Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1873/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố và Tờ trình số 320 ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ, gồm 25 thủ tục hành chính, cụ thể:

1. Thủ tục hành chính mới ban hành, gồm 02 thủ tục;

2. Thủ tục hành chính bãi bỏ, gồm 23 thủ tục.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Hoàng Quân

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1873/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)

Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh:

STT

Tên thủ tục hành chính

I. LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

1

Thủ tục Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

2

Thủ tục Cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ)

II. Thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh:

STT

Mã số hồ sơ

Tên thủ tục hành chính

I. LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

1

048627

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo – Taximet

2

048730

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Cân phân tích, cân kỹ thuật

3

048745

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Cân bàn

4

048757

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Cân dĩa

5

048901

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo – Cân đồng hồ lò xo

6

048323

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Cân treo

7

049365

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Cân ô tô

8

049385

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Quả cân E2, F1

9

049395

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Quả cân cấp chính xác F2, M1, M2

10

049402

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Bể đong cố định kiểu trụ nằm ngang

11

049414

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Cột đo xăng dầu

12

049431

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Đồng hồ nước lạnh

13

049458

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Áp kế

14

049468

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Huyết áp kế

15

049491

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Huyết áp kế pitông

16

049496

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Nhiệt kế thủy tinh chất lỏng

17

049503

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Nhiệt kế thủy tinh rượu có cơ cấu cực tiểu

18

049509

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Nhiệt kế thủy tinh có cơ cấu cực đại

19

049674

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Nhiệt kế y học thủy tinh thủy ngân có cơ cấu cực đại

20

049677

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Nhiệt kế y học điện tử có cơ cấu cực đại

21

049685

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Công tơ điện xoay chiều kiểu cảm ứng một pha

22

049688

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Máy đo điện tim

23

049692

Thủ tục Kiểm định phương tiện đo - Máy đo điện não

Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

1. Thủ tục Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu (người nhập khẩu) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (Phòng Quản lý Đo lường Chất lượng - Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (số 263 đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).

* Bước 3: Tổ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (Phòng Quản lý Đo lường Chất lượng - Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, người nhập khẩu sẽ được nhận lại 01 bản “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” và 01 bản “Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu” theo Phụ lục I, II của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN (trong đó có ghi thời hạn và những nội dung cần bổ sung) để thực hiện thủ tục mở tờ khai hải quan tại cơ quan Hải quan đồng thời thực hiện việc đăng ký chứng nhận hợp quy cho lô hàng tại các Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Sau khi được cấp giấy chứng chỉ chất lượng người nhập khẩu sẽ bổ sung hồ sơ tại Tổ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (Phòng Quản lý Đo lường Chất lượng - Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và nhận “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” theo Phụ lục III của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan kiểm tra nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu quá thời hạn mà người nhập khẩu vẫn chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu thì Chi Cục sẽ thực hiện xử lý theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 8 của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN .

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, người nhập khẩu sẽ được nhận lại 01 bản “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” và 01 bản “Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu” theo Phụ lục I, II của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN trong đó có ghi ngày hẹn trả “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.

* Bước 4: Người nhập khẩu nộp lệ phí kiểm tra theo “Bản đề nghị thanh toán lệ phí cấp giấy thông báo kết quả kiểm tra về chất lượng hàng hóa nhập khẩu”.

* Bước 5: Người nhập khẩu được nhận 01 bản “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” và “Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu” theo Phụ lục I, II của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN trên đó có ghi thời hạn người nhập khẩu bổ sung hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ) hoặc ghi ngày hẹn trả Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ).

* Bước 6: Người nhập khẩu được nhận “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” theo Phụ lục III của Thông tư 17/2009/TT- BKHCN theo ngày hẹn trả trên phiếu tiếp nhận hồ sơ tại Tổ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (Phòng Quản lý Đo lường Chất lượng - Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (số 263 đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).

- Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại Tổ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (Phòng Quản lý Đo lường Chất lượng - Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (theo mẫu);

- Bản photo copy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa kèm theo (Packing list);

- Bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

- Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-Certificate of Origin); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân; tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

- Lệ phí: 150.000 đồng/giấy.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư số số 17/2009/TT- BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chứng chỉ chất lượng bao gồm một trong các hồ sơ sau:

+ Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong thời hạn còn hiệu lực, được cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận;

+ Giấy chứng nhận chất lượng, giấy giám định chất lượng của lô hàng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa tương ứng, được cấp bởi tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận;

+ Giấy chứng nhận hệ thống quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu về hệ thống quản lý.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

+ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

+ Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định Danh mục sản phẩm hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

+ Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

+ Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

MẪU ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA

NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Kính gửi :………………….(Tên Cơ quan kiểm tra)................................................

Người nhập khẩu: .....................................................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................................................

Điện thoại: ................................................................. Fax: ......................................

Đăng ký kiểm tra chất lượng lô hàng hóa sau:

Số TT

Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao sau đây:

Hợp đồng (Contract) số: ………………………………………………………...

Danh mục hàng hoá (Packing list): ………………………………………….......

Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Giấy giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: .........do Tổ chức........... cấp ngày: ...... /....... / .............. tại: ……………………………………………………...

Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý số: …………………………………….........

do Tổ chức chứng nhận : …....... cấp ngày: ...... /....... / .............. tại: ……………..

Hóa đơn (Invoice) số: ............................................................................................

Vận đơn (Bill of Lading) số: ………………………………………………..........

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: ………………………………………………....

Giấy chứng nhận xuất xứ C/O số: ……………………………………………….

Ảnh hoặc bản mô tả hàng hoá, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn .................................. hoặc quy chuẩn kỹ thuật .................................

 

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

vào sổ đăng ký: số:...../ Cơ quan KT

Ngày…… tháng…… năm 200...

(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên đóng dấu)

.., ngày…. tháng ….năm 200..

(NGƯỜI NHẬP KHẨU)

(ký tên, đóng dấu)

 

2. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ)

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm (Phòng Quản lý Đo lường Chất lượng - Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.HCM) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (số 263 đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).

* Bước 3: Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo qui định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời hạn bảy ngày (07) làm việc tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN .

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

* Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ (Phòng Quản lý Đo lường Chất lượng - Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.HCM) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (số 263 đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).

- Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm (Phòng Quản lý Đo lường Chất lượng - Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.HCM) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (theo mẫu) quy định tại Phụ lục I Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN (tên hàng nguy hiểm phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP) kèm theo bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.

2. Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải (theo mẫu) quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN .

3. Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển (theo mẫu) quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN .

4. Bản cam kết của doanh nghiệp (theo mẫu) quy định tại Phụ lục IV của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN .

5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN .

6. Bản cam kết của người vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).

7. Phiếu an toàn hóa chất theo đúng quy định.

8. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:

a) Bản sao hợp lệ thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước kèm theo chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp;

b) Bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển.

9. Bảo sao hợp lệ giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).

10. Bảo sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng). Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác, doanh nghiệp phải nộp kèm theo hồ sơ bản sao hợp lệ các tài liệu sau:

a) Tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố;

b) Phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp cấp.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn bảy ngày (07) làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sẽ tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu quy định, trong thời hạn ba ngày (03) làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.HCM thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

- Lệ phí: Không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (theo mẫu) quy định tại Phụ lục I Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN (tên hàng nguy hiểm phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP) kèm theo bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.

2. Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải (theo mẫu) quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN

3. Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển (theo mẫu) quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN

4. Bản cam kết của doanh nghiệp (theo mẫu) quy định tại Phụ lục IV của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN

5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Bản sao hợp lệ là bản sao có chứng thực của cơ quan công chứng hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp.

+ Hàng nguy hiểm là hóa chất loại 5 và loại 8, tên hàng nguy hiểm phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP

+ Đối với hàng nguy hiểm được gửi

1. Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận.

Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác thì dụng cụ chứa hàng nguy hiểm phải có tiêu chuẩn áp dụng và phải được thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật với tiêu chuẩn đó.

2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có:

a) Nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm;

b) Dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng hóa theo quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP .

3. Có đầy đủ phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN .

+ Đối với phương tiện vận chuyển

1. Phương tiện vận chuyển của chính doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc của người vận tải được thuê vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn thời hạn sử dụng.

2. Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Công Thương quy định, cụ thể như sau:

a) Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hàng nguy hiểm;

b) Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;

c) Người vận tải phải đảm bảo các yêu cầu về người điều khiển phương tiện, người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 ;

d) Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp đối với hàng nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng cháy chữa cháy quy định;

đ) Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía còn thừa ra ít nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;

e) Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;

g) Điện áp trong hệ thống của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 24V.

h) Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác như đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.

3. Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện. Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 104/2009/NĐ-CP , ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước của báo hiệu và mã số Liên hợp quốc (UN) quy định tại Phụ lục VII của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN .

4. Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể về việc xử lý phương tiện (xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện; tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện,...) sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó.

+ Đối với người điều khiển phương tiện và người áp tải

1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép lái xe còn hiệu lực, phù hợp với hạng xe ghi trong giấy phép lái xe, đồng thời phải có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp.

Người điều khiển phương tiện vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, phải đảm bảo an toàn vận chuyển theo quy định; chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và biển báo nguy hiểm theo quy định.

2. Người áp tải phải được huấn luyện và có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất mà mình áp tải do Bộ Công Thương cấp và chấp hành đầy đủ các quy định ghi trong giấy phép vận chuyển.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12.

+ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

+ Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hhướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

 

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...
Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:............................

..........ngày.......tháng......năm.............

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

vận chuyển các chất ôxi hóa/các hợp chất ôxit hữu cơ/các chất ăn mòn

(Vận chuyển loại hàng hóa nào thì ghi tên loại hàng hóa đó)

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố.............

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép: ................................................................

Địa chỉ: ......................................................................................................................

Điện thoại: .................................................................................................................

Fax: ................................................. - E-mail: ..........................................................

Giấy đăng ký kinh doanh số: ................. Ngày cấp: ...................... Nơi cấp: ...........

Đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (tên hàng nguy hiểm, nhóm hàng, mã UN): .....

Thời gian bắt đầu vận chuyển: .................................................................................

Tổng trọng lượng hàng hoá cần vận chuyển (tấn): ...........................................……

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển bao gồm:

1.

2.

3.

....

...........................................................................(tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép vận chuyển) cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về vận chuyển hàng nguy hiểm./.

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

MẪU DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN,
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...
Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

TT

Tên chủ phương tiện

Loại xe

Trọng tải

(ghi đúng trọng tải theo giấy đăng ký)

Biển kiểm soát

Tên người điều khiển

Tên người áp tải

Hợp đồng thuê vận chuyển (đối với trường hợp thuê phương tiện vận chuyển)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

MẪU LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN VÀ TỔNG TRỌNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...
Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN VÀ TỔNG TRỌNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN

TT

Tên, địa chỉ đơn vị sản xuất

Tên, địa chỉ đơn vị nhận hàng

Tên hàng, nhóm hàng, mã UN

Hành trình vận chuyển (ghi tên các tỉnh, thành phố nơi hàng hóa sẽ vận chuyển đi qua)

Tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển (tấn/năm)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

………..

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

………..

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

MẪU BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...
Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..........ngày.......tháng......năm..............

 

BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố..............

- Họ và tên (của giám đốc doanh nghiệp):........................................................

- Chức vụ: Giám đốc.........(tên doanh nghiệp)..................................................

- Địa chỉ:...........................................................................................................

- Điện thoại:........................................Fax:.......................................................

......(tên doanh nghiệp).......................... cam kết thực hiện các nội dung sau:

1. Thực hiện đúng lịch trình vận chuyển theo giấy phép vận chuyển và mỗi chuyến hàng vận chuyển hàng nguy hiểm đều làm Lệnh điều động vận chuyển theo mẫu kèm theo và có sổ theo dõi việc vận chuyển hàng nguy hiểm.

2. Bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Đồng thời thông báo tới Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nằm trong lịch trình vận chuyển để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp xảy ra sự cố.

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

MẪU LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...
Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:................../LĐĐ

..........ngày.......tháng......năm..............

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM

- Họ và tên (của Lãnh đạo doanh nghiệp): .......................................................

- Chức vụ: .........................................................................................................

- Hôm nay, ngày.......tháng.......năm....., .......................(tên doanh nghiệp) điều động vận chuyển hàng nguy hiểm theo giấy phép vận chuyển đã được cấp như sau:

1. Loại phương tiện, biển kiểm soát:.................................................................

2. Tên người điều khiển phương tiện:...............................................................

3. Tên người áp tải:............................................................................................

4. Tên hàng hóa vận chuyển (tên hàng hóa, nhóm hàng, mã UN):...................

5. Trọng lượng hàng hóa vận chuyển:...............................................................

6. Hóa đơn số, ngày, tháng, năm:......................................................................

7. Lý do vận chuyển:.........................................................................................

8. Địa điểm lấy hàng hóa:..................................................................................

9. Địa điểm giao hàng hóa:................................................................................

10. Hành trình vận chuyển:.................................................................................

11. Thời gian vận chuyển:...................................................................................

12. Tên, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng khi cần liên hệ khẩn cấp:...............

 

Nơi nhận:
- ........(nơi nhận hàng);
- ........(nơi giao hàng);
- ........(tên UBND tỉnh/thành phố nơi hàng nguy hiểm được vận chuyển đi qua) (để phối hợp);
- ......(người điều khiển phương tiện) (để thực hiện);
- ........(người áp tải) (để thực hiện);
- Lưu............

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )