Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2014/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 30 tháng 9 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Đất đai, ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT, ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1526/TTr-STNMT, ngày 25 tháng 8 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”.

Điều 2. Căn cứ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ban hành kèm theo Quyết định này, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Giám đốc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Chánh Thanh tra tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Vĩnh Long triển khai thực hiện theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được đăng Công báo cấp tỉnh.

Quyết định này thay thế Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế và trách nhiệm giải quyết các công việc cho tổ chức, công dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Chánh Thanh tra tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

QUY ĐỊNH

VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND, ngày 30/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Quy định này quy định chi tiết về bồi th­ường, hỗ trợ và tái định cư­ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi tắt là Nghị định 47/2014/NĐ-CP).

b) Quy định này không áp dụng đối với các dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những trường hợp này áp dụng theo quy định của Chính phủ.

c) Đối với những nội dung quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không nêu trong Quy định này, việc áp dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.

d) Đối với các công trình, dự án mà có Hiệp định tài trợ được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại Hiệp định được ký kết đó.

2. Đối tượng áp dụng theo Điều 2, Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Điều 2. Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

1. Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giao cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi tắt là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường), bao gồm:

a) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện;

b) Trung tâm Phát triển quỹ đất.

2. Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện:

a) Nơi nào chưa thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất thì nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thực hiện. Ngay sau khi UBND cấp thẩm quyền có văn bản thông báo thu hồi đất, trong thời gian 5 ngày làm việc, Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đối với các dự án do Tổ chức phát triển quỹ đất làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì tuỳ theo quy mô, tính phức tạp của Dự án mà Tổ chức phát triển quỹ đất có thể mời đại diện Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, các cơ quan chuyên môn, đoàn thể thuộc huyện, xã cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

b) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện được thành lập cho từng dự án và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Thành phần Hội đồng gồm có:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng;

- Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường;

- Đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch;

- Đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị;

- Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đại diện Phòng Tư pháp;

- Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp huyện;

- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi;

- Đại diện của những hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi từ một đến hai người;

- Đại diện chủ đầu tư;

- Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

c) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm thành lập Tổ công tác do đại diện Lãnh đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, Tổ chức phát triển quỹ đất làm Tổ trưởng trực tiếp thực hiện việc kiểm kê, kiểm đếm, đánh giá thiệt hại về đất đai, tài sản gắn liền với đất tại hiện trường, thành phần của Tổ công tác ít nhất phải có các thành viên sau: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi, cán bộ kiểm đếm của Ban bồi thường hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, cán bộ địa chính cấp xã, tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng khóm - ấp, đại diện của Mặt trận Tổ quốc cấp xã và đại diện chủ đầu tư.

3. Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Trong thời gian mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi có Thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chủ trì phối hợp với Chủ đầu tư, Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi thu hồi đất) lập kế hoạch chi tiết về: Tiến độ cắm mốc, khảo sát đo đạc, kê khai, kiểm đếm, xem xét tính pháp lý và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, thời gian thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và dự toán chi phí tổ chức thực hiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền phê duyệt.

4. Họp dân và tổ chức điều tra hiện trạng:

a) Họp dân:

Trong thời hạn chậm nhất năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kế hoạch chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp thẩm quyền phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, tổ chức họp với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản thuộc phạm vi thu hồi, để thông báo về các nội dung: Thông báo thu hồi đất, kế hoạch triển khai chi tiết, các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đồng thời tiếp tục công bố các tài liệu liên quan về việc thu hồi đất, thông báo thu hồi đất trên phương tiện thông tin đại chúng (Đài truyền thanh của xã, phường, thị trấn; trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường) và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

b) Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, kê khai, kiểm đếm:

Trong thời gian ba mươi (30) đến bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ khi mốc giới thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đã được cắm ngoài thực địa, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi thu hồi theo trình tự sau đây:

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường trực tiếp hoặc thuê đơn vị chức năng tiến hành khảo sát đo đạc, xác định diện tích đất, nhà ở của từng thửa đất, từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi;

- Người bị thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phát và hướng dẫn. Tờ khai phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng, các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;

+ Số lượng nhà, loại nhà, cấp nhà, thời gian đã sử dụng và các công trình, vật kiến trúc khác xây dựng trên đất;

+ Số lượng, loại cây, tuổi cây đối với cây lâu năm; diện tích, loại cây, năng suất, sản lượng đối với cây hàng năm; diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản;

+ Số nhân khẩu (theo sổ hộ khẩu và đăng ký thường trú, tạm trú dài hạn do địa phương xác nhận), số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra (đối với khu vực sản xuất nông nghiệp là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trên thửa đất bị thu hồi; đối với khu vực sản xuất phi nông nghiệp là những người có hợp đồng lao động mà người thuê lao động có đăng ký kinh doanh); nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp (nếu có);

+ Số lượng mồ, mả phải di dời;

+ Ngoài ra, trong quá trình kiểm đếm thực tế có phát sinh ảnh hưởng đến các tài sản khác (ngoài các loại nêu trên) của người bị thu hồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường kiểm tra, ghi nhận, thông qua cơ quan thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành.

- Sau khi có kết quả đo đạc và kê khai của người bị thu hồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với UBND cấp xã tiến hành kiểm đếm tại hiện trường với sự tham gia của người bị thu hồi đất, người bị thiệt hại tài sản (hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật). Trường hợp trong biên bản kiểm đếm không khớp đúng so với bản tự kê khai, thì người kê khai và Tổ kiểm đếm phải đối chiếu các chi tiết về số lượng và danh mục không khớp trên, để thống nhất số liệu.

c) Trường hợp người bị thu hồi không phối hợp trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì thực hiện “Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc” theo quy định tại Điều 70, Luật Đất đai năm 2013.

d) Tổ chức xét duyệt, tính pháp lý của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức xét duyệt tính pháp lý (có ý kiến xác nhận của các cơ quan có liên quan về các nội dung: Nguồn gốc sử dụng đất của các trường hợp không có đủ hồ sơ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; xác định tình trạng tranh chấp về đất, nhà trong phạm vi thu hồi đất; thời điểm, quá trình hình thành tài sản trên đất; tình trạng đất ở, nhà ở khác của hộ gia đình, cá nhân trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi bị thu hồi đất; xác nhận hộ gia đình cùng số nhân khẩu đang trực tiếp sinh sống tại địa chỉ nơi thu hồi đất; số lao động trong độ tuổi - đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp - có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, học nghề và tìm kiếm việc làm).

- Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, Chi cục Thuế có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra và có văn bản xác nhận về thu nhập sau thuế của hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, làm căn cứ hỗ trợ ổn định sản xuất theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 của Quy định này,

- Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra và có văn bản xác nhận về đối tượng chính sách được hưởng hỗ trợ làm căn cứ xét bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Quy định này,

- Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường. Cơ quan quản lý vốn, tài sản Nhà nước theo phân cấp có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra và có văn bản xác nhận về nguồn, cơ cấu vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước đối với đất, tài sản của tổ chức nằm trong phạm vi thu hồi.

5. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Trong thời gian không quá hai mươi (20) ngày kể từ ngày hoàn thành việc xét duyệt tính pháp lý của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoàn thành việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết.

6. Niêm yết công khai, lấy ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày hoàn thành dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, chịu trách nhiệm và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân bị thu hồi đất, đồng thời niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi trong thời hạn ít nhất hai mươi (20) ngày.

b) Việc tổ chức lấy ý kiến và niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được lập thành biên bản (các thành phần thống nhất ký tên: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi), biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; Biên bản phải ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý và không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

c) Trong thời gian không quá ba (03) ngày kể từ khi kết thúc việc niêm yết công khai dự thảo phương án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với Tổ công tác và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi, tổ chức đối thoại, giải thích rõ để thống nhất và xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.

7. Việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoàn chỉnh phương án bồi thường và gửi toàn bộ hồ sơ đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường để thẩm định theo quy định sau đây:

- Gửi hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định đối với trường hợp dự án, công trình thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 2, Điều 66, Luật Đất đai.

- Gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định đối với các trường hợp dự án, công trình thu hồi đất quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Điều 66, Luật Đất đai; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất thì thực hiện thẩm định theo Điểm b, Khoản 8, Điều này.

b) Thành phần hồ sơ gồm (số lượng 12 bộ ở cấp tỉnh và 10 bộ ở cấp huyện):

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án bồi thường;

- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (kèm bảng chiết tính chi tiết số tiền bồi thường, hỗ trợ của từng người sử dụng đất);

- Thông báo thu hồi đất (bản sao);

- Biên bản họp dân lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; biên bản đối thoại với các hộ dân có ý kiến không đồng ý; bảng tổng hợp ý kiến của người dân đối với phương án bồi thường;

- Bản đồ thu hồi đất;

- Quyết định kiểm đếm bắt buộc (nếu có);

- Bộ hồ sơ kiểm kê của từng người bị thu hồi đất, gồm: Tờ kê khai; biên bản kiểm kê; các văn bản xác định diện tích, loại đất bồi thường của cơ quan có thẩm quyền;

- Các văn bản có liên quan đến dự án đầu tư (văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư...);

- Các văn bản có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ.

c) Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Cơ quan tài nguyên và môi trường, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổng hợp kết quả, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, ban hành quyết định phê duyệt theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai năm 2013.

d) Trong thời gian không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm triệu tập cuộc họp thẩm định toàn bộ hồ sơ, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với những dự án có tính chất phức tạp, quy mô lớn thì thời gian được kéo dài nhưng không quá hai mươi lăm (25) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trường hợp phát hiện hồ sơ không hợp lệ, cơ quan thẩm định chuyển trả lại Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường (có biên bản kèm theo), để hoàn chỉnh lại phương án trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, gửi lại cho cơ quan thẩm định, để tổ chức thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

8. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

a) Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình của cơ quan tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 69, Luật Đất đai năm 2013.

b) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất, thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 66, Điểm a, Khoản 3, Điều 69, Luật Đất đai năm 2013.

Đối với trường hợp công trình, dự án được ủy quyền tại Điểm b, Khoản 8, Điều này: Trong thời hạn không quá hai mươi ngày (20) làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định ủy quyền, Phòng Tài nguyên và Môi trường triệu tập cuộc họp thẩm định toàn bộ hồ sơ, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hồ sơ thu hồi đất, trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo Điểm a, Khoản 8, Điều này.

c) Trường hợp khu đất thu hồi thuộc địa phận 02 hay nhiều huyện, trước khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Chủ tịch UBND các huyện chỉ đạo lập báo cáo tổng quát về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại địa bàn, thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì cuộc họp để thống nhất về cơ chế chính sách trong thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại những khu vực giáp ranh.

9. Công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng:

a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày kể từ khi có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã tổ chức niêm yết công khai (cho đến khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng dự án) tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi toàn bộ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt, văn bản của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông báo cụ thể về thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian nhận nhà, nhận đất tái định cư; thời hạn bàn giao mặt bằng; đồng thời gửi quyết định phê duyệt kèm theo phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quyết định thu hồi đất đến từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất bị thu hồi. Việc niêm yết công khai và gửi quyết định nêu trên phải được lập biên bản, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng ấp, khóm và đại diện người bị thu hồi đất.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không nhận quyết định phê duyệt phương án thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tổ chức vận động, thuyết phục.Trường hợp sau khi đã tổ chức vận động, thuyết phục nhưng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cố tình không nhận quyết định phê duyệt phương án, thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản, báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, UBND cấp huyện và lưu hồ sơ cùng với biên bản tổ chức niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, để có cơ sở giải quyết khiếu nại hoặc cưỡng chế thu hồi đất (nếu có) theo quy định.

b) Chi trả bồi thường, hỗ trợ và bố trí đất ở, nhà ở tái định cư: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi; đồng thời cùng với Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện chủ trì phối hợp với cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý quỹ nhà, quỹ đất tái định cư tổ chức bốc thăm, bàn giao ngay đất, nhà được bồi thường và nhà, đất tái định cư cho người bị thu hồi đất và lập hồ sơ, thủ tục giao đất, bán nhà theo quy định.

c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, nhận phương án tái định cư phải ký biên bản cam kết thời gian bàn giao mặt bằng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cam kết; đồng thời bàn giao bản chính giấy tờ về nhà, đất để chỉnh lý hoặc thu hồi theo quy định. Thời gian bàn giao mặt bằng cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện theo thời gian ghi trong quyết định phê duyệt phương án của cấp thẩm quyền.

d) Trường hợp sau khi đã được vận động, thuyết phục mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất vẫn cố tình không nhận tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ, không nhận nhà, đất được bố trí tái định cư và không chấp hành việc bàn giao đất thì UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với UBND cấp xã, tổ công tác và Mặt trận Tổ quốc cấp xã lập biên bản lưu hồ sơ và chuyển số tiền bồi thường, hỗ trợ phải chi trả này vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, giữ nguyên phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để làm căn cứ giải quyết khiếu nại sau này (nếu có), đồng thời cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71, Luật Đất đai.

Chương II

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Điều 3. Xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có hồ sơ, chứng từ chứng minh:

Đối với trường hợp chủ sử dụng đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất mà không có hồ sơ, chứng từ chứng minh về chi phí đã đầu tư vào đất thì chi phí đầu tư vào đất còn lại do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với UBND cấp xã, chủ đầu tư, cơ quan liên quan xác định, lập thành biên bản, đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thông qua cơ quan thẩm định xem xét trình UBND cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4. Xác định kích thước, diện tích đất tối thiểu không đủ điều kiện để ở đối với phần diện tích còn lại sau khi bị thu hồi:

Phần diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau khi thu hồi không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở được quy định như sau:

1. Đối với trường hợp đất đã có nhà ở mà sau khi thực hiện thu hồi, giải toả, nếu phần diện tích đất ở còn lại nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì không được phép xây dựng.

2. Đối với trường hợp đất ở nhưng chưa xây dựng nhà ở mà sau khi thực hiện thu hồi giải toả, nếu phần đất ở còn lại có diện tích, kích thước nhỏ hơn diện tích, kích thước thửa đất ở tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của UBND tỉnh thì không được phép xây dựng.

3. Đối với phần diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này thì sẽ thu hồi và bồi thường toàn bộ diện tích để thực hiện dự án.

Điều 5. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở đối với trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi:

1. Trường hợp nhà nước thu hồi đất ở, chủ sử dụng đất phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở (nhà ở, đất ở) nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi và trên thửa đất ở bị thu hồi đó, chủ sử dụng đất là hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng (được pháp luật công nhận trước thời điểm có quyết định thu hồi đất) cùng chung sống, nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng, theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi, thì mỗi hộ sẽ được giao một (01) lô đất có thu tiền tại khu tái định cư, nhưng tối đa không quá ba (3) lô/trường hợp.

2. Trường hợp không nhận đất trong khu tái định cư mà tự lo chỗ ở, thì ngoài số tiền bồi thường đất ở theo quy định, mỗi hộ tách riêng sẽ được cấp một số tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại Khoản 1, Điều 20, của Quy định này với mức diện tích hỗ trợ là 45m2/hộ, đối với đất ở bị thu hồi thuộc khu vực đô thị và 60m2/hộ đối với đất ở bị thu hồi thuộc khu vực nông thôn.

3. Chủ sử dụng đất được bồi thường theo Khoản 1 Điều này phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất ở bị thu hồi, chịu trách nhiệm xác nhận số hộ cùng chung sống, đủ điều kiện để tách hộ hoặc số hộ có chung quyền sử dụng đất đối với thửa đất ở bị thu hồi.

Điều 6. Đối tượng được nhận đất ở tái định cư, nhà ở tái định cư, diện tích giao đất ở mới tại nơi tái định cư và nguyên tắc bố trí tái định cư:

1. Đối tượng được nhận đất ở tái định cư, nhà ở tái định cư: Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có đủ điều kiện bồi thường quy định tại Điều 75, Luật Đất đai thì được bồi thường bằng đất ở tái định cư trong các trường hợp sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi hết diện tích đất ở mà không có chỗ ở (nhà ở, đất ở) nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự lo chỗ ở, không có nhu cầu tái định cư.

b) Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi đất ở mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở theo quy định tại Điều 4 của Quy định này và không có chỗ ở (nhà ở, đất ở) nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở bị thu hồi.

c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn, phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở (nhà ở, đất ở) nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở bị thu hồi.

d) Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống (nhiều cặp vợ chồng) hoặc nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi quy định tại Điều 5 của Quy định này.

đ) Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở, nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở bị thu hồi, thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất trong khu tái định cư; về giá thu tiền sử dụng đất trong khu tái định cư đối với trường hợp này, tính theo giá thành của dự án tại khu tái định cư do cấp thẩm quyền phê duyệt; nếu giải quyết cho thuê, thuê mua nhà ở thì thu tiền theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.

e) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người, thực hiện theo Điều 16, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; diện tích đất ở tái định cư thực hiện theo Khoản 2, Điều này.

2. Diện tích giao đất ở mới tại nơi tái định cư:

a) Diện tích giao đất ở mới tại nơi tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân theo định mức sau:

STT

Diện tích đất ở bị thu hồi hoặc sạt lở, sụt lún

Diện tích được giao trong khu tái định cư

Khu TĐC ở đô thị

Khu TĐC ở nông thôn

1

Dưới 40 m2

Lô 60 - 70m2

Lô 70 - 80m2

2

Từ 40m2 - dưới 100m2

Lô 70 - 90m2

Lô 80 - 90m2

3

Từ 100m2 - dưới 150m2

Lô 90 - 120m2

Lô 90 - 120m2

4

Từ 150m2 - dưới 200m2

Lô 90 - 120m2

Lô 120 - 150m2

5

Từ 200m2 trở lên

Lô 90 - 120m2

Lô 150 - 200m2

Trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất tại địa phương, thì căn cứ vào quỹ đất trong khu tái định cư của dự án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xem xét, đề xuất phương án hỗ trợ, đảm bảo tính hợp lý tại khu tái định cư và quyền lợi của người bị thu hồi đất, thông qua cơ quan thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

b) Đối với hộ được bố trí vào khu tái định cư với diện tích của lô đất theo quy định, nhưng hộ này có yêu cầu nhận lô có diện tích lớn hơn để tăng diện tích nhà ở. Nếu khả năng khu tái định cư đáp ứng được thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xem xét đề nghị trong phương án bồi thường, thông qua cơ quan thẩm định xem xét, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Diện tích đất chênh lệch phải nộp tiền bằng giá thành một (01) m2 có xây dựng hoàn chỉnh công trình hạ tầng (cả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng).

3. Nguyên tắc bố trí tái định cư: Việc bố trí chỗ ở mới (tái định cư) cho người bị thu hồi đất - đủ điều kiện vào khu tái định cư, được thực hiện theo nguyên tắc: Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ, nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư; hộ có diện tích đất bị thu hồi lớn, thì được bố trí nhận lô có diện tích lớn, hộ có diện tích đất bị thu hồi nhỏ, thì được bố trí nhận lô có diện tích nhỏ; vị trí đất bị thu hồi cũng là yếu tố để tính ưu tiên vị trí trong khu tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi, sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

Điều 7. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư theo Khoản 3, Điều 86, Luật Đất đai:

1. Giá đất tính thu tiền trong khu tái định cư bao gồm hai (02) loại giá:

a) Đối với diện tích đất để giao cho hộ, cá nhân tái định cư (dạng đất đổi đất) theo tiêu chuẩn nêu tại Điều 6 của Quy định này được tính bằng với giá đất ở tại nơi thu hồi đất (nếu hộ bị thu hồi đất không có bồi thường giá đất ở thì lấy giá bồi thường đất ở của hộ gần nhất để làm cơ sở định giá). Nếu giá đất tại khu tái định cư (có tính tiền đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và các chi phí khác), thấp hơn giá đất ở đã bồi thường cho hộ dân thì thu tiền giao đất tái định cư theo giá đất tại khu tái định cư.

b) Đối với diện tích đất chênh lệch (đất giao thêm so với tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Điều 6 của Quy định này) được tính bằng giá thành 1m2 đất có xây dựng hoàn chỉnh công trình hạ tầng kỹ thuật (có cả tiền bồi thường và chi phí có liên quan đến việc đầu tư xây dựng khu tái định cư).

Ví dụ 1: Hộ A bị thu hồi 50m2 đất ở, giá đất nơi bị thu hồi là 500.000 đồng/m2, được bố trí vào khu tái định cư theo tiêu chuẩn lô 90m2, giá đất khu tái định cư ≥ 500.000 đồng/m2. Hộ A phải nộp để nhận đất tái định cư là 500.000 đồng/m2 (bằng với giá đất ở nơi thu hồi).

Cách thanh toán:

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phải trả cho người bị thu hồi đất giá trị đất nơi thu hồi:

500.000 đồng x 50 m2 = 25.000.000 đồng.

- Hộ được bố trí vào khu tái định cư phải nộp tiền để được giao quyền sử dụng đất trong khu tái định cư

500.000 đồng x 90 m2 = 45.000.000 đồng.

* Nếu giá đất tại khu tái định cư (tính tất cả các chi phí) là 400.000đồng/m2.

- Hộ được bố trí vào khu tái định cư phải nộp tiền để được giao quyền sử dụng đất trong khu tái định cư (bằng với giá đất ở tại khu tái định cư), cụ thể:

400.000đồng x 90 m2 = 36.000.000 đồng.

Ví dụ 2: Hộ A bị thu hồi 50m2 đất thổ cư, giá đất nơi bị thu hồi là 500.000 đồng/m2, được bố trí vào khu tái định cư lô 120m2 (nhưng theo tiêu chuẩn là 90m2 và giá thành một (01)m2 đất khu tái định cư là 1.500.000 đồng/m2).

Cách thanh toán:

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phải trả cho người bị thu hồi đất, giá trị đất nơi thu hồi:

500.000 đồng x 50 m2 = 25.000.000 đồng.

- Hộ A được bố trí vào khu tái định cư phải nộp tiền được giao quyền sử dụng đất trong khu tái định cư là: 90.000.000 đồng, gồm:

500.000 đồng x 90m2 = 45.000.000đồng.

1.500.000 đồng x 30m2 = 45.000.000 đồng.

Tương tự ví dụ 1, nếu giá đất khu tái định cư thấp hơn, thì lấy theo giá đất tại khu tái định cư.

2. Các đối tượng còn lại, khi được cấp có thẩm quyền xét duyệt bố trí đất ở tại khu tái định cư thì phải thanh toán tiền sử dụng đất bằng giá thành 1m2 đất xây dựng hoàn chỉnh công trình hạ tầng kỹ thuật (có cả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng).

3. Giá bán nhà tái định cư do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở Bảng giá xây dựng mới nhà ở, công trình và vật kiến trúc khác do tỉnh ban hành và đảm bảo cân đối với chính sách giá bồi thường, hỗ trợ đất ở tại nơi thu hồi đất. Giá cho thuê nhà do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phù hợp với thực tế tại địa phương.

4. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất, mua nhà, thuê nhà tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo quy định của pháp luật và được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ, nếu có chênh lệch thì thực hiện thanh toán bằng tiền phần chênh lệch đó theo quy định.

Điều 8. Suất tái định cư tối thiểu:

1. Suất tái định cư tối thiểu trên địa bàn tỉnh được quy định bằng 45m2 đối với đất đô thị (phường, thị trấn) và bằng 60m2 đối với đất thuộc khu vực nông thôn (các xã thuộc huyện, thành phố, thị xã).

2. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền đó phải tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở tại nơi bố trí tái định cư. Đơn giá đất để tính giá trị suất tái định cư tối thiểu áp dụng theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7 của Quy định này.

3. Người được bố trí đất ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Khoản 1, 2 Điều này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.

Điều 9. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng thì được bồi thường bằng 80% số tiền bồi thường tính theo quy định tại Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

2. Người có công với cách mạng nêu tại Khoản 1, Điều này bao gồm:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

- Liệt sĩ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

-Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng;

- Trường hợp người có công với cách mạng chết thì hỗ trợ cho thân nhân của người có công với cách mạng đang trực tiếp sử dụng đất.

Điều 10. Bồi thường về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất:

1. Cách tính khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình (quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP) như sau:

a) Nếu tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc từ trên 80% trở lên thì được tính như sau:

Số tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình

= (Giá trị xây mới - Giá trị hiện có)

b) Nếu tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc từ 60-80% thì được tính như sau:

Số tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình

= (Giá trị xây mới - Giá trị hiện có) x 80%

c) Nếu tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc nhỏ hơn 60% thì được tính như sau:

Số tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình

= (Giá trị xây mới - Giá trị hiện có) x 60%

2. Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc nêu tại Khoản 1 Điều nay được tính căn cứ vào niên hạn sử dụng, thời gian đã sử dụng nhà, công trình và theo công thức sau:

image001

(Trong đó: Tcl: Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc; t: thời gian đã sử dụng nhà, công trình, vật kiến trúc; T: Niên hạn sử dụng của nhà, công trình, vật kiến trúc).

Niên hạn (thời gian khấu hao) sử dụng nhà, công trình được xác định như sau:

- 8 năm đối với nhà tạm, vật kiến trúc,

- 20 năm đối với nhà một tầng mái ngói hoặc mái tôn (không áp dụng cho nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố), tường bao quanh xây gạch chiều cao lớn hơn 3m (không tính chiều cao tường thu hồi),

- 30 năm đối với nhà 1 tầng mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,

- 30 năm đối với nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố,

- 50 năm đối với nhà 2 - 3 tầng tường xây gạch, mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,

- 60 năm đối với nhà 4 - 5 tầng trở lên.

- Những trường hợp đặc biệt không thuộc loại nhà, công trình nêu trên, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường khảo sát và xác định cụ thể, thông qua cơ quan thẩm định trình UBND cùng cấp quyết định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình.

3. Giá trị xây mới nhà, công được tính bằng công thức sau :

G1 = Mkl x Gxd

Trong đó:

+ G1 là giá trị xây mới của nhà, công trình,

+ Mkl là diện tích sàn xây dựng hoặc đơn vị thể tích, đơn vị đo chiều dài nhà, công trình,

+ Gxd là đơn giá xây dựng mới.

4. Đơn giá xây dựng mới nhà, công trình quy định tại Khoản 3 Điều này được xác định như sau:

a) Áp dụng theo đơn giá do UBND tỉnh ban hành tại thời điểm bồi thường;

b) Đối với trụ sở làm việc, văn phòng, trung tâm thương mại, trường học, nhà sản xuất có cấp hạng, kết cấu tương đương với nhà ở thì được phép vận dụng đơn giá xây dựng mới do UBND tỉnh ban hành;

c) Đối với nhà, công trình không áp dụng được hoặc không vận dụng được đơn giá xây dựng mới của UBND tỉnh ban hành thì tuỳ thuộc tính chất công trình, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định đơn giá xây dựng theo nguyên tắc sau:

c.1. Đối với nhà xưởng, nhà sản xuất, các công trình văn hóa, thể thao đang sử dụng thì được phép vận dụng chi phí xây dựng trong bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố tại thời điểm tính toán và nhân với chỉ số giá phần xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố xác định tại thời điểm tính toán;

c.2. Đối với nhà xưởng, nhà sản xuất, các công trình văn hóa, thể thao đang sử dụng nếu không vận dụng được đơn giá xây dựng mới theo quy định trên thì chủ đầu tư được giao đất, cho thuê đất hoặc tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng căn cứ biên bản điều tra hiện trạng của Tổ công tác (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thu hồi đất) để thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân đủ năng lực căn cứ vào hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình hoặc lập lại thiết kế dự toán (trường hợp không có hồ sơ hoàn công hoặc thiết kế của công trình, quyết toán) để lập dự toán xây dựng công trình mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trên cơ sở hồ sơ dự toán xây dựng mới của đơn vị tư vấn lập, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gửi Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Hạ tầng kiểm tra để báo cáo cơ quan thẩm định xem xét, trình UBND cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.

5. Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (quy định tại Khoản 4, Điều 9 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP) hoặc trường hợp nhà, công trình, hệ thống dây chuyền phức tạp, công trình hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội của tổ chức, cá nhân không thể xác định được mức độ thiệt hại thì mức bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định cụ thể như sau:

a) Đối với nhà, công trình kiến trúc dạng lắp ghép không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 89 của Luật Đất đai, khi tháo rời và di chuyển đến chỗ mới để lắp đặt thì ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt, chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt còn được bồi thường bằng 30% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo đơn giá xây dựng quy định của tỉnh tại thời điểm có quyết định thu hồi. Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ không vượt quá 80% giá trị xây mới.

b) Trường hợp nhà ở, công trình hạ tầng mà không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa được xếp loại vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc sẽ nâng cấp tiêu chuẩn kỹ thuật thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này để tổ chức kiểm điểm, điều tra hiện trạng, xác định chi phí bồi thường theo quy định.

c) Trường hợp nhà, công trình, hệ thống dây chuyền phức tạp, công trình hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội của tổ chức, cá nhân không thể xác định được mức độ thiệt hại thì chủ sử dụng phải cung cấp đầy đủ hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự toán và các giấy tờ có liên quan đến tài sản bị ảnh hưởng để làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền quyết định; nếu chủ sử dụng không có hồ sơ nêu trên, giao Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường (hoặc Chủ đầu tư) ký hợp đồng thuê một đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế lập hồ sơ - dự toán và thuê một đơn vị tư vấn khác thẩm tra hồ sơ. Khối lượng thực tế xác định phục vụ cho việc lập hồ sơ - dự toán phải được sự thống nhất bằng biên bản giữa đơn vị tư vấn với chủ tài sản, chủ đầu tư dự án và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường. Cơ quan thẩm định căn cứ vào kết quả thẩm tra hồ sơ - dự toán của đơn vị tư vấn và trình UBND cùng cấp quyết định phê duyệt phương án bồi thường.

d) Đối với các trường hợp đặc biệt không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Khoản này, giao Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện.

6. Bồi thường đối với nhà, công trình bị phá dỡ, cắt xén một phần quy định tại Khoản 3, Điều 9, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP:

a) Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần mà phần còn lại không đảm bảo khả năng chịu lực thì được bồi thường toàn bộ nhà, công trình.

b) Nhà sau khi cắt xén, phá dỡ một phần theo chỉ giới quy hoạch mà phần diện tích sàn xây dựng còn lại của tầng 1 nhỏ hơn hoặc bằng 15m2 có chiều rộng mặt tiền tại chỉ giới cắt xén theo quy hoạch hoặc chiều sâu so với chỉ giới cắt xén theo quy hoạch nhỏ hơn hoặc bằng 3m, nếu chủ tài sản cam kết phá dỡ toàn bộ sẽ được bồi thường toàn bộ diện tích xây dựng nhà.

c) Nhà bị cắt xén phá dỡ mà không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b của Khoản này mà diện tích còn lại chỉ còn cầu thang, nhà vệ sinh thì được bồi thường toàn bộ diện tích nhà. Trường hợp nhà bị cắt xén, phá dỡ, trong đó nếu có một phần cầu thang bị phá dỡ thì được bồi thường toàn bộ cầu thang;

d) Bồi thường bổ sung phần nhà, công trình bị ảnh hưởng do cắt xén, phá dỡ: Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần thì ngoài phần bồi thường diện tích phá dỡ đến chỉ giới cắt xén theo quy hoạch, còn được bồi thường bổ sung theo quy định sau:

d.1. Đối với nhà khung bê tông cốt thép hoặc kết cấu khung thép thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung tính từ chỉ giới cắt xén theo quy hoạch đến khung kết cấu chịu lực gần nhất;

d.2. Đối với nhà kết cấu xây dựng chịu lực bị cắt xén một phần, không ảnh hưởng tới an toàn của căn nhà thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung bằng chiều rộng mặt tiền nhà trước khi cắt xén nhân với chiều sâu bằng 1m và nhân với số tầng nhà bị cắt xén.

Điều 11. Bồi thường do hạn chế khả năng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ:

1. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không:

a) Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng, trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, điện áp đến 220kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất, thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ “một lần” do hạn chế khả năng sử dụng đất, mức bồi thường, hỗ trợ được tính bằng 80% đơn giá bồi thường về đất cùng loại và vị trí bị ảnh hưởng bởi công trình.

b) Đất trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất nhưng có do hạn chế khả năng sử dụng đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường một lần bằng 30% đơn giá bồi thường đất trồng cây lâu năm tính trên diện tích đất trong hành lang, nếu đất đó đủ điều kiện bồi thường theo quy định.

c) Trường hợp đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở, đất trồng cây lâu năm không đủ điều kiện bồi thường như quy định tại Điểm a, b Khoản 1, Điều này thì được hỗ trợ với mức hỗ trợ bằng 30% mức bồi thường thiệt hại quy định tại Điểm a, b, Khoản 1, điều này.

2. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không:

Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13, Nghị định 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

a) Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường bằng 70% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, theo đơn giá xây dựng mới do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

b) Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, khi xây dựng công trình không bị cấp thẩm quyền lập biên bản, xử lý, ngăn chặn; đã xây dựng trước ngày 01/7/2004, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, thì được hỗ trợ bằng 40% đơn giá xây dựng mới; trường hợp đã xây dựng sau ngày 01/7/2004, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, thì được hỗ trợ bằng 25% đơn giá xây dựng mới

3. Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn khi xây dựng đường dây dẫn điện trên không:

a) Cây trồng có trước khi thông báo thu hồi đất thực hiện dự án và trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Nghị định 14/2014/NĐ-CP thì được bồi thường theo quy định hiện hành.

b) Cây trồng có trước khi thông báo thu hồi đất thực hiện dự án và trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thuộc loại không phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại Khoản 3, Điều 12 Nghị định 14/2014/NĐ-CP hoặc cây ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định 14/2014/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặt tỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không và được hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ bằng 30% mức bồi thường đối với cây cùng loại.

4. Các trường hợp khác bị hạn chế khả năng sử dụng đất do thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều này thì tuỳ theo mức thiệt hại thực tế mà tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, đề xuất, thông qua cơ quan thẩm định xem xét, trình cấp thẩm quyền quyết định.

Điều 12. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:

1. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, chỉ được bồi thường 100% chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đối với các hạng mục được thủ trưởng cơ quan quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương cho phép tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.

