Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 178/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 02 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 14/TTr-SKHĐT ngày 04/01/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2025, với nội dung như sau:

1. Tên đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2025.

2. Cơ quan quản lý và chủ trì đề án: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Tổng dự toán xây dựng quy hoạch: 2.153,87 triệu đồng (Hai tỷ một trăm năm mươi ba triệu tám trăm bảy mươi ngàn đồng).

4. Nguồn vốn thực hiện: Vốn sự nghiệp kinh tế năm 2012.

5. Thời gian thực hiện: Năm 2012.

(Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kèm theo)

Điều 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì đề án có trách nhiệm triển khai các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành, tổ chức thực hiện tốt nội dung được phê duyệt tại Điều 1.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, chủ đầu tư và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu

 

ĐỀ CƯƠNG

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết đinh số 178/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần thứ nhất: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC

I. Các yếu tố bên ngoài

1. Bối cảnh quốc tế đầu thế kỷ XXI

2. Bối cảnh trong nước

3. Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN).

II. Các yếu tố và điều kiện phát triển nội tại

1. Điều kiện tự nhiên

2. Các nguồn tài nguyên

3. Tài nguyên con người

Phần thứ hai: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC

I. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1. Quy mô kinh tế

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

II. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

1. Thực trạng phát triển ngành nông-lâm-thủy sản

2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

3. Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ

4. Thực trạng phát triển các ngành văn hóa - xã hội

5. Thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

6. Thực trạng đầu tư phát triển

7. Thực trạng phát triển đô thị, các điểm dân cư

8. Thực trạng và biến đổi môi trường do tác động của kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu.

III. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

1. Thành tựu phát triển

2. Tồn tại và hạn chế

3. Vị thế phát triển của tỉnh trong vùng ĐNB và vùng KTTĐPN

4. Những hạn chế và thách thức cho quá trình phát triển

Phần thứ ba: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2025

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển đến năm 2025

1. Quan điểm phát triển

2. Mục tiêu phát triển

II. Xây dựng các phương án phát triển

1. Xây dựng các phương án phát triển

2. Lựa chọn phương án phát triển

III. Luận chứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1. Chuyển dịch cơ cấu giữa 3 khu vực kinh tế

2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - phi nông nghiệp

3. Chuyển dịch cơ cấu khu vực sản xuất - dịch vụ

IV. Định hướng phát triển các ngành và sản phẩm chủ lực

1. Định hướng phát triển ngành nông - lâm - thủy sản

2. Định hướng phát triển nông thôn mới

3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp

4. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ

5. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực xã hội

6. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng

7. Định hướng sử dụng đất

8. Định hướng phát triển theo lãnh thổ

9. Phát triển khu kinh tế đặc biệt (khu kinh tế cửa khẩu)

10. Bảo vệ môi trường

11. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh

V. Các chương trình và dự án ưu tiên

1. Chương trình trọng điểm

2. Dự án ưu tiên đầu tư

VI. Triển vọng kết quả đạt được

VII. Giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu quy hoạch

1. Huy động vốn đầu tư

2. Phát triển các thành phần kinh tế

3. Phát triển nguồn nhân lực

4. Khoa học công nghệ

5. Phát triển thị trường

6. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế

7. Tăng cường năng lực hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

Phần thứ tư: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Đơn vị chủ trì

2. Các đơn vị phối hợp

II. Kiến nghị và kết luận

1. Kiến nghị với Trung ương

2. Kết luận

 

NHIỆM VỤ

XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết đinh số 178/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh)

1. Sự cần thiết nghiên cứu

Bình Phước là một trong 8 tỉnh, thành phố vùng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN); phía Bắc giáp nước bạn Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, phía Đông giáp tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Ngày 24/08/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020 tại Quyết định 194/2006/QĐ-TTg. Quá trình thực hiện Quy hoạch đến nay, tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, nền kinh tế bước đầu phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong quá trình đi lên đã phát huy được những lợi thế so sánh của tỉnh, có đóng góp ngày càng lớn và quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng KTTĐPN và cả nước. Song, do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt những biến động về tình hình thế giới, trong nước, những sự thay đổi về vị thế của vùng KTTĐPN tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của Bình Phước làm cho những nội dung trong quy hoạch có nhiều thay đổi. Do tác động của bối cảnh mới, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, các huyện, thị xã trong tỉnh làm nảy sinh những yếu tố mới năng động hơn, song thách thức và khó khăn cũng nhiều hơn. Trước bối cảnh đó, những tư tưởng chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của các cấp lãnh đạo tỉnh mang tầm vóc lớn hơn, phù hợp hơn mà những định hướng trong Quy hoạch từ những năm 2005, 2006 chưa quán triệt hết được. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết là phải có những định hướng mới trong Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2025, phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Bình Phước đến 2025 có căn cứ khoa học, mang tính tiên tiến và khả thi trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế theo xu thế hội nhập, phân tích, đánh giá các nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, rút ra được vị thế của tỉnh; Trên cơ sở đó xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển, các bước đi thích hợp, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐNB, vùng KTTĐPN và cả nước. Xác lập được danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

3. Những căn cứ để lập quy hoạch

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ.

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước; các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐNB, vùng KTTĐPN.

- Các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015.

- Các Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực tỉnh Bình Phước đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục thống kê Bình Phước ban hành.

- Các tài liệu khác có liên quan.

4. Sản phẩm giao nộp

1- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2025.

2- Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2025.

3. Hệ thống bản đồ hiện trạng và quy hoạch khổ giấy A0 (01 bộ) và hệ thống biểu, bảng, phụ lục.

5. Tổ chức thực hiện

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì đề án, phối hợp với các ngành liên quan căn cứ các quy định hiện hành triển khai các bước tiếp theo đúng quy định.

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: 10 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng./.

 

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh Bình Phước trong vùng ĐNB và vùng KTTĐPN: phân tích, đánh giá thực trạng khai thác lãnh thổ; phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển của lãnh thổ trong tổng thể vùng lớn hơn và cả nước, có tính tới mối quan hệ khu vực và quốc tế. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ tỉnh; đánh giá tiềm năng đóng góp vào ngân sách của tỉnh.

1.1. Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của tỉnh Bình Phước trong vùng ĐNB, vùng KTTĐPN và cả nước.

- Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển.

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ.

- Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển.

- Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.

- Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước.

Khi phân tích và dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so sánh của tỉnh Bình Phước so với các tỉnh/thành khác trong vùng ĐNB và vùng KTTĐPN, có tính tới cạnh tranh quốc tế.

1.2. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước; tác động của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐNB, vùng KTTĐPN.

1.3. Đánh giá các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển của tỉnh Bình Phước trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2025.

2. Luận chứng quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2025 phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng ĐNB và vùng KTTĐPN.

Xác định vị trí, vai trò của tỉnh Bình Phước đối với nền kinh tế của vùng ĐNB, vùng KTTĐPN và cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của tỉnh. Tác động của chiến lược và quy hoạch cả nước, Quy hoạch vùng ĐNB, vùng KTTĐPN, Quy hoạch ngành đối với tỉnh trong thời kỳ quy hoạch. Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).

- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của tỉnh đối với vùng và cả nước, đóng góp vào ngân sách, GDP/người, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của vùng ĐNB, vùng KTTĐPN và cả nước.

- Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.

- Mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường; đảm bảo các yêu cầu về môi trường trong sạch theo tiêu chuẩn môi trường (tiêu chuẩn Việt Nam).

- Đối với mục tiêu quốc phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.

3. Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐNB, vùng KTTĐPN. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng các phương án phát triển; xác định hướng phát triển ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ lực, trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ và vai trò đối với tỉnh và vùng của các trung tâm đô thị và tiểu vùng trọng điểm.

Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn phương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành, các sản phẩm chủ yếu và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).

Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.

4. Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế - xã hội trên lãnh thổ tỉnh Bình Phước (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ).

Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị và khu công nghiệp; phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế thương mại, các khu kinh tế đặc thù khác (khu kinh tế cửa khẩu).

Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá; phát triển làng nghề.

Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói, giảm nghèo.

Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa đô thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư.

5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh và gắn với các tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB, vùng KTTĐPN và cả nước.

- Định hướng phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh Bình Phước trong tổng thể mạng lưới giao thông cả vùng ĐNB và vùng KTTĐPN.

- Định hướng phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông.

- Định hướng phát triển mạng lưới chuyển tải điện của tỉnh gắn với mạng lưới chuyển tải điện của cả vùng ĐNB và vùng KTTĐPN.

- Định hướng phát triển các công trình thủy lợi, cấp nước.

- Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng. Phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các cơ sở văn hóa - xã hội.

6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).

7. Luận chứng danh mục dự án ưu tiên đầu tư.

8. Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này.

9. Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Giải pháp về huy động vốn đầu tư.

- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

- Giải pháp về khoa học, công nghệ, môi trường.

- Giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Giải pháp về tổ chức thực hiện.

10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/250.000 và 1/100.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm./.