ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1784/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 17 tháng 08 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(giai đoạn 2011- 2013)
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định 945/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phân công các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Xét đề nghị của Chánh văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch truyền thông hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2011- 2013)”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG (GIAI ĐOẠN 2011-2013)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1784/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân về lợi ích và hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính, góp phần hỗ trợ các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, phòng chống tham nhũng lãng phí.
2. Xây dựng mối quan hệ, tạo cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã với người dân và doanh nghiệp trong đóng góp ý kiến đơn giản hóa quy trình, cách thức giải quyết thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế, giảm chi phí cho xã hội.
3. Kịp thời thông tin rộng rãi về kết quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính bằng nhiều hình thức, phương pháp và nội dung phù hợp; tạo niềm tin để khuyến khích các nhân, tổ chức tiếp cận và tham gia vào hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính mà cụ thể là kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
II. NỘI DUNG - HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính Nghị định 63/2010/NĐ-CP va Nghị định 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ:
a) Nội dung:
- Quán triệt Nghị định 63/2010/NĐ-CP và Nghị định 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ cho cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính; nêu bật sự chung tay, hợp sức trong cải cách thủ tục hành chính tại các sở, ban ngành của UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã để cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và kiều bào ở nước ngoài hiểu.
- Nhấn mạnh sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã vì mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm thông qua việc đơn giản hóa, minh bạch và loại bớt các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, giảm chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
b) Hình thức:
- Thông qua hình thức tổ chức tuyên truyền trong nội bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh bằng văn bản hướng dẫn hoặc qua họp giao ban, chào cờ đầu tuần để mỗi cán bộ, công chức nắm bắt được tầm quan trọng của nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
- Đưa tin về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên báo địa phương, đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các phương tiện truyền thông khác, chuyên mục “CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH” trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.
c) Trách nhiệm thực hiện: Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã lựa chọn các hình thức phù hợp với cơ quan, đơn vị mình.
2. Tuyên truyền nội dung của công tác kiểm soát thủ tục hành chính, kiến nghị và thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính:
a) Nội dung:
- Giới thiệu các nhiệm vụ của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thúc đẩy sự quyết tâm của người đứng đầu cơ quan các cấp, các ngành và sự quan tâm của người dân và cộng đồng doanh nghiệp;
- Phổ biến rộng rãi về nội dung và các hình thức phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính nhằm tranh thủ sự vào cuộc của toàn xã hội đối với công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cụ thể: Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế; sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính; quy định hành chính không hợp pháp; quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
b) Hình thức:
- Thông báo và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng các hoạt động liên quan đến cải cách thủ tục hành chính; kịp thời công bố kết quả những thủ tục hành chính sau khi đã được rà soát, đơn giản hóa để người dân và doanh nghiệp biết;
- Xuất bản các tài liệu về thủ tục hành chính, tờ rơi về hoạt động tiếp nhận phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các quy định hành chính.
c) Trách nhiệm thực hiện: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp các nội dung, thông tin cho cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cơ quan truyền thông.
3. Tuyên truyền về kết quả của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, kết quả xử lý các phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức:
a) Nội dung:
- Xây dựng phóng sự về gương người tốt, việc tốt, cách làm hay; thông tin rộng rãi về kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, kết quả giải quyết, xử lý những kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với các quy định hành chính, những hành vi của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Công bố công khai minh bạch thủ tục hành chính, bằng các hình thức niêm yết, đăng tải trên trang điện tử, in tài liệu, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thủ tục và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước.
b) Hình thức:
- Tổ chức tuyên truyền tại các cơ quan nhà nước;
- Đưa tin, bài, phóng sự trên các phương tiện truyền thông.
c) Trách nhiệm thực hiện: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh công khai các hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính; kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ban ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh thực hiện các tiếp nhận; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm đồng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Giúp UBND tỉnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch đúng nội dung và hiệu quả;
- Làm đầu mối cung cấp thông tin, tài liệu hỗ trợ truyền thông cho các cơ quan truyền thông, các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn;
- Phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình lập kế hoạch xây dựng chương trình tuyên truyền hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;
- Kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch của các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; đề xuất các biện pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn khi cần thiết.
2. Thủ trưởng các Sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn.
- Tùy vào tình hình thực tế của cơ quan, địa phương lựa chọn các hình thức phù hợp với cơ quan, đơn vị để triển khai các chương trình truyền thông cho các cán bộ, công chức;
- Chỉ đạo tổ chức niêm yết, công khai bộ danh mục Thủ tục hành chính của cấp xã, cấp huyện, của sở, ban ngành trên trang thông tin điện tử đơn vị mình (nếu có) và tại ca quan làm việc để người dân, doanh nghiệp thuận tiện khi liên hệ công việc.
3. Sở Thông tin và Truyền thông.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo cổng thông tin điện tử tỉnh cập nhật thường xuyên các nội dung về thủ tục hành chính sau khi công bố, những văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên trang điện tử của tỉnh;
- Mở chuyên mục tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính để tiếp nhận các ý kiến kiến nghị; đánh giá tác động về thủ tục hành chính; công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị trên trang điện tử của tỉnh.
4. Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng.
Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) thực hiện phóng sự, tin, bài liên quan đến hoạt động, phản ánh kịp thời kết quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện công tác truyền thông về kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 224/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính, quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông tại cơ quan, đơn vị mình. Báo cáo kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
Các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện công tác truyền thông trong báo cáo tình hình hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính mỗi quý 1 lần (trước ngày 10 tháng cuối quý).
2. Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn và theo dõi các nội dung, hình thức truyền thông đảm bảo đúng quy định
- 1 Quyết định 254/QĐ-UBND về kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Lâm Đồng năm 2013
- 2 Quyết định 43/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong hoạt động kiểm soát và công bố thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Quyết định 945/QĐ-TTg năm 2011 phân công bộ, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết 57/2010/QH12 về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư 224/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 6 Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003