Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1882/QĐ-TTCP

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ

TỔNG THANH TRA

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Chính phủ tại Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Tổ trưởng Tổ chuyên trách công tác cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Chính phủ.

2. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

3. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Tổ chuyên trách công tác cải cách hành chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cục, vụ, đơn vị có liên quan thường xuyên cập nhật để trình Tổng Thanh tra công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Tổ chuyên trách công tác cải cách hành chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cục, vụ, đơn vị có liên quan trình Tổng Thanh tra công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Tổ chuyên trách công tác cải cách hành chính, Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Tổ công tác chuyên trách CCTTHC của TTg;
- Lãnh đạo TTCP;
- Như Điều 3;
- Cổng thông tin điện tử của TTCP;
- Lưu VT, Tổ CCHC

TỔNG THANH TRA




Trần Văn Truyền

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1882/QĐ-TTCP ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Tổng Thanh tra)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ

STT

Tên thủ tục hành chính

Ngành, lĩnh vực

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

I. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1.1. Thủ tục về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng

1

Tiếp công dân

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thanh  tra Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

2

Xử lý đơn

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thanh tra Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

3

Giải quyết khiếu nại lần đầu

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Tổng  Thanh  tra; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ.

4

Giải quyết khiếu nại lần hai

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Tổng  Thanh  tra; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

5

Giải quyết tố cáo

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Tổng Thanh tra; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1.2. Thủ tục về tuyển dụng

1

Tuyển dụng công chức dự bị

Cán bộ, công chức, viên chức

Thanh tra Chính phủ

2

Tuyển dụng công chức

Cán bộ, công chức, viên chức

Thanh tra Chính phủ

3

Tuyển dụng viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức

Các đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ

1.3. Thủ tục về thi đua, khen thưởng (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ)

1

Tặng thưởng Bằng khen  của Tổng Thanh tra về thành tích công tác thường xuyên

Thi đua, khen thưởng

Tổng Thanh tra

2

Tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra về thành tích trong các phong trào thi đua theo đợt do Tổng Thanh tra phát động

Thi đua, khen thưởng

Tổng Thanh tra

3

Tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra về thành tích đột xuất

Thi đua, khen thưởng

Tổng Thanh tra

4

Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”

Thi đua, khen thưởng

Tổng Thanh tra

5

Công nhận tập thể lao động tiên tiến

Thi đua, khen thưởng

Tổng Thanh tra

6

Công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

Thi đua, khen thưởng

Tổng Thanh tra

7

Tặng Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ

Thi đua, khen thưởng

Thanh tra Chính phủ

8

Công nhận chiến sĩ thi đua ngành Thanh tra

Thi đua, khen thưởng

Tổng Thanh tra

II. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Tiếp công dân tại cấp tỉnh

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Các sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

2

Xử lý đơn tại cấp tỉnh

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Các sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh

3

Giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp tỉnh

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương, Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

4

Giải quyết khiếu nại lần hai tại cấp tỉnh

Giải quyết khiếu nại tố cáo

Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

5

Giải quyết tố cáo tại cấp tỉnh

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

III. Thủ tục hành chính cấp huyện

1

Tiếp công dân tại cấp huyện

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Các sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện

2

Xử lý đơn tại cấp huyện

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Các cơ quan thuộc UBND cấp huyện

3

Giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp huyện

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện

4

Giải quyết khiếu nại lần hai tại cấp huyện

Giải quyết khiếu nại tố cáo

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

5

Giải quyết tố cáo tại cấp huyện

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Chủ tịch UBND cấp huyện

IV. Thủ tục hành chính cấp xã

1

Tiếp công dân tại cấp xã

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

UBND cấp xã

2

Xử lý đơn tại cấp xã

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

UBND cấp xã

3

Giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Chủ tịch UBND cấp xã

4

Giải quyết tố cáo tại cấp xã

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Chủ tịch UBND cấp xã

PHẦN 2. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

1.1. Thủ tục về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng

1.1.1. Tiếp công dân

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

Đề nghị công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp; người này phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú.

Bước 2: Quá trình làm việc

- Yêu cầu công dân trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

- Trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.

- Người tiếp công dân lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày và đọc lại cho người trình bày nghe và có ký xác nhận.

- Người tiếp công dân tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh do công dân cung cấp và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.

- Xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân:

+ Trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại  thuộc thẩm quyền của cơ quan mình  thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại  và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải ghi rõ nội dung tố cáo, tiếp nhận tài liệu liên quan, phân loại đơn và xử lý theo thủ tục xử lý đơn thư. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần bằng mẫu phiếu hướng dẫn.

Bước 3: Kết thúc

Kết thúc tiếp công dân, người tiếp công dân thông báo cho công dân biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết để họ liên hệ sau này.

Cách thức thực hiện

Đến trụ sở cơ quan tiếp công dân

Hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại, tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo (có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân);

+ Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết (tối đa)

Cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (TTHC)

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trụ sở tiếp công dân của

Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội (Cục I) và tại thành phố Hồ Chí Minh (Cục III).

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra)

Phí, lệ phí

Không

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy biên nhận tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp; Phiếu hướng dẫn.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 13, Nghị định 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân, khi tiếp công dân, người tiếp công dân có quyền:

1. Từ chối không tiếp những những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.

2. Từ chối không tiếp những người đang trong tình  trạng say  rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.

3. Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng 2005; Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 07/8/1989 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tiếp công dân; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Thông tư số 1178/TT- TTNN ngày 25 tháng 9 năm 1997 của Thanh tra Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị  định số 89/CP ngày 7 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP của Tổng thanh tra ngày 18/6/2008 về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.1.2. Xử lý đơn

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhận đơn

Tiếp nhận đơn, vào sổ công văn đến (hoặc nhập vào máy tính).

Bước 2: Phân loại và xử lý đơn để xác định đơn đủ điều kiện xử lý và đơn không đủ điều kiện xử lý.

- Đối với đơn khiếu nại:

+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của

Thanh tra Chính phủ và có đủ các điều kiện để giải quyết thì thụ lý để giải quyết và gửi thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân hoặc tổ chức chuyển đơn. Trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì trả lại người gửi đơn và yêu cầu người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.

+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra Chính phủ nhưng không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 2 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.

+ Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra Chính phủ, đơn khiếu nại  về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì Thanh tra Chính phủ không thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả đơn người khiếu nại (có phiếu trả đơn khiếu nại). Việc hướng dẫn, trả lời  chỉ  thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.

- Đối với đơn tố cáo:

+ Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra Chính phủ thì cơ quan thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo.

+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra Chính phủ thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

- Đối với đơn phản ánh, kiến nghị:

Gửi cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, nắm bắt thông tin, giải quyết.

Cách thức thực hiện

Tại trụ sở cơ quan hoặc nhận đơn qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết

Trong thời hạn 10 gày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra Chính phủ

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Xử lý đơn thư – Văn phòng Thanh tra Chính phủ

Kết quả thực hiện TTHC

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004, 2005; Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi,  bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật phòng chống tham nhũng 2005; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP của Tổng thanh tra ngày 18/6/2008 về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.1.3 Giải quyết khiếu nại lần đầu

( Theo Khoản 1, Điều 25 Luật Khiếu nại, tố cáo (được sửa đổi, bổ sung năm 2005, Tổng Thanh tra - với tư cách là Thủ trưởng cơ quan ngang bộ - có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính củamình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp).

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Nếu đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng Thanh  tra  theo  khoản 1, Điều 25, Luật Khiếu nại, tố cáo, người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan Thanh tra Chính phủ.

- Bước 2: Thụ lý đơn

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Thanh tra Chính phủ thụ lý để giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

- Bước 3: Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại; thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

Đại diện Thanh tra Chính phủ trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Thanh tra Chính phủ thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi ích liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.

Khi gặp gỡ, đối thoại, đại diện Thanh tra Chính phủ nêu rõ nội dung cần đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc gặp gỡ, đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; tóm tắt kết quả về những nội dung đã đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do.

Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, Thanh tra Chính phủ tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

- Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Tổng Thanh tra ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.

Cách thức thực hiện

Đến trụ sở cơ quan hoặc theo đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại.

+ Giấy ủy quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

+ Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Theo Điều 36 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998:

Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể  từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại; Giấy ủy quyền khiếu nại (ban hành kèm theo Quyết định  số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5. Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP của Tổng thanh  tra ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.1.4 Giải quyết khiếu nại lần hai

(Theo khoản 2, khoản 3, Điều 25 và khoản 1 Điều 26 Luật sửa đổi, bổ ung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005)

Trình tự hực hiện

 - Bước 1: Tiếp nhận đơn

Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng Thanh tra là khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có) cho Thanh tra Chính phủ.

- Bước 2: Thụ lý đơn

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Thanh tra Chính phủ thụ lý đơn để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, Thanh  tra Chính phủ có các quyền sau:

+ Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại;

+ Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung khiếu nại;

+ Yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại;

+ Mời người bị khiếu nại, người khiếu nại đến để tổ chức đối thoại (nếu cần);

+ Xác minh tại chỗ (nếu cần);

+ Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu nêu trên phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.

- Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Tổng Thanh tra ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, lợi ích liên quan, người đã  chuyển đơn đến, cơ quan quản lý cấp trên trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.

Cách thức thực hiện

- Tại cơ quan Thanh tra Chính phủ

- Theo đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại, giấy uỷ quyền khiếu nại (nếu có);

+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có);

- Số lượng hồ sơ: 01 bản

Thời hạn giải quyết

Theo Điều 43, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Khiếu nại, tố cáo 2005:

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.

Kết  quả thực hiện TTHC

Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại; Giấy ủy quyền khiếu nại ( ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5.Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.1.5 Giải quyết tố cáo

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Người tố cáo gửi đơn đến cơ quan Thanh tra Chính phủ. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

- Bước 2: Thụ lý để giải quyết

Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, đơn tố cáo được thụ lý giải quyết.

- Bước 3: Xác minh việc tố cáo

Thanh tra Chính phủ ra quyết định về việc tiến hành xác minh nội dung tố cáo. Theo Điều 70, Luật Khiếu nại, tố cáo, trong quá trình xác minh việc tố cáo, Thanh tra Chính phủ có quyền và nghĩa vụ sau:

+ Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo.

