UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1831/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 24 tháng 7 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc “Ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp”;
Căn cứ Quyết định số 2915/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 của UBND tỉnh “về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí đề án lập Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chung đô thị thành phố Cẩm Phả đến năm 2025, định hướng ngoài năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1272/TTr-SCT ngày 28 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
(1)- Quán triệt và vận dụng sáng tạo các đường lối, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước và của Tỉnh, phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh phát triển công nghiệp thành phố một cách toàn diện. Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao góp phần thiết thực xây dựng Quảng Ninh trở thành Tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
(2)- Ưu tiên phát triển các ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
(3)- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, phát triển các sản phẩm tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách. Từng bước giảm dần công nghiệp sơ chế, tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
(4)- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp về hội nhập, sức cạnh tranh của sản phẩm đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài nhằm phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghiệp sạch, công nghiệp xanh thân thiện với môi trường; phát triển kinh tế tri thức.
(5)- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
2.1. Mục tiêu chung
(1)- Cơ cấu kinh tế của thành phố là: Công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp.
(2)- Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm tái cấu trúc nền kinh tế để phát triển kinh tế nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
(3)- Phát triển công nghiệp theo hướng đầu tư chiều sâu; đưa công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
2.2. Mục tiêu cụ thể
* Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn đến năm 2015:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Tăng bình quân 6,5%/năm trở lên.
- Công nghiệp - xây dựng: Tăng bình quân đạt trên 16%/năm.
- Các ngành dịch vụ: Tăng bình quân 19%/năm trở lên.
* Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn năm 2016-2020:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Tăng trưởng bình quân trên 9,0%/năm.
- Công nghiệp-xây dựng: Tăng trưởng bình quân trên 18%/năm.
- Các ngành dịch vụ: Tăng trưởng bình quân trên 21%/năm.
* Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn năm 2021-2025:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Tăng trưởng bình quân 9,0%/năm.
- Công nghiệp-xây dựng: Tăng trưởng bình quân trên 18,5%/năm.
- Các ngành dịch vụ: Tăng trưởng bình quân trên 22%/năm.
* Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn năm 2026-2030:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Tăng trưởng bình quân 9,0%/năm.
- Công nghiệp-xây dựng: Tăng trưởng bình quân trên 19%/năm.
- Các ngành dịch vụ: tăng Trưởng bình quân trên 23%/năm.
3.1. Định hướng chung
(1)- Phát triển công nghiệp thành phố Cẩm Phả phù hợp với định hướng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; “vừa phát triển công nghiệp, vừa phải đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường”, phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch, công nghệ cao, “công nghiệp xanh”.
(2)- Phát huy công nghiệp trung ương một cách hài hoà, hợp lý, nhất là khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển công nghiệp địa phương, trọng tâm là công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến và công nghiệp công nghệ cao; Tăng tỷ trọng công nghiệp địa phương trong cơ cấu công nghiệp của thành phố.
(3)- Phát triển công nghiệp theo phương châm huy động tối đa nguồn lực bên trong, thu hút mạnh mẽ nguồn lực bên ngoài để phát triển đột phá, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên vùng và liên ngành.
(4)- Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp có lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu tại chỗ, đồng thời tranh thủ mọi cơ hội thu hút đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp có giá trị khoa học công nghệ cao như cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử, công nghệ thông tin.
(5)- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn và với các địa phương khác để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghiệp. Hình thành sự phân công sản xuất, tham gia chế tạo trong chuỗi cung ứng sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế.
(6)- Thực hiện các giải pháp chuyển đổi cơ cấu theo định hướng trên nhằm đạt tới một cơ cấu kinh tế hợp lý; phát huy nguồn lực tại chỗ đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh nhất là về đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để xây dựng, phát triển kinh tế thành phố Cẩm Phả theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp.
(7)- Đa dạng hoá sự tham gia của các thành phần kinh tế nhằm phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp thành phố Cẩm Phả nói riêng.
(8)- Về cơ cấu ngành: Giai đoạn đến năm 2020 tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau: Công nghiệp khai thác mỏ; Công nghiệp cơ khí, chế tạo, điện tử; Công nghiệp sản xuất điện năng; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp hóa chất; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản-thực phẩm; Công nghiệp dệt may-da giầy; Công nghiệp phục vụ du lịch.
(9)- Về mô hình công nghiệp: Lựa chọn phát triển một số doanh nghiệp lớn ở các ngành có tiềm năng lợi thế: Cơ khí, điện tử; chế biến nông, lâm sản thực phẩm; sản xuất điện năng... tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp gắn với công nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
(10)- Về công nghệ: Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là KHCN trong doanh nghiệp; tập trung ứng dụng, chuyển giao công nghệ gắn nghiên cứu khoa học công nghệ để phát triển công nghiệp. Áp dụng công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở công nghiệp đầu tư mới; Dần nâng cấp, đổi mới công nghệ phù hợp ở một số loại hình công nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường. Định hướng tăng giá trị ứng dụng khoa học và công nghệ trong các sản phẩm, nhất là đối với những ngành sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động (nâng cao tỷ trọng VA/GO, năng suất lao động công nghiệp và giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm tài nguyên,...).
3.2. Định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu:
Cẩm Phả tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào và nguồn nguyên liệu sẵn có. Đồng thời tranh thủ kêu gọi đầu tư phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, hóa chất,... trở thành ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn tiến đến trở thành các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030. Củng cố, nâng cao sức cạnh tranh cho công nghiệp của Trung ương và địa phương trên địa bàn, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ trong nước để giảm nhập khẩu, hạ giá thành và nâng dần tỷ lệ nội địa của sản phẩm.
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
a) Quan điểm: (i1)- Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn thành phố Cẩm Phả với quy mô hợp lý, xem xét việc hạn chế hoặc giảm dần tỷ trọng khai thác than lộ thiên, tăng tỷ trọng khai thác than hầm lò kết hợp với việc đầu tư công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. (i2)- Quản lý nghiêm ngặt môi trường sinh thái các khu vực sản xuất than, đổ thải có tác động tiêu cực tới môi trường do khai thác than gây ra;
b) Mục tiêu: Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng đạt 14,6%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 15,8%; giai đoạn 2021-2025 đạt 16,0%; giai đoạn 2026-2030 đạt 16,5%.
c) Định hướng phát triển:
(i1)- Phát triển công nghiệp khai thác than theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại, giảm dần tỷ trọng khai thác lộ thiên, tăng tỷ trọng khai thác hầm lò với công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. (i2)- Khai thác lộ thiên: Sớm kết thúc khai thác các mỏ lộ thiên, hoàn trả môi trường, trả lại cảnh quan cho các thành phố Cẩm Phả. Khai thác hầm lò: Mở rộng nâng công suất các mỏ hiện có; Đầu tư các mỏ hầm lò mới đồng bộ và hiện đại tại các khu vực có tiềm năng (theo Quyết định 60/QĐ-TTg)… Đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa công nghệ khai thác hầm lò để nâng cao hệ số thu hồi than, nâng cao năng suất lao động. (i3)- Khai thác khoáng sản cần chú trọng phát triển bền vững, đảm bảo về môi trường và an ninh năng lượng quốc gia. (i4)- Phát triển công nghiệp than đảm bảo thoả mãn nhu cầu có điều chỉnh về than cho phát triển kinh tế và xuất khẩu. (i5)- Tập trung cho công tác thăm dò, xác định trữ lượng các vùng mỏ có tiềm năng xa các khu du lịch. (i6)- Tăng cường áp dụng giải pháp công nghệ trong sản xuất than hầm lò có độ sâu lớn và công nghệ phức tạp. Tăng cường đầu tư công nghệ chế biến than.
a) Quan điểm: (i1)- Phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim và gia công kim loại trở thành một trong những ngành công nghiệp then chốt của Cẩm Phả. Phát triển trên cơ sở tận dụng năng lực hiện có, tập trung đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá từng bước để có được công nghệ hoàn chỉnh từ khâu thiết kế, chế tạo, gia công hoàn thiện và lắp ráp. (i2)- Ngành cơ khí, luyện kim và gia công kim loại trên địa bàn thành phố phải thật sự là nền tảng cho phát triển kinh tế của Cẩm Phả và của Tỉnh, phục vụ cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp năng lượng và các ngành công nghiệp khác.
