Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1895/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 18 tháng 8 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2023

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính.

Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 17/01/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1865/TTr- SCT ngày 10/8/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (06 thủ tục) lĩnh vực Công Thương thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Hòa Bình

(Có phụ lục phương án kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị có liên quan:

1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Bộ, ngành thông qua.

2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Công Thương (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NVK (Ng.15b)

CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH HÒA BÌNH
(kèm theo Quyết định số: 1895/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Thủ tục cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Kiến nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ: Bảng kê danh sách thương nhân; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn.

- Lý do: Cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC , do doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá nên khó khăn trong việc ký hợp đồng với các thương nhân bán lẻ thuốc lá.

1.2 Kiến nghị thực thi

Kiến nghị sửa đổi Điểm e, khoản 2, điều 27, Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá, theo hướng bãi bỏ thành phần hồ sơ: Bảng kê danh sách thương nhân, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.900.300 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.101.100 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 799.200 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,1 %

2. Thủ tục cấp lại Giấy phép sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ thành phần hồ sơ sau:

+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Bản sao Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí đối với doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, dầu khí; bản sao quyết định trúng thầu thi công công trình, bản sao hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp.

+ Thiết kế, bản vẽ thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với hoạt động xây dựng, khai thác thủ công.

+ Quyết định bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, bản sao chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của người chỉ huy nổ mìn và đội ngũ thợ mìn.

- Lý do: Cắt giảm thành phần hồ sơ không cần thiết, bị trùng lặp so với hồ sơ cấp mới, nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC.

2.2 Kiến nghị thực thi

- Kiến nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 42, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017 theo hướng bãi bỏ thành phần hồ sơ:

+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Bản sao Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí đối với doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, dầu khí; bản sao quyết định trúng thầu thi công công trình, bản sao hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp.

+ Thiết kế, bản vẽ thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với hoạt động xây dựng, khai thác thủ công.

+ Quyết định bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, bản sao chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của người chỉ huy nổ mìn và đội ngũ thợ mìn.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 98.058.320 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 82.092.720 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 15.092.720 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,28%.

3. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Kiến nghị: Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính Cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

- Lý do: Trong quá trình triển khai thực hiện, nhận thấy việc bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu chưa đáp ứng đầy đủ các bộ phận cấu thành cơ bản của TTHC theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, điều chỉnh một số điều tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngà 07/8/2017 của Chính phủ).

3.2 Kiến nghị thực thi

Kiến nghị bãi bỏ Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014; Thông tư 14/2018/TT-BCT ngày 28/6/2018 của Bộ Công Thương.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.412.820 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.412.820 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

1. Cấp Giấy phép bán lẻ rượu

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời gian thực hiện TTHC: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc (giảm 03 ngày làm việc so với quy định hiện tại).

- Lý do: Đây là thủ tục có nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC.

1.2. Kiến nghị thực thi

- Kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu sửa đổi điểm c, Khoản 2, Điều 25 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu (kiến nghị sửa đổi thời gian giải quyết của TTHC).

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 150.865.900 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 111.323.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 39.542.400 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,21%.

III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời gian giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 20 ngày làm việc xuống còn 16 ngày làm việc (giảm 04 ngày làm việc so với quy định hiện tại).

- Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC.

1.2 Kiến nghị thực thi

- Kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu sửa đổi điểm b, Khoản 3, Điều 7 của Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ (kiến nghị sửa đổi thời gian giải quyết của TTHC).

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 134.810.750 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 108.449.150 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 26.361.600 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,55%.

2. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp xã

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời gian giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 20 ngày làm việc xuống còn 16 ngày làm việc (giảm 04 ngày làm việc so với quy định).

- Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC.

2.2 Kiến nghị thực thi

- Kiến nghị sửa đổi điểm b, Khoản 3, Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ (kiến nghị sửa đổi thời gian giải quyết của TTHC từ 20 ngày làm việc xuống còn 16 ngày làm việc).

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 134.810.750 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 108.449.150 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 26.361.600 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,55%./.