ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1800/2005/QĐ-UBND | Long Xuyên, ngày 24 tháng 6 năm 2005. |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ LẬP, THÔNG QUA, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quản lý quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây do UBND các cấp ban hành có nội dung trái với bản Quy định này đều bãi bỏ.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH TỰ LẬP, THÔNG QUA, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1800/2005/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
Quy định này điều chỉnh các hoạt động về công tác lập, thông qua, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang.
Các nội dung khác không nêu trong bản quy định này được áp dụng theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ.
Các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang phải thực hiện theo quy định này.
Điều 3. Trình tự lập và phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.
Quy hoạch xây dựng được thể hiện trên đồ án quy hoạch xây dựng và được thực hiện theo trình tự sau:
1. Lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng;
2. Điều tra, khảo sát, thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội; tài liệu về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành có liên quan để lập đồ án quy hoạch xây dựng;
3. Lập đồ án quy hoạch xây dựng ( tổ chức thông qua ở từng giai đoạn nghiên cứu lập quy hoạch; tổ chức lấy ý kiến của nhân dân trong vùng đối với lập quy hoạch chi tiết xây dựng);
4. Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.
Điều 4. Bản đồ phục vụ lập đồ án quy hoạch xây dựng.
1. Bản đồ khảo sát địa hình có tỷ lệ phù hợp với đồ án thực hiện do cơ quan chuyên môn thực hiện và được thể hiện trên bản đồ nền địa chính với tỷ lệ tương ứng; đối với những vùng đã có bản đồ khảo sát địa hình thì sử dụng bản đồ đã có để lập đồ án quy hoạch xây dựng.
2. Khu vực nông thôn; địa hình đơn giản có thể sử dụng bản đồ địa chính để lập đồ án quy hoạch xây dựng;
Điều 5. Lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng.
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải hoàn thành việc nộp hồ sơ lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
2. Các cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng các cấp có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về quy hoạch xây dựng, cụ thể:
2.1- Sở Xây dựng lưu trữ tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng do cơ quan này thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt;
2.2- Phòng Quản lý đô thị (phòng Hạ tầng kinh tế) lưu trữ đồ án quy hoạch chung xây dựng; các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa bàn quản lý;
Phòng Quản lý đô thị (phòng Hạ tầng kinh tế) chịu trách nhiệm chính giám sát, quản lý việc bàn giao, lưu trữ hồ sơ quy hoạch xây dựng của chủ đầu tư và các cơ quan được giao trách nhiệm lưu trữ, quản lý.
2.3- UBND cấp xã, phường, thị trấn lưu trữ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn trên địa bàn hành chính quản lý; trong trường hợp đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính trở lên thì mỗi UBND cấp xã, phường được lưu trữ 01 bộ hồ sơ quy hoạch xây dựng.
2.4- Văn phòng Đăng ký đất & Thông tin Tài nguyên môi trường cấp tỉnh và phòng Tài nguyên & Môi trường được sao chép, cập nhật các thông tin về quy hoạch xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.
3. Cơ quan lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp tài liệu lưu trữ về đồ án quy hoạch xây dựng cho cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
TRÌNH TỰ LẬP, THÔNG QUA, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH, ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Điều 6. Quy hoạch xây dựng vùng.
1. UBND tỉnh chỉ định chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch xây dựng vùng gởi đến sở Xây dựng thẩm định và trình báo cáo thẩm định đến UBND tỉnh. UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trước khi phê duyệt;
2. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 03 tháng đối với vùng tỉnh; 06 tháng đối với vùng liên tỉnh kể từ ngày được giao nhiệm vụ chính thức;
3. Thời gian lập đồ án quy hoạch không quá 18 tháng, kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt;
4. Sở Xây dựng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
5. UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 7. Quy hoạch chung xây dựng.
1. Đô thị loại III:
UBND tỉnh chỉ định chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chung xây dựng. Sau khi nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, hoàn chỉnh đồ án quy hoạch, chủ đầu tư gởi đến sở Xây dựng thẩm định và sở Xây dựng trình báo cáo thẩm định đến UBND tỉnh. UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trước khi phê duyệt (trong kỳ họp gần nhất, hoặc có thể báo cáo thông qua thường trực HĐND tỉnh).
Thị xã Châu Đốc được áp dụng theo tiêu chuẩn đô thị loại III.
2. Đô thị loại IV, V:
UBND huyện chỉ định chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chung xây dựng. Sau khi nhiệm vụ quy hoạch được duyệt và hoàn chỉnh đồ án quy hoạch, chủ đầu tư báo cáo UBND huyện để trình thông qua HĐND huyện. Sau khi có văn bản thông qua của HĐND huyện, UBND huyện gởi đến sở Xây dựng thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Thời hạn về quy hoạch xây dựng:
a) Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 03 tháng kể từ ngày được giao nhiệm vụ chính thức;
b) Thời gian lập đồ án quy hoạch không quá 12 tháng, kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt;
c) Sở Xây dựng thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chung xây dựng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d) UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chung xây dựng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 8. Quy hoạch chi tiết xây dựng.
1. Đô thị loại III trở lên (đồ án tỷ lệ 1/2000)
a) UBND thị xã, thành phố chỉ định chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong đô thị, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch,...
b) Trách nhiệm của chủ đầu tư:
- Đại diện UBND thị xã, thành phố tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong khu vực lập quy hoạch về nhiệm vụ quy hoạch để làm cơ sở trình duyệt;
- Kết hợp đơn vị tư vấn và chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong khu vực về nội dung đồ án quy hoạch để làm cơ sở trình duyệt;
c) Sau khi hoàn chỉnh nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng (có ý kiến của nhân dân trong khu quy hoạch) UBND thị xã, thành phố gởi sở Xây dựng thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt;
d) Tùy theo vị trí, qui mô của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng được xác định trong quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; UBND tỉnh ủy quyền cho UBND thị xã, thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.
2. Đô thị loại IV, V (quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000) và các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của tất cả các đô thị.
a) UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) chỉ định chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.
b) Trách nhiệm của chủ đầu tư:
- Đại diện UBND cấp huyện tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong khu vực về nhiệm vụ quy hoạch để làm cơ sở trình duyệt;
- Kết hợp đơn vị tư vấn và chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong khu vực về nội dung đồ án quy hoạch để làm cơ sở trình duyệt.
c) Sau khi hoàn chỉnh nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng (có ý kiến của dân trong khu quy hoạch) chủ đầu tư gởi phòng Quản lý đô thị (phòng Hạ tầng kinh tế) tổ chức thẩm định trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt.
3. Thời hạn về quy hoạch chi tiết xây dựng.
a) Đối với đô thị loại III trở lên (đồ án tỷ lệ 1/2.000):
- Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 02 tháng; kể từ ngày được giao nhiệm vụ chính thức.
- Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 09 tháng; kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được duyệt
- Sở Xây dựng thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Đối với đô thị loại IV, V (quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000) và các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (tất cả các đô thị):
- Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 02 tháng; kể từ ngày được giao nhiệm vụ chính thức.
- Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 không quá 9 tháng kể từ khi nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
- Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo yêu cầu của dự án.
- Phòng Quản lý đô thị (phòng Hạ tầng kinh tế) tổ chức thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- UBND cấp huyện phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Lấy ý kiến về quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
- Trong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, tổ chức tư vấn thiết kế quy hoạch, chủ đầu tư phải phối hợp với chính quyền địa phương để lấy ý kiến nhân dân trong khu vực quy hoạch về các nội dung có liên quan đến đồ án quy hoạch xây dựng;
- Hình thức lấy ý kiến: trưng bày sơ đồ, bản vẽ các phương án quy hoạch; lấy ý kiến bằng phiếu. Người được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến; sau thời hạn quy định, nếu không trả lời thi coi như đồng ý.
- Trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tư vấn có trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến, làm cơ sở cho việc phê duyệt.
Điều 9. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
1. UBND cấp huyện chỉ định chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn, trình thông qua HĐND cấp phường, xã. Sau khi thông qua HĐND cấp xã, phường; chủ đầu tư gởi phòng Quản lý đô thị (phòng Hạ tầng Kinh tế) tổ chức thẩm định trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt;
2. Thời gian lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn không quá 06 tháng, kể từ ngày được giao nhiệm vụ chính thức;
3. Phòng Quản lý đô thị (phòng Hạ tầng kinh tế) tổ chức thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
4. UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn sau khi được HĐND cấp xã thông qua bằng nghị quyết, tờ trình xin phê duyệt của UBND cấp xã và văn bản thẩm định của phòng Quản lý đô thị (phòng Hạ tầng kinh tế) trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 10. Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch.
1. Quy hoạch xây dựng vùng:
a) Bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới, quy mô và mối quan hệ liên vùng, tỷ lệ 1/100.000 – 1/500.000;
b) Báo cáo tổng hợp gồm nhiệm vụ quy hoạch, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình xin phê duyệt.
2. Quy hoạch chung xây dựng:
a) Bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới và mối quan hệ vùng, tỷ lệ 1/25.000 – 1/100.000;
b) Báo cáo tổng hợp gồm nhiệm vụ quy hoạch, các văn bản pháp lý có liên quan, trình trình xin phê duyệt.
3. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
a) Bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực thiết kế trích từ quy hoạch chung xây dựng đô thị, tỷ lệ 1/5.000 – 1/10.000;
b) Báo cáo tổng hợp gồm nhiệm vụ quy hoạch, các văn bản pháp lý có liên quan, trình trình xin phê duyệt.
4. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
a) Bản vẽ thể hiện sơ đồ vị trí ranh giới xã, tỷ lệ 1/25.000, ranh giới điểm dân cư tỷ lệ 1/5.000;
b) Báo cáo tổng hợp gồm nhiệm vụ quy hoạch, các văn bản pháp lý có liên quan, trình trình xin phê duyệt.
Điều 11. Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng.
1. Quy hoạch xây dựng vùng :
a) Bản vẽ gồm:
- Bản đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng, tỷ lệ 1/100.000 – 1/500.000;
- Bản đồ hiện trạng tổng hợp gồm: sử dụng đất, hệ thống cơ sở kinh tế, hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn, hệ thống các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật vùng; đánh giá tổng hợp đất xây dựng; tỷ lệ 1/25.000 – 1/250.000;
- Bản đồ định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn, các khu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch; các khu vực bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa; các khu vực cấm xây dựng và các khu dự trữ phát triển; tỷ lệ 1/25.000 – 1/250.000;
- Bản đồ định hướng phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/25.000 – 1/250.000.
b) Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng.
2. Quy hoạch chung xây dựng:
a) Bản vẽ gồm:
- Sơ đồ vị trí và mối quan hệ vùng, tỉ lệ 1/50.000 – 1/250.000;
- Các bản đồ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế quy hoạch chung xây dựng đô thị, tỷ lệ 1/5.000 – 1/25.000;
- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị, tỉ lệ 1/5.000 – 1/25.000;
- Các bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch, tỷ lệ 1/5.000 – 1/25.000;
- Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, tỷ lệ 1/5.000 – 1/25.000;
- Bản đồ chỉ giới đường đỏ các trục đường chính, cốt khống chế xây dựng đô thị, tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000;
- Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật các tuyến đường xây dựng mới, tỷ lệ 1/5.000 – 1/25.000;
- Các bản vẽ thiết kế đô thị:
+ Bản vẽ khai triển mặt bằng, mặt đứng các khu trung tâm, quảng trường chính có bản vẽ phối cảnh minh họa;
+ Bản vẽ khai triển mặt bằng, mặt đứng các tuyến phố chính có bản vẽ phối cảnh minh họa;
+ Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng đô thị, lập mô hình các khu chức năng hoặc toàn đô thị theo tỷ lệ thích hợp.
b) Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị.
c) Đối với đô thị loại 5, các bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch được lập trên tỷ lệ 1/2.000
3. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
a) Bản vẽ gồm:
- Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000:
+ Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất; tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000;
+ Các bản đồ hiện trạng về kiến trúc, cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá quỹ đất xây dựng; tỷ lệ 1/2.000;
+ Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; tỷ lệ 1/2.000;
+ Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; tỷ lệ 1/2.000;
+ Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/2.000;
+ Các bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ 1/2.000;
+ Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật; tỷ lệ 1/2.000;
+ Hồ sơ thiết kế đô thị (được xác định lập thiết kế đô thị trong nhiệm vụ quy hoạch được duyệt);
+ Lập mô hình; tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ thích hợp.
- Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500:
Các bản đồ được quy định như đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 nhưng được thể hiện đến từng công trình theo tỷ lệ 1/500;
Các bản vẽ thiết kế đô thị:
+ Bản vẽ mặt bằng, khai triển mặt đứng theo các tuyến phố; tỷ lệ 1/500;
+ Bản vẽ các mặt cắt quan trọng trên các tuyến phố; tỷ lệ 1/500;
+ Thuyết minh đồ án (thuyết minh riêng cho nội dung thiết kế đô thị);
+ Quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan của đồ án;
+ Mô hình; tỷ lệ 1/500.
b) Báo cáo tổng hợp gồm: thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
4. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
a) Bản vẽ gồm:
- Bản đồ hiện trạng xây dựng, sử dụng đất điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ 1/500 – 1/2.000;
- Bản đồ quy hoạch mạng lưới điểm dân cư và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã, tỉ lệ 1/5.000 – 1/25.000;
- Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ 1/500 – 1/2.000;
b) Thuyết minh tổng hợp.
Điều 12. Quản lý quy hoạch xây dựng.
1. Thẩm quyền ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng:
Cấp có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng là cấp ban hành quy định về quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng.
2. Công bố quy hoạch:
a) UBND các cấp tổ chức công bố đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng; UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch xây dựng;
c) Nội dung công bố quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng theo quy định của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng;
d) Nội dung công bố quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn là công bố toàn bộ nội dung quy hoạch xây dựng và quy định về quản lý quy hoạch xây dựng.
3. Hình thức công bố, công khai quy hoạch xây dựng:
Tuỳ theo loại quy hoạch xây dựng, hình thức công bố, công khai quy hoạch xây dựng được tiến hành như sau:
a) Hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên, Mặt trận Tổ quốc, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí;
b) Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các panô, bản vẽ, mô hình tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp; UBND cấp xã, phường đối với quy hoạch chi tiết xây dựng;
c) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Bản đồ quy hoạch xây dựng, quy định về quản lý quy hoạch xây dựng được in ấn phát hành rộng rãi.
4. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa:
a) UBND tỉnh chỉ đạo, UBND cấp huyện tổ chức và UBND cấp xã, phường thực hiện cắm mốc giới xây dựng, bảo vệ mốc giới thực địa đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
b) Thời gian cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày quy hoạch xây dựng được công bố.
- 1 Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/11/2012
- 2 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 3 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 1 Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3 Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch và xây dựng hai bên bờ sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên
- 4 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/11/2012
- 2 Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3 Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4 Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch và xây dựng hai bên bờ sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên
- 5 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013