Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1907/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TW VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;

Căn cứ Kế hoạch số 11-KH/BCSĐ ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương về việc thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Đảng ủy Bộ Công Thương, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Công ty, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, các doanh nghiệp Nhà nước ngành Công Thương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- VPCP (Vụ KTTH);
- Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Văn ph
òng Ban cán sự Đảng Bộ;
- Đảng ủy Bộ Công Thương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, CT.

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TW NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG.
(Ban hành kèm Quyết định số 1907/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động thực hiện với những nhiệm vụ trọng tâm sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Triển khai học tập, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng” đến toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương, đi kèm theo đó là kế hoạch hành động cụ thể của mỗi đơn vị để thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Tạo chuyển biến rõ nét, khắc phục những hạn chế, yếu kém; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước của các đơn vị có liên quan trong ngành Công Thương đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để phù hợp với các nội dung công việc triển khai tại Kế hoạch hành động kèm theo.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Phân công các đơn vị có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung trong Kế hoạch (Phụ lục Phân công triển khai Kế hoạch hành động kèm theo).

2. Các đơn vị chủ động lập các đề án, kế hoạch, đề xuất kinh phí để thực hiện các nội dung được giao, kết hợp lồng ghép với các nhiệm vụ phù hợp đã được phê duyệt kinh phí hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở kế hoạch được giao, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tổ chức, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng và tiến độ đề ra, định kỳ trước 15 tháng 11 hàng năm hoặc theo yêu cầu gửi báo cáo tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ.

2. Giao Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng làm đầu mối đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong Kế hoạch, định kỳ trước ngày 15 tháng 12 tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện tới Bộ trưởng.

3. Trong quá trình thực hiện, đề nghị các đơn vị phối hợp chặt chẽ, bảo đảm kinh phí để triển khai có hiệu quả Kế hoạch./.

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TW NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
(Ban hành kèm Quyết định số 1907/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

I. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Xây dựng và ban hành văn bản triển khai việc giám sát và đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong ngành Công Thương và ngành, lĩnh vực được phân công

Các đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố

Các cơ quan, tổ chức có liên quan

Các quyết định

2020

II. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách bao gồm xác định rõ vai trò, đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2.1. Tổng kết thi hành và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Vụ Pháp chế, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan.

Báo cáo Tổng kết, đề xuất và sửa đổi, bổ sung

2020-2021

2.2. Nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan.

Các Báo cáo và Đề án

2020-2021

2.3. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2020

2.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng; Các đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố.

Các đơn vị có liên quan

Các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong và ngoài nước

Hàng năm

III. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật; thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và đa dạng hóa phương thức truyền thông

3.1. Xây dựng Đề án tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cho đối tượng người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa...)

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan.

Quyết định của Bộ trưởng phê duyệt Đề án

2021-2025

3.2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Tổng cục Quản lý thị trường.

Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan.

Quyết định của Bộ trưởng phê duyệt đề án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng

2021-2025

3.3. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông:

3.3.1. Mở các chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng đưa tin về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng và đăng tải các tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ quyền li của người tiêu dùng; phê phán công khai các hành vi thiếu trách nhiệm, các vi phạm nghiêm trọng trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục phòng ngừa chung; đăng tin, bài về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng

Văn phòng Bộ; Các đơn vị báo chí thuộc Bộ.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng; Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan.

Các hoạt động thông tin, truyền thông

Hàng năm

3.3.2. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông: Xây dựng các tài liệu thông tin, truyền thông, đào tạo, tập huấn về chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh những hình thức truyền thống, ưu tiên xây dựng và sử dụng các phương thức điện tử, các mạng xã hội và các phương thức mới, hiện đại.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

Văn phòng Bộ, các đơn vị báo chí thuộc Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan.

Các tài liệu và các hoạt động thông tin, tuyên truyền

Hàng năm

IV. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng

Tăng cường kiểm soát, hạn chế không để lưu thông trên thị trường hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng.

Tổng cục Quản lý thị trường

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các thành viên khác trong Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương và các cơ quan tổ chức có liên quan

Đoàn thanh tra, kiểm tra

Hàng năm

V. Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

5.1. Tiếp tục xây dựng và triển khai Đề án “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường, Báo Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan tổ chức có liên quan

Quyết định của Bộ trưởng phê duyệt đề án.

2021-2025

5.2. Tiếp tục vận hành, xây dựng và phát triển Hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số; Văn phòng Bộ; Sở Công Thương, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Quyết định của Bộ trưởng phê duyệt đề án.

2021-2025

5.3. Đẩy mạnh triển khai thực thi Luật Cạnh tranh để góp phần tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Các đơn vị trong và ngoài Bộ

Tăng cường xử lý vụ việc cạnh tranh

Hàng năm

5.4. Đề xuất cơ chế hỗ trợ hoạt động tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Văn phòng Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Hội Bảo vệ người tiêu dùng, các Hiệp hội ngành, các lĩnh vực.

Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

2020-2021

VI. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN, APEC và các Hiệp định Thương mại tự do và quốc tế

6.1. Thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà Việt Nam đã tham gia.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Vụ Châu Âu - Châu Mỹ, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế và các đơn vị có liên quan

Các hoạt động theo cam kết

Hàng năm

6.2. Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tiếp tục đàm phán các hiệp định FTA để mở rộng thị trường; đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiệu quả, chặt chẽ.

Vụ Chính sách Thương mại đa biên

Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Vụ Châu Âu - Châu Mỹ, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế và các đơn vị có liên quan

Các hoạt động hợp tác

Hàng năm

6.3. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng và thực hiện các chính sách ưu tiên cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Vụ Chính sách Thương mại đa biên

Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Vụ Châu Âu - Châu Mỹ, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế và các đơn vị có liên quan

Các hoạt động hợp tác và triển khai

Hàng năm

6.4. Tăng cường hoạt động hợp tác giải quyết tranh chấp tiêu dùng, thu hồi sản phẩm có khuyết tật xuyên biên giới.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số và các đơn vị có liên quan

Các hoạt động hợp tác và triển khai

Hàng năm