Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1823/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 27 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 251/TTr-SNV ngày 26 tháng 8 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) (tên tiếng Anh: PAR Index) của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Công tác theo dõi, đánh giá kết quả triển khai thực hiện CCHC hằng năm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã (sau đây gọi là các cơ quan, địa phương) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

1.2. Đối tượng áp dụng

a) Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;

b) UBND cấp huyện;

c) UBND cấp xã;

d) Cán bộ, công chức, người dân, tổ chức được lựa chọn tham gia điều tra xã hội học.

2. Nội dung Chỉ số CCHC

2.1. Chỉ số CCHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

Chỉ số CCHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được xác định trên 07 lĩnh vực đánh giá, 41 tiêu chí, 67 tiêu chí thành phần (có Phụ lục I kèm theo).

Thang điểm đánh giá Chỉ số CCHC là 100, trong đó, điểm tự đánh giá, thẩm định là 73/100 điểm, điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 27/100.

Tổng điểm tối đa của các cơ quan là tổng điểm các lĩnh vực. Những tiêu chí, tiêu chí thành phần không đánh giá đối với một số cơ quan thì không tính vào tổng điểm tối đa của cơ quan đó (Điểm tối đa của các cơ quan đặc thù: Thanh tra tỉnh và Ban Dân tộc 78; Văn phòng UBND tỉnh 83; Ban Quản lý các khu công nghiệp và Sở Ngoại vụ 98).

2.2. Chỉ số CCHC của UBND cấp huyện

Chỉ số CCHC của UBND cấp huyện được cấu trúc thành 07 lĩnh vực đánh giá, 41 tiêu chí, 73 tiêu chí thành phần (có Phụ lục II kèm theo).

Thang điểm đánh giá của Chỉ số CCHC là 100, trong đó, điểm tự đánh giá, thẩm định là 74/100 điểm, điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 26/100.

2.3. Chỉ số CCHC của UBND cấp xã

Chỉ số CCHC của UBND cấp xã được cấu trúc thành 07 lĩnh vực đánh giá, 36 tiêu chí, 55 tiêu chí thành phần (có Phụ lục III kèm theo).

Thang điểm đánh giá của Chỉ số CCHC là 100, trong đó, điểm tự đánh giá, thẩm định là 75/100 điểm, điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 25/100.

3. Trình tự đánh giá, xác định Chỉ số CCHC

3.1. Tự đánh giá

Các cơ quan, địa phương truy cập vào Phần mềm đánh giá Chỉ số CCHC tại địa chỉ http://parindex.bacgiang.gov.vn, tiến hành tự đánh giá, đính tài liệu kiểm chứng và báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của cơ quan, địa phương. Thời gian tự đánh giá trên Phần mềm xong trước ngày 15 tháng 11 hằng năm. Kết quả tự đánh giá được tự động chuyển đến các thành viên Hội đồng thẩm định của tỉnh để tiến hành thẩm định.

UBND cấp xã tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của đơn vị mình theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC; xây dựng báo cáo kèm theo kết quả tự đánh giá và tài liệu kiểm chứng gửi Hội đồng thẩm định của huyện, thành phố (qua Phòng Nội vụ) trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.

3.2. Đánh giá thông qua điều tra khảo sát

Bộ câu hỏi điều tra, khảo sát được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí, tiêu chí thành phần của Chỉ số CCHC. Việc điều tra khảo sát được tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau do Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thực hiện xong trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.

Các nhóm đối tượng lấy phiếu điều tra xã hội học gồm: nhóm cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, địa phương và nhóm người dân, tổ chức thực hiện TTHC trong năm đánh giá.

3.3. Thẩm định kết quả xác định Chỉ số CCHC

Hội đồng thẩm định của tỉnh thẩm định và cho điểm độc lập đối với kết quả tự đánh giá của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện. Tổng điểm đạt được là tổng điểm tự đánh giá (sau thẩm định) và điểm điều tra khảo sát. Chỉ số CCHC được xác định bằng tỉ lệ % giữa “Tổng điểm đạt được” trên “Tổng điểm tối đa” của cơ quan, địa phương đó.

Hội đồng thẩm định của huyện, thành phố thẩm định và cho điểm độc lập đối với kết quả tự đánh giá của UBND cấp xã. Tổng điểm đạt được là tổng điểm tự đánh giá (sau thẩm định) và điểm điều tra khảo sát. Chỉ số CCHC được xác định bằng tỷ lệ % giữa “Tổng điểm đạt được” trên “Tổng điểm tối đa”.

Đối với những cơ quan, địa phương không gửi tự đánh giá, Hội đồng thẩm định sẽ không thực hiện đánh giá, xếp hạng Chỉ số CCHC đối với cơ quan, địa phương đó; đồng thời cơ quan, địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Hội đồng thẩm định chỉ thẩm định đánh giá đối với các TC, TCTP có tài liệu kiểm chứng.

3.4. Xếp hạng, công bố Chỉ số CCHC

Sau khi có kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp kết quả, xếp hạng, trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố Chỉ số CCHC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện trong tháng 01 năm liền kề.

Sau khi có kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Phòng Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp kết quả, xếp hạng, trình Chủ tịch UBND cấp huyện công bố Chỉ số CCHC của UBND cấp xã trên địa bàn trong Quí I năm liền kề.

Việc xếp hạng Chỉ số CCHC là tỷ lệ phần trăm giữa Tổng điểm của các tiêu chí (bao gồm cả các tiêu chí đánh giá theo kết quả điều tra xã hội học) trên Tổng điểm tối đa, theo thứ tự từ cao đến thấp.

4. Trách nhiệm thực hiện

4.1. Sở Nội vụ

- Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định để thẩm định kết quả đánh giá công tác CCHC hằng năm của các cơ quan. Tham mưu Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ đối với từng thành viên Hội đồng.

- Hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai xác định Chỉ số CCHC, chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của các cơ quan, địa phương báo cáo Hội đồng thẩm định của tỉnh làm cơ sở xem xét, đánh giá, xác định Chỉ số CCHC.

- Xác định nhóm đối tượng, quy mô mẫu điều tra khảo sát; xây dựng bộ câu hỏi điều tra khảo sát và chủ trì tổ chức điều tra xã hội học, tổng hợp, xử lý số liệu để xác định điểm qua điều tra, khảo sát.

- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí triển khai xác định chỉ số theo dõi, đánh giá CCHC hằng năm theo quy định; chủ trì tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, rà soát và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chỉnh, bổ sung chỉ số CCHC cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền về Chỉ số CCHC trong kế hoạch tuyên truyền CCHC hằng năm.

4.2. Các Sở, cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Tài chính

Tổ chức thẩm định việc tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số CCHC đối với từng lĩnh vực cải cách được phân công trong các chương trình, kế hoạch của tỉnh.

Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí cho việc thực hiện đánh giá xác định Chỉ số CCHC và nâng cấp phần mềm xác định chỉ số CCHC.

4.3. Các sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

- Thực hiện tự đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC hằng năm theo Kế hoạch của Sở Nội vụ. Phân công công chức chuyên trách theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả CCHC của cơ quan.

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tổ chức điều tra, khảo sát để xác định Chỉ số CCHC.

- Tổ chức sử dụng hiệu quả Chỉ số CCHC, thường xuyên tuyên truyền về Chỉ số CCHC, khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao Chỉ số CCHC của cơ quan mình; xem xét, xử lý những tập thể, cá nhân chưa làm tốt công tác CCHC hằng năm theo quy định.

4.4. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:

Ngoài thực hiện các nhiệm vụ như các Sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh quy định tại Điểm 4.3 Điều này, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm:

- Thành lập Hội đồng thẩm định, Tổ Giúp việc Hội đồng thẩm định để thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của UBND cấp xã; công bố, xếp hạng Chỉ số CCHC hằng năm của UBND cấp xã thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp, báo cáo kết quả trong quý I của năm liền kề gửi Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh;

- Hướng dẫn UBND cấp xã tiến hành tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính cấp xã hằng năm;

- Kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã khắc phục những tồn tại, hạn chế sau công bố Chỉ số CCHC hằng năm. Xem xét, kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND cấp xã chưa làm tốt công tác CCHC.

Điều 2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
LĐVP, các phòng, đơn vị;
Lưu: VT, NC.

CHỦ TỊCH




Lê Ánh Dương