THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1918/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981, đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 21 tháng 12 năm 1990, lần thứ hai ngày 22 tháng 6 năm 1994, lần thứ ba ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 9 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ và nguồn nhân lực có tay nghề cao tại các cơ sở dạy nghề trong Quân đội đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung sau:
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao tập trung vào các nhóm nghề: công nghệ ô tô, điện tử, cơ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ hóa học cho các đơn vị kinh tế quốc phòng, cho xuất khẩu lao động và theo nhu cầu của xã hội, cụ thể:
a) Giai đoạn 2014 - 2017:
- Đào tạo nghề cho 60 - 65% bộ đội xuất ngũ hằng năm;
- Đào tạo nhân lực có tay nghề cao: Từ 5000 đến 6000 người hằng năm.
b) Giai đoạn 2018 - 2020:
- Đào tạo nghề cho 65 - 70% bộ đội xuất ngũ hằng năm;
- Đào tạo nhân lực có tay nghề cao: Từ 7000 đến 8000 người hằng năm.
- Bộ đội xuất ngũ, các đối tượng khác có nhu cầu học nghề trong đó có các đối tượng chính sách xã hội.
- Các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng.
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của bộ đội xuất ngũ và của xã hội về đào tạo nghề trong Quân đội
- Tư vấn, cung cấp thông tin và định hướng nghề nghiệp cho bộ đội xuất ngũ, các đối tượng chính sách xã hội, thanh niên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về chính sách đào tạo nghề trong Quân đội thông qua các hình thức trao đổi trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động thông qua các tổ chức Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương và Quân đội nhằm nâng cao nhận thức của bộ đội xuất ngũ và các đối tượng khác có liên quan về định hướng nghề nghiệp, việc làm, xuất khẩu lao động và học nghề tại các cơ sở dạy nghề trong Quân đội.
- Xây dựng cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin về thị trường lao động (nhu cầu tuyển dụng lao động theo nghề và trình độ đào tạo) nhằm hỗ trợ việc tuyên truyền, tư vấn về việc làm, đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ và các đối tượng liên quan.
b) Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trong Quân đội
- Xây dựng Đề án quy hoạch các cơ sở dạy nghề trong Quân đội phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của quốc gia, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng Đề án nâng cấp một số trường trung cấp nghề thành trường cao đẳng nghề, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống cơ sở đào tạo nghề trong Quân đội.
c) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề
- Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, trong đó ưu tiên cho các nhóm nghề: công nghệ ô tô, điện tử, cơ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ hóa học.
- Đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo một số nghề chất lượng cao tại một số Trường Cao đẳng nghề trong Quân đội.
d) Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề
- Nhận chuyển giao và sử dụng chương trình, giáo trình dạy nghề các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình dạy nghề cho các nghề không thuộc danh mục nghề trọng điểm cấp độ quốc gia được phê duyệt, trên cơ sở chương trình khung hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
đ) Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và phương pháp dạy nghề tiên tiến cho giáo viên: Phấn đấu đến năm 2017 có 80% giáo viên đạt chuẩn quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm, 70% số giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực, quốc tế đạt chuẩn theo quy định; phấn đấu đến năm 2020, 100% giáo viên đạt chuẩn theo quy định.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý về dạy nghề.
e) Tăng cường công tác kiểm định chất lượng dạy nghề
- Xây dựng hệ thống quản lý, bảo đảm chất lượng đào tạo nghề; định kỳ tổ chức kiểm định các cơ sở dạy nghề và chương trình đào tạo theo quy định.
- Áp dụng quy định về kiểm định chất lượng dạy nghề của các nước phát triển theo từng nghề và theo cấp trình độ đào tạo đối với các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế.
g) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Tăng cường thanh tra các cơ sở dạy nghề; tăng cường công tác tự thanh tra; thực hiện đa dạng các phương thức thanh tra công tác quản lý các hoạt động đào tạo nghề bảo đảm tính kịp thời, toàn diện và chuyên sâu.
- Định kỳ đánh giá kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trong Quân đội một cách thực chất, khách quan, trung thực.
h) Đẩy mạnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa các cơ sở dạy nghề trong Quân đội
- Tăng cường liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề ngoài Quân đội để nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo nghề cho các cơ sở dạy nghề trong Quân đội.
- Phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài Quân đội để đẩy mạnh việc đào tạo nghề theo hình thức đặt hàng, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.
- Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề trong Quân đội; đẩy mạnh xã hội hóa và huy động mọi nguồn lực hợp pháp trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề trong Quân đội.
4. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
a) Ngân sách Nhà nước: Kinh phí thực hiện Đề án được cân đối trong tổng thể nguồn lực dành cho công tác dạy nghề của Nhà nước, được đưa vào dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Quốc phòng, bảo đảm Đề án được triển khai thực hiện theo kế hoạch.
b) Nguồn kinh phí tự cân đối của các cơ sở dạy nghề.
c) Các nguồn hợp pháp khác.
a) Bộ Quốc phòng:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án;
- Phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng quy hoạch các cơ sở dạy nghề trong Quân đội; chuyển giao chương trình, giáo trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; kiểm định chất lượng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trong Quân đội;
- Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các cơ chế, chính sách để phát triển các cơ sở dạy nghề trong Quân đội; lập kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước hằng năm để thực hiện Đề án;
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án vào năm 2017 và tổng kết vào năm 2020.
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng:
- Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trong Quân đội;
- Chuyển giao chương trình, giáo trình và tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế cho các cơ sở dạy nghề trong Quân đội;
- Kiểm định chất lượng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trong Quân đội; kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án.
c) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Quốc phòng tổng hợp nhu cầu, cân đối bố trí vốn ngân sách Nhà nước hằng năm theo dự toán ngân sách của Bộ Quốc phòng để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện Đề án có hiệu quả.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2014 về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 21/2014/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 08/2014/TT-BLĐTBXH về chương trình, giáo trình môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Thông tư 11/2012/TT-BQP Quy định việc thực hiện xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5 Quyết định 121/2009/QĐ-TTg về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Dạy nghề 2006
- 7 Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005
- 8 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 9 Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990
- 10 Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 1 Thông tư 08/2014/TT-BLĐTBXH về chương trình, giáo trình môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư 21/2014/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2014 về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư 11/2012/TT-BQP Quy định việc thực hiện xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành