UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 179/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 13 tháng 02 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT-BKH, ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 5 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Xét Tờ trình số 101/SKHĐT, ngày 01/02/2012 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long về việc công bố thủ tục hành chính mới thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 (năm) thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Niêm yết danh mục và nội dung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở.
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung của các thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 179 /QĐ-UBND, ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẦN I. DANH MỤC CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực |
1 | Tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) | Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài |
2 | Tiếp nhận dự án đầu tư sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) | Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài |
3 | Tiếp nhận chương trình sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) | Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài |
4 | Tiếp nhận nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) dưới hình thức phi dự án. | Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài |
5 | Chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN). | Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN)
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (Số 205/5, đường Phạm Hùng, phường 9, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp và tiến hành các công việc như sau:
· Cơ quan chủ quản giao một đơn vị hoặc tổ chức làm chủ khoản viện trợ PCPNN.
· Cơ quan chủ quản ra quyết định về việc thành lập Ban chuẩn bị khoản viện trợ PCPNN (trong trường hợp cần thiết).
· Chủ khoản viện trợ PCPNN phối hợp với Bên tài trợ tổ chức xây dựng văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật theo đúng mẫu quy định.
· Cơ quan chủ quản tiến hành thủ tục trình duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ PCPNN (trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định).
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
- Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản qua đường bưu chính thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 7 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết nghỉ).
* Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua đường bưu điện.
* Thành phần hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị trình phê duyệt của:
· Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
· Cơ quan chủ quản (hoặc Chủ khoản viện trợ PCPNN trong trường hợp Cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý) đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN.
+ Văn bản của Bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN đó.
+ Dự thảo văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này). Kết cấu văn kiện chương trình, dự án phải được xây dựng theo mẫu Phụ lục 1a của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
+ Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và (hoặc) bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. Các bản sao cần được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị xin tiếp nhận viện trợ của Chủ khoản viện trợ gửi Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
+ Văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xin phép tiếp nhận viện trợ (trình Sở Kế hoạch và Đầu tư trường hợp có sử dụng vốn đối ứng).
+ Văn bản của bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN cho Bên tiếp nhận viện trợ.
+ Đối với các khoản viện trợ có qui mô nhỏ lẻ (quà, vật…) chỉ cần có văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
* Số lượng hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- 08 bộ trong đó ít nhất 01 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).
- 04 bộ trong đó ít nhất 02 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh).
- Với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN: Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN tự quyết định số lượng hồ sơ.
* Thời hạn giải quyết (theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn chấp thuận tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (theo mẫu Phụ lục 1a của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Nội dung văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
- Thông tư 07/2010/TT-BKH, ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
- Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND, ngày 16/05/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
PHỤ LỤC 1a
NỘI DUNG VĂN KIỆN
DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
(Tên dự án)
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án :
2. Mã ngành dự án[1]: …………….. Mã số dự án[2]:………………
3. Tên nhà tài trợ:
4. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
5. Cơ quan chủ quản:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
6. Chủ dự án[3]:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án[4]:
8. Địa điểm thực hiện dự án (ghi rõ tới cấp huyện, nếu có thể áp dụng được):
9. Tổng vốn của dự án: …………..USD
Trong đó:
a) Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: ……………. nguyên tệ, tương đương ……………. USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án)
b) Vốn đối ứng:
- Tiền mặt: …………...VND tương đương với…………….. USD
- Hiện vật: tương đương …………...VND tương đương với…………….. USD
10. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án
Khái quát mục tiêu và các kết quả của dự án
Chủ Dự án ký tên và đóng dấu Đại diện Bên tài trợ ký tên và đóng dấu (nếu cần) | Ngày tháng năm Ngày tháng năm |
-------------------------------------------
[1] Mã ngành kinh tế quốc dân của dự án, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
[2] Mã dự án - Không bắt buộc – có thể do Bên tài trợ quy định.
[3] Chủ Dự án chính là Chủ khoản viện trợ
[4] Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện dự án kể từ ngày dự án có hiệu lực.
NỘI DUNG DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
I. Căn cứ hình thành dự án
1. Cơ sở pháp lý của dự án:
a) Quyết định phê duyệt Dự án của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN.
b) Quyết định của Cơ quan chủ quản về chủ dự án.
c) Các văn bản pháp lý liên quan khác.
2. Bối cảnh của dự án:
a) Mô tả chi tiết vai trò, vị trí và sự cần thiết của dự án trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch phát triển của lĩnh vực có liên quan và của đơn vị thụ hưởng viện trợ PCPNN (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương).
b) Nêu các chương trình, dự án tương tự đã và đang thực hiện trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chủ quản và các chương trình, dự án đã được tiếp nhận trong cùng một lĩnh vực để tránh trùng lặp và đảm bảo sự phối hợp, chia sẻ kết quả giữa các dự án với nhau nhằm phát huy hiệu quả tối đa.
3. Các vấn đề sẽ được giải quyết trong khuôn khổ dự án.
4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án.
II. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ
1. Mô tả tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.
2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.
3. Nêu các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.
III. Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu dài hạn:
Mô tả hiệu quả, những lợi ích lâu dài mà dự án đóng góp vào sự phát triển của xã hội, ngành, lĩnh vực, địa phương và các nhóm đối tượng liên quan.
2. Mục tiêu ngắn hạn:
Mô tả đích mà dự án cần đạt được khi kết thúc để đáp ứng nhu cầu trực tiếp của đối tượng thụ hưởng, từ đó hỗ trợ đạt được mục tiêu dài hạn.
IV. Các kết quả chủ yếu của dự án
Xác định rõ các kết quả cuối cùng của dự án và các chỉ số đo lường các kết quả đó.
V. Những cấu phần và hoạt động của dự án
Mô tả chi tiết kế hoạch thực hiện các cấu phần hoặc tiểu dự án (nếu có) và hoạt động tương ứng của dự án theo các nội dung sau:
- Mục đích.
- Các kết quả dự kiến.
- Tổ chức thực hiện.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc.
- Dự kiến nguồn lực.
VI. Ngân sách dự án
1. Tổng vốn của dự án: …………..USD
Trong đó:
a) Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại:….nguyên tệ, tương đương…. USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án)
b) Vốn đối ứng:…………...VND tương đương với…………….. USD
Trong đó:
- Hiện vật: tương đương……….. VND
- Tiền mặt: ..….........................…VND
Nguồn vốn được huy động theo một hoặc một số các hình thức sau:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp phát ……VND (... %) tổng vốn đối ứng (trong đó: vốn NS trung ương ….... %, vốn NS địa phương….... %).
- Vốn của cơ quan chủ quản…………VND (... %) tổng vốn đối ứng.
- Vốn tự cân đối của chủ dự án………VND (... %) tổng vốn đối ứng.
- Vốn đóng góp của các đối tượng thụ hưởng (nếu có)...VND (... %) tổng vốn đối ứng.
2. Cơ cấu vốn theo: dịch vụ tư vấn (ước tính tỷ trọng chuyên gia trong nước/chuyên gia quốc tế), đào tạo (trong nước, nước ngoài); thiết bị và vật tư (trong nước, nhập khẩu), kinh phí tạo lập các quỹ triển khai hoạt động trong dự án (nếu có), các chi phí quản lý; chi phí theo dõi và đánh giá dự án, kiểm toán dự án và các chi phí khác.
VII. Các quy định về quản lý tài chính của dự án
1. Hình thức giải ngân (qua kho bạc, tài khoản đặc biệt hay tài khoản tạm ứng…).
2. Tổ chức công tác kế toán, thanh quyết toán.
3. Trách nhiệm quản lý vốn (mở tài khoản, chủ tài khoản…).
4. Kiểm toán dự án.
VIII. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Mô hình tổ chức quản lý dự án theo thoả thuận với nhà tài trợ.
b) Hoạt động của Ban quản lý dự án tuân theo quy định tại Thông tư 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.
2. Cơ chế phối hợp:
a) Phối hợp giữa cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án (ban quản lý tiểu dự án).
b) Phối hợp giữa các đơn vị tham gia thực hiện dự án với nhà tài trợ và các cơ quan khác trong quá trình thực hiện dự án.
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ dự án sẽ được giao thực hiện dự án.
IX. Theo dõi và đánh giá dự án
1. Xây dựng chi tiết kế hoạch theo dõi thực hiện dự án trên các mặt:
a) Thực hiện dự án.
b) Quản lý dự án.
c) Xử lý, phản hồi thông tin theo dõi.
2. Xây dựng chi tiết kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện dự án:
a) Đánh giá ban đầu.
b) Đánh giá giữa kỳ.
c) Đánh giá kết thúc.
3. Chế độ kiểm tra, báo cáo của dự án.
4. Cơ chế báo cáo.
Tuân theo quy định tại Thông tư 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.
XI. Tác động của dự án
1. Phân tích tác động của dự án đối với đối tượng thụ hưởng (trực tiếp, gián tiếp).
Nêu rõ những lợi ích đối với các đối tượng thụ hưởng sau khi dự án kết thúc (bằng định tính và định lượng).
2. Phân tích các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dự án sau khi kết thúc:
a) Mô tả tác động kinh tế - xã hội của dự án: xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng....
b) Mô tả những tác động môi trường của dự án.
3. Tác động giới.
XII. Rủi ro
Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và nêu các biện pháp để khắc phục rủi ro.
XIII. Đánh giá tính bền vững của dự án sau khi kết thúc
Đánh giá tính bền vững của dự án trên các phương diện:
1. Bền vững về kết quả: kết quả của dự án được duy trì và phát triển sau khi dự án kết thúc.
2. Bền vững về tổ chức: cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của dự án được đảm bảo để có thể tiếp tục sau khi dự án kết thúc.
3. Bền vững về tài chính: sau khi hết tài trợ, các hoạt động của dự án có thể tự tạo ra kinh phí để tiếp tục các hoạt động cần thiết khác.
4. Bền vững về môi trường: môi trường tự nhiên quanh khu vực thực hiện dự án được bảo tồn sau khi dự án kết thúc.
------------------------------------------
Văn kiện dự án có thể kèm theo một số phụ lục sau:
1. Danh mục trang thiết bị cung cấp để thực hiện dự án
2. Khung logic của dự án
3. Điều khoản giao việc của các chức danh chủ chốt và dịch vụ tư vấn
4. Các bảng biểu bao gồm cả bảng tổng hợp và chi tiết về ngân sách dự án
5. Ảnh minh hoạ
6. Bản đồ
7. Các tài liệu có liên quan khác.
2. Thủ tục tiếp nhận dự án đầu tư sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN).
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (Số 205/5, đường Phạm Hùng, phường 9, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp và tiến hành các công việc như sau:
· Cơ quan chủ quản giao một đơn vị hoặc tổ chức làm chủ khoản viện trợ PCPNN.
· Cơ quan chủ quản ra quyết định về việc thành lập Ban chuẩn bị khoản viện trợ PCPNN (trong trường hợp cần thiết).
· Chủ khoản viện trợ PCPNN phối hợp với Bên tài trợ tổ chức xây dựng văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật theo đúng mẫu quy định.
· Cơ quan chủ quản tiến hành thủ tục trình duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ PCPNN (trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định).
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
- Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản qua đường bưu chính thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 7 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết nghỉ).
* Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua đường bưu điện.
* Thành phần hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị trình phê duyệt của:
· Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
· Cơ quan chủ quản (hoặc Chủ khoản viện trợ PCPNN trong trường hợp Cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý) đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN.
+ Văn bản của Bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN đó.
+ Dự thảo văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này). Kết cấu văn kiện chương trình, dự án phải được xây dựng theo mẫu Phụ lục 1b của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và (hoặc) bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. Các bản sao cần được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị xin tiếp nhận viện trợ của Chủ khoản viện trợ gửi Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
+ Văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xin phép tiếp nhận viện trợ (trình Sở Kế hoạch và Đầu tư trường hợp có sử dụng vốn đối ứng).
+ Văn bản của bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN cho Bên tiếp nhận viện trợ.
+ Đối với các khoản viện trợ có qui mô nhỏ lẻ (quà, vật…) chỉ cần có văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
* Số lượng hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- 08 bộ trong đó ít nhất 01 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).
- 04 bộ trong đó ít nhất 02 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh).
- Với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN: Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN tự quyết định số lượng hồ sơ.
* Thời hạn giải quyết (theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Các cơ quan, tổ chức do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập hoặc các cơ quan được Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền quyết định thành lập hoặc cấp giấy đăng ký hoạt động, kinh doanh.
- Các hội, hiệp hội các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn chấp thuận tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (theo mẫu Phụ lục 1b của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Đề cương chi tiết dự án đầu tư sử dụng vốn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
- Thông tư 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
- Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 16/05/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
PHỤ LỤC 1b
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
(Tên dự án)
(Tên cơ quan chủ quản)
(Tên đơn vị đề xuất dự án)
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2. Mã ngành dự án[5]:
3. Tên nhà tài trợ:
4. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
5. Cơ quan chủ quản:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
6. Đơn vị đề xuất dự án:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
7. Chủ dự án dự kiến:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
8. Thời gian dự kiến thực hiện dự án[6]:
9. Địa điểm thực hiện dự án:
10. Tổng vốn của dự án: …………..USD
Trong đó:
- Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: …………. nguyên tệ, tương đương …………. USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án)
a) Vốn đối ứng:
- Tiền mặt: …………...VND tương đương với…………….. USD
- Hiện vật: tương đương …………...VND tương đương với…………….. USD
Đại diện Chủ dự án ký tên và đóng dấu Đại diện Bên tài trợ ký tên và đóng dấu (nếu cần) | Ngày tháng năm Ngày tháng năm |
-------------------------------------------
[5] Mã ngành kinh tế quốc dân của dự án, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
[6] Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện dự án kể từ ngày dự án có hiệu lực.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
1. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án
a) Mô tả tóm tắt quy hoạch, kế hoạch phát triển của đơn vị thụ hưởng (cơ quan, ngành, lĩnh vực) liên quan đến nội dung của dự án và sự cần thiết, vai trò, vị trí của dự án trong quy hoạch, kế hoạch đó.
b) Khái quát các chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện bằng những nguồn vốn khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của đơn vị đề xuất dự án.
c) Khái quát những vấn đề cần giải quyết trong phạm vi của dự án đề xuất.
d) Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án đề xuất.
2. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ
a) Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.
b) Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.
c) Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.
3. Các mục tiêu của dự án
a) Mục tiêu dài hạn.
b) Mục tiêu ngắn hạn.
4. Các kết quả chủ yếu của dự án
Kết quả dự kiến đạt được của dự án và các chỉ số đo lường các kết quả đó (theo từng cấu phần, hạng mục nếu có).
5. Cấu phần, hạng mục, hoạt động chủ yếu và dự kiến phân bổ nguồn lực của dự án
Mô tả tóm tắt các cấu phần, hạng mục, hoạt động chủ yếu theo từng kết quả dự kiến của dự án (trong đó nêu rõ từng kết quả theo từng cấu phần, hạng mục) và nguồn lực dự kiến tương ứng.
6. Cơ chế tài chính trong nước đối với dự án
1. Đối với vốn viện trợ PCPNN:
a) Vốn viện trợ PCPNN: ………… nguyên tệ, tương đương ………... USD
2. Đối với vốn đối ứng
Vốn đối ứng: …………. VND
Trong đó: - Hiện vật: tương đương ……….. VND
- Tiền mặt:………VND
Nguồn vốn đối ứng được huy động theo một hoặc một số hình thức sau:
a) Vốn ngân sách trung ương cấp phát…………..VND (…%) tổng vốn đối ứng
b) Vốn khác (nêu rõ nguồn vốn): ………………VND (…%) tổng vốn đối ứng
7. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
1. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án.
2. Khái quát cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan: cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án, các nhà thầu, nhà tài trợ và các bên tham gia khác để thực hiện và quản lý dự án.
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ dự án dự kiến sẽ được giao thực hiện dự án, bao gồm cả năng lực tài chính.
8. Phương án xây dựng và công nghệ dự kiến để thực hiện dự án
9. Phân tích sơ bộ tính khả thi của dự án (về kinh tế, tài chính, công nghệ, năng lực tổ chức thực hiện)
10. Phân tích sơ bộ hiệu quả dự án
1. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối với đơn vị thực hiện.
2. Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường đối với ngành, lĩnh vực và địa phương.
3. Đánh giá tính bền vững của dự án sau khi kết thúc.
-------------------------------------------
Văn kiện dự án có thể kèm theo một số phụ lục sau:
1. Các hồ sơ theo quy định của Luật xây dựng (nếu là Dự án đầu tư xây dựng công trình)
2. Danh mục trang thiết bị cung cấp để thực hiện dự án
3. Khung logic của dự án
4. Điều khoản giao việc của các chức danh chủ chốt và dịch vụ tư vấn
5. Các bảng biểu bao gồm cả bảng tổng hợp và chi tiết về ngân sách dự án
6. Ảnh minh hoạ
7. Bản đồ
8. Các tài liệu có liên quan khác.
3. Thủ tục tiếp nhận chương trình sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN).
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (Số 205/5, đường Phạm Hùng, phường 9, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp và tiến hành các công việc như sau:
· Cơ quan chủ quản giao một đơn vị hoặc tổ chức làm chủ khoản viện trợ PCPNN.
· Cơ quan chủ quản ra quyết định về việc thành lập Ban chuẩn bị khoản viện trợ PCPNN (trong trường hợp cần thiết).
· Chủ khoản viện trợ PCPNN phối hợp với Bên tài trợ tổ chức xây dựng văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật theo đúng mẫu quy định.
· Cơ quan chủ quản tiến hành thủ tục trình duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ PCPNN (trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định).
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
- Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản qua đường bưu chính thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 7 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết nghỉ).
* Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua đường bưu điện.
* Thành phần hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị trình phê duyệt của:
· Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
· Cơ quan chủ quản (hoặc Chủ khoản viện trợ PCPNN trong trường hợp Cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý) đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN.
+ Văn bản của Bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN đó.
+ Dự thảo văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này). Kết cấu văn kiện chương trình, dự án phải được xây dựng theo mẫu Phụ lục 1c của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và (hoặc) bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. Các bản sao cần được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị xin tiếp nhận viện trợ của Chủ khoản viện trợ gửi Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
+ Văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xin phép tiếp nhận viện trợ (trình Sở Kế hoạch và Đầu tư trường hợp có sử dụng vốn đối ứng).
+ Văn bản của bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN cho Bên tiếp nhận viện trợ.
+ Đối với các khoản viện trợ có qui mô nhỏ lẻ (quà, vật…) chỉ cần có văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
* Số lượng hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- 08 bộ trong đó ít nhất 01 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).
- 04 bộ trong đó ít nhất 02 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh).
- Với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN: Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN tự quyết định số lượng hồ sơ.
* Thời hạn giải quyết (theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn chấp thuận tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (theo mẫu Phụ lục 1c của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Nội dung văn kiện chương trình sử dụng vốn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
- Thông tư 07/2010/TT-BKH, ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
- Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND, ngày 16/05/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
PHỤ LỤC 1c
NỘI DUNG VĂN KIỆN
CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN[7]
(Tên chương trình)
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH
1. Tên chương trình:
2. Mã ngành chương trình[8]:…………… Mã số chương trình[9]:……….
3. Tên nhà tài trợ:
4. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
5. Cơ quan chủ quản:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
6. Chủ chương trình:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
7. Thời gian dự kiến thực hiện chương trình[10]:
8. Địa điểm thực hiện chương trình (ghi rõ tới cấp huyện, nếu có thể áp dụng được):
9. Tổng vốn của chương trình: …………..USD
a) Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: …………….nguyên tệ, tương đương……………. USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện chương trình)
b) Vốn đối ứng:
- Tiền mặt: …………...VND tương đương với…………….. USD.
- Hiện vật: tương đương …………...VND tương đương với…………….. USD.
10. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của chương trình
Khái quát mục tiêu và kết quả của chương trình.
Chủ Chương trình ký tên và đóng dấu Đại diện Bên tài trợ ký tên và đóng dấu (nếu cần) | Ngày tháng năm Ngày tháng năm |
-------------------------------------------
[7] Áp dụng đối với chương trình, dự án có nhiều cấu phần, đa lĩnh vực và chỉ có một cơ quan chủ quản.
[8] Mã ngành kinh tế quốc dân của chương trình, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).
[9] Mã chương trình - không bắt buộc, có thể do Bên tài trợ cung cấp.
[10] Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện chương trình kể từ ngày chương trình có hiệu lực.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
1. Căn cứ hình thành chương trình
- Cơ sở pháp lý.
- Quyết định của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ.
- Quyết định của cơ quan chủ quản về chủ chương trình.
- Các văn bản pháp lý liên quan.
- Bối cảnh của chương trình.
- Mô tả chi tiết vai trò, vị trí và sự cần thiết của chương trình trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn của lĩnh vực có liên quan và của đơn vị thụ hưởng viện trợ PCPNN (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương).
- Nêu các chương trình tương tự đã và đang thực hiện trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chủ quản và các chương trình, dự án đã được tiếp nhận trong cùng một lĩnh vực để tránh trùng lặp và đảm bảo sự phối hợp, chia sẻ kết quả giữa các chương trình, dự án với nhau nhằm phát huy hiệu quả tối đa.
- Các vấn đề sẽ được giải quyết trong khuôn khổ chương trình.
- Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chương trình.
2. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ
- Tính phù hợp của mục tiêu chương trình với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.
- Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.
- Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.
3. Mục tiêu của chương trình
- Mục tiêu tổng thể.
+ Mô tả hiệu quả, những lợi ích lâu dài mà chương trình đóng góp vào sự phát triển của xã hội, ngành, lĩnh vực, địa phương và các nhóm đối tượng liên quan.
- Mục tiêu thành phần .
+ Mô tả các mục tiêu thành phần cần đạt được để hỗ trợ đạt được mục tiêu tổng thể của chương trình.
4. Các kết quả chủ yếu của chương trình
Xác định rõ các kết quả cuối cùng của chương trình và các chỉ số đo lường các kết quả đó.
5. Các dự án thành phần hoặc cấu phần và hoạt động của chương trình
a) Mô tả các thành phần của chương trình, các dự án thành phần (nếu có) hoặc các cấu phần và các hoạt động tương ứng, gồm:
- Mục đích.
- Các kết quả dự kiến.
- Tổ chức thực hiện.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc.
- Dự kiến nguồn lực.
b) Mô tả mối quan hệ tương tác giữa các dự án thành phần (nếu có) hoặc các cấu phần của chương trình.
6. Ngân sách chương trình
a) Tổng vốn của chương trình:
Tổng vốn của cả chương trình:................. USD.
Trong đó:
Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: ………… nguyên tệ, tương đương ……. USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện chương trình).
Vốn đối ứng:…………...VND tương đương với…………….. USD.
Trong đó:
- Hiện vật: tương đương……….. VND.
- Tiền mặt:………VND.
Nguồn vốn được huy động theo một hoặc một số trong các hình thức sau:
-Vốn ngân sách nhà nước cấp phát…………VND (….%) tổng vốn đối ứng (trong đó: vốn NS trung ương …%, Vốn NS địa phương….%).
- Vốn tín dụng ưu đãi………………VND (….%) tổng vốn đối ứng.
- Vốn của cơ quan chủ quản……………VND (….%) tổng vốn đối ứng.
- Vốn tự cân đối của chủ chương trình……VND (….%) tổng vốn đối ứng.
- Vốn đóng góp của các đối tượng thụ hưởng (nếu có)….VND (….%) tổng vốn đối ứng.
- Vốn cho từng thành phần (nếu có) hoặc cấu phần.
b) Cơ cấu vốn của các thành phần chương trình phân theo: dịch vụ tư vấn (ước tính tỷ trọng chuyên gia trong nước/chuyên gia quốc tế); xây lắp; thiết bị và vật tư (trong nước, ngoài nước); đào tạo (trong nước, ngoài nước); các chi phí quản lý; chi phí theo dõi và đánh giá chương trình và các chi phí khác.
7. Các quy định về quản lý tài chính của chương trình
a) Hình thức giải ngân (qua kho bạc, tài khoản đặc biệt hay tài khoản tạm ứng…)
b) Tổ chức công tác kế toán, thanh quyết toán
c) Trách nhiệm quản lý vốn (mở tài khoản, chủ tài khoản…)
d) Kiểm toán chương trình
8. Tổ chức quản lý thực hiện chương trình
a) Cơ cấu tổ chức:
- Mô hình tổ chức quản lý chương trình theo thoả thuận với nhà tài trợ.
- Hoạt động của Ban quản lý dự án tuân theo quy định tại Thông tư 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.
b) Cơ chế phối hợp:
- Phối hợp giữa cơ quan chủ quản, chủ chương trình, các đơn vị thực hiện cấu phần và Ban quản lý chương trình.
- Phối hợp giữa các đơn vị tham gia thực hiện chương trình với nhà tài trợ và các cơ quan khác trong quá trình thực hiện chương trình.
c) Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ chương trình sẽ được giao thực hiện chương trình, bao gồm cả năng lực tài chính.
9. Theo dõi và đánh giá chương trình
a) Xây dựng chi tiết kế hoạch theo dõi thực hiện chương trình trên các mặt:
- Thực hiện chương trình.
- Quản lý chương trình.
- Xử lý, phản hồi thông tin theo dõi.
b) Xây dựng chi tiết kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện chương trình:
- Đánh giá ban đầu.
- Đánh giá giữa kỳ.
- Đánh giá kết thúc.
- Chế độ kiểm tra, báo cáo của chương trình.
Tuân theo quy định tại Thông tư 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.
10. Tác động của chương trình
a) Phân tích tác động của chương trình đối với đối tượng thụ hưởng (trực tiếp, gián tiếp):
Nêu rõ những lợi ích đối với các đối tượng thụ hưởng sau khi dự án kết thúc (bằng định tính và định lượng).
b) Phân tích các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của chương trình:
- Mô tả các tác động kinh tế - xã hội của chương trình: xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng ....
- Mô tả các tác động môi trường của chương trình.
c) Tác động giới.
11. Rủi ro
Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và nêu các biện pháp để khắc phục rủi ro.
12. Đánh giá tính bền vững của chương trình sau khi kết thúc
Đánh giá tính bền vững của chương trình trên các phương diện:
a) Bền vững về kết quả: kết quả của chương trình được duy trì và phát triển sau khi chương trình kết thúc.
b) Bền vững về tổ chức: cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của chương trình được đảm bảo để có thể tiếp tục sau khi chương trình kết thúc.
c) Bền vững về tài chính: sau khi hết tài trợ, các hoạt động của chương trình có thể tự tạo ra kinh phí để tiếp tục các hoạt động cần thiết khác.
4. Bền vững về môi trường: môi trường tự nhiên quanh khu vực thực hiện chương trình được bảo tồn sau khi chương trình kết thúc.
------------------------------------------
Văn kiện chương trình có thể có một số phụ lục sau:
1. Đề cương chi tiết cho từng dự án thành phần hoặc cấu phần
2. Danh mục trang thiết bị cung cấp để thực hiện chương trình
3. Khung logic
4. Điều khoản giao việc của các chức danh chủ chốt và dịch vụ tư vấn
5. Các bảng biểu bao gồm cả bảng tổng hợp và chi tiết về ngân sách chương trình
6. Ảnh minh hoạ
7. Bản đồ
8. Các tài liệu có liên quan khác.
4. Thủ tục tiếp nhận nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) dưới hình thức phi dự án.
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (Số 205/5, đường Phạm Hùng, phường 9, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp và tiến hành các công việc như sau:
· Cơ quan chủ quản giao một đơn vị hoặc tổ chức làm chủ khoản viện trợ PCPNN.
· Cơ quan chủ quản ra quyết định về việc thành lập Ban chuẩn bị khoản viện trợ PCPNN (trong trường hợp cần thiết).
· Chủ khoản viện trợ PCPNN phối hợp với Bên tài trợ tổ chức xây dựng văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật theo đúng mẫu quy định.
· Cơ quan chủ quản tiến hành thủ tục trình duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ PCPNN (trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định).
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
- Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản qua đường bưu chính thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 7 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết nghỉ).
* Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua đường bưu điện.
* Thành phần hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị trình phê duyệt của:
· Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
· Cơ quan chủ quản (hoặc Chủ khoản viện trợ PCPNN trong trường hợp Cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý) đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN.
+ Văn bản của Bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN đó.
+ Dự thảo văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này).
+ Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và (hoặc) bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. Các bản sao cần được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.
+ Trường hợp khoản viện trợ phi dự án là phương tiện đã qua sử dụng thì cần có thêm văn bản:
· Bản đăng ký hoặc Giấy chứng nhận sở hữu phương tiện của Bên tài trợ;
· Giấy Chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của nước Bên tài trợ. Trong trường hợp có phương tiện tạm nhập tái xuất thì cần có Giấy Chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
· Văn bản giám định phương tiện vận tải còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới do tổ chức giám định có thẩm quyền của nước Bên tài trợ xác nhận.
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị xin tiếp nhận viện trợ của Chủ khoản viện trợ gửi Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
+ Văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xin phép tiếp nhận viện trợ (trình Sở Kế hoạch và Đầu tư trường hợp có sử dụng vốn đối ứng).
+ Văn bản của bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN cho Bên tiếp nhận viện trợ.
+ Đối với các khoản viện trợ có qui mô nhỏ lẻ (quà, vật…) chỉ cần có văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
* Số lượng hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- 08 bộ trong đó ít nhất 01 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).
- 04 bộ trong đó ít nhất 02 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh).
- Với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN: Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN tự quyết định số lượng hồ sơ.
* Thời hạn giải quyết (theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn chấp thuận tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
- Thông tư 07/2010/TT-BKH, ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
- Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND, ngày 16/05/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
5. Thủ tục chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN).
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (Số 205/5, đường Phạm Hùng, phường 9, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp và tiến hành các công việc như sau:
· Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phối hợp với Bên tiếp nhận viện trợ PCPNN chuẩn bị chương trình, dự án hoặc hồ sơ viện trợ phi dự án hoặc thành lập Ban chuẩn bị khoản viện trợ PCPNN và phê duyệt quy chế tổ chức hoạt động và các văn bản cần thiết khác đối với Ban chuẩn bị khoản viện trợ PCPNN.
· Bên tiếp nhận viện trợ PCPNN cùng với Bên tài trợ phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh tổ chức huy động các nguồn lực thích hợp cho việc chuẩn bị chương trình, dự án và hồ sơ viện trợ phi dự án.
· Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Bên tiếp nhận viện trợ PCPNN lập kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án (đảm bảo tiến độ xây dựng, chất lượng, nội dung của văn kiện chương trình, dự án và hồ sơ viện trợ phi dự án) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
· Trong trường hợp cần thiết, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chuẩn bị khoản viện trợ PCPNN cũng như dự thảo quy chế tổ chức hoạt động và các văn bản cần thiết khác đối với Ban chuẩn bị khoản viện trợ PCPNN.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
- Đối với trường hợp gửi qua đường bưu điện, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu điện cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản qua đường bưu chính thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3. Thẩm định khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thẩm định theo một trong hai quy trình sau:
+ Tổng hợp ý kiến thẩm định: Trường hợp khoản viện trợ PCPNN có nội dung rõ ràng, đầy đủ và Không. ý kiến phản đối của các cơ quan được lấy ý kiến. Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị báo cáo kết quả thẩm định, kèm theo biên bản thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ PCPNN.
+ Tổ chức hội nghị thẩm định: Trường hợp không áp dụng được hình thức trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức hội nghị thẩm định; thành phần được dự mời bao gồm các đơn vị được lấy ý kiến, chủ khoản viện trợ và các đơn vị có liên quan.
+ Trường hợp hội nghị thẩm định kết luận thông qua hồ sơ khoản viện trợ PCPNN, Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị báo cáo kết quả thẩm định, kèm theo biên bản thẩm định và xây dựng dự thảo Quyết định phê duyệt nội dung khoản viện trợ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ PCPNN.
+ Trường hợp hội nghị thẩm định kết luận không thông qua hồ sơ khoản viện trợ PCPNN, Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu chủ khoản viện trợ bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ khoản viện trợ PCPNN theo quy định và tiến hành các bước như đã nêu trên.
+ Biên bản thẩm định, dự thảo Quyết định phê duyệt nội dung khoản viện trợ đối với văn kiện chương trình, dự án, phi dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo mẫu Phụ lục 2, 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 7 giờ đến 11 giờ và 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết nghỉ).
* Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc thông qua đường bưu điện.
* Thành phần hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo gồm:
+ Văn bản đề nghị trình phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
+ Văn bản của bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN đó.
+ Dự thảo văn kiện chương trình, dự án, danh mục các khoản viện trợ phi dự án (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này).
+ Toàn bộ văn bản góp ý kiến của các cơ quan liên quan về khoản viện trợ PCPNN.
+ Các văn bản ghi nhớ với Bên tài trợ, báo cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có).
+ Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và (hoặc) bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ.
- Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Bao gồm:
+ Văn bản đề nghị xin tiếp nhận viện trợ của Chủ khoản viện trợ gửi Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
+ Văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xin phép tiếp nhận viện trợ (trình Sở Kế hoạch và Đầu tư trường hợp có sử dụng vốn đối ứng).
+ Văn bản của bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN cho Bên tiếp nhận viện trợ.
+ Đối với các khoản viện trợ có qui mô nhỏ lẻ (quà, vật…) chỉ cần có văn bản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
* Số lượng hồ sơ (theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):
- 08 bộ trong đó ít nhất 01 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).
- 04 bộ trong đó ít nhất 02 bộ gốc (Đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh).
- Với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN: Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN tự quyết định số lượng hồ sơ.
* Thời hạn giải quyết (theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Các cơ quan, tổ chức do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập hoặc các cơ quan được Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền quyết định thành lập hoặc cấp giấy đăng ký hoạt động, kinh doanh.
- Các hội, hiệp hội các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn chấp thuận tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
- Thông tư 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
- Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 16/05/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- 1 Quyết định 3531/QĐ-CT năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Quyết định 2151/QĐ-UBND năm 2013 công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận
- 3 Quyết định 2475/QĐ-CT năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
- 4 Quyết định 06/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 5 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 6 Thông tư 07/2010/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 93/2009/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7 Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2475/QĐ-CT năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Quyết định 2151/QĐ-UBND năm 2013 công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận
- 3 Quyết định 3531/QĐ-CT năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc