng dụng, sơ đồ giao tiếp ứng dụng và sơ đồ tích hợp ứng dụng) thì LGSP sẽ là trung gian để kết nối toàn bộ các ứng dụng của tỉnh với nhau, và kết nối với các ứng dụng quốc gia, ứng dụng của bộ, ngành khác thông qua NGSP.

b) Toàn bộ các ứng dụng của tỉnh kết nối vào LGSP cần phải được chỉnh sửa, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ.

c) Bên cạnh việc thay đổi ứng dụng để đáp ứng nghiệp vụ, việc tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ cũng cần thiết để phù hợp khi sử dụng trên môi trường số.

2. Khoảng cách về CSDL

a) Hiện tại, dữ liệu về nhật ký hệ thống, nhật ký người sử dụng sẽ được lưu trữ phục vụ mục đích vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của tỉnh đã được thực hiện lưu trữ trong các CSDL; dữ liệu được sinh ra từ thực hiện nghiệp vụ, là kết quả của việc thực hiện các nghiệp vụ cũng đã được lưu trữ. Tuy nhiên, dữ liệu chưa được chia sẻ giữa các hệ thống, các cơ quan.

b) Thông qua việc cấu trúc lại các CSDL để dữ liệu được phát triển, quản lý theo mô hình dữ liệu mức khái niệm chung sẽ giúp cho việc quy hoạch các CSDL của tỉnh, đề xuất ra các CSDL dùng chung của tỉnh cần thiết phục vụ công tác quản lý của tỉnh.

c) Khi khối lượng dữ liệu của tỉnh nhiều, khối lượng dữ liệu lớn sẽ phát sinh các nhu cầu tổng hợp, báo cáo tự động ứng dụng các công nghệ thông minh. Khi đó, cần có kho dữ liệu để lưu trữ, phục vụ các mục đích như vậy.

3. Khoảng cách công nghệ

a) Việc sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cần phải đáp ứng các yêu cầu quản lý, yêu cầu kỹ thuật theo quy định của cơ quan nhà nước. Các phân vùng mạng, kết nối trong nội bộ và ra ngoài (bao gồm cả kết nối Internet) phải được cấu trúc, bổ sung thiết bị để bảo đảm ATTT.

b) Để có Trung tâm dữ liệu đáp ứng các quy định tối thiểu theo quy định pháp luật hiện hành, trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh cần phải sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho phòng máy chủ và các thiết bị.

4. Khoảng cách an toàn thông tin

a) Triển khai ngay các phương án bảo đảm ATTT theo cấp độ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Phương án bảo đảm ATTT trong hồ sơ đề xuất cấp độ là sở cứ để đề nghị đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin trong trường hợp hệ thống hiện tại chưa đáp ứng các yêu cầu an toàn theo quy định.

b) Có kế hoạch triển khai Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng.

c) Cần triển khai các phương án bảo đảm ATTT cụ thể: Bảo đảm an toàn mạng, Bảo đảm an toàn máy chủ, Bảo đảm an toàn ứng dụng, Bảo đảm an toàn dữ liệu.

d) Cần xây dựng các phương án quản lý ATTT cụ thể: Chính sách ATTT, Tổ chức bảo đảm ATTT, Bảo đảm nguồn nhân lực, Quản lý thiết kế, xây dựng hệ thống và Quản lý vận hành an toàn hệ thống.

đ) Cần Tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố bảo đảm ATTT mạng.

IX. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

1. Danh sách các nhiệm vụ

- Xem IX.2 Lộ trình triển khai các nhiệm vụ

2. Lộ trình triển khai các nhiệm vụ

STT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu, nội dung nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thi gian thực hiện

1.

Duy trì Hệ thống QLVB &ĐH

- Thuê phần cứng và phần mềm

- Bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống

- Nâng cấp chức năng lưu trữ theo quy định về văn thư, lưu trữ

- Nâng cấp các chức năng phục vụ gửi nhận liên thông theo yêu cầu của Chính phủ

- Kết nối với LGSP/NGSP

- Kết nối hệ thống giám sát CPĐT

Văn phòng UBND tỉnh

Các đơn vị liên quan

2020 - 2025

2.

Triển khai Hệ thống thông tin báo cáo của địa phương

- Mua sắm phần cứng và phần mềm

- Bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống

- Nâng cấp, chỉnh sửa chức năng để đáp ứng nhu cầu kết nối, nhu cầu của người sử dụng

- Kết nối với LGSP/NGSP, hệ thống báo cáo Chính phủ

- Mở rộng phạm vi, nội dung báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ

Sở Thông tin và Truyền thông

Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

2020-2025

3.

Triển khai Hệ thống họp và xử lý công việc

- Thuê phần cứng và phần mềm

- Bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống

- Bảo đảm khả năng kết nối với hệ thống họp của Chính phủ (e-cabinet)

Văn phòng UBND tỉnh

Các Sở, ban, ngành và UBND các

huyện, thành phố

2020-2025

4.

Duy trì Cổng thông tin điện tử tỉnh

- Thuê phần cứng và phần mềm

- Bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống

- Bảo đảm nội dung

- Nâng cấp các chức năng đáp ứng các quy định về trang/Cổng thông tin điện tử khi cần thiết

- Kết nối hệ thống giám sát CPĐT

Văn phòng UBND tỉnh

Các đơn vị liên quan

2020- 2025

5.

Nâng cấp, duy trì hệ thống thư điện tử của tỉnh

- Mua sắm nâng cấp phần cứng và phần mềm

- Bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống

- Xử lý sự cố

Sở Thông tin và Truyền thông

Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

2020- 2025

6.

Duy trì Cổng DVCTT và HTTT một cửa điện tử

- Thuê phần cứng và phần mềm

- Bảo đảm duy trì, vận hành hệ thống

- Nâng cấp, chỉnh sửa chức năng để đáp ứng nhu cầu kết nối, nhu cầu của người sử dụng

- Nâng cấp, chỉnh sửa chức năng để đáp ứng các quy định của pháp luật (khi có quy định mới)

- Kết nối với LGSP/NGSP để khai thác, chia sẻ dữ liệu

- Kết nối hệ thống giám sát CPĐT

Văn phòng UBND tỉnh

Các Trung tâm Hành chính công, các Sở, VP UBND các cấp (có thực hiện TTHC)

2020-2025

7.

Thuê/đầu tư hoặc sử dụng chung hệ thống danh mục điện tử dùng chung quốc gia

- Thuê/xây dựng

- Kết nối với LGSP/NGSP và Hệ thống DM điện tử dùng chung quốc gia

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2020-2021

8.

Thuê Đường truyền số liệu chuyên dùng

Bảo đảm tốc độ và khả năng kết nối

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2020- 2025

9.

Triển khai Ipv6

- Nâng cấp phần cứng, phần mềm, thiết bị chưa tương thích

- Cài đặt, cấu hình IPv6

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2021-2023

10.

Đầu tư mua sắm, nâng cấp trang thiết bị CNTT, phần mềm phục vụ ứng dụng CNTT, bảo đảm an toàn thông tin tại các Sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố.

- Mua sắm phần cứng, phần mềm

- Thuê lắp đặt, cài đặt

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2021-

2025

11.

Đầu tư/Thuê hệ thống SOC/ IOC

- Mua sắm phần cứng, phần mềm giải pháp SOC

- Cài đặt, kết nối SOC với các hệ thống cần giám sát

- Kết nối hệ thống giám sát quốc gia

- Đào tạo, chuyển giao

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2022- 2025

12.

Xây dựng CSDL người sử dụng G2C

- Mua sắm bổ sung phần cứng, giấy phép bản quyền phần mềm, hệ quản trị

- Kết nối với hệ thống đăng nhập 1 lần (SSO)

- Kết nối với các hệ thống

Sở Thông tin và Truyền thông

Văn phòng UBND, Trung tâm phục vụ hành chính công, Sở KHĐT, Sở TC

2021- 2022

13.

Duy trì CSDL cán bộ, công chức, viên chức G2E

- Mua sắm bổ sung phần cứng, giấy phép bản quyền phần mềm, hệ quản trị

- Kết nối với hệ thống đăng nhập 1 lần (SSO)

- Kết nối phần mềm QL cán bộ CC, VC

Sở Nội vụ

Các đơn vị liên quan

2021- 2023

14.

Xây dựng Kho dữ liệu tổng hợp, thống kê, báo cáo

- Mua sắm bổ sung phần cứng, giấy phép bản quyền phần mềm, hệ quản trị

- Kết nối, thu thập dữ liệu chia sẻ mặc định từ các bộ, ngành, tỉnh thành khác

- Kết nối, thu thập dữ liệu từ các nguồn dữ liệu trong tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2021- 2023

15.

Xây dựng Kho dữ liệu lưu trữ cơ quan và CSDL lưu trữ lịch sử

- Mua sắm bổ sung phần cứng, giấy phép bản quyền phần mềm, hệ quản trị

- Thu thập, số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử

- Kết nối, đồng bộ dữ liệu cần lưu trữ từ hệ thống quản lý tài liệu điện tử và các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành

Sở Nội vụ

Các Sở, ngành, cơ quan liên quan; Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh

2022- 2025

16.

Xây dựng CSDL về thủ tục hành chính

- Mua sắm bổ sung phần cứng, giấy phép bản quyền phần mềm, hệ quản trị

- Kết nối, thống nhất về thủ tục (mã thủ tục, tên thủ tục, quy trình thực hiện...) với Cổng DVC và HTTT một cửa điện tử

- Kết nối, thống nhất về thủ tục với Cổng DVC Quốc gia đối với các thủ tục cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia

- Kết nối với các phần mềm nghiệp vụ, chuyên ngành

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2021- 2023

17.

Thuê/đầu tư xây dựng các phân hệ CSDL quốc gia tại địa phương (theo Kiến trúc 2.0):

- CSDL dân cư

- CSDL đất đai

- An sinh xã hội

- Tài nguyên và môi trường

- Cán bộ, công chức, viên chức

- Quy hoạch

- Dự án đầu tư

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2021- 2025

18.

Xây dựng các quy định về bảo đảm ATTT

- Xây dựng các phương án bảo đảm ATTT

- Xây dựng các phương án quản lý ATTT

- Tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố bảo đảm ATTT

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2021- 2023

19.

Bảo đảm hạ tầng trung tâm dữ liệu, bảo đảm sẵn sàng tái cấu trúc theo mô hình điện toán đám mây theo định hướng của Chính phủ

- Quy hoạch tổng thể phân các vùng mạng, lưu trữ, dự phòng

- Quy hoạch mạng diện rộng của tỉnh

- Mua sắm bổ sung phần cứng (máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị an toàn bảo mật, thiết bị lưu trữ)

- Mua sắm giải pháp kết nối với các mô hình điện toán đám mây.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị liên quan

2021- 2025

20.

Tiếp tục hoàn thiện LGSP

- Xây dựng, nâng cấp API kết nối với NGSP và các HTTT, CSDL của các bộ (thông qua NGSP)

- Xây dựng, nâng cấp các API kết nối với các hệ thống nội bộ nhằm đáp ứng nghiệp vụ

- Mua sắm phần cứng (hoặc nâng cấp cấu hình đối với thuê dịch vụ) để bảo đảm hiệu năng và an toàn bảo mật

- Triển khai kết nối quốc gia theo mô hình phân tán (NDXP)

- Kết nối lấy dữ liệu phục vụ công tác quản lý và công tác báo cáo Chính phủ của địa phương

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành có liên quan

2021- 2023

3. Giải pháp quản trị kiến trúc

Xây dựng và duy trì kiến trúc là một quá trình liên tục. Do đó, sau khi được phê duyệt, cần phải có phương án tổ chức để duy trì và vận hành kiến trúc CQĐT của tỉnh Đắk Nông. Việc làm này đảm bảo chất lượng của kiến trúc, khi đó, kiến trúc CQĐT mới trở thành công cụ quản lý hiệu quả trong tổ chức triển khai CQĐT tỉnh Đắk Nông.

Hình vẽ sau mô tả một đề xuất mô hình quản lý, điều hành phát triển CQĐT theo kiến trúc. Để triển khai mô hình bên dưới, cần thiết có sự bổ sung cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan trong tổ chức quản lý, duy trì kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông.

Hình 42: Quy trình tổ chức quản lý, vận hành kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông

Mô tả sơ bộ về tổ chức như sau:

(1) UBND tỉnh phê duyệt kiến trúc CQĐT, chỉ đạo triển khai thực hiện Kiến trúc CQĐT của Đắk Nông;

(2) Ban chỉ đạo xây dựng CQĐT tỉnh Đắk Nông: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, kiểm tra, đánh giá và kịp thời cho UBND tỉnh trong việc xem xét, phê duyệt triển khai các dự án ứng dụng CNTT tuân thủ theo Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông. Tổ giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng CQĐT tỉnh có trách nhiệm trực tiếp tham mưu, kiểm tra, đánh giá các đề xuất cập nhật kiến trúc, kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT phục vụ triển khai kiến trúc CQĐT của Tỉnh;

(3) Sở TT&TT: Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức triển khai kiến trúc CQĐT; Tổ chức công bố công khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông đến các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, triển khai thực hiện các nội dung của Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.

(4) Các sở/ban/ngành, các huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề cương và dự toán chi tiết, kế hoạch thuê đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định và bảo đảm tuân thủ Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông.

* Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:

a) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông.

- Chỉ định một đồng chí Lãnh đạo Sở phụ trách Kiến trúc CQĐT của tỉnh Đắk Nông;

- Chủ trì, xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết các hoạt động CQĐT của tỉnh Đắk Nông dựa trên Kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0.

- Chủ trì xây dựng, ban hành các văn bản quy định, văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ thực hiện Kiến trúc CQĐT của tỉnh.

- Chủ trì xây dựng nền tảng tích hợp CQĐT của tỉnh Đắk Nông. Chủ trì việc triển khai tích hợp dịch vụ, ứng dụng đối với các hệ thống thông tin trong tỉnh Đắk Nông.

- Chủ trì nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông; xây dựng danh mục dùng chung và kho dữ liệu của tỉnh Đắk Nông vận hành CQĐT của tỉnh Đắk Nông.

- Thẩm định sự phù hợp của các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT với Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông;

- Xây dựng, cập nhật và duy trì kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông (mô hình dữ liệu mức lô gíc, mô hình dữ liệu mức vật lý, mô tả chi tiết ứng dụng/dịch vụ dùng chung, chia sẻ theo SOA...) trình UBND tỉnh điều chỉnh kiến trúc nếu cần thiết;

- Đôn đốc việc triển khai các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT phù hợp với Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông.

b) Sở Tài Chính:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách và lồng ghép các nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Kiến trúc theo đúng tiến độ đề ra. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương các quy định về quản lý tài chính; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động trong thực hiện Kiến trúc.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu đề xuất, hướng dẫn, thẩm định các chương trình, đề cương và dự toán chi tiết, thuê dịch vụ công nghệ thông tin, dự án,... liên quan đến hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng chi phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước;

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối ngân sách và lồng ghép các nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Kiến trúc theo đúng tiến độ đề ra. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo đúng quy định hiện hành.

- Đề xuất để tỉnh có cơ chế thích hợp và coi nhiệm vụ xây dựng CQĐT là nhiệm vụ cấp bách. Sau khi phê duyệt kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông được phê duyệt, các nhiệm vụ trong kiến trúc phải được đăng ký trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh để tỉnh bố trí vốn triển khai CQĐT theo đúng tiến độ đề ra.

- Là đầu mối phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển CNTT;

- Thẩm định dự án, nguồn vốn đầu tư công, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt các dự án thành phần.

d) Sở Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát đảm bảo các nội dung đầu tư trong Kiến trúc đồng bộ, phù hợp với các quy chuẩn công nghệ hiện đại. Đề xuất trích nguồn ngân sách khoa học công nghệ của tỉnh hàng năm để triển khai một số nhiệm vụ trong Kiến trúc.

e) Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Văn Phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành có liên quan đề xuất địa điểm và phương án xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh (Trung tâm mới). Chủ động triển khai các nhiệm vụ của ngành theo chỉ đạo của Trung ương trên cơ sở tích hợp với hệ thống CQĐT của tỉnh.

f) Các sở, ban, ngành, địa phương: Chủ trì tham mưu, đề xuất xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông.

Bảng 20: Mô tả sơ bộ về quy trình thực hiện như sau

Bước

Chủ thể thực hiện

Nội dung công việc

Kết quả

1

- Lãnh đạo Sở TT&TT phụ trách Kiến trúc CQĐT Đắk Nông.

- Chủ đầu tư dự án, đề án, nội dung ứng dụng CNTT (Các sở/ban/ngành, huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn)...

- Đề xuất dự án, đề án, nội dung về ứng dụng CNTT dựa trên Kiến trúc CQĐT của tỉnh Đắk Nông đã được duyệt;

- Xây dựng dự thảo kế hoạch dự án CNTT hàng năm/theo giai đoạn.

Dự thảo kế hoạch dự án, đề án, nội dung ứng dụng CNTT

2

- Lãnh đạo Sở TT&TT phụ trách Kiến trúc CQĐT Đắk Nông.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Hội đồng thẩm định chương trình, dự án, Đề cương và dự toán, Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin,...

- Chủ đầu tư dự án, đề án, nội dung ứng dụng CNTT (Các sở/ban/ngành, huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn)...

Gửi Sở TT&TT tỉnh Đắk Nông xem xét, cho ý kiến thẩm định, tổng hợp dự thảo kế hoạch dự án, đề án, nội dung ứng dụng CNTT dựa trên Kiến trúc.

- Trường hợp 1: Sở TT&TT chưa thống nhất với dự thảo đề xuất, có văn bản gửi lại các cơ quan liên quan để hoàn thiện thảo kế hoạch;

- Trường hợp 2: Dự thảo kế hoạch đã phù hợp với kiến trúc CQĐT của tỉnh, Sở TT&TT sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền, tham gia ý kiến phê duyệt chủ trương

3

UBND tỉnh Đắk Nông, Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT của Tỉnh

UBND tỉnh Đắk Nông, dưới sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT của Tỉnh và các cơ quan đầu mối chuyên môn thẩm định dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin xem xét, phê duyệt chủ trương kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm/giai đoạn của Tỉnh

- Trường hợp 1: UBND Tỉnh nhận thấy dự thảo kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm/giai đoạn chưa phù hợp kiến trúc CQĐT của tỉnh, UBND sẽ có văn bản yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với cơ quan đầu mối thẩm định và Sở TT&TT tỉnh hoàn thiện lại;

- Trường hợp 2: Dự thảo kế hoạch đã phù hợp với kiến trúc CQĐT của tỉnh, UBND có văn bản đồng ý chủ trương

4

UBND tỉnh Đắk Nông

Đồng ý chủ trương kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm/giai đoạn bằng văn bản

Văn bản đồng ý chủ trương

5

Sở TT&TT tỉnh Đắk Nông

Tiếp nhận và xử lý văn bản đồng ý chủ trương của UBND tỉnh

Nội dung cần hoàn thiện dự thảo kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm/giai đoạn

6

- Sở TT&TT tỉnh Đắk Nông;

- Lãnh đạo Sở TT&TT phụ trách Kiến trúc CQĐT Đắk Nông

- Chủ đầu tư dự án, đề án, nội dung ứng dụng CNTT (Các sở/ban/ngành, huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn)...

Hoàn chỉnh kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm/giai đoạn theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông

Dự thảo kế hoạch hoàn chỉnh

7

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở TT&TT tỉnh Đắk Nông; Các sở, ban, ngành

Trình kế hoạch, danh mục dự án CNTT hàng năm/giai đoạn, để UBND ban hành

Kế hoạch, danh mục dự án CNTT hàng năm/giai đoạn được UBND ban hành

8

- Sở TT&TT tỉnh Đắk Nông;

- Chủ đầu tư dự án, đề án, nội dung ứng dụng CNTT (Các sở/ban/ngành, huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn)...

Tổ chức triển khai danh mục dự án thuộc Kiến trúc CQĐT

Các dự án được triển khai dựa trên Kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông

9

- Sở TT&TT tỉnh Đắk Nông;

- Chủ đầu tư dự án, đề án, nội dung ứng dụng CNTT (Các sở/ban/ngành, huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn)...

Cập nhật thông tin kiến trúc từ việc triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT, danh mục dự án hàng năm/giai đoạn vào hệ thống thông tin quản lý kiến trúc (EAMS)

Hệ thống EAMS được cập nhật, phục vụ việc quản lý, duy trì, khai thác một cách hiệu quả.

4. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách để thực hiện Chính quyền điện tử tại các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố. Đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị sẽ có một cán bộ lãnh đạo CNTT và tối thiểu 1 cán bộ chuyên trách về CNTT để tổ chức việc triển khai, vận hành, khai thác, ứng dụng các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nguồn nhân lực về an toàn thông tin chất lượng cao.

- Phát triển các hình thức liên kết đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về công nghệ thông tin; chú trọng đào tạo chuyên sâu về kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin.

- Đào tạo cán bộ công chức: Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phổ cập thường xuyên cho cán bộ công chức trong toàn tỉnh về kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn an ninh thông tin để có thể thực hiện các quy trình tin học hóa về nghiệp vụ và tác nghiệp. Đồng thời, tiến hành đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức tuyển dụng mới về kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin tích hợp của Chính quyền điện tử.

- Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý đầu tư, mua sắm, quản lý các chương trình, dự án, đề cương và dự toán chi tiết, kế hoạch thuê dịch vụ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin;

- Đào tạo chuyên sâu theo chuyên đề cho các cán bộ phụ trách công nghệ thông tin nhằm thực hiện tốt vai trò tham mưu liên quan đến ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Đào tạo cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO): Triển khai các chương trình đào tạo tập huấn hội nghị về vai trò quản lý, chỉ đạo tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề nghiệp vụ, quản lý chi phí và rủi ro; kỹ năng nhận diện và đánh giá những phát triển công nghệ mới; kỹ năng tư duy và chuyển giao các dự án công nghệ thông tin đúng thời gian và trong khuôn khổ ngân sách giúp tỉnh thực hiện tốt chiến lược xây dựng Chính quyền điện tử.

- Tăng cường xã hội hóa công tác phổ cập tin học cho toàn xã hội.

* Để triển khai các giải pháp nêu trên:

- Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì rà soát hiện trạng hiện trạng nguồn nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, địa phương; tham mưu đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ thông tin, nguồn nhân lực về an toàn thông tin chất lượng cao.

- Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin bảo đảm đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

- Các sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm chủ trì rà soát, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong đề xuất nguồn nhân lực chuyên trách công nghệ thông tin, phục vụ cho việc xây dựng, tổ chức triển khai xây dựng chính quyền điện tử tại cơ quan mình; đề xuất, tổ chức đào tạo kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các ứng dụng nền tảng chính quyền điện tử tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức; cử cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin; rà soát, tổ chức tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan mình.

5. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a) Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, dựa trên kiến trúc CQĐT của Tỉnh Đắk Nông

- Hình thức văn bản: Quyết định quy phạm pháp luật của UBND tỉnh;

- Phạm vi: Các cơ quan, thành phần thuộc phạm vi kiến trúc;

- Nội dung chính:

Thể hiện các yêu cầu, nguyên tắc áp dụng;

Thể hiện vị trí, vai trò của các bên liên quan thuộc quy trình quản lý, đầu tư: Lập kế hoạch, Triển khai dự án, Kết nối thử nghiệm, vận hành thử và vận hành

b) Quy chế quản lý, vận hành, duy trì, sử dụng, cập nhật hệ thống EAMS của Tỉnh:

- Hình thức văn bản: Quyết định quy phạm pháp luật của UBND tỉnh;

- Phạm vi: Các cơ quan thuộc phạm vi kiến trúc;

- Nội dung chính:

Các Yêu cầu đối với các bên liên quan trong quản lý, vận hành, duy trì, sử dụng, cập nhật hệ thống EAMS của Tỉnh;

Thể hiện vị trí, vai trò của các bên liên quan tại các bước thuộc quy trình tổ chức quản lý, vận hành kiến trúc.

Ngoài ra, căn cứ vào thực tế triển khai, tỉnh có thể sẽ có các quy định, quy chế triển khai phù hợp với yêu cầu thực tế từng giai đoạn.

c) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm về công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể và Nhà nước tỉnh Đắk Nông:

- Hình thức: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Phạm vi: Cán bộ, công chức, viên chức được bố trí làm về CNTT-TT trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể và Nhà nước cấp tỉnh; huyện ủy, UBND cấp huyện và cấp xã của tỉnh Đắk Nông.

- Nội dung chính: Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm về công nghệ thông tin, viễn thông trong các cơ quan Đảng, Đoàn thể và Nhà nước tỉnh Đắk Nông.

d) Xây dựng Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông, hướng tới chính quyền số đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

e) Xây dựng “Đề án xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh 2020 - 2025”.

- Hình thức: Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Nội dung chính: Xây dựng hoàn thiện Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Nông, xác định được các yêu cầu cụ thể về nền tảng công nghệ dùng chung, phát triển CQĐT giai đoạn 2020 - 2025.

g) Xây dựng Đề án chuyển đổi số, Chính quyền số tỉnh Đắk Nông: triển khai sau triển khai Đề án xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh 2020 - 2025, bảo đảm phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy chính quyền; phát triển nền kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

6. Giải pháp về tài chính

Phương án tài chính để thực hiện triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh và các hạng mục đầu tư nêu trong Kiến trúc CQĐT tỉnh được dự kiến huy động từ nhiều nguồn gồm: nguồn ngân sách nhà nước; hợp tác công tư và xã hội hóa; thuê dịch vụ CNTT cung cấp từ Doanh nghiệp có năng lực.

 

MỤC LỤC

I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Mục đích

2. Phạm vi áp dụng

II TẦM NHÌN KIẾN TRÚC

1. Phù hợp với tầm nhìn định hướng của Quốc gia về Chính phủ điện tử

2. Tầm nhìn, định hướng phát triển CQĐT của tỉnh Đắk Nông đến năm 2025

III. NGUYÊN TẮC KIẾN TRÚC

1. Nguyên tắc chung

2. Nguyên tắc cần tuân thủ trong xây dựng Kiến trúc CQĐT 2.0 tỉnh Đắk Nông

IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CQĐT CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG

1. Nhiệm vụ

2. Giải pháp

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CQĐT

1. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển CNTT

2. Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển CQĐT tỉnh phù hợp với xu thế phát triển CPĐT

3. Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm ATTT, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân

VI. KIẾN TRÚC HIỆN TẠI

1. Kiến trúc nghiệp vụ

2. Kiến trúc ứng dụng

3. Kiến trúc dữ liệu

4. Kiến trúc công nghệ

5. Kiến trúc an toàn thông tin

6. Phân tích các ưu điểm, hạn chế

VII. KIẾN TRÚC MỤC TIÊU

1. Sơ đồ tổng quát CQĐT

2. Các kiến trúc thành phần

VIII. PHÂN TÍCH KHOẢNG CÁCH

1. Khoảng cách về ứng dụng

2. Khoảng cách về CSDL

3. Khoảng cách công nghệ

4. Khoảng cách an toàn thông tin

IX. TỔ CHỨC TRIN KHAI

1. Danh sách các nhiệm vụ

2. Lộ trình triển khai các nhiệm vụ

3. Giải pháp quản trị kiến trúc

4. Giải pháp về nguồn nhân lực

5. Giải pháp về cơ chế, chính sách

6. Giải pháp về tài chính

 

MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Sơ đồ tổ chức tổng thể chính quyền tỉnh Đắk Nông

Hình 2: Sơ đồ mối quan hệ nghiệp vụ trong tỉnh Đắk Nông

Hình 3: Sơ đồ mối quan hệ nghiệp vụ giữa các sở/ban/ngành trong tỉnh

Hình 4: Sơ đồ mối quan hệ nghiệp vụ giữa các cơ quan cấp huyện

Hình 5: Sơ đồ mối quan hệ nghiệp vụ của cấp Xã

Hình 6: Quy trình xử lý Thủ tục hành chính - Thủ công

Hình 7: Quy trình xử lý Thủ tục hành chính - Tin học hóa

Hình 8: Sơ đồ kết nối Trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông

Hình 9: Sơ đồ tổng thể kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông

Hình 11: Mô hình hóa quy trình xử lý nghiệp vụ

Hình 12: Quy trình cung cấp TTHC cho người dân, doanh nghiệp

Hình 13: Quy trình xử lý hồ sơ

Hình 14: Quy trình quản lý thi đua khen thưởng

Hình 15: Quy trình xử lý văn bản đến

Hình 16: Quy trình xử lý văn bản đi

Hình 17: Quy trình nghiệp vụ tăng tài sản cố định

Hình 18: Quy trình thanh lý tài sản

Hình 19: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ liên thông hiện tại

Hình 20: Sơ đồ khái quát tổng thể nghiệp vụ liên thông

Hình 19: Sơ đồ tổ chức của UBND tỉnh Đắk Nông

Hình 20: Quy trình xử lý luồng nghiệp vụ của tỉnh

Hình 21: Mô hình tổng quan CSDL Đắk Nông

Hình 22: Mô hình khung tham chiếu dữ liệu tỉnh Đắk Nông

Hình 23: Mô hình dữ liệu mức khái niệm của tỉnh

Hình 24: Miền ứng dụng và nhóm dịch vụ ứng của tỉnh

Hình 25: Sơ đồ giao diện ứng dụng

Hình 26: Sơ đồ giao tiếp ứng dụng

Hình 27: Ma trận mối quan hệ ứng dụng - ứng dụng

Hình 28: Sơ đồ tích hợp ứng dụng

Hình 29: Các thành phần cơ bản của LGSP

Hình 30: Miền tham chiếu kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, công nghệ

Hình 31: Mô hình mạng tổng thể tỉnh Đắk Nông

Hình 32: Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp 1

Hình 33: Sơ đồ kết nối mạng có dây

Hình 34: Sơ đồ mạng không dây

Hình 35: Mô hình nhà trạm cơ bản

Hình 36: Mô hình tổng quan triển khai trung tâm dữ liệu tỉnh Đắk Nông

Hình 37: Miền tham chiếu kiến trúc an toàn thông tin

Hình 38: Mô hình an toàn thông tin

Hình 39: Mô hình thành phần SOC

Hình 40: Hệ thống giám sát trung tâm SOC

Hình 41: Quy trình tổ chức quản lý, vận hành kiến trúc CQĐT tỉnh Đắk Nông

 

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Các bước tin học hóa xử lý TTHC

Bảng 2: Định hướng giải pháp tin học hóa

Bảng 3: Mối quan hệ dịch vụ giữa các cơ quan tham gia xử lý TTHC

Bảng 4: Mối quan hệ trong việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan tham gia xử lý TTHC

Bảng 5: Dịch vụ dùng chung và yêu cầu về mặt chức năng của hệ thống cung cấp dịch vụ

Bảng 6: Các đối tượng mà tỉnh có nhu cầu sử dụng thông tin

Bảng 7: Kết nối, sử dụng CSDLQG và CSDL do các Bộ đã và đang xây dựng

Bảng 8: Danh sách các thông tin dữ liệu dùng chung cho toàn tỉnh Đắk Nông.

Bảng 9: Cổng TTĐT tỉnh và các cổng, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

Bảng 10: Mô tả các thành phần trong sơ đồ tổng thể kiến trúc CQĐT

Bảng 11: Mô tả các bước cung cấp TTHC cho người dân/doanh nghiệp

Bảng 12: Mô tả quy trình nghiệp vụ xử lý thi đua khen thưởng

Bảng 13: Mô tả các bước quy trình xử lý văn bản đến

Bảng 14: Mô tả các bước của quy trình xử lý văn bản đi

Bảng 15: Mô tả quy trình nghiệp vụ tăng tài sản

Bảng 16: Mô tả quy trình thanh lý tài sản

Bảng 17: Các loại dịch vụ ứng dụng

Bảng 18: Ma trận ứng dụng, dịch vụ

Bảng 19: Danh sách ứng dụng của tỉnh

Bảng 20: Mô tả sơ bộ về quy trình thực hiện như sau