b) Mục tiêu: Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp cơ khí đạt 18,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 23,4%; giai đoạn 2021-2025 đạt 24,5%; giai đoạn 2026-2030 đạt 24,5%;
c) Định hướng phát triển:
(i1)- Cơ khí phục vụ ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng: Khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất Chassi ô tô và nhà máy chế tạo giảm sóc ô tô; dự án sản xuất các thiết bị thủy lực; dự án lắp ráp và sản suất các thiết bị máy mỏ, thiết bị điện, thiết bị tiết kiệm năng lượng,... Đầu tư nâng cao năng lực chế tạo các nhà máy sản xuất biến áp trên địa bàn thành phố; Tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị và khả năng sản xuất của các cơ sở cơ khí trên địa bàn thành phố. (i2)- Cơ khí chế tạo, cơ khí công nghệ cao: Phát triển ngành cơ khí chế tạo máy công cụ, lắp ráp phương tiện giao thông ...; Đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm theo hướng tham gia chế tạo các sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn như: Các máy và thiết bị chuyên dụng, thiết bị môi trường,... (i3)- Ngành luyện kim: Phát triển các nhà máy sản xuất thép liên hợp, sản xuất thép cán có qui mô công suất lớn. Từng bước phát triển sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí đóng tàu trên địa bàn.
3. Quy hoạch phát triển công nghiệp điện lực thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
a) Quan điểm: (i1)- Phát triển nguồn điện trên địa bàn thành phố Cẩm Phả phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quyết định số 1208/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ) và tập trung phát triển lưới điện trung áp, hạ áp theo Quyết định số 3994/QĐ-BCT của Bộ Trưởng Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020. Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định. (i2)- Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài từ mọi thành phần kinh tế để phát triển nguồn và lưới điện.
b) Mục tiêu: Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp điện đạt 17,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 18,0%; giai đoạn 2021-2025 đạt 18,0%.
c) Định hướng phát triển: (i1)- Tập trung phát triển lưới điện trung áp, hạ áp theo Quyết định số 3994/QĐ-BCT của Bộ Trưởng Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020. (i2)- Xây dựng lưới điện đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, các khu cụm công nghiệp, trung tâm thương mại và các khu đô thị...
a) Quan điểm: (i1)- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cần lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp, công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản phẩm đạt chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường. (i2)- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, phát huy năng lực các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất thủ công, lạc hậu, năng suất thấp và hiệu quả kinh tế kém.
b) Mục tiêu: Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 13,2%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 21,0%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt 22,0%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 22,5%/năm;
c) Định hướng phát triển:
(i1)- Sản xuất xi măng theo quy mô công suất nhà máy hiện có, không mở rộng và phát triển thêm các nhà máy xi măng. (i2)- Sản xuất gạch ngói: Ưu tiên cho các dự án sản xuất gạch không nung, tận dụng nguồn xỉ thải từ các nhà máy nhiệt điện, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường. (i3)- Duy trì các cơ sở khai thác đá, cát hiện có theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Duy trì các cơ sở sản xuất vật liệu mỏng, bê tông thương phẩm... đảm bảo nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố và tỉnh trong giai đoạn tới.
a) Quan điểm: (i1)- Giảm dần các sản phẩm sơ chế, đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhằm tăng giá trị của sản phẩm. (i2)- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy hải sản và thực phẩm trên cơ sở phát huy lợi thế về rừng và biển của Cẩm Phả cần gắn liền với vấn để bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Mục tiêu: Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm thủy hải sản và thực phẩm đạt 15,4%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 19,1%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt 17,8%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 16,0%/năm.
c) Định hướng phát triển:
(i1)- Mở rộng quy mô công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm về nông thôn, khuyến khích đầu tư phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên cho các dự án đầu tư sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ trong công nghiệp chế biến thịt, sữa, rau quả, rượu bia, nước giải khát. Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. (i2)- Chế biến thủy sản: Đây là khâu đột phá cần tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển từ cải tạo giống, thay đổi phương pháp canh tác đến chế biến mặt hàng có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. (i3)- Chế biến gia súc, gia cầm: đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, quản lý tốt công tác thú y, kiểm dịch, giết mổ, giảm dần và tiến tới xóa bỏ loại hình giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ, tự phát tại các lò mổ hộ gia đình, tiến tới hình thành các cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn. Trước hết có thể thí điểm tổ chức một số điểm giết mổ tập trung tại phía Đông thành phố Cẩm Phả, vùng ven thành phố Cẩm Phả. (i4)- Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Tập trung phát triển các cơ sở mộc sản xuất, lắp ráp đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ gia dụng xuất khẩu; Phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như đồ mây, tre, trạm khắc gỗ... phục vụ ngành du lịch. (i5)- Phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao cung cấp cho công nghiệp chế biến. (i6)- Phát triển các loại giống thủy sản chất lượng và năng suất cao. (i7)- Phát triển các sản phẩm chế biến sẵn, sản phẩm sơ chế, bán thành phẩm, đóng hộp phục vụ nhu cầu trong nước và đảm bảo an toàn thực phẩm HACCP.
6. Quy hoạch phát triển công nghiệp nước thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, định hướng đến 2030
a) Quan điểm: (i1)- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch (Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt theo 1329/2002/BYT/QĐ) theo tiêu chuẩn cấp nước cho các đối tượng dùng nước đã ghi trong Định hướng Phát triển cấp nước đô thị VN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ số 63/1998/QĐ-TTg), trước hết là cấp đủ cho thành phố, thành phố và các thị trấn, huyện lỵ nơi tập trung mật độ dân cư lớn theo hướng tiết kiệm để bảo vệ tài nguyên và môi trường. (i2)- Thực hiện chương trình nước sạch quốc gia, hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ dân nghèo nông thôn, vùng cao (khu vực đô thị: 180 lít/người/ngày; khu vực nông thôn: 120 lít/người/ngày). Thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này, đầu tư ở mức độ thích đáng cho hệ thống cấp nước của thành phố.
b) Mục tiêu: Giai đoạn đến năm 2015, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp nước đạt 24,7%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 14,0%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt 11,0%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 10,5%/năm.
c) Định hướng phát triển:
(i1)- Khai thác hợp lý, có hiệu quả công suất các nhà máy, trạm cấp nước hiện có và tăng cường đầu tư mở rộng, đầu tư mới và đồng bộ hoá trên toàn hệ thống cấp nước; Kết hợp đầu tư tập trung ở đô thị (theo QĐ 3924/QĐ-UBND về Quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp) và đầu tư nhỏ ở các địa phương theo chương trình cung cấp nước sạch cho dân nông thôn. (i2)- Củng cố và phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh nước sạch Quảng Ninh theo mô hình công ty chịu trách nhiệm toàn diện về đầu tư, quản lý cung cấp nước sạch trên quy mô toàn thành phố.
a) Quan điểm: (i1)- Phát triển các ngành nghề đang hoạt động, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá; (i2)- Ngành nghề gắn liền với du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ môi trường..
b) Mục tiêu: Giai đoạn đến năm 2020, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp và ngành nghề thành phố đạt 18,0%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 18,0%/năm.
c) Định hướng phát triển:
(i1)- Củng cố, giữ vững các ngành nghề - thủ công nghiệp hiện có đang phát triển, khôi phục các ngành nghề truyền thống; phát triển và xây dựng ngành nghề mới ở hộ gia đình. (i2)- Khuyến khích và tăng cường đầu tư trang thiết bị tiên tiến cho các ngành nghề, có kết hợp với công nghệ kỹ thuật truyền thống. (i3)- Hình thành các cụm công nghiệp quy mô nhỏ và vừa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề - thủ công nghiệp của thành phố. Phát triển nghề mộc phục vụ xây dựng và đồ mộc gia dụng. Ngành nghề cần phát triển và tổ chức sản xuất: Nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ, chế biến nông lâm thuỷ sản.
8. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp
a. Giai đoạn đến năm 2015:
(1)- CCN xã Cộng Hòa: Địa điểm tại xã Cộng Hòa, quy mô 75 ha; định hướng các ngành nghề: Đa ngành nghề;
(2)- CCN phường Mông Dương (giai đoạn 1): Địa điểm tại phường Mông Dương, quy mô 30 ha; định hướng các ngành nghề: Cơ khí, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng;
b. Giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
(1)- CCN phường Mông Dương (giai đoạn 2): Địa điểm tại phường Mông Dương, quy mô 45 ha; định hướng các ngành nghề: Cơ khí, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng;
(2)- CCN xã Dương Huy: Địa điểm tại xã Dương Huy, quy mô 75 ha; định hướng các ngành nghề: Chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ chế biến khoáng sản.
III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
(1)- Cẩm Phả cần coi trọng phát huy tối đa nội lực và thu hút mạnh mẽ ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.
(2)- Đối với vốn đầu tư nước ngoài: Tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách, trọng tâm là cơ chế ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư, đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài (hướng vận động đầu tư là các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia; các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Trung Đông, Châu Âu…).
(3)- Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ đất, khoáng sản và thị trường vốn. Phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn từ đất thông qua các hình thức hợp tác đầu tư PPP, BOT, BT…;
(4)- Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Đề nghị Trung ương để lại 100% nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn để Quảng Ninh nói chung và Cẩm Phả nói riêng có nguồn lực hỗ trợ và đầu tư dứt điểm, đồng bộ và hiện đại các công trình hạ tầng chiến lược, động lực; đặc biệt là khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do khai thác than.
(5)- Đầu tư cho phát triển các nguồn lực: Mỗi năm địa phương dành tối thiểu 20% tổng chi ngân sách địa phương, đồng thời đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư xã hội trong và ngoài nước, chú trọng thu hút các nhà đầu tư từ các nước Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore.
(6)- Rà soát lại các mục tiêu đầu tư, xác định rõ các trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư và chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng; Phát triển mạnh cho thuê tài chính mua sắm máy móc, công nghệ.
(7)- Thực hiện chính sách thuế khuyến khích đầu tư theo luật đầu tư đã được ban hành. Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
(8)- Hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hoá xuất khẩu.
(1)- Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên đất, do vậy cần bố trí nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý giữa các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của thành phố. Quá trình công nghiệp hoá, đòi hỏi phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện, cung cấp nước đô thị. Đồng thời với quá trình CNH là quá trình đô thị hoá cũng tăng nhanh.
(2)- Bảo đảm đủ quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình... nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Phát triển công nghiệp trên cơ sở gắn kết sự hình thành và phát triển các khu đô thị mới, các vùng kinh tế tập trung tạo thành sự liên kết hài hoà giữa công nghiệp với nông nghiệp giữa thành thị với nông thôn giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ...
3. Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm
(1)- Xác định chiến lược, lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp để nhanh chóng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu; nắm bắt xu hướng dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư để từ đó có những chiến lược, kế hoạch vận động, thu hút.
(2)- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển thị trường: Đối với thị trường đầu ra, bên cạnh những thị trường truyền thống như Trung Quốc và các nước Đông Á, Asean, Mỹ, EU sẽ khai thác các thị trường lớn, tiềm năng đang phát triển như các nước nhóm BRIC (trong đó có Braxin, Nga, Ấn Độ); Đối với trị trường đầu vào, sẽ tập trung vào những yếu tố sau: Về ngồn vốn (tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các nước Đông Á, Mỹ, Asean), về công nghệ (chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn từ Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu), về kinh nghiệm quản lý điều hành (học tập kinh nghiệm của Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc).
(3)- Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (cả công chức, doanh nhân…) có đủ năng lực về chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật quốc tế…, đây là một yếu tố quan trọng quyết định thành công trong quá trình hội nhập.
4. Nhóm giải pháp về nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp
a) Về phía thành phố: Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định, cơ chế kinh tế cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về môi trường và lao động và tiêu chuẩn công nghệ của sản phẩm, đầu tư thiết bị, tổ chức kiểm tra, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng theo các quy định của từng khu vực thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng được thương hiệu sản phẩm, nhất là các sản phẩm làng nghề truyền thống của thành phố.
b) Về phía doanh nghiệp: (1) Giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp cần tự mình nâng cao năng lực quản trị kinh doanh; (2) Quy hoạch đào tạo cán bộ quản lý có tầm chiến lược lâu dài; (3) Xây dựng hệ thống kế toán quản trị doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp đánh giá một cách khách quan năng lực cạnh tranh của mình; (4) Tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc; (5) Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế, giao tiếp quốc tế và xử lý khác biệt về văn hóa trong kinh doanh; thông lệ quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh.
5. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực:
(1)- Xây dựng, triển khai chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới mô hình tăng trưởng.
(2)- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ công chức ở cả trong và ngoài nước, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi.
(3)- Những khâu đột phá đối với phát triển nguồn nhân lực: Đổi mới cơ bản nhận thức về vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động, để từ khi học đến nơi làm việc là toàn tâm toàn ý suy nghĩ về những giải pháp, cách làm, về công việc vì sự phát triển, vì sự thịnh vượng chung của thành phố.
(4)- Thực hiện giải pháp thu hút nhân tài và phát triển đào tạo.
(5)- Xây dựng cơ chế đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong và ngoài nước về thành phố Cẩm Phả, trọng tâm là chính sách tiền lương, môi trường làm việc và hỗ trợ về nhà ở, đất ở và các điều kiện làm việc liên quan. Cán bộ có trình độ, năng lực đến thành phố làm việc được ưu đãi về lương và các phúc lợi xã hội.
6. Nhóm giải pháp phát triển khoa học công nghệ, đảm bảo môi trường phát triển bền vững
a) Các giải pháp phát triển khoa học - công nghệ
(1)- Khuyến khích phát triển công nghệ cho công nghiệp theo hướng: Kết hợp công nghệ mới hiện đại nhưng không bỏ qua công nghệ truyền thống trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế, duy trì công nghệ nhiều tầng, đa dạng hoá sản phẩm. Thực hiện hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước.
(2)- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng tích lũy để tiếp tục tái sản xuất mở rộng. Tập trung đổi mới công nghệ và đưa nghiên cứu khoa học vào phục vụ sản xuất trước hết là các ngành công nghiệp có thế mạnh của địa phương như cơ khí, chế biến thủy sản, cán thép, sản xuất nông cụ... Ưu tiên cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ.
b) Một số giải pháp bảo vệ môi trường phát triển bền vững
(1)- Huy động mọi nguồn lực (từ vốn ODA, từ than, từ xã hội hóa...) khắc phục ô nhiễm môi trường đối với thành phố Cẩm Phả nhất là nước thải, chất thải rắn, bụi trong khai thác than và trong sinh hoạt.
(2)- Xây dựng quy định để bảo vệ nghiêm ngặt môi trường sinh thái các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường do sản xuất công nghiệp nặng, nhất là khai thác than gây ra.
7. Các giải pháp nâng cao năng lực tổ chức, quản lý ngành công nghiệp.
a) Chính sách tạo môi trường đầu tư
(1)- Tạo lập một môi trường thông thoáng và chính sách khuyến khích đầu tư, cùng với các hoạt động hỗ trợ đầu tư để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào việc đầu tư phát triển sản xuất.
(2)- Khuyến khích các tổ chức, đơn vị và cá nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào hoạt động dịch vụ, du lịch, công nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư vào trang trại nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.
b) Chính sách khuyến khích đầu tư
(1)- Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp nhiều thành phần bằng cách đa dạng hoá các hình thức sở hữu như thành lập các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế tư nhân, cá thể, hợp tác xã... mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong thành phố, trong và ngoài tỉnh, với khu vực và thế giới.
(2)- Thực hiện chính sách mở cửa cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất. Phá bỏ thế độc quyền, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực điện, nước, giao thông...
(3)- Tranh thủ mọi hình thức đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ của Luật đầu tư như: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hình thức BO, BOT, PPP...
c) Chính sách huy động vốn
(1)- Tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng: Để tạo sức thu hút đầu tư cho các thành phần kinh tế ngân hàng cần phải cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: Nới rộng điều kiện thế chấp có thể thế chấp bằng doanh nghiệp, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp.
(2)- Áp dụng chính sách tạo vốn đầu tư bằng cách thuê mướn tài sản chính, nhất là thuê mướn tài chính của các tổ chức nước ngoài.
(3)- Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện, nước và giao thông.
8. Nhóm những giải pháp đột phá
(1)- Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ trên đại bàn tỉnh nói chung và thành phố Cẩm Phả nói riêng để tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015: Về hạ tầng giao thông; về hạ tầng điện lưới quốc gia.
(2)- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng.
(3)- Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, dự án FDI và các dự án thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu, đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp
(4)- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tri thức, ưu tiên các lĩnh vực tạo sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao.
Giao UBND thành phố Cẩm Phả chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch: Tính toán cân đối, huy động các nguồn lực, xây dựng chương trình kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký, các ông bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Cẩm Phả căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẨM PHẢ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(kèm theo Quyết định số 1831/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2013)
TT | Tên dự án | Địa điểm | Công suất | Vốn đầu tư (Tỷ đ) | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2011-2015 | 2016-2020 | 2011-2015 | 2016-2020 | |||||
1. | Khai thác than lộ thiên và hầm lò các vùng Cẩm Phả | Vùng Cẩm Phả | 35 triệu tấn | 45 triệu tấn | 14.098 | 11.363 | Vốn trong nước | 2011-2020 |
2. | Đầu tư cho công tác thăm dò các khoáng sản | Vùng Cẩm Phả |
|
|
|
| Vốn trong nước | 2011-2020 |
3. | Đầu tư duy trì công suất khai thác, chế biến các mỏ | Khu vực khoáng sản hiện đã được cấp phép khai thác |
|
|
|
| Vốn trong nước | 2011-2020 |
4. | Qui hoạch khai thác gắn liền chế biến và sử dụng mỏ: Sét gạch ngói, khoáng sản kim loại... | Trên địa bàn Cẩm Phả |
|
|
|
| Vốn trong nước | 2011-2020 |
5. | Tổng vốn đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản khác | Trên địa bàn Cẩm Phả |
|
| 154,3 | 137 | Vốn trong nước | 2011-2020 |
| Tổng cộng |
|
|
| 14.252,3 | 11.500 |
|
|
Số TT | Tên dự án | Địa điểm | Công suất | Vốn đầu tư, tỷ đồng | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2011-2015 | 2016-2020 | 2011-2015 | 2016-2020 | |||||
1 | Nâng cao năng lực chế tạo của CTCMáy Than VN | Cẩm Phả |
|
| 300 | 200 | TKV | 2011-2015 |
2 | Dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô tải nặng, xe chuyên dùng | CT CN ô tô than VN, Cẩm Phả | 2.500 xe |
| 150 | 200 | DN+Vay | 2011-2015 |
3 | NM chế tạo hệ thống giảm sóc ô tô | Thị xã Cẩm Phả | 2-3 vạn bộ |
| 250 | 150 | TKV | 2011-2015 |
4 | Xây dựng Nhà máy sản xuất và lắp ráp máy ủi, máy xúc | CCN phường Quang Hanh |
|
| 250 | 400 | TKV+Vay | 2011-2015 |
5 | Đầu tư XD Công ty lắp và sửa chữa máy | - |
|
| 350 | 300 | DN+Vay | 2011-2015 |
6 | Một số dự án đổi mới thiết bị, hiện đại hóa | - |
|
| 200 | 300 | DN+Vay | 2011-2015 |
| Tổng cộng |
|
|
| 1.500 | 1.550 |
|
|
Số TT | Tên dự án | Địa điểm | Công suất | Vốn đầu tư, tỷ đồng | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2011-2015 | 2016-2020 | 2011-2015 | 2016-2020 | |||||
1 | NĐ Cẩm Phả II | Cẩm Phả | 300 |
| - |
| TKV | 2011 |
2. | NĐ Mông Mương 2 | Mông Dương, Cẩm Phả | 1200 |
| 39.546 | - | AES-(BOT) | 2015 |
4. | NĐ Mông Dương 1 | Mông Dương, Cẩm Phả |
| 1000 | 33.614 | - | EVN | 2016-2017 |
A | Tổng nguồn điện | Cẩm Phả | 1500 | 1000 | - | 1.500 | Vay, ODA | 2011-2020 |
B | Đồng bộ lưới điện | Cẩm Phả |
|
| 650 | 500 | Vay +DN | 2011-2020 |
| Tổng nhu cầu vốn, tỷ VND |
|
|
| 73.810 | 2.000 |
|
|
D. Ngành công nghiệp sản xuất VLXD thành phố Cẩm Phả giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
TT | Tên dự án | Địa điểm | Công suất | Vốn đầu tư (Tỷ đ) | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2011-2015 | 2016-2020 | 2011-2015 | 2016-2020 | |||||
1. | Năng lực sản xuất của nhà máy xi măng Cẩm Phả | Cẩm Phả | 2,3 triệu tấn/năm | 4,5 triệu tấn/năm |
|
| Vốn trong nước | 2011-2020 |
2. | Gạch nung tuynel | Trên địa bàn Cẩm Phả | 725 triệu viên/năm | 910 triệu viên/năm | 78 | 90 | Vốn trong nước | 2011-2020 |
3. | Gạch không nung | Cẩm Phả | 151,4 triệu viên | 206,2 | 25 | 13 | Vốn trong nước | 2011-2020 |
4. | Đá xây dựng | Cẩm Phả, | 1,08 triệu m3 | 1,25 triệu m3 | 6,10 | 4,76 | Vốn trong nước | 2011-2020 |
5. | Đầu tư mở rộng công suất cơ sở sản xuất gạch Ceramic | Trên địa bàn Cẩm Phả |
|
| 50 | 50 | Vốn trong nước | 2011-2020 |
6. | Cửa nhựa | Trên địa bàn Cẩm Phả | 50 ngàn m2/năm | 150 ngàn m2/năm | 20 | 45 | Vốn trong nước | 2011-2020 |
| Tổng cộng |
|
|
| 179,10 | 202,76 |
|
|
TT | Tên dự án | Địa điểm | Công suất | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2011-2015 | 2016-2020 | 2011-2015 | 2016-2020 | |||||
1 | 01 Cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu | Cẩm Phả, | 6.000 - 8.000 tấn/năm/cơ sở |
| 130 tỷ đồng |
| Liên doanh | 2011 - 2015 |
2 | 01 cơ sở sản xuất bia chất lượng cao |
| (50 triệu lít/năm) |
| 40 triệu USD | 40 triệu USD | Vốn NN Liên doanh | 2011- 2020 |
3 | Mở rộng cơ sở sản xuất rượu Ba Kích | Cẩm Phả | 10.000 lít/năm |
| 10 tỷ đồng |
| Vốn trong nước | 2011- 2015 |
4 | Nâng công suất các cơ sở sản xuất nước khoáng thiên nhiên | Quanh Hanh; Bãi Cháy | 30 - 40 triệu lít/năm | 80 triệu lít/năm | 15 – 18 tỷ đồng | 25 – 27 tỷ đồng | Vốn NN Liên doanh | 2011- 2020 |
5 | 02 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung | Cẩm Phả | (250 con/giờ) x 02 |
| 1 tỷ |
| Vốn trong nước | 2011 - 2015 |
6 | Kho lạnh bảo quản thịt | Cẩm Phả |
|
| 3 tỷ |
| Vốn trong nước | 2011 - 2015 |
| Tổng cộng |
|
|
| 239 tỷ đồng | 105 tỷ đồng |
|
|
Số TT | Tên dự án | Địa điểm | Công suất, m3/ngày đêm | Vốn đầu tư, tỷ đồng | Nguồn vốn | Thời gian | ||
2011-2015 | 2016-2020 | 2011-2015 | 2016-2020 | |||||
1. | Hệ thống cấp nước Đông Hạ Long | Hạ Long, Cẩm Phả | 36.000 | 38.000 | 873 | 866 | ODA, DN | 2011, 2017 |
| Tổng cộng |
| 36.000 | 38.000 | 873 | 866 |
|
|
G. Các dự án đầu tư hạ tầng cảng biển thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030
Số TT | Tên dự án | Địa điểm thực hiện | Loại/công suất | Trạng thái |
I. Cảng chuyên dụng tại khu vực Cẩm Phả | ||||
1 | Cảng chuyên dụng cho việc vận chuyển than tại Cửa Ông (bao gồm khu vực bốc dỡ Hòn Nét) | Cẩm Phả | Loại: Cảng biển, hỗ trợ tàu 10.000 - 70.000 DWT. Công suất: hiện tại: 3 cầu cảng, kế hoạch đến năm 2015 - 3 cầu cảng và 23 triệu tấn/năm; kế hoạch đến năm 2020 - 3 cầu cảng và 28 triệu tấn/năm. | Đang hoạt động |
2 | Cảng xi măng Cẩm Phả | Cẩm Phả | Công suất: hiện tại: 3 cầu cảng; Kế hoạch đến năm 2015 - 3 cầu cảng và công suất: 3 triệu tấn/năm; đến năm 2020 - 3 cầu cảng, công suất: 4 triệu tấn/năm. | Đang hoạt động |
II. Cảng tổng hợp Cẩm Phả | Cẩm Phả |
| Chưa xây dựng |
- 1 Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 2298/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp - TTCN tỉnh Quảng Nam đến 2020, xét đến 2025
- 3 Quyết định 1588/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4 Quyết định 13/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 5 Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND thông qua đề án quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 6 Quyết định 1208/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 798/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 8 Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 55/2008/QĐ-BCT về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 11 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 12 Luật Đầu tư 2005
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 14 Quyết định 1329/2002/QÐ-BYT về Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 15 Quyết định 63/1998/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND thông qua đề án quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 2 Quyết định 2298/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp - TTCN tỉnh Quảng Nam đến 2020, xét đến 2025
- 3 Quyết định 1588/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4 Quyết định 13/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 5 Quyết định 798/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 6 Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030