Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1889/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ MUA SẮM TẬP TRUNG THUỘC CỤC KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kế hoạch - Tài chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

                                                               QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung trực thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Bộ Tài chính được ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTC ngày 06/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 3. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chánh và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Như Điều 2;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ TCCB (150b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Công Nghiệp

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ MUA SẮM TẬP TRUNG THUỘC CỤC KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1889/QĐ-BTC ngày 01/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương 1

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung (gọi tắt là Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT) là đơn vị thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính, có chức năng giúp Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện mua sắm tập trung một số tài sản, hàng hóa theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

2. Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT trong việc giúp Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng

Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT giúp Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính (Cục KHTC) thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định phân cấp về quản lý đầu tư xây dựng, cụ thể:

1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các công việc về chuẩn bị thực hiện dự án bao gồm:

a) Đăng ký kế hoạch đầu tư xây dựng cho dự án;

b) Thủ tục về giao, nhận đất xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng;

c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quy hoạch, thỏa thuận phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp nước, thoát nước, môi trường, thẩm định dự án,...

2. Xây dựng, trình Cục trưởng Cục KHTC phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư.

3. Xây dựng, trình Cục KHTC để trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc, kết quả thi tuyển phương án kiến trúc.

4. Xây dựng, trình Cục KHTC để trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, kế hoạch đấu thầu các gói thầu của dự án.

5. Trình Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính Quyết định thành lập Ban QLDA đối với từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 Quy chế này.

Thành phần Ban QLDA từng dự án cụ thể bao gồm: 01 Lãnh đạo Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT làm Trưởng ban, 01 Lãnh đạo đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm Phó Trưởng ban; các thành viên khác là công chức của Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT, của đơn vị quản lý, sử dụng công trình và đơn vị quản lý cấp trên của đơn vị quản lý, sử dụng công trình (nếu có).

6. Tổ chức lập, trình Cục KHTC thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán theo quy định.

7. Tổ chức lập, trình Cục KHTC thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.

8. Quản lý và sử dụng chi phí quản lý dự án theo đúng chế độ quy định của nhà nước về quản lý tài chính, tài sản. Lập, trình Cục KHTC phê duyệt dự toán chi Ban QLDA cụ thể theo chế độ quy định.

9. Ký kết các hợp đồng kinh tế của dự án; phê duyệt hồ sơ tạm ứng, thanh toán theo khối lượng công việc hoàn thành; ký nghiệm thu thanh toán, trình Cục KHTC phê duyệt quyết toán theo quy định của pháp luật.

10. Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm.

11. Ký nghiệm thu công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành để bàn giao, đưa vào sử dụng.

12. Thẩm tra, trình Cục trưởng Cục KHTC để trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

13. Xây dựng, trình Cục trưởng Cục KHTC để trình cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản cho đơn vị sử dụng công trình.

14. Lập các báo cáo quản lý đầu tư xây dựng theo chế độ quy định; cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra (kiểm toán); quản lý lưu trữ đầy đủ hồ sơ dự án đã triển khai theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục KHTC, cấp quyết định đầu tư giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý từng dự án đầu tư xây dựng cụ thể

Ban QLDA chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục KHTC và Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT chủ đầu tư về quá trình tổ chức quản lý thi công xây dựng các hạng mục công trình theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm về số liệu, kết quả công việc trước khi trình chủ đầu tư. Ban QLDA có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát triển khai các công việc:

a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình; năng lực của nhà thầu; nhân lực, thiết bị thi công; hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu theo quy định của pháp luật.

b) Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp; kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu.

Trường hợp phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế công trình phải yêu cầu nhà thầu thiết kế xử lý trước khi trình Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT để trình chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh.

2. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình.

3. Tập hợp, kiểm tra, chịu trách nhiệm về số liệu, kết quả công việc nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.

4. Xác nhận bản vẽ hoàn công.

5. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công, bao gồm: nghiệm thu từng công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, từng giai đoạn trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, báo cáo Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT để trình Chủ đầu tư nghiệm thu công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

6. Kiểm tra chất lượng công trình theo quy định, trường hợp cần thiết, trình Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT để trình Chủ đầu tư duyệt tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng.

7. Quản lý khối lượng và tiến độ thi công; theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình theo tiến độ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ bị kéo dài thì phải báo cáo Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT để báo cáo Chủ đầu tư để xử lý theo quy định.

8. Giám sát, xác nhận khối lượng thi công xây dựng với nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì phải báo cáo Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT để báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định.

9. Tổ chức nghiệm thu cấu kiện, hạng mục công trình, đề xuất tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thi công và nguồn vốn được cấp; kiểm tra, ký trình Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT duyệt hồ sơ tạm ứng, thanh toán theo khối lượng hoàn thành.

10. Lập dự toán chi phí quản lý dự án trình Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT để trình Chủ đầu tư phê duyệt, quản lý và sử dụng chi phí quản lý dự án theo đúng chế độ quy định của nhà nước về quản lý tài chính, tài sản.

11. Tổ chức thực hiện các quyết định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

12. Thực hiện các công việc của dự án theo đúng chính sách, chế độ nhà nước quy định; các vấn đề ngoài thẩm quyền phải báo cáo Ban Quản lý các dự án ĐTXĐ và MSTT để báo cáo Chủ đầu tư quyết định trước khi tổ chức triển khai thực hiện.

13. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, chuẩn bị hồ sơ và trình Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT đề nghị Chủ đầu tư nghiệm thu công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

14. Tập hợp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, quyết toán chi phí hoạt động của Ban quản lý dự án hàng năm theo quy định của pháp luật; báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu quản lý của cấp có thẩm quyền.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT, Chủ đầu tư giao theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng công trình

1. Đối với đơn vị trực tiếp nhận quản lý, sử dụng công trình:

a) Phối hợp với Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT để hoàn thành các thủ tục liên quan về: giao đất để thực hiện đầu tư dự án, đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch, thỏa thuận PCCC, cấp nước, môi trường, thẩm định dự án, giải phóng mặt bằng và cấp giấy phép xây dựng tại các cơ quan địa phương.

b) Đề xuất nhu cầu xây dựng (mục tiêu xây dựng), kiến trúc tổng thể (quy mô đầu tư, diện tích xây dựng, chiều cao tầng), công năng của từng hạng mục (số lượng phòng ban, dây chuyền sử dụng, các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ)... với Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT.

c) Cử Lãnh đạo đơn vị làm Phó Trưởng ban Ban QLDA và các cán bộ có liên quan tham gia Ban QLDA. Tổ chức triển khai nhiệm vụ của Ban QLDA theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

d) Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng và hạch toán, theo dõi tài sản nhà nước giao theo đúng quy định hiện hành cửa Nhà nước.

2. Đối với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị trực tiếp tiếp nhận quản lý, sử dụng công trình:

a) Có ý kiến cụ thể về quy mô xây dựng, kiến trúc tổng thể, công năng của từng hạng mục, tổng mức đầu tư và nguồn vốn thực hiện dự án,... với Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT.

b) Thực hiện giám sát quá trình tổ chức triển khai dự án, kịp thời có ý kiến với Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT trong quá trình thực hiện dự án.

c) Phối hợp với Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT đề xuất và cân đối, bố trí, bổ sung các nguồn vốn thực hiện dự án.

d) Cử cán bộ tham gia trực tiếp Ban QLDA theo yêu cầu của Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn trong việc mua sắm tài sản, hàng hóa tập trung

1. Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT tổ chức thực hiện mua sắm tập trung tại Bộ Tài chính đối với một số tài sản, hàng hóa, bao gồm:

a) Phạm vi thực hiện:

Các tài sản, hàng hóa cho: cơ quan Bộ Tài chính (các đơn vị dự toán cấp III), Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Thời báo Tài chính, Tạp chí Tài chính và các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng:

- Phương tiện đi lại: xe ô tô phục vụ công tác, xe ô tô chuyên dừng (nếu có).

- Phương tiện, trang thiết bị làm việc và các tài sản, hàng hóa khác có số lượng mua sắm nhiều, tổng giá trị gói thầu mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên và yêu cầu được trang bị đồng bộ.

Không bao gồm tài sản, hàng hóa mua sắm tập trung của các Tổng cục (Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Dự trữ Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước); trang thiết bị tin học do Cục Tin học và Thống kê Tài chính thực hiện; tài sản, hàng hóa phục vụ hoạt động thường xuyên của Cơ quan Bộ Tài chính, các đơn vị dự toán cấp 3 và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ có số lượng ít và giá trị mua sắm nhỏ (tổng giá trị gói thầu mua sắm dưới 500 triệu đồng) hoặc tài sản, hàng hóa được cấp thẩm quyền phê duyệt theo dự án được giao cho các đơn vị thực hiện.

c) Lập kế hoạch mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung tại Bộ Tài chính và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Tổ chức việc mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương án đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về đấu thầu, mua sắm tài sản, hàng hóa theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính.

đ) Thông báo cụ thể kế hoạch thực hiện đấu thầu, mua sắm; kế hoạch cung cấp, lắp đặt tài sản, hàng hóa cho các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản, hàng hóa mua sắm tập trung để có kế hoạch tiếp nhận, phối hợp thực hiện.

e) Tổ chức thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng mua sắm; thanh toán, thanh lý hợp đồng mua sắm với nhà thầu cung cấp trên cơ sở hợp đồng mua sắm và biên bản nghiệm thu đã ký theo quy định của pháp luật.

g) Tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý, sử dụng các khoản thu phát sinh trong quá trình tổ chức mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật.

h) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao tài sản, hàng hóa đã mua sắm và hồ sơ, tài liệu liên quan tới tài sản cho các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản, hàng hóa theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

i) Thực hiện công khai việc mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung theo quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính.

k) Ban Quản lý các dự án ĐTXD và MSTT có trách nhiệm yêu cầu nhà cung cấp thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bảo trì sản phẩm theo đúng Hợp đồng đã ký kết.

l) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý chuyên ngành, kiểm toán, cơ quan thanh tra nhà nước.

m) Thực hiện quản lý lưu trữ đầy đủ hồ sơ các dự án đã triển khai theo quy định của pháp luật.

2. Đối với các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản, hàng hóa mua sắm tập trung

a) Đề xuất nhu cầu về tài sản, hàng hóa mua sắm tập trung (bao gồm: tên, chủng loại, đặc tính kỹ thuật... ) với cơ quan quản lý nhà nước.

b) Phối hợp với Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT trong việc triển khai mua sắm tập trung, tiếp nhận, quản lý, sử dụng và hạch toán, theo dõi tài sản nhà nước giao; bảo hành, bảo trì, sửa chữa đối với tài sản, hàng hóa trong quá trình sử dụng theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

Chương 2

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Điều 6. Cơ cấu tổ chức

Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT được tổ chức 04 bộ phận công tác, gồm:

1. Bộ phận Kế toán - Hành chính;

2. Bộ phận quản lý dự án;

3. Bộ phận kỹ thuật;

4. Bộ phận mua sắm tập trung.

Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận do Cục trưởng Cục KHTC quy định.

Biên chế của Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT do Cục trưởng Cục KHTC quyết định trong tổng biên chế của Cục KHTC được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Điều 7. Lãnh đạo Ban

1. Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT có Trưởng ban và một số Phó trưởng ban.

Trưởng ban Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục KHTC và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban. Phó trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.

Bạn quản lý các dự án ĐTXĐ và MSTT được bố trí kế toán trưởng theo quy định hiện hành của pháp luật và của Bộ Tài chính.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chương 3

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Điều 8. Quản lý tài chính, kế toán

Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT có trách nhiệm lập, chấp hành dự toán, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, thực hiện chế độ kế toán, chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Điều 9. Kinh phí hoạt động

Nguồn kinh phí, nội dung, mức chi hoạt động thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tập trung được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và quy chế quản lý tài chính của Bộ trưởng Bộ Tài chính./.