- 1 Quyết định 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 23/2007/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 51/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 1 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2 Quyết định 185-QĐ/TW năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban Bí thư ban hành
- 3 Quyết định 80-QĐ/TW năm 2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương do Bộ Chính trị ban hành
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 1853-QĐ/BTGTW | Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2010 |
Căn cứ Quyết định số 80 -QĐ/TW ngày 28 tháng 8 năm 2007 của Bộ Chính trị, khoá X "về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương";
Căn cứ Quyết định 185 –QĐ/TW ngày 3 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khoá X "về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện)" ;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ -CP ngày 12 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Sau khi thống nhất với các bộ, ban, ngành có liên quan,
TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Văn phòng Ban, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành ủy trực thuộc Trung ương, cấp ủy cấp huyện, ủy ban nhân dân huyện và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TRƯỞNG BAN |
CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CỦA TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1853 ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương)
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và ủy ban nhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện, làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở, chịu sự hướng dẫn trực tiếp về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Ban Tuyên giáo cấp tỉnh.
Điều 1. Hình thức giảng dạy và học tập
1. Trung tâm tổ chức giảng dạy và học tập theo lớp học. Giảng viên có trách nhiệm lên lớp và trực tiếp hướng dẫn học viên thảo luận, trao đổi.
2. Mỗi lớp học có giáo viên phụ trách lớp; tùy theo loại hình lớp và thời gian học tập thành lập Ban Cán sự lớp do giáo vụ đề xuất, được Giám đốc Trung tâm quyết định.
3. Các lớp học tại Trung tâm được tổ chức theo 02 hình thức: học tập trung hoặc không tập trung.
1. Trung tâm sử dụng tài liệu học tập theo quy định và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.
2. Trung tâm thành lập tủ sách, thư viện và phòng đọc phục vụ giảng dạy và học tập.
Điều 3. Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm,gồm:
1. Sổ kế hoạch học tập, lịch học, lịch giảng.
2. Sổ theo dõi các văn bản, công văn đi, đến; cặp lưu trữ văn bản, công văn;
3. Sổ theo dõi cấp phát văn bằng, giấy chứng nhận;
4. Sổ tổng hợp, gọi tên và ghi điểm;
5. Sổ đầu bài;
6. Sổ theo dõi dự giờ, phiếu báo giảng, đánh giá giảng viên về công tác chuyên môn;
7. Sổ quản lý tài sản, tài chính (theo quy định hiện hành).
Mẫu sổ sách của Trung tâm do Ban Tuyên giáo cấp tỉnh quy định (trừ sổ quản lý tài sản, tài chính thực hiện theo quy định của ngành tài chính).
Điều 4. Thi, kiểm tra, văn bằng chứng nhận kết quả học tập
1. Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn về việc thi, kiểm tra đối với từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
2. Ban tuyên giáo cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập hội đồng, tổ chức thi, chấm thi, thẩm định kết quả và ký giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình Sơ cấp lý luận chính trị (hoặc Sơ cấp lý luận chính trị - hành chính).
Theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo cấp tỉnh in và quản lý mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình Sơ cấp lý luận chính trị (hoặc Sơ cấp lý luận chính trị - hành chính) và giấy chứng nhận đã hoàn thành các chương trình bồi dưỡng về lý luận chính trị khác.
3. Trung tâm có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập các chương trình bồi dưỡng về luận chính trị (trừ chương trình đào tạo Sơ cấp lý luận chính trị (hoặc Sơ cấp lý luận chính trị - hành chính)). Giám đốc Trung tâm ký và cấp giấy chứng nhận cho học viên đã hoàn thành các chương trình bồi dưỡng nói trên và qua kiểm tra được đánh giá xếp loại đạt từ trung bình trở lên.
Điều 5. Cán bộ, giảng viên của Trung tâm
1. Giám đốc
a) Tiêu chuẩn
- Có đủ những phẩm chất chung: yêu nghề, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên.
- Có năng lực quản lý và giảng dạy (có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm).
- Có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
- Có trình độ đại học về một chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm theo Quyết định 185 –QĐ/TW của Ban Bí thư.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Chịu trách nhiệm trước thường trực cấp ủy cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp huyện về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế của Trung tâm theo quy định quản lý của Nhà nước và yêu cầu cụ thể của địa phương.