2. Chi phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được bồi thường nêu tại Khoản 1, Điều này được tính theo đơn giá xây dựng mới do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với các hạng mục cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đã được cấp thẩm quyền cho phép (trừ trường hợp xây dựng cơi nới trái phép, xây dựng trên khuôn viên đất lưu không của nhà đó).

Điều 13. Bồi thường về đất cho các đối tượng đồng quyền sử dụng:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chung có đồng quyền sử dụng đất mà giấy tờ về đất không xác định được diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của từng tổ chức, từng hộ gia đình, cá nhân thì khi Nhà nước thu hồi đất, việc phân chia tiền bồi thường về đất sẽ do những người đồng quyền sử dụng đất tự thỏa thuận trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc: Người được bồi thường trực tiếp nhận tiền bồi thường và tổng số tiền bồi thường của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang có đồng quyền sử dụng đất bằng tổng số tiền bồi thường cho toàn bộ diện tích đất đồng quyền sử dụng. Việc thỏa thuận của các đối tượng đồng quyền sử dụng đất phải lập bằng văn bản và có công chứng, chứng thực theo quy định.

2. Trường hợp hết thời hạn chi trả tiền bồi thường mà những người đồng quyền sử dụng đất không thỏa thuận được việc phân chia tiền bồi thường, hỗ trợ đất thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gửi số tiền bồi thường, hỗ trợ vào Kho bạc Nhà nước và thông báo cho các đối tượng đồng quyền sử dụng biết.

Điều 14. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản:

1. Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;

2. Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.

Mức bồi thường cụ thể do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với cơ quan chuyên ngành lập dự toán chi tiết, tính theo giá tại thời điểm lập phương án, thông qua cơ quan thẩm định trước khi trình UBND cấp thẩm quyền phê duyệt chung trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trường hợp lúc chi trả, giá thủy sản có tăng so với mức giá mà UBND tỉnh đã duyệt thì áp dụng mức giá tại thời điểm có quyết định thu hồi.

Điều 15. Bồi thường về di chuyển mồ mả:

1. Đơn giá bồi thường đối với mộ: Bao gồm các khoản chi phí cho đào bốc mộ, di chuyển, chôn lại, xây dựng lại và các chi phí khác phục vụ có liên quan. Cụ thể:

a) Mức bồi thường đối với mộ đất: 4.000.000 đ/mộ.

b) Mức bồi thường đối với mộ đá không thân (không kim tĩnh): 6.000.000 đ/mộ.

c) Mức bồi thường đối với mộ xây gạch đá: 8.000.000 đ/mộ.

2. Đối với nhà mồ và vật kiến trúc khác: Áp dụng theo đơn giá nhà (dạng xây dựng nhà tương đương) theo quyết định ban hành đơn giá xây dựng nhà của UBND tỉnh.

3. Đối với hàng rào, vật kiến trúc khác tính bồi thường theo giá trị thực tế.

4. Đối với mồ mả vắng chủ hoặc vô chủ quá thời hạn đã thông báo bốc mộ theo quy định thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hợp đồng với đơn vị phục vụ mai táng của địa phương tổ chức bốc mộ, cải táng theo chi phí thực tế (nhưng không vượt số tiền bồi thường quy định tại Khoản 1 Điều này) và báo cáo cơ quan thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 16. Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất:

1. Hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển. Mức hỗ trợ theo cự ly độ dài Km từ nơi giải toả đến nơi ở mới, cụ thể như sau:

a) Di chuyển trong phạm vi dưới 10 km = 3.000.000 đ/hộ.

b) Di chuyển trong phạm vi từ 10 đến dưới 50 km = 5.000.000 đ/hộ.

c) Di chuyển từ 50 km trở lên = 10.000.000 đ/hộ.

2. Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ, lắp đặt.

3. Người bị thu hồi đất ở đã được bồi thường, đang chờ bố trí vào khu tái định cư mà chủ đầu tư cần thu hồi đất để xây dựng công trình thì hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất được bố trí nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở. Mức hỗ trợ cụ thể từng trường hợp do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phương án bồi thường quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường. Thời gian hỗ trợ tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi có thông báo nhận nhà trong khu tái định cư (trường hợp được mua nhà tái định cư); tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi có thông báo nhận đất tái định cư cộng thêm 06 tháng để xây nhà (trường hợp được giao đất tái định cư).

Điều 17. Mức hỗ trợ ổn định sản xuất và ổn định đời sống

1. Mức hỗ trợ ổn định sản xuất:

a) Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường đề xuất mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể, thông qua cơ quan thẩm định, trình UBND cấp thẩm quyền quyết định.

b) Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là chủ sử dụng đất) mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức quy định như sau:

b.1. Nếu thu hồi toàn bộ diện tích nhà đất: Hỗ trợ 30% một năm thu nhập sau thuế đối với tổ chức, hộ, cá nhân (theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó).

b.2. Nếu thu hồi một phần diện tích nhà đất: Mức hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ nêu tại Điểm a, Khoản 1.2 Điều này.

b.3. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.

b.4. Tiền hỗ trợ ổn định sản xuất được chi trả hết một lần cho người bị thu hồi đất sau khi có quyết định thu hồi của cấp thẩm quyền.

c) Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê lao động theo hợp đồng mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian được tính trợ cấp bằng với thời gian ngừng sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhưng thời gian trợ cấp không quá 06 tháng. Tiền trợ cấp được chi trả một lần cho cả thời gian được trợ cấp.

Giao Sở Lao động - Thương binh - Xã hội hướng dẫn cụ thể về việc xác định chế độ trợ cấp ngừng việc và cách tổ chức chi trả trực tiếp tiền trợ cấp ngừng việc cho người lao động.

2. Mức hỗ trợ ổn định đời sống:

Việc hỗ trợ ổn định đời sống được thực hiện theo quy định về thời gian hỗ trợ, mức hỗ trợ nêu tại Khoản 3, Điều 19, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và toàn bộ số tiền hỗ trợ được chi trả một lần cho người bị thu hồi đất sau khi có quyết định thu hồi và phê duyệt phương án bồi thường của cấp thẩm quyền.

Điều 18. Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

1.Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ bằng tiền cho việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định như sau:

a) Trường hợp đất nông nghiệp bị thu hồi thuộc phạm vi khu vực các xã thuộc huyện: Hỗ trợ bằng tiền gấp 3 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi;

b) Trường hợp đất nông nghiệp bị thu hồi thuộc phạm vi khu vực các thị trấn thuộc huyện, các xã thuộc thành phố, thị xã: Hỗ trợ bằng tiền gấp 4 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi;

c) Trường hợp đất nông nghiệp bị thu hồi thuộc phạm vi khu vực các phường thuộc thành phố, thị xã: Hỗ trợ bằng tiền gấp 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi.

2. Diện tích được hỗ trợ nêu tại Khoản này không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

Điều 19. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở:

Căn cứ chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và điều kiện thực tế tại địa phương và các hướng dẫn của Bộ ngành trung ương, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường đề xuất trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mức hỗ trợ cụ thể đối với từng hộ gia đình, cá nhân có đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ bị thu hồi, báo cáo cơ quan thẩm định xem xét trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 20. Quy định hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.

Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 83 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:

1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ được xác định như sau :

T hỗ trợ = S­hỗ trợ x (Mđtht + Gđất ở)

Trong đó :

T hỗ trợ : Tiền hỗ trợ tái định cư phân tán

S hỗ trợ : định mức diện tích đất ở được tính hỗ trợ

Mđtht : định mức phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật/m2 đất tái định cư

Gđất ở : đơn giá đất ở hỗ trợ

2. Định mức diện tích đất tính hỗ trợ (S hỗ trợ) nêu tại Khoản 1 Điều này: Căn cứ vào diện tích đất ở bị thu hồi, diện tích được tính hỗ trợ bao gồm:

a) Đối với trường hợp có đất ở bị thu hồi:

STT

Diện tích đất ở bị thu hồi

Mức hỗ trợ

1

Dưới 40m2

60m2

2

Từ 40m2 đến dưới 60m2

70m2

3

Từ 60m2 đến dưới 80m2

80m2

4

Từ 80m2 đến dưới 100m2

90m2

5

Từ 100m2 trở lên

100m2

b) Đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trên đất của người khác (được của chính quyền địa phương xác nhận là nhà xây dựng trước khi thông báo triển khai dự án) hoặc thuê mướn mà không còn chỗ ở khác để di dời, mức diện tích tính hỗ trợ như sau:

STT

Khu vực đất bị thu hồi

Mức hỗ trợ

1

Khu vực đô thị (các phường, thị trấn)

45m2

2

Khu vực nông thôn (các xã)

60m2

3. Định mức phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật/m2 (Mđtht) nêu tại Khoản 1, Điều này là 500.000đồng/m2 (Năm trăm ngàn đồng cho một mét vuông đất).

4. Đơn giá đất ở áp dụng cho việc tính hỗ trợ nêu tại Khoản 1, Điều này là áp dụng giá đất ở (thổ cư) còn lại theo bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành; nếu hộ gia đình, cá nhân có đất ở bị thu hồi tại các thị trấn, phường thuộc thị xã, thành phố áp dụng giá đất ở (thổ cư) còn lại của đô thị, đối với trường hợp đất tại các xã còn lại thuộc huyện, thị xã và thành phố, áp dụng giá đất ở (thổ cư) còn lại của nông thôn.

Điều 21. Hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bồi thường di chuyển theo Điều 16 của Quy định này và được hỗ trợ ổn định cuộc sống trong thời gian sáu (06) tháng, mức hỗ trợ bằng tiền cho một (01) nhân khẩu/một (01) tháng tương đương ba mươi (30) kg gạo, theo giá trung bình tại địa phương.

2. Người được hỗ trợ phải có hợp đồng thuê nhà.

Điều 22. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn:

1. Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ cao nhất có thể bằng mức bồi thường. Mức hỗ trợ từng trường hợp cụ thể do tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường đề xuất, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh quyết định.

2. Tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

3. Riêng đất do xã, phường, thị trấn đang quản lý nhưng được sử dụng vào mục đích công cộng như đường giao thông, kênh, mương mà công trình đó được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh, huyện thì không được hỗ trợ.

Điều 23. Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi thu hồi đất:

1. Ngoài việc hỗ trợ được quy định tại Luật Đất đai, Nghị định 47/2014/NĐ-CP, văn bản có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 của Quy định này, trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ xem xét quyết định các biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; tuỳ điều kiện cụ thể của từng dự án mà tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường đề xuất phương án hỗ trợ thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định; trường hợp đặc biệt UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường theo Quy định tại Điều 6 của Quy định này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ phù hợp với thực tế của địa phương theo quy định như sau:

a) Đối với trường hợp các loại đất từ lúa chuyển sang vườn - ao (đất có mặt nước chuyên dùng) - chuyên nuôi trồng thủy sản - cây công nghiệp ngắn ngày không xin phép được hỗ trợ với mức hỗ trợ được tính bằng số tiền chênh lệch giữa giá 2 loại đất hoặc bình quân: 10.000 đồng/m2.

b) Đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân không còn đất sản xuất ở bất kỳ nơi khác hoặc các hộ nghèo, cận nghèo (được công nhận theo quy định) được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 của Quy định.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Tổ chức thực hiện:

1. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

2. Thủ trưởng các đơn vị là chủ đầu tư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị xã, thành phố hoặc tổ chức phát triển quỹ đất chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

3. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp trong việc triển khai thực hiện Quy định này./.