+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo, không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố cáo.

- Bước 4: Kết luận về nội dung tố cáo

Tổng Thanh tra quyết định kết luận về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.

Cách thức thực hiện

- Tố cáo trực tiếp

- Gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+  Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;

+ Các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết

Không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.

Kết  quả thực hiện TTHC

Quyết định xử lý tố cáo

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn tố cáo (Mẫu số 46 - Quyết định 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Điều 65, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định:

Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố  cáo, họ, tên, địa chỉ  của  người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

Điểm c, khoản 1, Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định:

Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị  định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi,  bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng 2005; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.2. Thủ tục về tuyển dụng

1.2. 1 Tuyển dụng công chức dự bị

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Thông báo việc tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Trước 60 ngày tổ chức thi tuyển công chức dự bị, cơ quan Thanh tra Chính phủ thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin cần thiết về điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng cần tuyển, thời gian, nội dung, hình thức tuyển, yêu cầu về hồ sơ của người dự tuyển, địa chỉ liên hệ.

- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi

Người đăng ký dự thi gửi hồ sơ về địa chỉ theo thông báo; Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị của cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, phân loại hồ sơ đủ điều kiện dự thi và hồ sơ không đủ điều kiện dự thi để xem xét, lập danh chuẩn bị sơ tuyển.

- Bước 3: Tổ chức thi tuyển và chấm thi:

Căn cứ danh sách những người vượt qua sơ tuyển, đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi, Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị cơ quan Thanh tra Chính phủ tổ chức thi tuyển và chấm thi, cụ thể: Thông báo kế hoạch tổ chức tuyển dụng; thể lệ, quy chế; môn thi, hình thức thi, thời gian và địa điểm thi; Tổ chức thi tuyển theo đúng quy chế; sau đó tổ chức chấm thi; báo cáo kết quả tuyển dụng để Tổng Thanh tra xem xét và ra quyết định công nhận kết quả; thông báo kết quả tuyển dụng; Nhận đơn phúc khảo (nếu có); Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển.

- Bước 4: Quyết định tuyển dụng công chức dự bị.

Căn cứ kết quả thi, chậm nhất là 30 ngày sau khi công bố kết quả tuyển dụng, Tổng Thanh tra xem xét, ra quyết định tuyển dụng người trúng tuyển vào làm công chức dự bị.

Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp tại cơ quan tuyển dụng hoặc qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

1. Đơn xin dự tuyển theo mẫu do Hội đồng tuyển dụng quy định;

2.  Bản sao Giấy khai sinh;

3. Bản sao có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các loại văn bằng, chứng chỉ theo quy định; khi trúng tuyển phải xuất trình bản chính để kiểm tra; bản nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, kết quả học tập và các loại giấy tờ có liên quan;

4. Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh) theo mẫu quy định, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan đang công tác;

5. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên xác nhận cùng thời gian dự tuyển;

6. Nếu thí sinh thuộc đối tượng cộng điểm ưu tiên thì phải có giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền gửi kèm theo hồ sơ dự thi;

7. 02 phong bì dán tem có ghi họ tên, địa chỉ của người dự tuyển và 02 ảnh cỡ 4 x 6.

Hồ sơ dự tuyển của mỗi thí sinh được bỏ vào túi đựng hồ sơ, bìa túi đựng hồ sơ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ liên hệ, danh mục hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày sau khi công bố kết quả tuyển dụng, Tổng thanh  tra ra quyết định tuyển dụng người trúng tuyển vào làm công chức dự bị.

- Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định  tuyển  dụng,  người được tuyển phải đến cơ quan nhận việc, nếu trong quyết định tuyển dụng không quy định thời hạn khác.

Trường hợp người được tuyển có lý do chính đáng mà không thể nhận việc đúng thời hạn thì phải làm đơn xin gia hạn thời gian nhận việc và được Tổng thanh tra đồng ý. Thời gian được gia hạn không quá 30 ngày.

Quá thời hạn nói trên, người được tuyển dụng không đến nhận việc thì Tổng thanh tra ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức dự bị.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Vụ Tổ chức Cán bộ - Thanh tra Chính phủ.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định tuyển dụng công chức dự bị

Lệ phí

Thực hiện theo Thông tư số 101/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2003 của liên Bộ Tài chính-Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức:

- Dưới 100 thí sinh tham dự, thu 130.000 đồng/thí sinh/lần dự thi

- Từ 100 đến 500 thí sinh tham dự, thu 100.000 đồng/thí sinh/lần dự thi

- Từ 500 đến dưới 1000 thí sinh tham dự, thu 100.000 đồng/thí sinh/lần dự thi

- Từ 1000 thí sinh tham dự trở lên: thu 60.000 đồng /thí sinh/lần dự thi.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu Đơn đăng ký dự tuyển công chức dự bị (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ)

Yêu  cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Người được dự tuyển vào làm việc ở cơ quan Thanh tra Chính phủ phải có đủ các điều kiện sau:

1. Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trúc tại Việt Nam;

2. Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi;

3. Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng trên nền Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

5. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc là Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

6. Lịch sử bản thân và gia đình rõ ràng; phẩm chất đạo đức, lối sống, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;

7. Có lý lịch chính trị gia đình không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;

8. Có đủ sức khỏe đảm bảo công tác ổn định, lâu dài; có ngoại hình cân đối, phù hợp với công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (không bị khuyết tật, dị dạng);

9. Tốt nghiệp đại học (hoặc trên đại học) chuyên ngành phù hợp với các chức danh cần tuyển; có chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng trình độ B;

10. Có hồ sơ xin dự tuyển công chứng, viên chức nộp cho Hội đồng tuyển dụng

Ngoài ra mộ t số đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển công chức dự bị, cụ thể như sau:

- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;

- Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;

- Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ  tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998;

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2000;

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003;

- Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị;

- Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị;

- Thông tư số 08/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị;

- Thông tư số 06/2007/NĐ-CP ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 101/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2003 của liên Bộ Tài chính - Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức.

1.2.2. Tuyển dụng công chức

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Thông báo việc tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Trước 30 ngày tổ chức thi tuyển công chức, cơ quan Thanh tra Chính phủ thông báo công khaic tại trụ sở cơ quan và trên phương tiện thông tin đại chúng những thông tin cần thiết về điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng, vị trí cần tuyển, thời gian, nội dung, hình thức tuyển, yêu cầu về hồ sơ của người dự tuyển, địa chỉ liên hệ.

- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi và sơ tuyển

Người dự tuyển nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký dự thi Hội đồng tuyển dụng công chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển; tổ chức sơ tuyển; thông báo công khai danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển; gửi giấy báo đến người đăng ký dự tuyển về tham dự kỳ thi;

- Bước 3: Tổ chức  thi  tuyển và chấm thi, thông báo kết quả tuyển dụng.

Căn cứ danh sách những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi, Hội đồng tuyển dụng công chức tổ chức thi và chấm thi, cụ thể: thông báo kế hoạch tổ chức tuyển dụng; môn thi, hình thức và nội dung thi; nội quy kỳ thi; thời gian, địa điểm thi và phí dự tuyển theo quy định; sau đó tổ chức thi tuyển theo đúng quy chế và tổ chức chấm thi; báo cáo kết quả tuyển dụng để Tổng Thanh tra xem xét và ra quyết định công nhận và thông báo kết quả tuyển dụng; nhận đơn phúc khảo (nếu có);Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển.

Bước 4: Quyết định tuyển dụng công chức

Căn cứ Kết quả thi, chậm nhất là 30 ngày sau khi công bố kết quả tuyển dụng, Tổng Thanh tra xem xét, ra quyết định tuyển dụng người trúng tuyển vào làm công chức.

Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

1. Đơn xin dự tuyển theo mẫu do Hội đồng tuyển dụng quy định;

2. Bản sao Giấy khai sinh;

3.  Bản sao có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các loại văn bằng, chứng chỉ theo quy định; khi trúng tuyển phải xuất trình bản chính để kiểm tra; bản nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, kết quả học tập và các loại giấy tờ có liên quan;

4. Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh) theo mẫu quy định, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan đang công tác;

5. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện và tương đương trở lên xác nhận cùng thời gian dự tuyển;

6. Nếu thí sinh thuộc đối tượng cộng điểm ưu tiên thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền gửi kèm theo hồ sơ dự thi;

7. 02 phong bì dán tem có ghi họ tên, địa chỉ của người dự tuyển và 02 ảnh cỡ 4 x 6.

Hồ sơ dự tuyển của mỗi thí sinh được bỏ vào túi đựng hồ sơ, bìa túi đựng hồ sơ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ liên hệ, danh mục hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày sau khi công bố kết quả tuyển dụng, Tổng Thanh tra ra quyết định tuyển dụng người trúng tuyển vào làm công chức.

- Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển phải đến cơ quan nhận việc, nếu trong quyết định tuyển dụng không quy định thời hạn khác.

Trường hợp người được tuyển dụng có lý do chính đáng mà không thể nhận việc đúng thời hạn thì phải làm đơn xin gia hạn thời gian nhận việc và được Tổng Thanh tra đồng ý. Thời gian được gia hạn không quá 30 ngày.

Quá thời hạn nói trên, người được tuyển dụng không đến nhận việc thì Tổng thanh tra ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Vụ Tổ chức Cán bộ - Thanh tra Chính phủ.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định tuyển dụng công chức

Lệ phí

Thực hiện theo Thông tư số 101/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2003 của liên bộ Tài chính - Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức:

- Dưới 100 thí sinh tham dự, thu 130.000 đồng/thí sinh/lần dự thi

- Từ 100 đến 500 thí sinh tham dự, thu 100.000 đồng/thí sinh/lần dự thi

- Từ 500 đến dưới 1000 thí sinh tham dự, thu 100.000 đồng/thí sinh/lần dự thi

- Từ 1000 thí sinh tham dự trở lên: thu 60.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu Đơn đăng ký dự tuyển công chức (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Người được dự tuyển vào làm việc ở cơ quan Thanh tra Chính phủ phải có đủ điều kiện sau:

1. Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

2. Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi;

3. Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Chí Minh

4. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

5. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc là Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam

6. Lịch sử bản thân và gia đình rõ ràng; phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang áp dụng biện pháp giáo dục tãi xã, phường, thị trấn hoặc đưa cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

7. Có lý lịch chính trị gia đình không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ chính trị về bảo vệ nội bộ chính trị Đảng

8. Có đủ sức khỏe đảm bảo công tác ổn định, lâu dài; có ngoại hình cân đối, phù hợp với công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo phòng, chống tham nhũng (không bị khuyết tật, dị dạng);

9. Tốt nghiệp đại học (hoặc trên đại học) chuyên ngành phù hợp với chức danh cần tuyển; có chứng chỉ tin học, có chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng trình độ B;

10. Có hồ sơ xin dự tuyển công chức nộp cho Hội đồng Tuyển dụng.

Ngoài ra một số đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển công chức dự bị, cụ thể như sau:

- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;

- Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;

- Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ  nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998;

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2000;

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003;

- Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;

- Thông tư số 09/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;

- Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và hướng dẫn bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán  bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;

- Thông tư số 06/2007/NĐ-CP ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 101/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2003 của liên Bộ Tài chính - Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức.

1.2.3. Tuyển dụng viên chức

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Thông báo việc tuyển dụng viên chức:

Trước 30 ngày tổ chức tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển) viên chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ (hoặc cơ quan Thanh tra Chính phủ trong trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 5 thành viên để thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức) thông báo công trên phương tiện thông tin đại chúng những thông tin cần thiết về điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng, vị trí cần tuyển, thời gian, nội dung, hình thức tuyển, yêu cầu về hồ sơ của người dự tuyển, địa chỉ liên hệ.

- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi và sơ tuyển:

Cá nhân có nhu cầu, nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển về địa chỉ theo thông báo. Hội đồng tuyển dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp (hoặc cơ quan Thanh tra Chính phủ trong trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 5 thành viên để thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức) có trách nhiệm tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển; tổ chức sơ tuyển (trong trường hợp số người đăng ký tuyển dụng cao hơn nhiều so với số lượng cần tuyển); thông báo công khai danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển; gửi giấy báo đến người đăng ký dự tuyển.

- Bước 3: Tổ chức tuyển dụng và chấm thi, thông báo kết quả tuyển dụng.

Hội đồng tuyển dụng công chức tổ chức tuyển dụng theo một trong hai hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.

+ Trong trường hợp thi tuyển thì Hội đồng tuyển dụng tổ chức cụ thể như sau: thông báo kế hoạch tổ chức tuyển dụng; môn thi, hình thức và nội dung thi; nội quy kỳ thi; thời gian, địa điểm thi và phí dự tuyển theo quy định; sau đó tổ chức thi tuyển theo đúng quy chế và tổ chức chấm thi; báo cáo kết quả tuyển dụng để Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp (hoặc Tổng Thanh tra trong trường hợp Thanh tra Chính phủ lập Hội đồng tuyển dụng) xem xét và ra quyết định công nhận và thông báo kết quả tuyển dụng; nhận đơn phúc khảo (nếu có); Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển.

+ Trong trường hợp xét tuyển thì Hội đồng tuyển dụng tổ chức cụ thể như sau: thông báo kế hoạch tổ chức tuyển dụng; nội dung xét tuyển và phí dự tuyển theo quy định; sau đó tổ chức việc xét tuyển theo đúng quy chế; báo cáo kết quả tuyển dụng để Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp (hoặc Tổng Thanh tra trong trường  hợp  Thanh tra Chính phủ lập Hội đồng tuyển dụng) xem xét và ra quyết định công nhận và thông báo kết quả tuyển dụng; Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển (nếu có).

- Bước 4: Ra quyết định tuyển dụng

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp (hoặc Tổng Thanh tra trong trường hợp Hội đồng tuyển dụng do cơ quan Thanh tra Chính phủ thành lập) xem xét, ra quyết định tuyển dụng người trúng tuyển vào làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp cần tuyển dụng viên chức.

Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải đến đơn vị để ký hợp đồng làm việc và nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng có quy định thời hạn khác; trường hợp người được tuyển dụng có lý do chính đáng mà không thể nhận việc đúng thời hạn thì phải làm đơn xin gia hạn và được đơn vị sử dụng viên chức đồng ý. Thời gian được gia hạn không quá 30 ngày; Trường hợp người có quyết định tuyển dụng đến nhận việc chậm quá thời hạn nói trên và không có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.

Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

1. Đơn xin dự tuyển theo mẫu do Hội đồng tuyển dụng quy định;

2. Bản sao Giấy khai sinh;

3.  Bản sao có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các loại văn bằng, chứng chỉ theo quy định; khi trúng tuyển phải xuất trình bản chính để kiểm tra; bản nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, kết quả học tập và các loại giấy tờ có liên quan;

4. Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh) theo mẫu quy định, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan đang công tác;

5. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện và tương đương trở lên xác nhận cùng thời gian dự tuyển;

6. Nếu thí sinh thuộc đối tượng cộng điểm ưu tiên thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền gửi kèm theo hồ sơ dự thi;

7. 02 phong bì dán tem có ghi họ tên, địa chỉ của người dự tuyển và 02 ảnh cỡ 4 x 6.

Hồ sơ dự tuyển của mỗi thí sinh được bỏ vào túi đựng hồ sơ, bìa túi đựng hồ sơ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ liên hệ, danh mục hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời  hạn giải quyết

Theo Kế hoạch tuyển dụng (được nêu rõ tại Đề án tuyển dụng) mà Hội đồng tuyển dụng viên chức thông báo cho các thí sinh trước tổ chức tuyển dụng.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

Các đơn vị sự nghiệp thuộc Cơ quan Thanh tra Chính phủ (trong trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 5 thành viên để lập Hội đồng tuyển dụng thì cơ quan thực hiện là Thanh tra Chính phủ)

Kết  quả thực hiện TTHC Lệ phí

Quyết định tuyển dụng viên chức

Thực hiện theo Thông tư số 101/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2003 của liên Bộ Tài chính-Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi  nâng ngạch cán bộ, công chức:

- Dưới 100 thí sinh tham dự, thu 130.000 đồng/thí sinh/lần dự thi

- Từ 100 đến 500 thí sinh tham dự, thu 100.000 đồng/thí sinh/lần dự thi

- Từ 500 đến dưới 1000 thí sinh tham dự, thu 100.000 đồng/thí sinh/lần dự thi

- Từ 1000 thí sinh tham dự trở lên: thu 60.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu Đơn đăng ký dự tuyển viên chức (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Người được dự tuyển vào làm việc ở cơ quan Thanh tra Chính phủ phải có đủ điều kiện sau:

1. Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

2. Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi;

3. Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Chí Minh

4. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

5. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc là Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam

6. Lịch sử bản thân và gia đình rõ ràng; phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang áp dụng biện pháp giáo dục tãi xã, phường, thị trấn hoặc đưa cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

7. Có lý lịch chính trị gia đình không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ chính trị về bảo vệ nội bộ chính trị Đảng

8. Có đủ sức khỏe đảm bảo công tác ổn định, lâu dài; có ngoại hình cân đối, phù hợp với công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo phòng, chống tham nhũng (không bị khuyết tật, dị dạng);

9. Tốt nghiệp đại học (hoặc trên đại học) chuyên ngành phù hợp với chức danh cần tuyển; có chứng chỉ tin học, có chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng trình độ B;

10. Có hồ sơ xin dự tuyển công chức nộp cho Hội đồng Tuyển dụng.

Ngoài ra một số đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển công chức dự bị, cụ thể như sau: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển; Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển; Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ  nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998;

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2000;

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003;

- Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;

- Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;

- Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;

- Thông tư số 02/2008/TT-BNV ngày 03/3/2008 của Bộ Nội vụ sửa đổi điểm b khoản 1 mục I Thông tư số 04/2007/TT- BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ

- Thông tư số 06/2007/NĐ-CP ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 101/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 20/10/2003 của liên Bộ Tài chính - Nội vụ quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức.

1.3. Thủ tục về thi đua, khen thưởng (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ).

1.3.1. Tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra về thành tích công tác thường xuyên

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Đăng ký thi đua

Tập thể, cá nhân đăng ký thi đua, gửi về Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức cán bộ.

- Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen

Cuối năm, các đơn vị, cá nhân căn cứ vào tiêu chuẩn, chỉ tiêu, kết quả bình xét để đề nghị tặng Bằng khen của Tổng Thanh tra, trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thanh tra Chính phủ (qua Phòng Thi đua - Khen thưởng).

- Bước 3: Trình Tổng Thanh tra xem xét, quyết định

Phòng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm giúp Hội đồng rà soát, thẩm định các đề nghị khen thưởng. Trên cơ sở đó, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng họp, xem xét cụ thể các đề nghị tặng Bằng khen của Tổng Thanh tra, trình Tổng Thanh tra xem xét, quyết định tặng Bằng khen đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn (đồng thời báo cáo Tổng Thanh tra đối với các trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn được tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra theo đề nghị).

- Bước 4: Ra quyết định tặng Bằng khen.

Tổng Thanh tra căn cứ đề xuất của Hội đồng Thi đua   Khen thưởng, xem xét, sau đó quyết định tặng Bằng khen đối với các tập thể, cá nhân có thành tích theo quy định

Cách thức thực hiện

Tiếp nhận hồ sơ tại Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Hồ sơ bao gồm:

+ Đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra.

+ Bản đăng ký thi đua;

+ Báo cáo thành tích (do Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu);

+ Biên bản bình xét khen thưởng của đơn vị, của cụm, khối thi đua.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời  hạn giải quyết

Việc xét tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra được tiến hành 1 đợt khi kết thúc năm công tác.

Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh  tra gửi về Thanh tra Chính phủ trước ngày 30/12 hàng năm (trừ trường hợp Thanh tra Chính phủ có hướng dẫn khác).

Phòng Thi đua Khen thưởng thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý hồ sơ đề nghị khen thưởng.

Đối với những hồ sơ đề nghị khen thưởng chưa đúng quy định, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho đơn vị trình khen bổ sung, hoàn chính. Trong thời hạn 10 ngày từ khi nhận được thông báo, đơn vị phải gửi hồ sơ bổ sung để trình khen theo quy định.

Việc giải quyết hồ sơ đề nghị khen thưởng được thực hiện vào đợt đầu năm công tác tiếp theo.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Thanh tra.

- Cơ quan  trực tiếp thực hiện: Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Báo cáo thành tích ( Ban hành kèm theo Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận)

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005.

- Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 hướng dẫn thi hành Luật Thi đua Khen thưởng;

- Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

- Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 Quy định mẫu Huân chương, bằng Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen;

- Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/01/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.

- Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKTTW ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005;

- Hướng dẫn số 3499/BNV-TCBC ngày 29/11/2005 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 29/11/2005 .

- Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận)

- Quyết định số 2298/2006/QĐ-TTCP ngày 04/12/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra.

1.3.2 Tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra về thành tích trong các phong trào thi đua theo đợt do Tổng Thanh tra phát động

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen

Các đơn vị, cá nhân căn cứ vào tiêu chuẩn, chỉ tiêu, kết quả bình xét thi đua để đề nghị tặng Bằng khen của Tổng Thanh tra, trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thanh tra Chính phủ (qua Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ).

- Bước 2: Trình Tổng Thanh tra xem xét, quyết định

Phòng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm giúp Hội đồng rà soát, thẩm định các đề nghị khen thưởng. Trên cơ sở đó, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng họp, xem xét cụ thể các đề nghị tặng Bằng khen của Tổng Thanh tra, trình Tổng Thanh tra xem xét, quyết định tặng Bằng khen đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn (đồng thời báo cáo Tổng Thanh tra đối với các trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn được tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra theo đề nghị).

- Bước 3: Ra quyết định tặng Bằng khen.

Tổng Thanh tra căn cứ đề xuất của Hội đồng Thi đua Khen thưởng, xem xét, sau đó quyết định tặng Bằng khen đối với các tập thể, cá nhân có thành tích và tổ chức trao tặng phần thưởng theo quy định.

Cách thức thực hiện

Tiếp nhận hồ sơ tại Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra do Thủ trưởng đơn vị đề nghị ký, đóng dấu;

+ Báo cáo thành tích (do Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu).

+ Biên bản bình xét khen thưởng của Hội đồng thi đua đơn vị đề nghị.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời  hạn giải quyết

Hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Thanh tra Chính phủ sau khi kết thúc phong trào thi đua (theo quy định của từng đợt thi đua).

Phòng  Thi  đua  Khen  thưởng thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý hồ sơ đề nghị khen thưởng.

Đối với những hồ sơ đề nghị khen thưởng chưa đúng quy định, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Thi đua khen thưởng có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho đơn vị trình khen bổ sung, hoàn chỉnh. Trong thời hạn 10 ngày từ khi nhận được thông báo, đơn vị phải gửi hồ sơ bổ sung để trình khen theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Thanh tra.

- Cơ quan  trực tiếp thực hiện: Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định khen thưởng của Tổng Thanh tra

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Báo cáo thành tích ( Ban hành kèm theo Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận)

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005.

- Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 hướng dẫn thi hành Luật Thi đua Khen thưởng;

- Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005 quy định tổ

chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

- Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 Quy định mẫu Huân chương, bằng Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen;

- Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/01/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.

- Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKTTW ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005;

- Hướng dẫn số 3499/BNV-TCBC ngày 29/11/2005 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 29/11/2005 .

- Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận

- Quyết định số 2298/2006/QĐ-TTCP ngày 04/12/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra.

1.3.3 Tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra  về thành tích đột xuất

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng

Tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất lập báo cáo thành tích. Thủ trưởng đơn vị quản lý xác nhận thành tích và đề nghị Tổng Thanh tra khen thưởng Hồ sơ gửi Thưởng trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thanh tra Chính phủ (qua Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức cán bộ).

- Bước 2: Trình Tổng Thanh tra xem xét, quyết định

Phòng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm giúp Thường trực Hội đồng rà soát, thẩm định các đề nghị khen thưởng. Trên cơ sở đó, Thưởng trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng họp, xem xét, trình Tổng Thanh tra xét, quyết định tặng khenthưởng theo mức độ thành tích đạt được.

- Bước 3: Ra quyết định tặng Bằng khen.

Tổng Thanh tra căn cứ đề xuất của Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng, xem xét, sau đó quyết định khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích theo quy định và tổ chức trao phần thưởng.

Cách thức thực hiện

Tiếp nhận hồ sơ tại Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị có cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng;

+ Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng (do Thủ trưởng đơn vị trình ký xác nhận, đóng dấu). Nếu khen thưởng về nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng kiến thì phải có quyết định hoặc bằng công nhận do cơ quan thẩm quyền cấp gửi kèm hồ sơ (bản sao).

+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của đơn vị trình khen.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết

Hồ sơ đề nghị tặng thưởng đột xuất gửi về Thanh tra Chính phủ ngay sau khi lập được thành tích đột xuất.

Phòng Thi đua Khen thưởng thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý hồ sơ đề nghị khen thưởng.

Đối với những hồ sơ đề nghị khen thưởng chưa đúng quy định, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Thi đua – Khen thưởngcó trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho đơn vị trình khen bổ sung, hoàn chỉnh. Trong thời hạn 10 ngày từ khi nhận được thông báo, đơn vị phải gửi hồ sơ bổ sung để trình khen theo quy định.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra Chính phủ.

- Cơ quan  trực tiếp thực hiện: Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định khen thưởng của Tổng Thanh tra

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Báo cáo thành tích ( Ban hành kèm theo Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận)

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005.

- Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 hướng dẫn thi hành Luật Thi đua Khen thưởng;

- Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

- Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 Quy định mẫu Huân chương, bằng Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen;

- Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/01/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ

- Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKTTW ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005;

- Hướng dẫn số 3499/BNV-TCBC ngày 29/11/2005 của Bộ Nội vụ về việc thực  hiện Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 29/11/2005 .

- Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận

- Quyết định số 2298/2006/QĐ-TTCP ngày 04/12/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra.

1.3.4. Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Lập danh sách đề nghị tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.

Đơn vị lập danh sách các cá nhân có đủ tiêu chuẩn theo quy định  được  đề  nghị tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” gửi về Thanh tra Chính phủ.

- Bước 2: Rà soát danh sách đề nghị theo điều kiện, tiêu chuẩn.

Phòng Thi đua – Khen thưởng tiến hành rà soát, đối  chiếu điều kiện, tiêu chuẩn và lập danh sách đủ điều kiện tiêu chuẩn tặng thưởng báo cáo Hội đồng Hội đồng Thi đua – Khen thưởng.

- Bước 3: Lập danh sách đề nghị Tổng Thanh tra  tặng thưởng.

Hội đồng Thi đua – Khen thưởng xem xét, thông qua danh sách các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đề nghị Tổng Thanh tra ra quyết định tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.

- Bước 4: Quyết định tặng thưởng.

Căn cứ đề nghị của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra xem xét, quyết định việc tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” và tổ chức trao tặng.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Thanh tra Chính phủ hoặc thông qua  đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương;

+ Danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương (theo mẫu quy định)

+ Bản chụp các quyết định khen thưởng có xác nhận của đơn vị quản lý (đối với các trường hợp được ưu tiên xét tặng).

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết

Việc xét tặng thưởng Kỷ niệm chương tiến hành 1 đợt/năm. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng gửi về Thanh tra Chính phủ trước ngày 30/9 hàng năm (trừ trường hợp Thanh tra Chính phủ có hướng dẫn khác). Phòng Thi đua Khen thưởng thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý hồ sơ đề nghị khen thưởng.

Kết quả khen thưởng được thông báo cho các đơn vị, cá nhân trước ngày 23/11 hàng năm.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Thanh tra.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thanh tra (Ban hành kèm theo Quyết định số 1629/2005/QĐ-TTCP ngày 14/9/2005 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 3, Điều 4, Điều 5 Quy chế xét tặng Kỷ  niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”, ban hành kèm theo Quyết định số 1629/2005/QĐ-TTCP ngày 14/9/2005 của Tổng Thanh tra.

Điều 3. Đối tượng xét tặng kỷ niệm chương.

1. Cán bộ, công chức, viên chức đã và đang công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước.

2. Các đồng chí lãnh đạo ở các cơ quan Đảng, Nhà nước:

a) Bộ trưởng, Thứ trưởng và cấp tương đương;

b) Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.

4. Các trường hợp đặc biệt khác do Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trình tổng thanh tra quyết định.

5. Những người sau đây không thuộc đối tượng xét tặng:

a) Những người đang trong thời gian chịu kỷ luật từ khiển trách trở lên. Thời gian chịu kỷ luật không được tính liên tục để xét tặng Kỷ niệm chương.

b) Những người là cán bộ, công chức, viên chức  nhà nước đã bị buộc thôi việc do vi phạm kỷ luật.

Điều 4. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương

1. Đối với những cá nhân quy định tại khoản 1, Điều 3:

a) Có thời gian công tác liên tục từ 10 năm trở lên trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước (tính đến ngày 23/11 của năm đề nghị tặng).

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Đối với cá nhân quy định tại khoản 2, Điều 3:

a) Có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành Thanh tra Việt Nam.

b) Có thời gian giữ chức vụ từ 5 năm trở lên.

3. Cá nhân có sáng kiến hoặc công trình khoa học có giá trị thiết thực đóng góp cho sự nghiệp phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.

4. Cá nhân có công lao trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác với ngành Thanh  tra, đóng góp tích cực cho sự nghiệp Thanh tra Việt Nam.

Điều 5. Các trường hợp được ưu tiên xét tặng.

Cán bộ, công chức, viên chức công tác trong hệ thống các cơ quan Thanh tra Nhà nước được ưu tiên xét tặng Kỷ  niệm chương:

1. Cá nhân là Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng Vũ trang: được xét tặng ngay sau khi có quyết định phong tặng.

2. Cá nhân được tặng Huân chương Lao động các loại, Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc: được đề nghị xét tặng sớm hơn 02 năm.

3. Cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc Danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Thanh tra: được đề nghị xét tặng sớm hơn 01 năm.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005.

- Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 hướng dẫn thi hành Luật Thi đua Khen thưởng;

- Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

- Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 Quy định mẫu Huân chương, bằng Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen;

- Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/01/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ

- Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKTTW ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005;

- Hướng dẫn số 3499/BNV-TCBC ngày 29/11/2005 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 29/11/2005 .

- Quyết định số 2298/2006/QĐ-TTCP ngày 04/12/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra.

- Quyết định số 1629/2005/QĐ-TTCP ngày 14/9/2005 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.

1.3.5 Công nhận tập thể lao động tiên tiến

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Đăng ký danh hiệu thi đua

Tập thể đăng ký danh hiệu thi đua, gửi về Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức cán bộ.

- Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến

Căn cứ vào đăng ký thi đua và thành tích thi đua của tập thể, kết quả bình xét thi đua, Thủ trưởng đơn vị nộp hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, trình  Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thanh tra Chính phủ (qua Phòng Thi đua - Khen thưởng - Vụ Tổ chức Cán bộ).

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ để trình Tổng Thanh tra

Phòng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm giúp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng rà soát, thẩm định đề nghị khen thưởng.

Hội đồng Thi đua – Khen thưởng họp, thống nhất trình Tổng Thanh tra xem xét, ban hành quyết định công nhận danh hiệu tập  thể  lao  động  tiên  tiến  đối  với  các  trường  hợp  đủ  điều kiện, tiêu chuẩn (đồng thời báo cáo Tổng Thanh tra đối với các trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn).

- Bước 4: Ra quyết định công nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

Tổng Thanh tra ra quyết định công nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đảm bảo hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), Vụ Tổ chức Cán bộ thông báo đến đơn vị trình khen biết.

Cách thức thực hiện

Tiếp nhận hồ sơ tại Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ, cơ quan Thanh tra Chính phủ hoặc thông qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị công nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến;

+ Bản đăng ký thi đua;

+ Báo cáo thành tích (do Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu);

+ Biên bản bình xét thi đua.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Thời  hạn giải quyết

Trong Quý I năm tiếp theo

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Thanh tra.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ

Kết  quả thực hiện TTHC

Quyết định công nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Báo cáo thành tích ( Ban hành kèm theo Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Điều 15 Quy chế thi đua khen thưởng ngành Thanh tra quy định:

Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến được xét  tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Hoàn thành từ 80% trở lên kế hoạch công tác có chất lượng, hiệu quả góp phần hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng được giao.

3. Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả.

4. Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005.

- Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 hướng dẫn thi hành Luật Thi đua Khen thưởng;

- Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

- Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 Quy định mẫu Huân chương, bằng Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen;

- Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/01/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ

- Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKTTW ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005;

- Hướng dẫn số 3499/BNV-TCBC ngày 29/11/2005 của Bộ Nội vụ về việc thực  hiện Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 29/11/2005 .

- Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận

- Quyết định số 2298/2006/QĐ-TTCP ngày 04/12/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra.

1.3.6. Công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Đăng ký danh hiệu thi đua

Tập thể đăng ký danh hiệu thi đua, gửi về Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ.

- Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc

Căn cứ vào đăng ký thi đua và thành tích thi đua của tập thể, kết quả bình xét thi đua, Thủ trưởng đơn vị nộp hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thanh tra Chính phủ (qua Phòng Thi đua - Khen thưởng - Vụ Tổ chức Cán bộ).

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ để trình Tổng Thanh tra

Phòng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm giúp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng.

Hội đồng Thi đua – Khen thưởng họp, thống nhất trình Tổng Thanh tra xem xét, ban hành quyết định công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn (đồng thời báo cáo Tổng Thanh tra đối với các trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo đề nghị).

- Bước 4: Ra quyết định công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

Tổng Thanh tra ra quyết định công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đảm bảo hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), Vụ Tổ chức Cán bộ thông báo đến đơn vị trình khen biết.

Cách thức thực hiện

Tiếp nhận hồ sơ tại Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ, cơ quan Thanh tra Chính phủ hoặc thông qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

+ Bản đăng ký thi đua;

+ Báo cáo thành tích (do Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu);

+ Biên bản bình xét thi đua.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Thời  hạn giải quyết

Trong Quý I năm tiếp theo

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Thanh tra.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ,

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Báo cáo thành tích ( Ban hành kèm theo Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Điều 16 Quy chế thi đua khen thưởng ngành Thanh tra quy định:

Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Là tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.

2. Nội bộ đoàn kết, có tinh thần sáng tạo, vượt  khó khăn hoàn thành 100% kế hoạch công tác đúng thời hạn, có chất lượng và hiệu quả cao; thực hiện nghiêm túc những quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bài trừ các tệ nạn xã hội.

3. Tổ chức, duy trì phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả.

4. Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

5. Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005.

- Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 hướng dẫn thi hành Luật Thi đua Khen thưởng;

- Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

- Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 Quy định mẫu Huân chương, bằng Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen;

- Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/01/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ

- Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKTTW ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005;

- Hướng dẫn số 3499/BNV-TCBC ngày 29/11/2005 của Bộ Nội vụ về việc thực  hiện Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 29/11/2005 .

(Ban hành kèm theo công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban thi đua khen thưởng trung ương về việc hướng dẫn thực hiện báo cáo thành tích, giấy chứng nhận.)

- Quyết định số 2298/2006/QĐ-TTCP ngày 04/12/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra.

1.3.7. Tặng Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Đăng ký thi đua

Tập thể đăng ký thi đua, gửi về Phòng Thi đua – Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ.

- Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị tặng Cờ thi đua

Căn cứ vào chỉ tiêu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, kết quả bình xét thi đua, tập thể nộp hồ sơ đề nghị tặng Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ, trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thanh tra Chính phủ (qua Phòng Thi đua - Khen thưởng - Vụ Tổ chức Cán bộ).

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ để trình Tổng Thanh tra

Phòng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm giúp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng rà soát, thẩm định các đề nghị khen thưởng.

Hội đồng Thi đua – Khen thưởng họp, thống nhất trình Tổng Thanh tra xem xét, ban hành quyết định tặng Cờ thi đua đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn (đồng thời báo cáo  Tổng  Thanh  tra  đối  với  các  trường  hợp  không  đủ  điều kiện, tiêu chuẩn theo đề nghị).

- Bước 4: Ra quyết định tặng Cờ thi đua của Thanh  tra Chính phủ.

Tổng Thanh tra ra quyết định tặng Cờ thi đua và tổ chức trao cho đơn vị được tặng cờ.

Các trường hợp không được khen thưởng (không đủ tiêu chuẩn, không đảm bảo hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), Vụ Tổ chức Cán bộ thông báo đến đơn vị trình khen biết.

Cách thức thực hiện

Tiếp nhận hồ sơ tại Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ, cơ quan Thanh tra Chính phủ hoặc thông qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị khen thưởng của thủ trưởng đơn vị;

+ Bản đăng ký thi đua;

+ Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị tặng Cờ (do Thủ trưởng đơn vị đề nghị ký xác nhận, đóng dấu);

+ Biên bản bình xét thi đua.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Thời  hạn giải quyết

Trong Quý I năm tiếp theo

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ,

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định tặng Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ,

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Báo cáo thành tích ( Ban hành kèm theo Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận)

Yêu  cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Khoản 1 Điều 17 Quy chế thi đua khen thưởng ngành Thanh tra quy định:

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ được xét tặng hàng năm cho tập thể thanh tra Bộ, ngành, thanh tra  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có đăng ký thi đua, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua, chương trình kế hoạch công tác và nhiệm vụ theo chức năng được giao.

b) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu, chấp hành tốt các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bài trừ các tệ nạn xã hội trong cơ quan, đơn vị, góp phần tích cực vào đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong khi thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao.

c) Làm tốt công tác xây dựng tổ chức, lực lượng thanh tra cơ sở trong sạch, vững mạnh, có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác trong ngành Thanh tra học tập; tổ chức Đảng, đoàn thể đạt trong sạch, vững mạnh, là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể có đủ tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Tổng Thanh tra.

d) Có sáng kiến cải tiến phương pháp làm việc hoặc giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học hoặc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của đơn vị, của Ngành, được nghiệm thu, đánh giá đạt loại khá trở lên.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005.

- Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 hướng dẫn thi hành Luật Thi đua Khen thưởng;

- Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

- Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 Quy định mẫu Huân chương, bằng Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen;

- Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/01/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ

- Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKTTW ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005;

- Hướng dẫn số 3499/BNV-TCBC ngày 29/11/2005 của Bộ Nội vụ về việc thực  hiện Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 29/11/2005.

- Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận.

- Quyết định số 2298/2006/QĐ-TTCP ngày 04/12/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra.

1.3.8. Công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Thanh tra.

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Đăng ký thi đua

Cá nhân đăng ký thi đua, đơn vị quản lý cá nhân gửi bản đăng ký thi đua về Phòng  Thi đua – Khen  thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ.

- Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Thanh tra.

Căn cứ vào chỉ tiêu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, kết quả bình xét thi đua, đơn vị nộp hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Thanh tra, trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thanh tra Chính phủ (qua Phòng Thi đua - Khen thưởng - Vụ Tổ chức Cán bộ).

- Bước 3: Thẩm định hồ sơ để trình Tổng Thanh tra

Phòng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm giúp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng.

Hội đồng Thi đua – Khen thưởng họp, thống nhất trình Tổng Thanh tra xem xét, ban hành quyết định công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Thanh  tra đối với các trường hợp đủđiều kiện, tiêu chuẩn (đồng thời báo cáo Tổng Thanh tra đối với các trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn).

- Bước 4: Ra quyết định công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Thanh tra.

Tổng Thanh tra ra quyết định công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua ngành Thanh tra và tổ chức trao danh hiệu.

Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đảm bảo hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), Vụ Tổ chức Cán bộ thông báo đến đơn vị trình khen biết.

Cách thức thực hiện

Tiếp nhận hồ sơ tại Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ, cơ quan Thanh tra Chính phủ hoặc qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Thanh  tra.

+ Bản đăng ký thi đua;

+ Báo cáo thành tích (do Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, đóng dấu);

+ Biên bản bình xét thi đua của đơn vị quản lý cá nhân được đề nghị danh hiệu;

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Thời hạn giải quyết

Trong Quý I năm tiếp theo

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Thanh tra.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Thanh tra.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Báo cáo thành tích ( Ban hành kèm theo Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Điều 13 Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra quy định:

Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Thanh tra” được xét tặng cho cán bộ, công chức, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Có sáng kiến cải tiến phương pháp làm việc hoặc giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, có đề tài nghiên cứu khoa học (hoặc tham gia nhóm nghiên cứu đề tài khoa học), có báo cáo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, của Ngành.

2. Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và trong đó có ít nhất 01 lần được Tổng thanh tra tặng Bằng khen.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005.

- Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 hướng dẫn thi hành Luật Thi đua Khen thưởng;

- Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

- Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 Quy định mẫu Huân chương, bằng Huy chương, Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen;

- Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/01/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ

- Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKTTW ngày 12/01/2006 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc thực hiện Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 4/4/2005;

- Hướng dẫn số 3499/BNV-TCBC ngày 29/11/2005 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 29/11/2005 .

- Công văn số 1668/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Báo cáo thành tích, giấy chứng nhận

- Quyết định số 2298/2006/QĐ-TTCP ngày 04/12/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng ngành Thanh tra.

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Tiếp công dân tại cấp tỉnh

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

Đề nghị công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho người đại diện hợp  pháp; người này phải có giấy uỷ quyền, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người  uỷ quyền cư trú.

Bước 2: Quá trình làm việc

- Yêu cầu công dân trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

- Trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.

- Cán bộ tiếp dân lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày và đọc lại cho người trình bày nghe và có ký xác nhận.

- Người tiếp công dân tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh do công dân cung cấp và phải viết, giao giấy  biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.

- Xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân:

+ Trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải ghi rõ nội dung tố cáo, tiếp nhận tài liệu liên quan, phân loại đơn và xử lý theo thủ tục xử lý đơn thư.

Bước 3: Kết thúc

Kết thúc tiếp công dân, người tiếp công dân thông báo cho công dân biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết để họ liên hệ sau này.

Cách thức thực hiện

Đến trụ sở cơ quan tiếp công dân

Hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại, đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo (có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân);

+ Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết (tối đa)

Cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc sở và cấp tương đương;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan thường trực tiếp công dân của UBND cấp tỉnh; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra sở và cấp tương đương.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy biên nhận tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp; Phiếu hướng dẫn.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 13, Nghị định 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân, khi tiếp công dân, người tiếp công dân có quyền:

1. Từ chối không tiếp những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.

2. Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say  rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.

3. Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các khiếu nại, tố cáo, khiến nghị, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng 2005; Nghị định 89/NĐ-CP ngày 07/8/1989 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tiếp công dân; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng; Thông tư số 1178/TT- TTNN ngày 25 tháng 9 năm 1997 của Thanh tra Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 89/CP ngày 7 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.  Xử lý đơn tại cấp tỉnh

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Nhận đơn

Tiếp nhận đơn, vào sổ công văn đến.

Bước 2: Phân loại và xử lý đơn

- Đối với đơn khiếu nại:

+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan cấp tỉnh (Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương; Giám đốc sở và cấp tương đương; Chủ tịch UBND cấp tỉnh) và có đủ các điều kiện để giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý để giải quyết và gửi thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân hoặc tổ chức chuyển đơn. Trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.

+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các  cơ  quan nêu trên nhưng không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 2 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.

+ Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nêu  trên, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì cơ quan không thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả đơn người khiếu nại (có phiếu trả đơn khiếu nại). Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.

- Đối với đơn tố cáo:

+ Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thì phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo.

+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

- Đối với đơn phản ánh, kiến nghị:

Gửi cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, nắm bắt thông tin, giải quyết.

Cách thức thực hiện

Tại trụ sở cơ quan hoặc nhận đơn qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc sở và cấp tương đương; Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra sở và cấp tương đương; Cơ quan thường trực tiếp công dân của UBND cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện TTHC

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004, 2005; Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật phòng chống tham nhũng 2005; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP của Tổng thanh tra ngày 18/6/2008 về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp tỉnh

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan cấp tỉnh (sở và cấp tương đương).

- Bước 2: Thụ lý đơn

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn  thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan nhận đơn thụ lý để giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

- Bước 3: Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại; thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

Đại diện cơ quan giải quyết trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Cơ quan giải quyết thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi ích liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.

Khi gặp gỡ, đối thoại, đại diện cơ quan giải quyết nêu rõ nội dung cần đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc gặp gỡ, đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; tóm tắt kết quả về những nội dung đã đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do.

Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, cơ quan giải quyết tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

- Bước 4:  Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương; Giám đốc sở và cấp tương đương; Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.

Cách thức thực hiện

Đến trụ sở cơ quan hoặc theo đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại.

+ Giấy ủy quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

+ Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết

Theo Điều 36 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998:

Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Giám đốc sở và cấp tương đương; Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện:  Thanh tra cấp tỉnh, các sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh; các phòng chuyên môn thuộc sở và cấp tương đương.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại; Giấy ủy quyền khiếu nại (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5. Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Giải quyết khiếu nại lần hai tại cấp tỉnh

Trình tự thực hiện

 - Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan cấp tỉnh (Giám đốc sở và cấp tương đương; Chủ tịch UBND cấp tỉnh) là khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan nói  trên  giải quyết.

- Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được  khiếu  nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan thụ lý đơn để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, cơ quan giải quyết có các quyền sau:

+ Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại;

+ Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản vềnhững nội dung khiếu nại;

+ Yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại;

+ Mời người bị khiếu nại, người khiếu nại đến để tổhức đối thoại (nếu cần);

+ Xác minh tại chỗ (nếu cần);

+ Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu nêu trên phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.

- Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Giám đốc sở và cấp tương đương; Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, lợi ích liên quan, người đã chuyển đơn đến, cơ quan quản lý cấp trên trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.

Cách thức thực hiện

- Tại cơ quan hành chính nhà nước

- Theo đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại,

+ Giấy uỷ quyền khiếu nại (trong  trường  hợp  người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có);

- Số lượng hồ sơ: 01 bản

Thời  hạn giải quyết

Theo Điều 43, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005:

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Giám đốc sở và cấp tương đương.

TTHC

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra cấp tỉnh, các sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh; các phòng chuyên môn thuộc sở và cấp tương đương.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại; Giấy ủy quyền khiếu nại (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5.Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi,  bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

5. Giải quyết tố cáo tại cấp tỉnh

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Người tố cáo gửi đơn đến cơ quan cấp tỉnh (sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh). Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

- Bước 2: Thụ lý để giải quyết

Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, đơn tố cáo được thụ lý giải quyết.

- Bước 3: Xác minh việc tố cáo

Giám đốc sở và cấp tương đương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định về việc tiến hành xác minh nội dung tố cáo. Người giải quyết tố cáo có quyền và nghĩa vụ sau:

+ Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo.

+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Bước 4: Kết luận về nội dung tố cáo

Giám đốc sở và cấp tương đương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định kết luận về nội dung tố cáo, xác định  trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.

Cách thức thực hiện

- Tố cáo trực tiếp

- Gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+  Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;

+ Các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc sở và cấp tương đương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra cấp tỉnh, các sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh; các phòng chuyên môn thuộc sở và cấp tương đương.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định xử lý tố cáo

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn tố cáo (Mẫu số 46 - Quyết định 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Điều 65, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định:

Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố  cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

Điểm c, khoản 1, Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định:

Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật  sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng 2005; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

1. Tiếp công dân tại cấp huyện

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

Đề nghị công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp; người này phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú.

Bước 2: Quá trình làm việc

- Yêu cầu công dân trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

- Trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.

- Người tiếp dân lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày và đọc lại cho người trình bày nghe và có ký xác nhận.

- Người tiếp công dân tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh do công dân cung cấp và phải viết, giao giấy  biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.

- Xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân:

+ Trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải ghi rõ nội dung tố cáo, tiếp nhận tài liệu liên quan, phân loại đơn và xử lý theo thủ tục xử lý đơn thư.

Bước 3: Kết thúc

Kết thúc tiếp công dân, người tiếp công dân thông báo cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho công dân biết để họ liên hệ sau này.

Cách thức thực hiện

Đến trụ sở cơ quan tiếp công dân

Hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại, đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo (có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân);

+ Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết (tối đa)

Cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thường trực tiếp công dân

của UBND cấp huyện.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra)

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy biên nhận tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp; Phiếu hướng dẫn.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 13, Nghị định 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân, khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân có quyền:

1. Từ chối không tiếp những những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.

2. Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.

3. Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các khiếu nại, tố cáo, khiến nghị, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng 2005; Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 07/8/1989 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tiếp công dân; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Thông tư số 1178/TT- TTNN ngày 25 tháng 9 năm 1997 của Thanh tra Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 89/CP ngày 7 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.  Xử lý đơn tại cấp huyện

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhận đơn

Tiếp nhận đơn, vào sổ công văn đến.

Bước 2: Phân loại và xử lý đơn

- Đối với đơn khiếu nại:

+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan cấp huyện (Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp huyện) và có đủ các điều kiện để giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý để giải quyết và gửi thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân hoặc tổ chức chuyển đơn. Trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.

+ Đối với  đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ  uan nêu trên nhưng không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 2 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.

+ Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nêu trên, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì cơ quan không thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả đơn người khiếu nại (có phiếu trả đơn khiếu nại). Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong  trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.

- Đối với đơn tố cáo:

+ Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo.

+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

- Đối với đơn phản ánh, kiến nghị:

Gửi cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, nắm bắt thông tin, giải quyết.

Cách thức thực hiện

Tại trụ sở cơ quan

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra cấp huyện (hoặc bộ phận được giao xử lý đơn).

Kết  quả thực hiện TTHC

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra)

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng 2005; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp huyện

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan thuộc UBND cấp huyện.

- Bước 2: Thụ lý đơn

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan nhận đơn thụ lý để giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

- Bước 3: Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại; thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

Đại diện cơ quan giải quyết trực tiếp gặp gỡ, đối thoại  với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu  của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Cơ quan giải quyết thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi ích liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.

Khi gặp gỡ, đối thoại, đại diện cơ quan giải quyết nêu rõ nội dung cần đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc gặp gỡ, đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; tóm tắt kết quả về những nội dung đã đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do.

Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, cơ quan giải quyết tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

- Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định giả quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.

Cách thức thực hiện

Đến trụ sở cơ quan hoặc theo đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại.

+ Giấy ủy quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

+ Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết

Theo Điều 36 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998:

Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện; Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra huyện; cơ quan thuộc UBND cấp huyện.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại; Giấy ủy quyền khiếu nại ( ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5. Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa  đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Giải quyết khiếu nại lần hai tại cấp huyện

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện là khiếu  nại lần hai thì người khiếu  nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có) cho Chủ  tịch UBND cấp huyện để giải quyết.

- Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan thụ lý đơn để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, cơ quan giải quyết có các quyền sau:

+ Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại;

+ Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung khiếu nại;

+ Yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại;

+ Mời người bị khiếu nại, người khiếu nại đến để tổ chức đối thoại (nếu cần);

+ Xác minh tại chỗ (nếu cần);

+ Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu nêu trên phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.

- Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, lợi ích liên quan, người đã chuyển đơn đến, cơ quan quản lý cấp trên trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.

Cách thức thực hiện

- Tại cơ quan hành chính nhà nước

- Theo đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

-  Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại,

+ Giấy uỷ quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có);

- Số lượng hồ sơ: 01 bản

Thời  hạn giải quyết

Theo Điều 43, Luật sửa  đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005:

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra cấp huyện và các cơ quan thuộc UBND cấp huyện.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại; Giấy ủy quyền khiếu nại (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5.Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

6. Giải quyết tố cáo tại cấp huyện

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Người tố cáo gửi đơn đến UBND cấp huyện. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong  trường  hợp  người  tố  cáo  đến  tố  cáo  trực  tiếp  thì người có trách nhiệm tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

- Bước 2: Thụ lý để giải quyết

Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, đơn tố cáo được thụ lý giải quyết.

- Bước 3: Xác minh việc tố cáo

Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định về việc tiến hành xác minh nội dung tố cáo. Người giải quyết tố cáo có quyềnvà nghĩa vụ sau:

+ Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo.

+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Bước 4: Kết luận về nội dung tố cáo

Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định kết luận về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.

Cách thức thực hiện

- Tố cáo trực tiếp

- Gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;

+ Các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra cấp huyện hoặc cơ quan thuộc UBND cấp huyện.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định xử lý tố cáo

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn tố cáo (Mẫu số 46 - Quyết định 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Điều 65, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định:

Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ  của  người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

Điểm c, khoản 1, Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định:

Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng 2005; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

IV. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Tiếp công dân tại cấp xã

Trình tự thực hiện

 

- Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

Đề nghị công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp; người này phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú.

Bước 2: Quá trình làm việc

- Yêu cầu công dân trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.

- Trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.

- Người tiếp dân lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày và đọc lại cho người trình bày nghe và có ký xác nhận.

- Người tiếp công dân tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh do công dân cung cấp và phải viết, giao giấy  biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.

- Xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân:

+ Trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền  giải quyết.

- Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải ghi rõ nội dung tố cáo, tiếp nhận tài liệu liên quan, phân loại đơn và xử lý theo thủ tục xử lý đơn thư.

Bước 3: Kết thúc

Kết thúc tiếp công dân, người tiếp công dân thông báo cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho công dân biết để họ liên hệ sau này.

Cách thức thực hiện

Đến trụ sở UBND cấp xã

Hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn khiếu nại, đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo (có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân);

+ Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết (tối đa)

Cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo ban hành kèm theo Quyết định 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy biên nhận tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp; Phiếu hướng dẫn.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 13, Nghị định 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân, khi tiếp công dân, người tiếp công dân có quyền:

1. Từ chối không tiếp những những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.

2. Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.

3. Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các khiếu nại, tố cáo, khiến nghị, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng chống tham nhũng 2005; Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 07/8/1989 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tiếp công dân; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng; Thông tư số 1178/TT-TTNN ngày 25 tháng 9 năm 1997 của Thanh tra Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 89/CP ngày 7 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP của Tổng thanh tra ngày 18/6/2008 về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.  Xử lý đơn tại cấp xã

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhận đơn

Tiếp nhận đơn, vào sổ công văn đến.

Bước 2: Phân loại và xử lý đơn

- Đối với đơn khiếu nại:

+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã và có đủ các điều kiện để giải quyết thì thụ lý để giải quyết và gửi thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân hoặc tổ chức chuyển đơn. Trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.

+ Đối với  đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã nhưng không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 2 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.

+ Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì cơ quan không thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả đơn người khiếu nại (có phiếu trả đơn khiếu nại). Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong  trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.

- Đối với đơn tố cáo:

+ Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ  tịch UBND cấp xã thì phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo.

+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

- Đối với đơn phản ánh, kiến nghị:

Gửi cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, nắm bắt thông tin, giải quyết.

Cách thức thực hiện

Tại trụ sở UBND cấp xã

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

Đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan

đến nội dung khiếu nại, tố cáo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã.

Kết quả thực hiện TTHC

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại, đơn tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng 2005; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp xã

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại

Người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho UBND cấp xã.

- Bước 2: Thụ lý đơn

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, UBND cấp xã thụ lý để giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

- Bước 3: Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại; thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

Đại diện UBND cấp xã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

UBND cấp xã thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người  bị  khiếu  nại,  người có quyền, lợi ích liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.

Khi gặp gỡ, đối thoại, đại diện UBND cấp xã nêu rõ nội dung cần đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc gặp gỡ, đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; tóm tắt kết quả về những nội dung đã đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do.

Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, UBND cấp xã tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.

- Bước 4:  Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị  khiếu  nại,  người  có  quyền,  lợi  ích  liên  quan,  cơ  quan quản lý cấp trên.

Cách thức thực hiện

Đến trụ sở cơ quan hoặc theo đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại.

+ Giấy ủy quyền khiếu nại (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

+ Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết

Theo Điều 36 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998:

Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể  từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp xã.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã.

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn khiếu nại; Giấy ủy quyền khiếu nại  ban hành kèm theo Quyết  định  số  1131/QĐ-TTCP  ngày  18/6/2008  của  Tổng thanh tra.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Theo Điều 2, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5. Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Giải quyết tố cáo tại cấp xã

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận đơn tố cáo

Người tố cáo gửi đơn đến UBND cấp xã. Đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

- Bước 2: Thụ lý để giải quyết

Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, đơn tố cáo được thụ lý giải quyết.

- Bước 3: Xác minh việc tố cáo

Chủ tịch UBND cấp xã quyết định về việc tiến hành xác minh nội dung tố cáo. Người giải quyết tố cáo có quyền và nghĩa vụ sau:

+ Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo.

+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

+ Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Bước 4: Kết luận về nội dung tố cáo

Chủ tịch UBND cấp xã quyết định kết luận về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng  biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.

Cách thức thực hiện

- Tố cáo trực tiếp

- Gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+  Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;

+ Các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời  hạn giải quyết

Không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp xã

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cán bộ UBND cấp xã

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định xử lý tố cáo

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn tố cáo (Mẫu số 46 -  Quyết định số 1131/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Điều 65, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định:

Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tốcáo, có chữ ký của người tố cáo.

Điểm c, khoản 1, Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ-CHI PHÍ ngày 14/11/2006 quy định:

Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng 2005; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 

PHỤ LỤC BỘ THỦ TỤC HÀNHCHÍNH

MẪU ĐƠN, MẪU TỜ KHAI

 

MẪU SỐ: 32

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ - TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tư do – Hạnh phúc
--------------

......., ngày....tháng .....năm...

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi:................................................(1)

Họ và tên:....................................................................(2); Mã số hồ sơ ......................................(3)

Địa chỉ :.............................................................................................................................................

Khiếunại........................................................................................................................................(4)

Nội dung khiếu nại........................................................................................................................(5)

..........................................................................................................................................................

(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có)

 

 

Người khiếu nại

(ký và ghi rõ họ tên)

 

(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

(2) Họ  tên của người khiếu nại,

- Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.

- Nếu là người được uỷ quyền khiếu nại thì ghi rõ theo uỷ quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

(3) Nội dung này do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi.

(4) Khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) đối với quyết định, hành vi hành chính của ai?

(5) Nội dung khiếu nại

- Ghi tóm tắt sự việc dẫn đến  khiếu nại;

- Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có);

 

MẪU SỐ: 46

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ - TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

……..., ngày..….tháng....….năm ......…

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: .......................................................(1)

Tên tôi  là:...........................................................................................................................................

Địa chỉ:................................................................................................................................................

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của:.....................................................................

.......................................................................................................................................................(2)

Nay tôi đề nghị:..............................................................................................................................(3)

...........................................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

 

 

Người tố cáo

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(1) Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo.

(2)  Họ tên, chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.

(3) Người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo  xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

 

MẪU SỐ: 41

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ - TTCP  ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

......., ngày ....tháng..….năm ....…

GIẤY UỶ QUYỀN KHIẾU NẠI

Họ và tên người uỷ quyền:..............................................................................................................(1)

Địa chỉ :...........................................................................................................................................(2)

Số CMND:.....................................................................Cấp ngày…...tháng…...năm..........................

Nơi cấp:…...........................................................................................................................................

Họ và tên người  được uỷ quyền………………………………………………………............................

Địa chỉ:...……………………………………………………………………………….................................

Số CMND:..................................................................Cấp ngày......tháng…..năm.............................

Nơi cấp:………………………………...................................................................................................

Nội dung uỷ quyền:........................................................................................................................(3)

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người được uỷ quyền có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung uỷ quyền.

 

Xác nhận của UBND
xã, phường, thị trấn nơi
người uỷ quyền cư trú

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Người uỷ quyền

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

(1) Nếu người uỷ quyền là người đại diện cho cơ quan, tổ chức uỷ quyền cho người khác để khiếu nại thì phải ghi rõ chức vụ của người uỷ quyền.

(2) Nơi người uỷ quyền khiếu nại cứ trú, trường hợp là cơ quan, tổ chức uỷ quyền thì phải ghi rõ địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

(3) Uỷ quyền toàn bộ để khiếu nại hay uỷ quyền một số nội dung (Trường hợp uỷ quyền một số nội dung thì phải ghi rõ nội dung uỷ quyền)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..............., ngày.........tháng.........năm........

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC DỰ BỊ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2007/TT-BNV ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Bộ Nội vụ)

 

Tên tôi là:                                  Nam, Nữ:

Ngày sinh:

Quê quán:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện nay: Điện thoại liên lạc: Dân tộc:

Trình độ đào tạo:

Thuộc đối tượng ưu tiên (ghi thuộc đối tượng ưu tiên nào):

Sau khi nghiên cứu điều kiện và tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức, ngạch........................... tôi thấy bản thân tôi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham dự kỳ thi tuyển. Vì vậy tôi làm đơn này xin đăng ký dự tuyển tại Hội đồng thi ....................   ....................................................... Nếu trúng tuyển tôi xin chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước.

Tôi xin gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển gồm:

1. Bản khai lý lịch;

2. Giấy chứng nhận sức khoẻ;

3. Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ có liên quan khác gồm:

..............................................................................................................................................................

4. 2 phong bì, 2 ảnh cỡ 4x6.

Toàn bộ bản chụp văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ liên quan khác trong hồ sơ dự tuyển của tôi nêu trên khi được thông báo trúng tuyển, tôi sẽ hoàn chỉnh lại theo đúng quy định.

Tôi  xin  cam  đoan  hồ  sơ  dự  tuyển  của  tôi  là  sự  thật,  đúng  và  đủ  tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các bản chụp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ liên quan khác nộp trong hồ sơ dự tuyển,  nếu  sai  thì  kết  quả  tuyển  dụng  của  tôi  sẽ  bị  cơ  quan  có  thẩm quyền tuyển dụng huỷ bỏ.

 

 

Kính đơn.
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

………… ngày…. tháng…. năm…….

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Bộ Nội vụ)

Tên tôi là:                                  Nam, Nữ:

Ngày sinh:

Quê quán:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện nay:                         Điện thoại liên lạc: Dân tộc:

Trình độ đào tạo:

Thuộc đối tượng ưu tiên (ghi thuộc đối tượng ưu tiên nào):

Sau khi nghiên cứu điều kiện và tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức, ngạch....... tôi thấy bản thân tôi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham dự kỳ  thi  tuyển.  Vì  vậy  tôi  làm  đơn  này  xin  đăng  ký  dự  tuyển  tại  Hội  đồng thi.................... Nếu trúng tuyền tôi xin chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước.

Tôi xin gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển gồm:

1. Bản khai lý lịch;

2. Giấy chứng nhận sức khỏe;

3. Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ có liên quan khác gồm:

................................................................................................................... .......................................

4. 2 phong bì, 2 ảnh cỡ 4x6.

Toàn bộ bản chụp văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ liên quan khác trong hồ sơ dự tuyển của tôi nêu trên khi được thông báo trúng tuyển, tôi sẽ hoàn chỉnh lại theo đúng quy định.

Tôi  xin  cam  đoan  hồ  sơ  dự  tuyển  của  tôi  là  sự  thật,  đúng  và  đủ  tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các bản chụp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ liên quan khác nộp trong hồ sơ dự tuyển,  nếu  sai  thì  kết  quả  tuyển  dụng  của  tôi  sẽ  bị  cơ  quan  có  thẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ.

 

 

Kính đơn.
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

.........., ngày ....... tháng ....... năm ........

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ)

 

Tên tôi là:                                                          Nam, Nữ:

Ngày sinh:

Quê quán:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện nay:                                                 Điện thoại liên lạc: Dân tộc:

Trình độ đào tạo:

Thuộc đối tượng ưu tiên (ghi thuộc đối tượng ưu tiên nào):

Sau khi nghiên cứu điều kiện và tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức, ngạch........................ tôi thấy bản thân tôi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham dự kỳ thi tuyển. Vì vậy tôi làm đơn này xin đăng ký dự tuyển tại Hội đồng  thi.....................................................................................................  Nếu trúng tuyển tôi xin chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước.

Tôi xin gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển gồm:

1. Bản khai lý lịch;

2. Giấy chứng nhận sức khoẻ;

3. Bản chụp các văn bằng, chứng chi và các giấy tờ có liên quan khác(chưa cần công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền), gồm:

..........................................................................................................................................................

4. 2 phong bì, 2 ảnh cỡ 4x6.

Toàn bộ bản chụp văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ liên quan khác trong hồ sơ dự tuyển của tôi nêu trên khi được thông báo trúng tuyển, tôi sẽ hoàn chỉnh lại theo đúng quy định.

Tôi  xin  cam  đoan  hồ  sơ  dự  tuyển  của  tôi  là  sự  thật,  đúng  và  đủ  tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các bản chụp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ liên quan khác nộp trong hồ sơ dự tuyển,  nếu  sai  thì  kết  quả  tuyển  dụng  của  tôi  sẽ  bị  cơ  quan  có  thẩm quyền tuyển dụng huỷ bỏ.

 

 

Kính đơn.
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 1- Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua và Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cho tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị (1).

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

Đề nghị tặng thưởng (2)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:

1- Đặc điểm, tình hình:

- Tên đơn vị: (ghi đầy đủ, không viết tắt).

- Đặc điểm trụ sở chính:

- Quá trình thành lập:

- Tóm tắt cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ, công chức, nhân viên; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ); các tổ chức đảng, đoàn thể; những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội); những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

- Cơ sở vật chất (3).

2- Chức năng, nhiệm vụ: Những chức năng, nhiệm vụ được giao (hoặc đảm nhận).

II- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ.

Nội dung báo cáo nêu rõ thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước (4).

2- Những biện pháp trong tổ chức thực hiện và những nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được quyết định trong thực tiễn sản xuất, công tác.

3- Thực hiện các nhiệm vụ khác: (5).

4- Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới (nêu ngắn, gọn):

III- CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN (6)

 

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp nhận xét, xác nhận
(ký, đóng dấu)

Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu)

Xác nhận của cấp trình khen
(ký, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng; 05 năm đối với Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công; 03 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 năm đối với Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- (2): Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

- (3): Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng).

- (4): Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ:

+ Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh so sánh các tiêu chí: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; số sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước (có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); việc thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động.

+ Đối với trường học: tổng số học sinh, chất lượng và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi cấp các cấp; số đề tài nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy.

+ Đối với bệnh viện: tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường đưa vào sử dụng; số người được khám miễn phí; chất lượng khám, chữa bệnh; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội)

- (5): Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; công tác xây dựng đảng, đoàn thể; hoạt động xã hội, từ thiện.

- (6): Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

 

Mẫu số 2- Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị (1).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

Đề nghị tặng thưởng (2)

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:

- Họ và tên:                                            Bí danh (nếu có):                       Nam, nữ:

- Ngày, tháng, năm sinh:

- Quê quán (3):

- Nơi thường trú:

- Đơn vị công tác:

- Chức vụ hiện nay:

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Ngày vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia công tác các đoàn thể):

- Quá trình công tác (4):

- Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ:

II- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

1- Sơ lược thành tích của đơn vị (5):

2- Thành tích đạt được của cá nhân (6):

- Quyền hạn, nhiệm vụ, được giao hoặc đảm nhận:

- Thành tích đạt được:

III- CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN (7)

 

Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
(ký, đóng dấu)

Người báo cáo thành tích
(ký, ghi rõ họ và tên)

Xác nhận của cấp trình khen
(ký, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Báo cáo thành tích 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương lao động hạng ba, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 năm đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 03 năm đối với danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

- (2): Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

- (3): Đơn vị hành chính: xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

- (4): Nêu tóm tắt quá trình công tác và thời gian giữ chức vụ chính.

- (5): Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh báo cáo thêm việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước (có xác nhận của cục thuế tỉnh, thành phố nơi đơn vị có trụ sở chính).

- (6): Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, các biện pháp đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện).

- (7): Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

+ Ghi rõ quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động hạng ba, 06 năm đối Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vv…

+ Đối với đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: ghi rõ thời gian 02 lần liên tục được phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương” và 06 lần đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến, giải pháp hữu ích được cấp có thẩm quyền công nhận.

+ Đối với báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận.

 

Mẫu số 6- Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất).

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

Đề nghị tặng thưởng (1)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ: (2)

- Tên đơn vị đề nghị khen thưởng:

- Đặc điểm trụ sở chính:

II- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

Báo cáo nêu ngắn, gọn nội dung thành tích xuất sắc, đột xuất đã đạt được (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; phòng, chống tội phạm; phòng, chống bão lụt; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ tài sản của nhà nước; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân).

 

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp nhận xét, xác nhận
(ký, đóng dấu)

Thủ trưởng đơn vị (3)
(ký, đóng dấu)

Xác nhận của cấp trình khen
(ký, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

- (2): Đối với cá nhân ghi rõ: họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán, nơi thường trú; nghề nghiệp, chức vụ, đơn vị công tác.

- (3): Đối với cá nhân: ký và ghi rõ họ, tên.

 

Mẫu số 7- Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề (cho tập thể, cá nhân).

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

Đề nghị tặng thưởng (1)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ: (2)

- Tên đơn vị đề nghị khen thưởng:

- Đặc điểm trụ sở chính:

II- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

Báo cáo thành tích phải căn cứ vào mục tiêu (nhiệm vụ), các chỉ tiêu về năng xuất, chất lượng, hiệu quả đã được đăng ký trong đợt phát động thi đua; các biện pháp, giải pháp đạt được thành tích xuất sắc, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, dẫn đầu phong trào thi đua; những kinh nghiệm rút ra trong đợt thi đua.

 

Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp nhận xét, xác nhận
(ký, đóng dấu)

Thủ trưởng đơn vị (3)
(ký, đóng dấu)

Xác nhận của cấp trình khen
(ký, đóng dấu)

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. Chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành, địa phương; trường hợp xuất sắc, tiêu biểu mới đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương.

- (2): Đối với cá nhân ghi rõ: họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán, nơi thường trú; nghề nghiệp, chức vụ, đơn vị công tác.

- (3): Đối với cá nhân: ký và ghi rõ họ, tên.