UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1802/2000/QĐ-UB | Đông hà, ngày 20 tháng 10 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (Sửa đổi) ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998;
- Căn cứ Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo;
- Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Chánh Thanh tra tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy chế về trình tự, thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Nơi nhận: | TM/UBND TỈNH QUẢNG TRỊ |
QUY CHẾ
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1802/2000/QĐ-UB ngày 20 tháng10 năm 2000 của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo (Sau đây viết tắt là KNTC) theo quy định của pháp luật.
Chương II
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH
Điều 2: Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
1 - Giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình;
2 - Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND huyện, thị xã đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại, quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
3 - Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Điều 3: Trình tự về giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh có như sau:
1 - Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình thì Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hoặc Chánh Thanh tra tỉnh xem xét kết luận, kiến nghị giải quyết.
2 - Đối với khiếu nại mà Chủ tịch UBND huyện, thị xã, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại, mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình thì Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Chánh Thanh tra tỉnh tiến hành xác minh kết luận và kiến nghị giải quyết.
3 - Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định giải quyết hoặc uỷ quyền cho Chánh Thanh tra tỉnh ra quyết định giải quyết những khiếu nại mà Chủ tịch UBND huyện, thị xã đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. Việc uỷ quyền phải bằng văn bản.
4 - Những vụ việc khiếu nại phức tạp tồn đọng kéo dài, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Chánh Thanh tra tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh xác minh kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết, trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định giải quyết.
5 - Những vụ việc khiếu nại mà Chủ tịch UBND tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn nào thụ lý giải quyết thì cơ quan dó phải tiến hành thẩm tra xác minh kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết và dự thảo quyết định trình Chủ tịch UBND tỉnh ký và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về vụ việc đó, Chủ tịch UBND tỉnh không chuyển giao vụ việc đó cho cơ quan khác giải quyết tiếp.
Chương III
TIẾP NHẬN, THỤ LÝ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 4:
1 - Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Văn phòng UBND tỉnh và Chánh Thanh tra tỉnh tiếp nhận các đơn thư, văn bản, tài liệu mà người khiếu nại gửi đến thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
2 - những cơ quan được Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý đơn thư có những nhiệm vụ sau:
a) Ghi họ tên, địa chỉ người khiếu nại, cơ quan bị khiếu nại, người bị khiếu nại, nội dung khiếu nại, thời gian khiếu nại (vào sổ tiếp dân hoặc sổ công văn) có đóng dấu công văn đến.
b) Phân loại đơn thư theo từng lĩnh vực; xác định thẩm quyền của từng cấp, xác định nội dung tính chất của đơn khiếu nại.
c) Đơn khiếu nại có nội dung khẩn cấp thì báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn kịp thời hậu quả có thể xảy ra.
d) Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh thì hướng dẫn cho người khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Nếu nội dung khiếu nại trùng nội dung mà trước đó đã báo tin và hướng dẫn thì đơn áy chỉ lưu giữ để theo dõi.
đ) Đơn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh thì lập thủ tục trình để Chủ tịch chỉ đạo giải quyết.
- Việc chỉ đạo giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh phải bằng văn bản, do Văn phòng UBND tỉnh hoặc Chánh Thanh tra tỉnh dự thảo trình Chủ tịch ký.
3 - Thời hạn từ khi tiếp nhận đơn khiếu nại đến khi ra văn bản thụ lý của Chủ tịch UBND tỉnh không quá 10 ngày, văn bản thụ lý gửi cho người khiếu nại và cơ quan có trách nhiệm thụ lý để thi hành.
Điều 5:
- Những vụ việc khiếu nại giải quyết lần đầu thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh (Quyết định hành chính và hành vi hành chính của chính mình) thì Chủ tịch trực tiếp xem xét hồ sơ tài liệu của vụ việc có đủ cơ sở pháp lý thì Chủ tịch ra quyết định giải quyết ngay, quyết định do Văn phòng UBND tỉnh hoặc Chánh Thanh tra tỉnh dự thảo trình.
- Những vụ việc chưa đủ cơ sở pháp lý, thì Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành thuộc UBND tỉnh, mà giao cho Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết theo luật định.
Điều 6: Thủ trưởng cơ quan chuyên môn được Chủ tịch UBND tỉnh giao thụ lý (xác minh, kết luận, kiến nghị) việc giải quyết khiếu nại có nhiệm vụ sau đây:
1- Ra văn bản quyết định về thụ lý giải quyết khiếu nại, nội dung quyết định bao gồm:
- Ngày, tháng, năm ra văn bản
- Tên cơ quan ra quyết định
- Nội dung khiếu nại cần xác minh làm rõ
- Họ tên, chức vụ người được cử làm nhiệm vụ thẩm tra xác minh kết luận vụ việc.
- Trách nhiệm của người thẩm tra, xác minh
- Trách nhiệm tổ chức, cơ quan, đơn vị cá nhân có liên quan.
- Thời hạn thẩm tra xác minh.
2 - Báo cáo kết quả hạn thẩm tra xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết (kèm theo hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ việc) trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định giải quyết, thời gian báo cáo theo văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh giao.
3 - Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh do cơ quan được giao thụ lý giải quyết dự thảo trình Chủ tịch UBND tỉnh.
Nội dung quyết định thực hiện theo điều 38, điều 45 Luật KNTC.
Điều 7: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chánh Thanh tra và Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh và quyết định của Chánh Thanh tra tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền khi đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 8: Hồ sơ của vụ việc giải quyết khiếu nại được lập để lưu giữ theo điều 47 của Luật KNTC.
- Cơ quan Thanh tra tỉnh có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ các vụ khiếu nại được Chủ tịch UBND tỉnh giao thụ lý và uỷ quyền ra quyết định.
- Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ các vụ việc khiếu nại mà Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các Sở, Ban, Ngành, thuộc tỉnh thụ lý, giải quyết.
Chương IV
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH KỶ LUẬT CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Điều 9: Chủ tịch UBND tỉnh thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thi hành kỷ luật cán bộ do mình ký ban hành.
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thi hành kỷ luật mà Chủ tịch UBND huyện, thị xã và Giám đốc Sở, Thủ trưởng Ban, Ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Điều 10: Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh trong việc thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý đối với những trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Văn bản quyết định giải quyết khiếu nại về kỷ luật cán bộ công chức, do Ban Tổ chức Chính quyền dự thảo trình Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 11: Hồ sơ các vụ khiếu kiện kỷ luật của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh được lập theo điều 47 Luật KNTC và lưu giữ tại cơ quan ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
Chương v
TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 12:
1 - Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư tố cáo thuộc thẩm quyền hoặc uỷ nhiệm cho Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận đơn thư tố cáo của công dân gửi đến thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của Luật KNTC.
Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh thì lập báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định của Luật KNTC.
2 - Những cán bộ sau đây bị tố cáo vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật khi thi hành công vụ thì Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết.
+ Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã
+ Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở, Ngành và cấp tương đương thuộc UBND tỉnh.
+ Những cán bộ do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Điều 13:
1 - Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp xử lý đơn thư tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định tại điều 43 của Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 của Chính phủ.
2 - Những cơ quan được uỷ nhiệm trực tiếp nhận đơn tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ sau:
a) Ghi vào sổ công văn họ tên, địa chỉ người tố cáo, địa chỉ người bị tố cáo, nội dung tố cáo, thời gian nhận đơn tố cáo
b) Phân loại bước đầu về nội dung, tính chất và thẩm quyền giải quyết.
c) Lập báo cáo trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét để chỉ đạo giải quyết.
Điều 14: Chánh Thanh tra tỉnh khi được giao giải quyết đơn thư tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh thì phải có trách nhiệm xác minh kết luận, kiến nghị việc xử lý, báo cáo kết quả đó để Chủ tịch ra quyết định xử lý vụ việc.
Điều 15: Khi Chánh Thanh tra tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh giao thụ lý giải quyết đơn thư tố cáo, Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ sau đây:
1 - Ra quyết định về việc thi hành thẩm tra xác minh nội dung đơn tố cáo.
2 - Nội dung quyết định ghi rõ:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định.
+ Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan.
+ Họ tên, chức vụ người được cử đi xác minh.
+ Họ tên, chức vụ người bị tố cáo.
+ Nội dung cần xác minh làm rõ.
+ Thời gian đi xác minh.
+ Quyền hạn và trách nhiệm của người đi xác minh.
3 - Báo cáo kết quả xác minh kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý vụ việc cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét ra quyết định xử lý theo điều 49 Nghị định 67/CP.
4 - Dự thảo quyết định xử lý vụ việc tố cáo trình Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 16: Những đơn tố cáo cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quả lý thì trước khi ra quyết định xử lý, Chủ tịch UBND tỉnh phải báo cáo kết quả xác minh, kết luận và biện pháp xử lý cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo.
Điều 17: Văn bản kết luận và quyết định xử lý vụ việc tố cáo của Chủ tịch UBND tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tông Thanh tra Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh.
Điều 18: Hồ sơ lưu trữ vụ việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Thanh tra tỉnh thụ lý được lập theo điều 73 Luật KNTC và được lưu giữ tại cơ quan Thanh tra tỉnh.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19:
1 - Căn cứ vào Quy chế này, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh xây dựng quy chế về trình tự thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình để thực hiện.
2 - Giao Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn các cấp, các ngành chấp hành thực hiện Quy chế này và Luật KNTC.
3 - Các vụ việc phát sinh KNTC thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành thuộc UBND tỉnh đã giải quyết hoặc chưa giải quyết điều báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh qua Chánh Thanh tra tỉnh theo định kỳ vào ngày 23 hàng tháng.
Chủ tịch UBND tỉnh định kỳ 3 tháng 1 lần trực tiếp nghe Lãnh đạo Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh báo cáo tình hình thực hiện Luật KNTC trong tỉnh để chỉ đạo, bổ khuyết.
4 - Quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có gì vướng mắc hoặc phát sinh thì kịp thời báo cáo về UBND tỉnh dể xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1 Quyết định 22/2008/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2 Quyết định 22/2008/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 1 Quyết định 5287/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An
- 2 Chỉ thị 18/2006/CT-UBND tăng cường công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Nghị định 67/1999/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo
- 4 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Quyết định 22/2008/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2 Quyết định 5287/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An
- 3 Chỉ thị 18/2006/CT-UBND tăng cường công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế