- 1 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về Quy trình chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2 Quyết định 23/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3 Quyết định 13/2016/QĐ-UBND Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Trà Vinh
- 4 Nghị quyết 11/2016/NQ-HĐND Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5 Quyết định 51/2016/QĐ-UBND về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 6 Quyết định 1696/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017-2025
- 7 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 8 Quyết định 02/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quy trình chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 02/2015/QĐ-UBND
- 9 Quyết định 04/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và định mức chi hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 10 Nghị quyết 80/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 11/2016/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 11 Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về quy chế quản lý kinh phí và mức chi cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 12 Quyết định 27/2019/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 51/2016/QĐ-UBND về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 13 Quyết định 33/2019/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 của Quy chế quản lý và định mức chi các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 04/2019/QĐ-UBND
- 14 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 15 Quyết định 3000/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) tỉnh Trà Vinh
- 16 Nghị quyết 16/2020/NQ-HĐND sửa đổi quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Nghị quyết 11/2016/NQ-HĐND
- 17 Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 18 Quyết định 2959/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025
- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Quyết định 598/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 2903/QĐ-BCT năm 2018 về "Chương trình hành động của ngành Công thương thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025" do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về Quy trình chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 6 Quyết định 23/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 7 Quyết định 13/2016/QĐ-UBND Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Trà Vinh
- 8 Nghị quyết 11/2016/NQ-HĐND Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 9 Quyết định 51/2016/QĐ-UBND về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 10 Quyết định 1696/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017-2025
- 11 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 12 Quyết định 02/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quy trình chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 02/2015/QĐ-UBND
- 13 Quyết định 04/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và định mức chi hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 14 Nghị quyết 80/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 11/2016/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 15 Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về quy chế quản lý kinh phí và mức chi cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 16 Quyết định 27/2019/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 51/2016/QĐ-UBND về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 17 Quyết định 33/2019/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 của Quy chế quản lý và định mức chi các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 04/2019/QĐ-UBND
- 18 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 19 Quyết định 3000/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) tỉnh Trà Vinh
- 20 Nghị quyết 16/2020/NQ-HĐND sửa đổi quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Nghị quyết 11/2016/NQ-HĐND
- 21 Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 22 Quyết định 2959/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1809/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 01 tháng 9 năm 2021 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2903/QĐ-BCT ngày 16/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành “Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 1809/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh)
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH
a) Hiện trạng cơ sở/doanh nghiệp công nghiệp: đến nay toàn tỉnh có 10.700 cơ sở/doanh nghiệp, chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
b) Về phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
- Khu kinh tế: trên địa bàn tỉnh có Khu kinh tế Định An diện tích 39.020 ha, đến nay khu kinh tế hoàn thành đưa vào sử dụng Tuyến đường số 1 và 2, cầu C16, triển khai thi công tiến đường số 5, đã thu hút đầu tư được 51 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đầu tư là 155.404,62 tỷ đồng, trong đó có 03 dự án vốn đầu tư nước ngoài đăng ký là 2.530,3 triệu USD.
- Khu công nghiệp: Khu công nghiệp Long Đức, diện tích 108 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 100%, đến nay đã thu hút đầu tư được 34 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đầu tư là 3.234,13 tỷ đồng, trong đó có 12 dự án vốn đầu tư nước ngoài đăng ký là 118,86 triệu USD; Khu công nghiệp Cầu Quan, diện tích 120 ha, tổng vốn đầu tư 632.940.000.000 đồng, tỉnh đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chấp thuận Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và cơ điện Thiên Phú - Công ty Cổ phần Hải Đăng làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng; Khu công nghiệp Cổ Chiên do Công ty TNHH phát triển và đầu tư hạ tầng Trà Vinh làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, diện tích 199,98 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 748.980.000.000 đồng, hiện tỉnh đang hỗ trợ chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để sớm triển khai dự án theo tiến độ được phê duyệt.
- Cụm công nghiệp: trên địa bàn tỉnh đã thành lập 04 cụm công nghiệp, tổng diện tích khoảng 104,2 ha (Cụm công nghiệp Sa Bình; Cụm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây, Cụm công nghiệp Tân Ngại; Cụm công nghiệp Phú Cần) hiện nay, các chủ đầu tư đang khẩn thực hiện các thủ tục có liên quan để triển khai dự án theo tiến độ được phê duyệt.
- Về phát triển hạ tầng cung cấp điện: đến nay trên địa bàn tỉnh có các công trình, hệ thống điện lưới quốc gia phủ khắp các xã, phường, thị trấn như: Trung tâm Điện lực Duyên Hải, với 4 nhà máy(1), tổng công suất 4.498 MW, đây là nguồn phát điện cung cấp cho tỉnh và cả nước; 01 nhà máy điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh, công suất 140 MW, trạm biến áp 220kV Trà Vinh, đường dây 500kV và đường dây 220kV từ Trung tâm Điện lực Duyên Hải kết nối với các tỉnh lân cận hòa vào hệ thống điện quốc gia. Đối với đường dây và trạm biến áp 110kV gồm 6 phát tuyến liên kết mạch vòng, phụ tải điện được cung cấp từ 03 trạm biến áp trung gian 110/22kV (Trà Vinh, Duyên Trà, Cầu Kè) với tổng dung lượng 200MVA. Toàn tỉnh có 2.808,72km đường dây trung thế; 5.321,44 km đường dây hạ thế và 6.201 trạm biến thế (tổng dung lượng 521.756kVA), đảm bảo nguồn cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đang triển khai 05 dự án điện gió với tổng công suất 322MW dự kiến đến cuối năm 2021 đi vào vận hành thương mại.
- Về giá trị sản xuất công nghiệp: năm 2020 đạt 44.164 tỷ đồng (các sản phẩm chủ yếu như: thủy sản đông lạnh, than hoạt tính, thuốc viên các loại, may mặc, hóa chất, gạo, dây dẫn điện dùng trong ngành ô tô, túi xách, giày thành phẩm, điện năng,...) bình quân giai đoạn (2016 - 2020) tăng 23,5%. Trong đó: ngành khai khoáng chiếm 0,029%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 38,94%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 60,43%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải chiếm 0,59%.
a) Về phát triển hạ tầng thương mại: hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 trung tâm thương mại (trung tâm thương mại VinCom, trung tâm thương mại và siêu thị bán lẻ GO - Trà Vinh), 07 siêu thị (03 siêu thị chuyên doanh và 04 siêu thị tổng hợp); 24 cửa hàng tiện lợi; 04 máy bán hàng tự động; 116 chợ (02 chợ hạng I, 09 chợ hạng II, 105 chợ hạng III), trong đó doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý 21 chợ, hộ kinh doanh quản lý 04 chợ, Ban quản lý và UBND cấp xã trực tiếp quản lý 91 chợ; 322 cửa hàng bán lẻ xăng dầu với sức chứa khoảng 9.660m3; 11 thương nhân phân phối xăng dầu và 01 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; 03 kho xăng dầu với tổng dung tích 8.600m3; 05 thương nhân kinh doanh mua bán khí và 01 Đại lý LPG; 01 trạm chiết nạp LPG.
b) Về nội thương: năm 2020, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ đạt 34.416 tỷ đồng (trong đó: bán lẻ hàng hóa chiếm 71,34%; lưu trú, ăn uống chiếm 15,34%; du lịch lữ hành chiếm 0,06%; dịch vụ khác chiếm 13,25%), bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 13,22%.
c) Về ngoại thương: giai đoạn 2011 - 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt trên 2.444 triệu USD, tăng 41,6% so với giai đoạn trước, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, thị trường đa dạng (Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp, Thái Lan, các Tiểu vương quốc Ả rập,...), tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như: gạo, thủy sản, sản phẩm từ cây dừa, giày gia, bộ truyền dẫn điện dùng trong ô tô,... Giá trị xuất khẩu đều tăng qua các năm.
a) Kết quả đạt được:
- Được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, tỉnh đã kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách chỉ đạo điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển. Công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh hàng năm đều tăng.
- Quy hoạch lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành, lĩnh vực khác được tích hợp vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là cơ sở để định hướng phát triển và kêu gọi đầu tư.
- Ngành công nghiệp sản xuất điện năng được đầu tư phát triển mạnh, nhiều công trình, dự án điện được đầu tư đưa vào hoạt động, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất, kinh doanh; đồng thời ngành sản xuất điện năng đã góp phần cho ngành công nghiệp của tỉnh tăng trưởng nhanh.
- Thực hiện có hiệu quả công tác khuyến công khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, sản xuất sạch hơn vào trong sản xuất, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, qua đó đã nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi được đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo đáp ứng cơ bản nhu cầu mua bán của người dân địa phương.
b) Khó khăn, hạn chế:
- Công nghiệp, thương mại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
- Công nghiệp tăng trưởng không đồng bộ (chủ yếu tăng ở lĩnh vực năng lượng), công nghiệp chế biến chậm phát triển; ngân sách đầu tư của tỉnh còn hạn chế, chưa thu hút được nhà đầu tư để phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đến nay chỉ có Khu công nghiệp Long Đức đi vào hoạt động, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thành lập nhưng chậm đầu tư phát triển, nên việc thu hút đầu tư sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp còn hạn chế.
- Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại chủ yếu tập trung phát triển ở khu vực thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và huyện Tiểu Cần, địa bàn các huyện khác chưa phát triển; thương mại điện tử, dịch vụ logistics chậm phát triển.
- Sản phẩm xuất khẩu còn rất ít, hạn chế về chủng loại, số lượng, các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ nước ngoài.
c) Nguyên nhân hạn chế:
- Hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu như: hệ thống hạ tầng giao thông (cầu, cảng, đường bộ), hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chợ đầu mối,... chậm hoặc chưa được đầu tư.
- Cơ chế, chính sách mời gọi, thu hút đầu tư còn hạn chế; nguồn lao động có trình độ tay nghề cao chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
- Nguồn nguyên liệu nông sản chưa đáp ứng được nhu cầu cho ngành công nghiệp chế biến, từ đó chưa thu hút được nhà đầu tư; các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, chưa mở rộng được thị trường mới, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản, giày da có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh hoạt động không hiệu quả nên giải thể, ngưng hoạt động.
II. KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2025
1. Quan điểm: cơ cấu lại ngành công nghiệp bền vững phải phù hợp với định hướng Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và định hướng phát triển ngành công nghiệp của cả nước, tập trung phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh có tiềm năng, lợi thế, tạo động lực làm gia tăng giá trị của ngành công nghiệp, thương mại, góp phần đưa Trà Vinh trở thành Trung tâm công nghiệp chế biến, trung tâm giao thương vùng đồng bằng sông Cửu Long.
a) Mục tiêu tổng quát: cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng bền vững, góp phần đưa tỉnh Trà Vinh trở thành trung tâm công nghiệp chế biến và trung tâm giao thương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 14,48% giai đoạn 2021 - 2025 (trong đó, khai khoáng tăng 5%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12%, sản xuất và phân phối điện tăng 15%, cung cấp nước, quản lý và xử lý rác tăng 15%).
- Đến năm 2025 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 46,16%, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 25% trong GRDP của tỉnh.
3.1. Phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, quy trình công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, đa dạng hóa sản phẩm; khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng, công nghệ cao, thân thiện với môi trường,... cụ thể tập trung phát triển các nhóm ngành công nghiệp như sau:
a) Công nghiệp chế biến, chế tạo:
- Công nghiệp chế biến nông sản:
Ngành chế biến thủy sản: mở rộng quy mô, nâng công suất, đổi mới công nghệ các nhà máy hiện có, xây dựng nhà máy chế biến mới có công nghệ hiện đại, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường. Bố trí các nhà máy sản xuất chế biến theo nguyên tắc gần vùng nguyên liệu, kết hợp nhà máy chế biến thành phẩm với nhà máy chế biến thức ăn gia súc để tận dụng phụ phẩm thủy sản nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong tỉnh. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu và giảm dần các sản phẩm chế biến thô để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo phát triển bền vững.
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm: mở rộng quy mô và nâng cấp hệ thống kho dự trữ, hệ thống sấy lúa, si lô tồn trữ nông sản; giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch, thực hiện tốt chính sách tiêu thụ hết nông sản của nông dân sau vụ thu hoạch, ổn định về số lượng, nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu, đảm bảo cho người nông dân có lợi nhuận để phát triển sản xuất. Đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ các nhà máy xay xát gạo, trang bị mới hệ thống cối giằng, xây dựng nhà kho chứa trấu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Ngành chế biến rau quả: tăng cường năng lực chế biến rau quả, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu, giải quyết có hiệu quả đầu ra cho nông nghiệp (trồng trọt); đẩy mạnh đầu tư thiết bị hiện đại với các nhà máy chế biến rau quả để sản xuất rau quả sấy, rau quả muối, nứt quả, rau quả đóng hộp,...
- Công nghiệp hỗ trợ: ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ tại khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung phát triển lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện kim loại, điện, điện tử, cơ khí phục vụ ngành công nghiệp chế biến, sản xuất nông nghiệp,...
- Công nghiệp sản xuất vật liệu: tập trung phát triển các loại vật liệu thay thế gỗ sử dụng cho đóng ghe, thuyền; gạch không nung, gạch Tuynen, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguyên liệu tro, xỉ than của các nhà máy nhiệt điện Duyên Hải; vật liệu trang trí và hoàn thiện, các loại tấm lợp bằng vật liệu nhẹ phù hợp với đặc điểm của tỉnh.
- Công nghiệp sản xuất hóa chất: thu hút các doanh nghiệp hóa chất đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường bao gồm các lĩnh vực vô cơ và hữu cơ trọng yếu, đáp ứng các yêu cầu các ngành trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của vùng. Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm như: sản phẩm phục vụ cho ngành quang điện tử, chất dẻo tổng hợp; nhóm sản phẩm hóa dược và dược phẩm y tế; hóa chất phục vụ nông nghiệp bao gồm cả thuốc bảo vệ động vật nuôi và thực vật; nhựa tiêu dùng và nhựa kỹ thuật, nhựa bao bì.
- Công nghiệp cơ khí, điện, điện tử:
Nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí cho các ngành kinh tế của tỉnh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành giao thông vận tải (đóng tàu, sửa chữa máy móc,..cơ khí chế biến nông - lâm - hải sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí năng lượng, cơ khí xây dựng - thủy lợi và cơ khí phục vụ tiêu dùng, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, công nghiệp phụ trợ cho ngành điện lực. Tham gia cung cấp thiết bị, kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn phục vụ cho quá trình đổi mới ở các chương trình, dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tập trung vào phục vụ các dự án tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải.
Phát triển ngành cơ khí giao thông đường thủy, nâng cao năng lực cải tạo, sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải đường thủy phục vụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và vận chuyển hàng hóa. Từng bước phát triển một số nhà máy đóng tàu cỡ nhỏ và vừa, tăng cường phát triển dịch vụ cơ khí tại chỗ cho thiết bị năng lượng, điện lực.
- Công nghiệp dệt may - da giày: nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu (ổn định các thị trường truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới) và thị trường tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận, tạo việc làm cho người lao động. Tăng hàm lượng chất xám bằng cách chủ động sáng tạo mẫu mã để theo kịp khuynh hướng thời trang của thế giới. Đối với ngành da giày tập trung phát triển xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
b) Công nghiệp năng lượng:
- Huy động mọi nguồn lực, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên cho phát triển điện lực; phát huy tối đa công suất các nhà máy nhiệt điện, không mở rộng hoặc xây dựng mới các nhà máy nhiệt điện; đẩy mạnh phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, khí,...) cho sản xuất điện, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hình thành và phát triển hệ thống điện thông minh, có khả năng tích hợp với nguồn năng lượng tái tạo tỷ lệ cao.
- Đảm bảo cấp điện đầy đủ, an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, dịch vụ, thủy hải sản và các nhu cầu sinh hoạt của người dân; giảm tổn thất, tăng hiệu quả khai thác lưới điện; ưu tiên các phụ tải dùng cho sản xuất công nghiệp, đảm bảo an ninh, quốc phòng; đảm bảo môi trường tại các nhà máy nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, điện khí.
- Theo dõi, đôn đốc nhà đầu tư tập trung nguồn lực triển khai các dự án năng lượng tái tạo đã được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đảm bảo đúng tiến độ đề ra; thường xuyên rà soát, cập nhật để tham mưu cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương về năng lượng tái tạo.
c) Phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp cụm công nghiệp: đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế Định An, các khu công nghiệp (Khu công nghiệp Cổ Chiên, Khu công nghiệp Cầu Quan,...), các cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Tân Ngại, Cụm công nghiệp Phú Cần, Cụm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây, Cụm công nghiệp Sa Bình,...) trên địa bàn tỉnh, trong đó phải chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn theo quy định.
d) Thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp:
- Tăng cường áp dụng hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong sản xuất công nghiệp, gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp.
- Xây dựng danh mục các dự án, nhà máy sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và triển khai theo lộ trình thay thế và loại bỏ dần các thiết bị lạc hậu trong các nhà máy và đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm.
- Xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm của ngành công nghiệp như: thực phẩm, điện tử,...; nghiên cứu phát triển thí điểm cụm liên kết ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiên.
đ) Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp:
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ và giải pháp về tập trung ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến đối với các sản phẩm nông lâm, thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành, qua đó tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tăng giá trị xuất khẩu; khuyến khích phát triển chế biến bằng công nghệ cao.
- Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm đảm bảo nguồn cung cấp điện, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cung cấp đầy đủ năng lượng, làm động lực phát triển cho các ngành công nghiệp khác.
e) Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp:
- Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin, hỗ trợ về công tác giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng đến chân hàng rào dự án theo quy định.
- Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình khuyến công về khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển theo hướng bền vững nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế.
3.2. Về phát triển thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ
a) Phát triển hạ tầng thương mại:
- Tập trung phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, kêu gọi đầu tư xây dựng mới chợ Trung tâm thành phố Trà Vinh, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi tại trung tâm các xã, phường, thị trấn, thị xã, thành phố, đầu tư nâng cấp, cải tạo các chợ phục vụ nhu cầu mua bán của người dân, hình thành Khu kho ngoại quan (logistics), các khu cảng và dịch vụ cảng tại Khu kinh tế Định An.
- Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện phát triển thương mại dịch vụ; rà soát, xây dựng phương án phát triển các lĩnh vực như: thương mại dịch vụ gắn với phương án phát triển hệ thống thương mại logistics, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt để tích hợp vào quy hoạch tỉnh.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ theo lộ trình cụ thể được UBND tỉnh phê duyệt. Đối với các chợ không đủ điều kiện chuyển đổi thì các địa phương cần quan tâm bố trí ngân sách để đầu tư cải tạo, nâng cấp chợ nhằm phục vụ tốt nhu cầu mua bán của người dân.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng các Kho xăng dầu, kho LPG, LNG được bổ sung quy hoạch, khuyến khích phát triển hợp lý số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu đúng theo các tiêu chuẩn về an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và thiết kế xây dựng. Việc phát triển mới kho và cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
b) Về xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế: tiếp tục triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA); đồng thời kiểm tra, giám sát các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương có liên quan trong việc quán triệt, triển khai thực hiện các hiệp định trên trong tỉnh.
c) Phát triển thương mại điện tử:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2959/QĐ-UBND ngày 13/8/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, tập trung nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử; tiếp tục cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên toàn bộ các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư, các thủ tục khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào quản lý, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm hàng hóa trên môi trường mạng.
- Xây dựng doanh nghiệp chủ lực để áp dụng hình thức kinh doanh hiện đại, thương mại điện tử, nhằm hướng dẫn sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thị trường và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng liên doanh, liên kết bảo tiêu sản phẩm.
d) Xúc tiến thương mại:
- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh(2) để xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xúc tiến thương mại cho các sản phẩm, ngành hàng chủ lực của tỉnh đến năm 2025 được BND tỉnh phê duyệt tại Công văn số 135/UBND-KT ngày 13/01/2020 và triển khai đến doanh nghiệp xây dựng “Gian hàng Việt trực tuyến”, tăng cường xúc tiến thương mại thông qua hình thức trực tuyến và các sàn thương mại điện tử.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống theo hướng có trọng tâm trọng điểm về thị trường, ngành hàng; liên kết vùng, xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm cấp khu vực; xây dựng cửa hàng trưng bày, hệ thống bán lẻ tại các cửa hàng tuyến huyện; xây dựng hệ thống gian hàng tập trung nông sản và sản phẩm OCOP.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ quảng bá thương hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp, ngành công nghiệp ưu tiên và thương hiệu của doanh nghiệp công nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp, cung cấp thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối của các thương hiệu nước ngoài, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến xuất khẩu.
3.3. Về phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp
a) Hạ tầng giao thông: từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh (Quốc lộ 53, 53B, 54 và 60), đường tỉnh, đường huyện, tiếp tục phát triển hoạt động cảng thủy nội địa Long Đức và bến thủy nội địa; tập trung đôn đốc triển khai dự án Khu bến tổng hợp Định An; hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án khu đô thị và khu dịch vụ Cảng Long Toàn; tiếp tục phát triển hạ tầng cảng của Trung tâm Điện lực Duyên Hải, để tạo điều kiện thu hút đầu tư và phục vụ phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
b) Hạ tầng thông tin và truyền thông: Phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, đồng bộ và rộng khắp nhằm cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thông tin, liên lạc, nhất là khu trung tâm kinh tế, khu du lịch, khu vui chơi, giải trí,... tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông cạnh tranh công bằng theo quy định pháp luật; tăng cường hiệu quả, năng lực quản lý nhà nước đảm bảo an ninh thông tin, an toàn mạng lưới bưu chính, viễn thông.
3.4. Về cơ chế, chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư
a) Rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh để thu hút mời gọi đầu tư phát công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
b) Thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 - 2025; nghiên cứu xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
3.5. Về phát triển nguồn nguyên liệu
a) Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Đẩy mạnh đầu tư đánh bắt xa bờ, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển các vùng trồng trọt, chăn nuôi có quy mô lớn để cung ứng đủ nguồn nguyên liệu có chất lượng cho ngành công nghiệp chế biến.
3.6. Về khoa học và công nghệ
a) Tăng cường hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới và ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
b) Phát triển các doanh nghiệp khoa học - công nghệ trong công nghiệp, đặc biệt các lĩnh vực công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ.
c) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án khoa học và công nghệ về nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành công thương.
3.7. Về nguồn nhân lực
a) Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến đạt trình độ từ sơ cấp đến đại học, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có chuyên môn, nghiệp vụ cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời, chú trọng phát triển, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, nhà giáo về chuyên ngành tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh.
b) Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao; tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp công nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp.
c) Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về quản lý sản xuất, chất lượng.
3.8. Về cải cách hành chính: đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ phát triển, như thủ tục đầu tư, đất đai, thuế,... nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân.
a) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai thực hiện.
b) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan cân đối nguồn vốn tham mưu cấp thẩm quyền phân bổ vốn triển khai thực hiện Kế hoạch.
c) Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương và nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện và gửi về Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
NHIỆM VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2025
TT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện (hoặc trình) | Sản phẩm | Ghi chú |
1 | Rà soát chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hàng năm | Nghị quyết HĐND tỉnh |
|
2 | Thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Ban Quản lý Khu Kinh tế Trà Vinh, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị có liên quan | Hàng năm | Dự án đầu tư đi vào hoạt động |
|
3 | Phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị có liên quan | 2021-2025 |
|
|
4 | Đầu tư nâng cấp các tỉnh lộ, hương lộ trên địa bàn | Sở Giao thông vận tải | Các sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị có liên quan | 2021-2025 | Công trình đi vào hoạt động |
|
5 | Đề xuất phương án phát triển thương mại dịch vụ gắn với phương án phát triển hệ thống thương mại logistics, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu kinh tế, khu/cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, kết cấu hạ tầng mạng lưới cấp điện, năng lượng tái tạo, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt để tích hợp vào quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2021 | Báo cáo |
|
6 | Xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu | Sở NN&PTNT | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị có liên quan | 2021-2022 | Đề án/Kế hoạch |
|
7 | Tham mưu sửa đổi, bổ sung Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 và Quyết định số 27/2019/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh về ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh | Sở Công Thương | Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2021 | Quyết định |
|
8 | Tham mưu sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2015/QĐ-UBND ngày 09/02/2015; Quyết định 02/2019/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 về quy trình chuyển đổi chợ và Quyết định 23/2015/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về quản lý quy hoạch đầu tư phát triển chợ | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2022 | Quyết định |
|
9 | Thực hiện Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3000/QĐ-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) tỉnh Trà Vinh | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2021-2025 | Báo cáo |
|
10 | Thực hiện Quyết định số 2959/QĐ-UBND ngày 13/8/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025 | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2021-2025 | Báo cáo |
|
11 | Xây dựng và triển khai Kế hoạch Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp ngành công thương hàng năm | Sở Công Thương | Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành tỉnh, doanh nghiệp | 2021-2025 | Kế hoạch; Báo cáo |
|
12 | Kêu gọi đầu tư Trung tâm thương mại, siêu thị | Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị có liên quan | 2021-2025 | Công trình đi vào hoạt động |
|
13 | Thực hiện Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 28/11/2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 99-KH/TU ngày 28/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị “về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2021-2030 | Báo cáo |
|
14 | Thực hiện Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 14/9/2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 173-KH/TU ngày 25/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2021-2025 | Báo cáo |
|
15 | Thường xuyên rà soát, cập nhật để tham mưu cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương về lĩnh vực năng lượng | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hàng năm | Báo cáo |
|
16 | Xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng công nghệ mới, máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Hàng năm | Báo cáo |
|
17 | Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017-2025; Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 về ban hành Quy chế quản lý và định mức chi hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 33/2019/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Quy chế quản lý và định mức chi các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 của UBND tỉnh | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, tổ chức có liên quan | Hàng năm | Báo cáo |
|
18 | Xây dựng và triển khai Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, doanh nghiệp và các bên có liên quan về cơ cấu lại ngành công nghiệp | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp có liên quan | 2021-2025 | Báo cáo |
|
19 | Xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm của ngành công nghiệp như: thực phẩm, điện tử,...; nghiên cứu phát triển thí điểm cụm liên kết ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiên | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp có liên quan | 2021-2025 | Báo cáo |
|
20 | Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xúc tiến thương mại cho các sản phẩm, ngành hàng chủ lực của tỉnh đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Công văn số 135/UBND-KT ngày 13/01/2020 và triển khai đến doanh nghiệp xây dựng “Gian hàng Việt trực tuyến”, tăng cường xúc tiến thương mại thông qua hình thức trực tuyến và các sàn thương mại điện tử | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp có liên quan | 2021-2025 | Báo cáo |
|
21 | Triển khai thực hiện Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp có liên quan | 2021-2025 | Báo cáo |
|
22 | Tổ chức thông tin, tuyên truyền về cơ cấu lại ngành công nghiệp | Sở Công Thương | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp có liên quan | 2021-2025 | Báo cáo |
|
23 | Tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư vào tỉnh, nhất là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và thương mại; chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI), vốn ODA cho phát triển công nghiệp, thương mại. Phối hợp cùng các sở, ngành tỉnh và địa phương đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp có liên quan | 2021-2025 | Báo cáo |
|
24 | Đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh | Sở Khoa học và Công nghệ | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp có liên quan | 2021-2025 | Báo cáo |
|
25 | Đẩy nhanh thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật vào khu công nghiệp, khu kinh tế. | Ban Quản lý Khu Kinh tế Trà Vinh | Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp có liên quan | 2021-2025 | Báo cáo |
|
(1) Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1: 1.245 MW, Duyên Hải 3: 1.245 MW và Duyên Hải 3 mở rộng: 688 MW, BOT Duyên Hải 2: 1.320MW.
(2) - Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Nghị quyết số 80/2019/NQ-HĐND ngày 14/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 19/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Trà Vinh và Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 ban hành Quy chế quản lý kinh phí và mức chi cho các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- 1 Kế hoạch 6913/KH-UBND năm 2017 về cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020
- 2 Quyết định 1593/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
- 3 Quyết định 2240/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 4 Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kết luận 248-KL/TU về tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030