- Phối hợp với các ban xây dựng Đảng cấp huyện, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn cho cán bộ, đảng viên theo sự phê duyệt của cấp ủy cấp huyện.
- Có trách nhiệm thực hiện hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo cấp tỉnh và các cơ quan chức năng cấp trên. Định kỳ hàng quý, trao đổi, phối hợp với Ban Tuyên giáo cấp huyện trong tổ chức, triển khai nhiệm vụ chuyên môn.
- Quản lý, theo dõi, chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng giảng dạy của Trung tâm.
- Thực hiện việc sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Trung tâm, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Thực hiện chế độ đi nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn cơ sở.
- Đối với nhiệm vụ giảng dạy, yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ trong quy trình giảng dạy: soạn bài; giảng bài; soạn đề; đáp án, kiểm tra; tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; tham gia tổ chức, quản lý lớp học.
- Thực hiện đầy đủ, chất lượng quy định về cập nhật thông tin, nghiên cứu khoa học, chế độ đi nghiên cứu, tự học nâng cao trình độ, tổng kết thực tiễn ở cơ sở.
2. Phó Giám đốc
- Là người giúp việc cho Giám dốc.
a) Tiêu chuẩn
- Có đủ những phẩm chất chung: yêu nghề, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên.
- Có năng lực quản lý và giảng dạy (có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm).
- Có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
- Có trình độ đại học về một chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm theo Quyết định 185 -QĐ/TW của Ban Bí thư.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn
- Tham gia cùng Giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn cho cán bộ, đảng viên; chiêu sinh; tổ chức điều hành, quản lý hoạt động học tập, tư liệu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của Trung tâm, phụ trách một số lĩnh vực do Giám đốc phân công.
- Điều hành các hoạt động của Trung tâm khi Giám đốc đi vắng, hoặc khi được Giám đốc ủy quyền.
- Trung tâm cử một phó Giám đốc phụ trách công tác giáo vụ.
- Trực tiếp tham gia giảng dạy với yêu cầu thực tiễn đầy đủ các nhiệm vụ trong quy trình giảng dạy và quy định về cập nhật thông tin, nghiên cứu… phục vụ công tác giảng dạy.
3. Cán bộ hành chính (bao gồm: giáo vụ - văn thư, kế toán, thủ quỹ…)
a) Tiêu chuẩn:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt; lối sống lành mạnh; có tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn của công chức ngạch cán sự.
- Có trình độ chuyên môn từ trung cấp kế toán, trung cấp văn thư, lưu trữ trở lên.
- Có thể sử dụng giảng viên chuyên trách của Trung tâm và thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm.
b) Nhiệm vụ quyền hạn: Thực hiện những nội dung công việc theo sự phân công của ban giám đốc Trung tâm, phù hợp với quy định của Nhà nước .
4. Giảng viên chuyên trách của Trung tâm
a) Tiêu chuẩn
- Có đủ những tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên.
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm.
- Có trình độ lý luận chính trị cao cấp. (Riêng đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trong thời gian trước mắt, có thể là trung cấp).
- Có trình độ cao đẳng, đại học về một chuyên ngành.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong quy trình giảng dạy: soạn bài; giảng bài; soạn đề; đáp án, kiểm tra; tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; tham gia tổ chức, quản lý lớp học.
- Thực hiện đầy đủ, có chất lượng những quy định về cập nhật thông tin, nghiên cứu khoa học, chế độ đi nghiên cứu, tự học nâng cao trình độ, tổng kết thực tiễn ở cơ sở.
- Thực hỉện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm phân công.
5. Giảng viên kiêm chức
- Giảng viên kiêm chức của Trung tâm là những cán bộ công tác tại các cơ quan Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, được Giám đốc Trung tâm đề nghị và cấp ủy cấp huyện ra quyết định công nhận.
- Có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
- Có khả năng sư phạm và năng lực truyền đạt kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực lý luận chính trị.
- Thực hiện nhiệm vụ giảng bài theo kế hoạch, đảm bảo nội dung, chất lượng bài giảng. Ban Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm giúp đỡ về đề cương, giáo án đảm bảo nội dung và chất lượng hoạt động giảng dạy; tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ theo quy định.
Điều 6. Quyền lợi của cán bộ và giảng viên của Trung tâm
1. Quyền lợi chung đối với cán bộ và giảng viên của Trung tâm
1. Cán bộ và giảng viên của Trung tâm được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao, được thông tin những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn, thông tin về thời sự, chính sách; có kế hoạch tham quan, khảo sát thực tế.
2. Cán bộ và giảng viên của Trung tâm được bồi dưỡng, tập huấn về nội dung và phương pháp giảng dạy các chương trình lý luận chính trị để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy.
2. Đối với cán bộ và giảng viên chuyên trách của Trung tâm
Cán bộ và giảng viên chuyên trách của Trung tâm được hưởng các quyền lợi theo quy định chung của Đảng và Nhà nước và quy định của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với ngành giáo dục (như đối với người trực tiếp tham gia giảng dạy được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo Quyết định số 244/2005/QĐ - TTg ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Thủ tưởng Chính phủ "về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập", Chế độ trả lương dạy thêm giờ theo Thông tư liên tịch sổ 50/2008/TTLT/BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/09/2008 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập; Phong chức danh khoa học, phong danh hiệu nhà giáo theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cán bộ, giảng viên của Trung tâm được hưởng các chế độ dự hội nghị, tham quan thực tế theo quy định trong Thông tư số 23/2007/TT - BTC ngày 21/3/2007, Thông tư 51/2008/TT-BCT, ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ tổ chức các hội nghị và các chế độ khác theo quy định của pháp luật hiện hành).
3. Đối với giảng viên kiêm chức
Giảng viên kiêm chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được hưởng chế độ thù lao theo quy định hiện hành (Thông tư 51/2008/TT-BCT, ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính và các quy định có liên quan khác...).
4. Đối với lãnh đạo Trung tâm
Lãnh đạo Trung tâm được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm tương đương với hệ số phụ cấp của lãnh đạo cấp phòng của ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 7. Quy định giờ chuẩn trong giảng dạy của cán bộ, giảng viên chuyên trách tại Trung tâm
1. Quy định về số giờ giảng dạy tối thiểu hàng năm:
- Đối với giám đốc Trung tâm: Giảng dạy 40 giờ chuẩn, trong đó có 30 giờ giảng bài.
- Đối với phó Giám đốc Trung tâm: Giảng dạy 60 giờ chuẩn, trong đó có 40 giờ giảng bài.
- Đối với giảng viên chuyên trách của Trung tâm: Giảng dạy 120 giờ chuẩn, trong đó có 90 giờ giảng bài. (Nếu kiêm nhiệm công tác giáo vụ, hoặc văn phòng, giảng dạy 90 giờ chuẩn, trong đó có 45 giờ giảng bài).
- Cán bộ, giảng viên chuyên trách của Trung tâm giảng dạy vượt số giờ chuẩn quy định trên đây, được hưởng chế đô vượt giờ theo các quy định hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng định mức giờ chuẩn: lãnh đạo và giảng viên chuyên trách của Trung tâm.
3. Đối tượng được giảm định mức giờ chuẩn: Nữ cán bộ, giảng viên có con nhỏ dưới 36 tháng được giảm 10% định mức giờ chuẩn.
4. Chi trả thù lao vượt giờ: theo quy định hiện hành (Thông tư 51/2008/TT-BCT, ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch sổ 50/2008/ TTLT/BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/09/2008 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và các quy định khác có liên quan).
5. Cách tính quy đổi ra giờ chuẩn:
a) Giảng dạy, phụ trách lớp:
- 1 tiết lên lớp tính 1 giờ chuẩn (01 buổi giảng tính 5 tiết).
- Giảng dạy lớp đông có nhiều học viên:
+ Dưới 70 học viên tính hệ số 1.
+ Từ 70 học viên trở lên, cứ thêm 10 học viên được cộng thêm hệ số 0,1.
+ Trên 120 học viên, được tính nhân hệ số 2.
- Phụ trách lớp được tính giờ chuẩn theo cách: 1 giờ chuẩn cho 1 lớp học có thời gian học từ 50 tiết trở xuống. Đối với lớp học có thời gian học kéo dài trên 50 tiết, cứ thêm 5 tiết được tính cộng thêm 0,1 giờ chuẩn.
b) Hướng dẫn thảo luận, ôn tập, tổng kết:
- Chủ trì thảo luận, xê-mi-na, giải đáp thắc mắc: 1 tiết được tính 1 giờ chuẩn.
- Tổng kết, giải đáp môn học, hướng dẫn ôn tập trên lớp: 1 tiết được tính 1 giờ chuẩn.
c) Ra đề thi, kiểm tra (gồm đề, đáp án và thang điểm) và coi thi:
- Ra đề kiểm tra: tính 1 giờ chuẩn cho 1 đề, kèm theo đáp án và thang điểm.
- Ra đề thi: tính 1,5 giờ chuẩn cho 1 đề, kèm theo đáp án và thang điểm.
d) Coi thi:
- Mỗi phòng thi viết bố trí 2 người; buổi thi 120 phút được tính 1 giờ chuẩn cho mỗi người coi thi.
- Tham gia Hội đồng coi thi nhưng không trực tiếp coi thi được tính 1 giờ chuẩn cho 1 buổi.
đ) Chấm bài kiểm tra và thi:
- Chấm 10 bài kiểm tra được tính 1 giờ chuẩn.
- Chấm 6 bài thi được tính l giờ chuẩn.
- Hỏi thi vấn đáp l buổi được tính 2 giờ chuẩn.
- Tham gia Hội đồng chấm thi nhưng không trực tiếp chấm bài được tính 1 giờ chuẩn cho 1 buổi.
e) Hướng dẫn tham quan thực tế: Một ngày được tính 3 giờ chuẩn.
Học viên được triệu tập tham dự các lớp đào tạo và bồi dưỡng theo quy định chung. bao gồm cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
1. Nhiệm vụ của học viên
- Thực hiện đầy đủ việc học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch của Trung tâm.
- Có ý thức tự giác tinh thần trách nhiệm trong học tập, nghiêm túc thực hiện đầy đủ nội quy, quy chế của Trung tâm.
2. Quyền lợi của học viên
- Được cung cấp, mượn, mua các sách, tài liệu phục vụ cho việc học tập.
- Được tham gia đóng góp ý kiến với giảng viên về nội dung, phương pháp giảng dạy; góp ý với Trung tâm về việc tổ chức, quản lý, điều hành các khâu dạy và học.
- Được đề xuất ý kiến về mục tiêu, nội dung và thời gian bồi dưỡng của chương trình học.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành .
- Được cấp văn bằng, giấy chứng nhận đúng với chương trình và kết quả học tập đạt được theo quy định.
- Những cán bộ, giảng viên xuất sắc được Trung tâm đề nghị cấp ủy, ủy ban nhân dân cấp huyện và các cấp trên khen thưởng theo quy định. Những cán bộ, giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quy chế của Trung tâm, Ban Giám đốc Trung tâm đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm, được đánh giá kết quả xuất sắc sẽ được Giám đốc Trung tâm ký biểu dương, khen thưởng, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen. Học viên không hoàn thành chương trình học tập theo quy định, hoặc kết quả đánh giá dưới mức trung bình sẽ không được cấp bằng, hoặc giấy chứng nhận và Trung tâm sẽ thông báo về đơn vị công tác. Học viên vi phạm kỷ luật theo nội quy, quy chế của Trung tâm sẽ bị xử lý theo quy định, cao nhất là xoá tên khỏi danh sách học viên.
Quy chế này có hiệu lực áp dụng tại tất cả các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Những nội dung đang thực hiện trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
- 1 Công văn 5723-CV/BTGTW năm 2010 điều chỉnh Quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 2 Công văn 5723-CV/BTGTW năm 2010 điều chỉnh Quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 1 Thông tư liên tịch 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 185-QĐ/TW năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban Bí thư ban hành
- 3 Thông tư 51/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 80-QĐ/TW năm 2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương do Bộ Chính trị ban hành
- 5 Quyết định 18/2007/QĐ-BGDĐT quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Thông tư 23/2007/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 8 Quyết định 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 18/2007/QĐ-BGDĐT quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Kết luận 66-KL/TW năm 2019 về tổng kết việc thực hiện Quyết định 185-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành