Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 188/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 27 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ, NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ CHO HỘI VIÊN - NHÀ BÁO CỦA HỘI NHÀ BÁO TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 8345-QĐ/TU ngày 23/10/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan đảng, nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí;

Căn cứ Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Quảng Ngãi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 05/STTTT ngày 05/01/2016 và đề xuất của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 3204/STC-TCHCSN ngày 29/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ báo chí cho hội viên - nhà báo của Hội nhà báo tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, với nội dung chính sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Việc tổ chức bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ nhằm giúp cho hội viên-nhà báo nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, làm cho báo chí chính thống chủ động thông tin, định hướng dư luận xã hội trước sự bùng nổ của mạng truyền thông xã hội.

2. Việc tổ chức bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, từng loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử); kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, đáp ứng yêu cầu cải tiến, nâng cao chất lượng của các cơ quan báo chí.

II. ĐỐI TƯỢNG, CHỈ TIÊU, QUY MÔ, NỘI DUNG CÁC LỚP BỒI DƯỠNG

1. Đối tượng bồi dưỡng

Là Trưởng, phó phòng biên tập; Trưởng, phó phòng phóng viên; biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí tỉnh; Trưởng, phó đài, phóng viên các Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện, thành phố; phóng viên Cổng Thông tin điện tử tinh; phóng viên chuyên mục phát thanh-truyền hình của các Sở ngành; người phát ngôn của các Sở, ngành, huyện, thành phố.

2. Chỉ tiêu, quy mô

a) Từ năm 2016 đến năm 2020 tổ chức 26 lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, trong đó 06 lớp bồi dưỡng chính trị, 20 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Tổng số học viên được bồi dưỡng: 1.550 lượt học viên.

b) Quy mô các lớp bồi dưỡng

- Đối với các lớp bồi dưỡng chính trị, quy mô mỗi lớp không quá 150 học viên, thời gian mở lớp 01 ngày.

- Đối với các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, quy mô mỗi lớp không quá 30 học viên, thời gian mở lớp 05 ngày.

- Đối với lớp bồi dưỡng kỹ năng phát ngôn, quy mô lớp không quá 70 học viên, thời gian mở lớp 02 ngày.

3. Nội dung các lớp bồi dưỡng.

a) Bồi dưỡng chính trị (06 lớp):

Tập trung bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị cho hội viên - nhà báo trên một số lĩnh vực:

- Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy.

- Báo chí tuyên truyền về hội nhập quốc tế.

- Quán triệt Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung), Luật Tiếp cận thông tin.

- Báo chí tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.

- Báo chí tuyên truyền phát triển công nghiệp, phát triển đô thị.

b) Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (20 lớp):

- Báo in (05 lớp):

+ Kỹ năng báo chí 3:1.

+ Viết chuyên luận.

+ Trình bày đặc san, bản tin.

+ Ký chân dung.

+ Quản lý tòa soạn đa phương tiện.

- Truyền hình (03 lớp):

+ Phim tài liệu.

+ Truyền hình thực tế.

+ Phóng sự ngắn nâng cao.

- Phát thanh (03 lớp):

+ Kỹ năng đưa tin từ hiện trường.

+ Dẫn hiện trường phát thanh, truyền hình.

+ Phỏng vấn, chân dung phát thanh, truyền hình.

- Báo điện tử (06 lớp):

+ Biên tập và xử lý nguồn tin cho các trang thông tin điện tử.

+ Kỹ năng đồ họa báo điện tử.

+ Kỹ năng biên tập từ báo in sang báo điện tử.

+ Kỹ năng video clip cho trang web.

+ Làm báo trên điện thoại di động.

+ Tìm kiếm thông tin trên Internet cho tác nghiệp báo chí.

- Ảnh báo chí (02 lớp): Bồi dưỡng Ảnh báo chí nâng cao.

- Về chỉ đạo, quản lý báo chí (01 lớp): Bồi dưỡng kỹ năng phát ngôn và xử lý khủng hoảng truyền thông.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

III. KINH PHÍ

Kinh phí tổ chức bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ cho hội viên - nhà báo giai đoạn 2016-2020, bao gồm:

1. Tổng kinh phí: Khái toán khoảng 1.930.000.000 đồng (Một tỷ chín trăm ba mươi triệu đồng); trong đó:

+ Năm 2016: Khoảng 361.000.000 đồng;

+ Năm 2017: Khoảng 375.000.000 đồng;

+ Năm 2018: Khoảng 381.000.000 đồng;

+ Năm 2019: Khoảng 404.000.000 đồng;

+ Năm 2020: Khoảng 409.000.000 đồng.

Kinh phí sẽ được chuẩn xác trong quá trình lập và giao dự toán hàng năm cho Hội Nhà báo tỉnh.

2. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh bố trí trong dự toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin hàng năm đối với Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi.

3. Lập dự toán kinh phí:

Hàng năm, cùng thời điểm lập dự toán, Hội Nhà báo tỉnh căn cứ nội dung Kế hoạch này và chế độ tài chính quy định hiện hành của Nhà nước, lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm tra, đề xuất nguồn và mức kinh phí, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội Nhà báo tỉnh có trách nhiệm:

a) Hàng năm Hội Nhà báo tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Ban biên tập các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh lập Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ cho hội viên - nhà báo và dự toán kinh phí theo đúng quy định tại Kế hoạch này.

b) Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ sở đào tạo liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sát với từng đối tượng học viên và yêu cầu của từng cơ quan báo chí; lựa chọn những giảng viên là nhà báo có kinh nghiệm giảng dạy, năng lực thực tiễn để các lớp bồi dưỡng được tiến hành bảo đảm chất lượng.

Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cần kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành. Trước khi mở lớp, Hội Nhà báo tỉnh cần xác định cơ sở thực hành, phương tiện, thiết bị thực hành, địa điểm cho học viên đi khảo sát, thâm nhập thực tế sáng tác, lấy chất lượng sản phẩm, tác phẩm báo chí làm thước đo đánh giá kết quả học tập của học viên. Khen thưởng kịp thời những học viên có thành tích xuất sắc trong học tập.

c) Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp và các sở, ban ngành liên quan mở các lớp bồi dưỡng chính trị, kiến thức pháp luật cho hội viên - nhà báo; lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng học viên và yêu cầu của nhiệm vụ chính trị.

d) Trước ngày 31/10 hàng năm, Hội Nhà báo tỉnh chủ trì sơ kết, đánh giá kết quả, hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm công tác quản lý, điều hành lớp học, báo cáo UBND tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này của Hội Nhà báo tỉnh; tổ chức đánh giá hiệu quả của các lớp bồi dưỡng, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh cho phép Hội Nhà báo tổ chức thực hiện Kế hoạch này trong năm tiếp theo.

3. Ban Biên tập các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo Cổng Thông tin điện tử, các cơ quan đơn vị có bản tin, lãnh đạo Đài Truyền thanh-Truyền hình các huyện, thành phố có trách nhiệm chọn cử cán bộ, nhà báo, hội viên tham gia lớp học.

4. Người phát ngôn của các Sở, ngành, huyện, thành phố có trách nhiệm tham gia đầy đủ, nghiêm túc các lớp tập huấn dành cho Người phát ngôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Thủ trưởng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và các sở, ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cục Báo chí xuất bản (BTTTT);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT (VX) UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- VPUB: PVP (VX), KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, VXhmy55

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ, NGHIỆP VỤ CHO HỘI VIÊN-NHÀ BÁO GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Nội dung

Đối tượng

Số lượng, thời gian mở lớp

Số lượng học viên

Cơ quan phối hợp

I

NĂM 2016

 

06 lớp

420

 

1

Bồi dưỡng chính trị

 

 

 

 

1.1

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy

Hội viên

1 ngày

150

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

1.2

Báo chí tuyên truyền hội nhập quốc tế

Hội viên

1 ngày

150

(1)

2

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí

 

 

 

 

2.1

Kỹ năng báo chí 3:1

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.2

Trình bày đặc san, bản tin

Biên tập viên

5 ngày

30

(1)

2.3

Kỹ năng phát ngôn và xử lý khủng hoảng truyền thông

Người phát ngôn

2 ngày

70

(1)

2.4

Phim tài liệu

Phóng viên

5 ngày

30

(1)

II

NĂM 2017

 

05 lớp

270

 

1

Bồi dưỡng chính trị

 

 

 

 

1.1

Quán triệt Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung); Luật Tiếp cận thông tin

Hội viên

1 ngày

150

(1)

2

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí

 

 

 

 

2.1

Ảnh báo chí nâng cao

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.2

Biên tập và xử lý nguồn tin cho các trang thông tin điện tử.

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.3

Truyền hình thực tế

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.4

Kỹ năng đồ họa báo điện tử

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

III

M 2018

 

05 lớp

270

 

1

Bồi dưỡng chính trị

 

 

 

 

1.1

Báo chí tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Hội viên

1 ngày

150

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

2

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí

 

 

 

 

2.1

Kỹ năng đưa tin từ hiện trường

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.2

Kỹ năng biên tập từ báo in sang báo điện tử

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.3

Ký chân dung

Phóng viên

5 ngày

30

(1)

2.4

Quản lý tòa soạn đa phương tiện

Biên tập viên

5 ngày

30

(1)

IV

NĂM 2019

 

05 lớp

270

 

1

Bồi dưỡng chính trị

 

 

 

 

1.1

Báo chí tuyên truyền phát triển công nghiệp

Hội viên

1 ngày

150

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

2

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí

 

 

 

 

2.1

Viết chuyên luận

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.2

Tìm kiếm thông tin trên Internet cho tác nghiệp báo chí

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.3

Dẫn hiện trường phát thanh, truyền hình

BTV

5 ngày

30

(1)

2.4

Phỏng vấn, chân dung phát thanh, truyền hình

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

V

M 2020

 

05 lớp

270

 

1

Bồi dưỡng chính trị

 

 

 

 

1.1

Tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp

Hội viên

1 ngày

150

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

2

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí

 

 

 

 

2.1

Phóng sự ngắn nâng cao

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.2

Kỹ năng video clip cho trang web

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.3

Ảnh báo chí nâng cao

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

2.4

Làm báo trên điện thoại di động

Phóng viên, BTV

5 ngày

30

(1)

 

Tổng cộng giai đoạn 2016-2020

 

26 lớp

1.550 lượt HV

 

* Ghi chú:

(1) Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh.