UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1927/2001/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 17 tháng 5 năm 2001 |
“VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Luật Khoáng sản, Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi).
Căn cứ Quyết định số 17/2001/QĐ-BCN ngày 23/03/2001 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định thủ tục về giấy phép hoạt động khoáng sản (sửa đổi).
Sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Công nghiệp và Sở Tư pháp Thái Nguyên. Theo đề nghị của Sở Công nghiệp tại Công văn số 198/CN-QLKS ngày 09/05/2001 về việc ban hành quy định thủ tục cấp giấy phép khai thác tận thu và chế biến khoáng sản.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban kèm theo quyết định này bản quy định thủ tục cấp giấy phép khai thác tận thu và chế biến khoáng sản.
Điều 2: Sở Công nghiệp có nhiệm vụ phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn các cấp, các ngành, các đơn vị, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện quyết định này.
- Quyết định này thay thế Quyết định số 1927/1998/QĐ-UB ngày 24/07/1998 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành từ ngày ký, mọi quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyên, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tận thu và chết biến khoáng sản chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM/UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN |
VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN VÀ GIẤY PHÉP CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1927/2001/QĐ-UB ngày 17 tháng 5 năm 2001 của UBND tỉnh Thái Nguyên)
Điều 1: Quy định này cụ thể hoá các thủ tục hành chính về cấp, gia hạn, trả lại, chuyển nhượng để thừa kế, thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và giấy phép chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Điều 2: Tất cả các tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều phải tuân theo quy định này.
Điều 3: Khu vực khai thác tận thu khoáng sản.
Khu vực khai thác tận thu khoáng sản là khu vực có khoáng sản đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh để UBND tỉnh tổ chức quản lý, cấp giấy phép khai thác tận thu.
Khu vực khai thác tận thu khoáng sản gồm:
1. Khu vực có khoáng sản ở dạng sa khoáng nhỏ, quặng lăn và các thân quặng nhỏ phân bố không tập trung đã được điều tra, đánh giá mà đầu tư khia thác quy mô công nghiệp không có hiệu quả kinh tế.
2. Khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm xa đường giao thông, hồ nước, sông ngòi và các khu dân cư đô thị mà các điều kiện về kinh tế-xã hội cũng như nhu cầu tiêu thụ không cho phép đầu tư khai thác quy mô công nghiệp.
3. Khu vực khai thác mỏ đã có quyết định đóng của mỏ để thanh lý hoặc đóng cửa mỏ để bảo vệ mà việc khai thác lại theo quy mô công nghiệp không có hiệu quả kinh kế và việc khai thác tận khu không gây mất an toàn cho mỏ đã đóng cửa.
Điều 4: Khai thác tận thu khoáng sản.
1. Khai thác tận thu khoáng sản là các hoạt động khai thác khoáng sản trong các khu vực được quy định tại điều 3 của quy định này.
2. Không bắt buộc tiến hành thăm dò diện tích khu vực được phép hoạt động trước khi bắt đàu khai thác tận thu khoáng sản.
3. Khối lượng khai đào, bao gồm cả đất đá thải và khoáng sản đối với một giấy phép khai thác tận thu được cấp cho cá nhân không quá năm nghìn (5000) tấn/năm), được cấp cho tổ chức không quá một trăm nghìn (100.000) tấn/năm.
4. Trong trường hợp có sử dụng vật liệu nổ thì phải xin phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do UBND tỉnh cấp. Sở Công nghiệp có nhiệm vụ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc xin cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật. Không sử dụng hoá chất độc trong khai thác tận thu.
5. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Điều 5: Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức không quá hai mươi hecta, cho một các nhân không quá một hécta.
Chế biến khoáng sản được hiểu là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.
Điều 7: Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến khoáng sản phải xin giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp hoạt động chế biến khoáng sản kèm theo hoạt động khai thác đã được cấp giấy phép.
Điều 8: Hoạt động chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh cấp giấy phép gồm: khoang sản làm vật liệu xây dựng thông thường (kể cả đối với khu vặc giáp ranh giữa các tỉnh sau khi Bộ Công nghiệp đã cấp giấy phép thăm dò và phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò) và than bùn.
Chế biến các loại khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Công nghiệp.
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN VÀ GIẤY PHÉP CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
Điều 9: Tất cả các hoạt động khai thác tận thu khoáng sản, chế biến khoáng sản nêu tại các điều 4, điều 5, điều 6, điều 7, điều 8 của quy định này đều phải xin giấy phép.
Điều 10: Thẩm quyền của UBND tỉnh về việc cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép khai thác tanạ thu khoáng sản và giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tận thu, quyền chế biến khoáng sản theo sự phân cấp của Nghị định 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi).
Điều 11: Sở Công nghiệp Thái Nguyên là cơ quan được UBND tỉnh giao hướng dấn, tiếp nhận đơn, hồ sơ xin phép khai thác tận thu, xin giấy phép chế biến khoáng sản, xin gia hạn, trả lại, chuyển nhượng, để thừa kế quyền khai thác, chế biến khoáng sản của các tổ chức và cá nhân.
Điều 12: Hoạt động khoáng sản tại điều 10 sau khi được UBND tỉnh quyết định, các tổ chức, cá nhân phải đăng ký Nhà nước tại Sở Công nghiệp.
Sở Công nghiệp thu lệ phí cấp giấy phép, lệ phí gia hạn giấy phép theo Thông tư số 96/1997/TT-BTC ngày 31/12/1997 của Bộ Tài chính.
2- Tổ chức cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có quyền thuê các tổ chức, chuyên gia tư vấn về địa chất, khai thác mỏ có đủ tư cách pháp lý thẩm định các báo cáo, đề án nêu ở khoản 1 điều này.
Điều 14: Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân muốn xin cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản phải gửi đến Sở Công nghiệp Thái Nguyên các hồ sơ sau:
1. Đơn xin khai thác tận thu khoáng sản: 2 bộ
2. Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5000 hệ toạ độ vuông góc UTM: 5 bộ bản đồ.
3. Đề án khai thác tận thu bao gồm cả thiết kế khai thác mỏ kèm theo văn bàn thẩm định, phê duyệt phương án (ý kiến) của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 5 bộ.
4. Các văn bản xác nhận về tư các pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn, có công chứng: 2 bộ.
5. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của hoạt động khai thác tận thu khoáng sản đã đựoc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường phê chuẩn 2 bộ.
Điều 15: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Công nghiệp Thái Nguyên tiến hành thẩm định hồ sơ, kiemẻ tra thực địa, thu thập ý kiến của các ngành chức năng có liên quan, ý kiến của chính quyền địa phương nơi tiến hành khai thác tận thu, trình UBND tỉnh ra quyết định cấp giấy phép hoặc trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản về việc giấy phép không được cấp.
Điều 16: Giấy phép chế biến khoáng sản.
Giấy phép chế biến khoáng sản chỉ cấp cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép khai thác khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân muốn xin giấy phép chế biến khoáng sản phải gửi đến Sở Công nghiệp Thái Nguyên các hồ sơ sau:
1. Đơn xin chế biến khoáng sản: 2 bộ
2. Hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu đưa vào chế biến là khoáng sản được khai thác hợp pháp (giấy phép khai thác của bên cung cấp, hợp đồng mua bán từ nguồn gốc hợp pháp, hợp đồng gia công v.v...)
3. Đề án chế biến khoáng sản, thiết kế kỹ thuật, kèm theo văn bản thẩm định, phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 5 bộ.
4. Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn có công chứng: 2 bộ
5. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của hoạt động chế biến khoáng sản đã được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường phê chuẩn: 2 bộ.
Điều 17: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công nghiệp Thái Nguyên tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa, thu thập ý kiến của các ngành chức năng có liên quan, ý kiên của chính quyền địa phương nơi tổ chức chế biến khoáng sản, trình UBND tỉnh ra quyết định cấp giấy phép hoặc trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản về việc giấy phép không được cấp.
Điều 18: Thời hạn của giấy phép.
1. Thời hạn của giấy phép khai thác tận thu khoáng sản không quá ba mươi sáu (36) tháng, được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn tháng (24) tháng.
2. Thời hạn của giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được cấp căn cứ theo báo cáo khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư.
Tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác tận thu, chế biến khoáng sản, trước khi tổ chức thực hiện các nội dung của giấy phép, phải thực hiện các việc sau:
1. Đăng kỳ giấy phép và nộp lệ phí giấy phép tại Sở Công nghiệp Thái Nguyên theo điều 12 quy định này.
2. Đăng ký hồ sơ giám đốc điều hành mỏ tại Sở Công nghiệp Thái Nguyên (đối với tổ chức xin giấy phép khai thác tận thu khoáng sản). Giám đốc điều hành mỏ phải là người có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý về khai thác mỏ đúng tiêu chuẩn quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1457/QĐ-ĐCKS ngày 04/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp).
- Các tổ chức chỉ được phép tiến hành khai thác tận thu khi có giám đốc điều hành mỏ được cơ quản quản lý nhà nước về khoáng sản chấp nhận theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
3. Xây dựng luật chứng và trình Sở Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt các nội dung về an toàn, bảo hộ và vệ sinh lao động của đề án khai thác tận thu, đề án chế biến khoáng sản, biện pháp an toàn nổ mìn (nếu có) của đề án khai thác tận thu.
4. Ký hợp đồng thuê đất theo quy định của Luật Đất đai (nếu chưa thuê đất).
5. Thông báo kế hoạch khai thác tận thu, kế hoạch khai thác khoáng sản, đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Xin giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong trường hợp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản.
7. Kỹ quỹ phục hồi môi trường theo Thông tư liên tịch số 126/1999/BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp - Bông Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Để được gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, giấy phép chế biến khoáng sản, trước ngày giấy phép hết hạnh không ít hơn ba mươi (30) ngày, tổ chức, cá nhân phải gửi đến Sở Công nghiệp Thái Nguyên:
1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, giấy phép chế biến khoáng sản: 2 bộ.
2. Báo cáo kết quả hoạt đọng khai thác tận thu khoáng sản kèm ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin gia hạn, dự kiến trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác (đối với giấy phép khai thác), báo cáo kết quả chế biến khoáng sản (đối với giấy phép chế biến khoáng sản): 2 bộ.
3. Bảng kê các nghĩa vụ đã thực hiện: nộp tiền bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường, hỗ trợ địa phương, phục hồi đất đai ở các diện tích đã chấm dứt khai thác, thuế tài nguyên khoáng sản, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chứng minh đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của Luật Khoáng sản và các quy định khác có liên quan của pháp luật: 2 bộ.
4. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu: 3 bộ.
5. Biên bản kiểm tra hiện trường khai thác tận thu của các ngành chức năng có liên quan.
* Trong thời hạn không quá ba mươi ngày (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép khai thác tận thu, giấy phép chế biến khoáng sản vẫn còn hiệu lực, Sở Công nghiệp Thái Nguyên xem xét, trình UBND tỉnh gia hạn giấy phép hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy pháp không được gia hạn.
Điều 21: Trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích khai thác, chuyển nhượng, để thừa kế quyền khai thác tận thu khoáng sản và chế biến khoáng sản.
Việc trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích khai thác, chuyển nhượng, để thừa kế quyền khai thác tận thu khoáng sản, quyền chế biến khoáng sản tuân theo các điều 55, điều 56, điều 57 Nghị định 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ và “Quy định thủ tục về giấy phép hoạt động khoáng sản” (sửa đổi) ban hành kèm theo Quyết định số 17/2001/QĐ-BCN ngày 23/03/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Mọi trường hợp giấp phép khai thác tận thu khoáng sản bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 40 của Luật Khoáng sản đều phải thực hiện việc đóng của mỏ để bảo vệ hoặc thanh lý và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan theo quy định tại các điểm b,c và điểm d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản.
Việc đống của mỏ tuân theo “Quy chế đóng của mỏ các khoáng sản rắn” ban hành kèm theo Quyết định số 1456/QĐ-ĐCKS ngày 04/09/1997 của Bộ Công nghiệp.
Điều 23. Xử phạt, thu hồi giấy phép
A. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản, chế biến khoáng sản phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại điều 52 của Luật Khoáng sản gồm:
1. Nộp lệ phí, giấy phép, thuế tài nguyên khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản gây ra
3. Hạn chế tổn thất tài nguyên khoáng sản và tài nguyên khác, bảo vệ môi trường, môi sinh và các công trình cơ sở hạ tầng.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác, chế biên khoáng sản.
5. Thực hiện cá quy định quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội.
6. Ghi chép, lưu giữ đầy đủ kết quả hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
7. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được nhà nước cho phép trong phạm vi khu vực khai thác, chế biến khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản, chế biến khoáng sản thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm các nghĩa vụ nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép tuỳ từng mức độ theo:
- Nghị định 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản.
- Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động.
- Các luật, pháp lệnh, nghị định về thuế, phí là lệ phí.
B. Thu hồi giấy phép khai thác tận thu: được thực hiện theo điều 53 Luật Khoáng sản.
1. Giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a, Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điều 52 của Luật Khoáng sản đã được nêu ở trên.
b, Có phát hiện mới về tài nguyên khoáng sản mà khu vực đang được phép khai thác không còn phù hợp với hình thức và điều kiện của khai thác tận thu.
c, Khu vực được phép khai thác tận thu bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Khoáng sản.
2. Khi giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi hoặc đã hết hạn thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu phải di chuyên toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai.
3. Trong trường hợp giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi theo quy định tại các điểm b và c Khoản 1, thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu được giải quyết thoả đáng những thiệt hại theo quy định của Chính phủ.
C. Thu hồi giấy phép chế biến khoáng sản:
Giấy phép chế biến khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Tổ chức cá nhân được phép chế biến khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 của Luật Khoáng sản đã nêu ở trên.
- Khoáng sản đưa vào chế biến có nguồn gốc không phải là khoáng sản được khai thác một cách hợp pháp theo Luật Khoáng sản và Nghị định 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ.
Điều 24: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn thực hiện quy định này.
Điều 25: Trong quá trình thực hiện có các vẫn đề phát sinh, vướng mắc các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân phải báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết./.
- 1 Quyết định 1532/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định việc lập, thẩm định đề án khảo sát, thăm dò; xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái nguyên ban hành
- 2 Quyết định 1532/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định việc lập, thẩm định đề án khảo sát, thăm dò; xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái nguyên ban hành
- 1 Quyết định 388/QĐ-UBND năm 2006 chấm dứt hiệu lực văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành do tỉnh Điện Biên ban hành
- 2 Chỉ thị 21/2003/CT-UB về công tác quản lý Nhà nước trong quy hoạch, Thăm dò, khai thác, tận thu và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 59/2001/QĐ-UB Quy định thủ tục hành chính về giấy phép khai thác tận thu khoáng sản do Tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4 Quyết định 17/2001/QĐ-BCN Quy định thủ tục giấy phép hoạt động khoáng sản (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 5 Nghị định 76/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản sửa đổi
- 6 Thông tư liên tịch 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT hướng dẫn ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản do Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7 Thông tư 96/1997/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Quyết định 1457/1997/QĐ-ĐCKS Quy định về tiêu chuẩn trình độ và năng lực của giám đốc điều hành mỏ do Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành
- 9 Nghị định 35-CP năm 1997 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản
- 10 Nghị định 38/CP năm 1996 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
- 11 Luật Khoáng sản 1996
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 13 Luật Đất đai 1993
- 1 Quyết định 1532/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định việc lập, thẩm định đề án khảo sát, thăm dò; xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái nguyên ban hành
- 2 Quyết định 388/QĐ-UBND năm 2006 chấm dứt hiệu lực văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành do tỉnh Điện Biên ban hành
- 3 Quyết định 59/2001/QĐ-UB Quy định thủ tục hành chính về giấy phép khai thác tận thu khoáng sản do Tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4 Chỉ thị 21/2003/CT-UB về công tác quản lý Nhà nước trong quy hoạch, Thăm dò, khai thác, tận thu và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng