THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1873/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2010 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Phạm vi lập quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm ranh giới hành chính của 4 tỉnh, thành phố: thành phố Cần Thơ, các tỉnh: An Giang, Kiên Giang và Cà Mau với tổng diện tích tự nhiên là 16.617 km2.
Địa điểm xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế.
- Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của vùng, tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh để xử lý chất thải rắn nguy hại.
- Quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung trong tỉnh để xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường.
- Sử dụng công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn.
- Xác định vị trí quy mô các khu xử lý chất thải rắn cấp vùng liên tỉnh, vùng tỉnh phù hợp, đảm bảo đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% chất thải rắn phát sinh tại các đô thị, khu công nghiệp thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long được thu gom và xử lý.
- Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn. Huy động các nguồn lực tham gia đầu tư các công trình xử lý và quản lý chất thải rắn.
- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững trong vùng và cả nước.
a) Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh
Đến năm 2015: tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 4.600 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 4.260 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 300 tấn/ngày và chất thải rắn y tế: 40 tấn/ngày.
Đến năm 2020: tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 7.550 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 6.500 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 1000 tấn/ngày và chất thải rắn y tế: 50 tấn/ngày.
Dự báo tổng lượng chất thải rắn các loại tại các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long:
TT | Tên tỉnh/thành phố | Lượng chất thải rắn dự báo (tấn/ngày) | |
2015 | 2020 | ||
1 | An Giang | 1.400 | 2.100 |
2 | Kiên Giang | 1.100 | 2.150 |
3 | Cần Thơ | 1.100 | 1.900 |
4 | Cà Mau | 1.000 | 1.400 |
Tổng | 4.600 | 7.550 |
b) Công nghệ xử lý chất thải rắn
- Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp:
+ Chôn lấp hợp vệ sinh: áp dụng đối với các loại rác hỗn hợp có thành phần độc hại không đáng kể, khu vực có diện tích đất lớn;
+ Chế biến phân compost: áp dụng đối với khu vực có diện tích chôn lấp nhỏ và lượng chất thải rắn hữu cơ lớn;
+ Tái chế: áp dụng đối với các loại rác còn giá trị sử dụng sau khi được xử lý về mặt kỹ thuật;
+ Đốt: áp dụng đối với loại rác có độ ẩm thấp, dễ cháy và độc hại.
- Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp và y tế:
Để xử lý triệt để chất thải rắn công nghiệp và y tế, đặc biệt là chất thải nguy hại, cần xử lý tập trung kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau:
- Các công nghệ phụ trợ xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại bao gồm: phân loại và xử lý cơ học, xử lý hóa - lý.
- Công nghệ khử khuẩn xử lý chất thải rắn y tế bị nhiễm khuẩn.
- Đốt: xử lý chất thải rắn y tế nguy hại và một số chất thải rắn công nghiệp nguy hại (dạng hữu cơ).
- Chôn lấp hợp vệ sinh: chất thải rắn công nghiệp và y tế thông thường; chất thải rắn công nghiệp nguy hại khác và tro đốt chất thải rắn y tế nguy hại sau khi cố định và hóa rắn.
c) Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tập trung cho các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh
Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn cho các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long xác định 01 khu xử lý chất thải rắn nguy hại quy mô khoảng 20 ha, đặt kế bên khu xử lý chất thải rắn của tỉnh Cà Mau.
- Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh
Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn cho các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long xác định 05 khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh như sau:
TT | Tên tỉnh/ thành phố | Địa điểm | Quy mô | Đối tượng và phạm vi phục vụ |
1 | An Giang | Khu xử lý chất thải rắn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang | Khoảng 50 ha | - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Long Xuyên và một phần huyện Thoại Sơn, Châu Thành |
2 | Kiên Giang | Khu xử lý chất thải rắn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang | Khoảng 50 ha | - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Rạch Giá, huyện Hòn Đất và các khu vực lân cận |
3 | Thành phố Cần Thơ | Khu xử lý chất thải rắn quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ | Khoảng 47 ha | - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Cần Thơ |
4 | Thành phố Cần Thơ | Khu chất thải rắn tại khu vực huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ | Khoảng 120 ha | - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Cần Thơ sau năm 2020 |
5 | Cà Mau | Khu xử lý chất thải rắn đặt tại khu vực phía Bắc cách thành phố Cà Mau khoảng 20 - 30 km. | Khoảng 100 ha | - Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường cho thành phố Cà Mau, huyện U Minh và các khu công nghiệp lân cận từ năm 2025 trở đi |
a) Giai đoạn 2010 - 2015:
- Rà soát, xây dựng lộ trình đóng cửa các bãi rác hiện hữu không đảm bảo về mặt môi trường theo quy trình.
- Rà soát lại các dự án có liên quan đến lĩnh vực thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo định hướng chung của vùng.
- Rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới Quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các tỉnh trong vùng phù hợp với quy hoạch này.
- Lập dự án thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn (tập trung tại các đô thị cấp tỉnh) đồng thời thực hiện chương trình vận động cộng đồng cùng tham gia.
- Chuẩn bị quỹ đất, triển khai lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu xử lý chất thải rắn vùng tỉnh và liên tỉnh.
b) Giai đoạn 2015 - 2020:
- Nhân rộng và triển khai các dự án thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn (tập trung tại các đô thị cấp tỉnh) song song chương trình vận động cộng đồng cùng tham gia.
- Lựa chọn công nghệ, trang thiết bị phù hợp từng điều kiện đặc thù của địa phương.
- Đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn cấp tỉnh, và liên tỉnh trong vùng.
Nguồn vốn để đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ bao gồm:
- Vốn ngân sách.
- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài.
- Vốn tín dụng đầu tư.
- Vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
8. Đánh giá môi trường chiến lược:
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đề phòng sự cố môi trường, các dự án sẽ thực hiện:
a) Các biện pháp trong giai đoạn xây dựng
- Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường và dọc tuyến đường vận chuyển.
- Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên công trường.
- Các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên công trường.
- Các biện pháp phòng chống tai nạn, sự cố trong quá trình xây dựng.
- Các biện pháp phòng chống ảnh hưởng của dự án đến nguồn nước ngầm khu vực.
- Các biện pháp hỗ trợ khác.
b) Các biện pháp trong giai đoạn hoạt động
- Biện pháp thu gom và xử lý khí thải từ các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt: đốt bỏ hoặc phát điện tùy theo quy mô chôn lấp.
- Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải từ bãi chôn lấp: thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho các bãi chôn lấp; các nhà máy tái sinh, tái chế.
- Các biện pháp xử lý bụi, khí thải từ khu vực thu gom, phân loại, tái chế chất thải rắn.
- Các biện pháp xử lý chất thải rắn phát sinh tại các khu liên hợp, các khu vực phân loại, tái chế.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến nguồn nước mặt, nước ngầm; thu gom nước mưa, nước thải.
- Các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường.
- Các biện pháp hỗ trợ khác.
c) Chương trình quản lý và giám sát môi trường
- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí.
- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm.
- Chương trình quan trắc chất lượng môi trường đất.
1. Bộ Xây dựng
- Tổ chức công bố quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Huy động, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh, vùng tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3. Bộ Tài chính
Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường theo quy định đối với các khu xử lý chất thải rắn đã được đầu tư xây dựng.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Nghiệm thu, đánh giá, giám sát các công nghệ xử lý chất thải rắn trong nước và nước ngoài được sử dụng ở Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tại địa phương.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về quản lý tổng hợp chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |