Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1929/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 11 tháng 7 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CA CAO TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2678/QĐ-BNN-KH ngày 14/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án Phát triển cây ca cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 60/SNN-TTr ngày 28/4/2008 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị phê duyệt dự án quy hoạch phát triển bền vững ca cao tỉnh Lâm Đồng.

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1367/TT-KHĐT ngày 27/6/2008;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển bền vững ca cao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi quy hoạch: Địa bàn của 22 xã, thị trấn thuộc huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

2. Mục tiêu quy hoạch:

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển bền vững cây ca cao trên những diện tích có điều kiện thuận lợi nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đến 2015 diện tích cây ca cao đạt 4.000 ha (trong đó 1.600 ha kinh doanh), năng suất bình quân 12-13 tạ/ha, sản lượng hạt khô đạt 1.900 tấn.

- Năm 2020 diện tích cây ca cao đạt 5.000 ha (trong đó 4.000 ha kinh doanh), năng suất bình quân 18-19 tạ/ha, sản lượng hạt khô đạt 7.400 tấn.

3. Nội dung quy hoạch:

Bố trí trồng xen canh cây ca cao trên đất trồng điều, cây ăn quả, vườn tạp và dưới tán rừng lá rộng tự nhiên được phân định là rừng sản xuất có độ dốc dưới 20 độ, thuận lợi cho sản xuất tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

a) Tổng diện tích ca cao đến năm 2010 là 800 ha, chia ra :

- Huyện Đạ Huoai: 450 ha, gồm 150 ha xen canh dưới tán điều, 220 ha xen canh dưới tán vườn tạp và cây ăn quả, 80 ha dưới tán rừng.

- Huyện Đạ Tẻh: 300 ha, gồm 50 ha xen canh dưới tán điều, 230 ha xen canh dưới tán vườn tạp và cây ăn quả, 20 ha dưới tán rừng.

- Huyện Cát Tiên: 50 ha xen canh dưới tán điều.

b) Tổng diện tích ca cao đến năm 2015 là 4.000 ha, chia ra :

- Huyện Đạ Huoai: 2.400 ha, gồm 700 ha xen canh dưới tán điều, 1.550 ha xen canh dưới tán vườn tạp và cây ăn quả, 150 ha dưới tán rừng.

- Huyện Đạ Tẻh: 600 ha, gồm 100 ha xen canh dưới tán điều, 480 ha xen canh dưới tán vườn tạp và cây ăn quả, 20 ha dưới tán rừng.

- Huyện Cát Tiên: 1.000 ha xen canh dưới tán điều.

c) Tổng diện tích ca cao đến năm 2020 là 5.000 ha, chia ra :

- Huyện Đạ Huoai: 3.000 ha, gồm 970 ha xen canh dưới tán điều, 1.730 ha xen canh dưới tán vườn tạp và cây ăn quả, 300 ha dưới tán rừng.

- Huyện Đạ Tẻh: 700 ha, gồm 110 ha xen canh dưới tán điều, 570 ha xen canh dưới tán vườn tạp và cây ăn quả, 20 ha dưới tán rừng.

- Huyện Cát Tiên: 1.300 ha xen canh dưới tán điều.

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

4. Giải pháp thực hiện:

a) Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật:

Hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng và chế biến ca cao phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu các vùng sinh thái của tỉnh Lâm Đồng: quy trình công nghệ nhân giống, tiêu chuẩn cây giống ca cao, quy trình kỹ thuật thâm canh ca cao, quy trình sơ chế hạt ca cao và tiêu chuẩn hạt ca cao thương phẩm.

Chú trọng và tăng đầu tư cho công tác khuyến nông để chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật về trồng và sơ chế ca cao: xây dựng các mô hình trình diễn, đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn cho người sản xuất về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật thâm canh và sơ chế ca cao.

Đầu tư cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống ca cao có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với các điều kiện sinh thái. Khuyến khích và tạo điều kiện để các đơn vị khoa học, các tổ chức và cá nhân tiến hành sản xuất các giống ca cao đúng tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu trồng mới tại địa phương.

b) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:

Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi, đường giao thông) để phục vụ dân sinh, kinh tế trên địa bàn kết hợp phục vụ phát triển sản xuất ca cao một cách bền vững.

c) Thu hút đầu tư, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ:

Thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư trồng và chế biến ca cao theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích các doanh nghiệp hợp đồng, liên kết đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gắn với bao tiêu sản phẩm cho nông dân; tổ chức các điểm thu mua và sơ chế ca cao gắn với địa bàn sản xuất.

Nâng cao chất lượng ca cao sơ chế, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất Chocolate trong nước.

d) Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường :

Thực hiện các biện pháp để chống xói mòn và ô nhiễm đất; sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên rừng.

5. Vốn đầu tư:

a) Tổng nhu cầu vốn: 170.954 triệu đồng.

b) Nguồn vốn:

- Ngân sách Nhà nước: chiếm khoảng 10% tổng vốn, đầu tư cho công tác khuyến nông, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ giống, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và tín dụng: chiếm 90% tổng vốn, đầu tư xây dựng vườn cây, hệ thống thu mua, sơ chế…

6. Thời gian thực hiện: năm 2008- 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện quy hoạch theo mục tiêu, giải pháp dự án; có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm và tổng hợp tình hình thực hiện tại các địa phương.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình, kiểm soát dịch bệnh; thực hiện công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống ca cao trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối kế hoạch ngân sách Nhà nước, lồng ghép và huy động các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch.

3. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững ca cao trên địa bàn quy hoạch.

4. UBND huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh, huyện Cát Tiên công bố công khai quy hoạch, chỉ đạo thực hiện phát triển ca cao trên địa bàn theo quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch và Thương mại, Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

PHỤ LC:

QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT CA CAO ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ĐVT: ha

STT

Hạng mục

Kế hoạch

Quy hoạch 2015

Định hướng 2020

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

 

Toàn vùng

300

500

800

4.000

5.000

I

Huyện Đạ Huoai

175

260

450

2.400

3.000

1

TT. Mađaguôi

10

20

30

100

100

2

TT. Đạ Mri

10

20

40

150

200

3

Đạ Ploa

10

20

40

150

200

4

Hà Lâm

20

45

100

1.200

1.400

5

Đạ Mri

20

30

50

100

150

6

Đạ Tồn

50

40

50

200

350

7

Mađaguôi

10

20

50

100

100

8

Phước Lộc

45

65

90

400

500

II

Huyện Đạ Tẻh

125

210

300

600

700

1

TT. Đạ Tẻh

 

10

20

50

60

2

Quốc Oai

30

50

70

200

250

3

An Nhơn

15

15

20

20

20

4

Quảng Trị

18

30

50

70

80

5

Mỹ Đức

12

30

50

70

80

6

Triệu Hải

20

40

50

80

100

7

Hà Đông

15

20

20

60

60

8

Đạ Pal

15

15

20

50

50

III

Huyện Cát Tiên

 

30

50

1.000

1.300

1

Tư Nghĩa

 

 

 

100

200

2

Đức Phổ

 

 

 

25

30

3

Phước Cát 1

 

 

 

55

70

4

Phước Cát 2

 

 

 

240

300

5

Gia Viễn

 

 

 

80

100

6

Đồng Nai Thượng

 

30

50

500

600

(Đính kèm bản đồ quy hoạch phát triển Ca cao do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam xây dựng)