ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1937/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 10 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 17/3/2014 của Chính phủ về việc gia nhập Nghị định thư Nagoya về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1141/QĐ-TTg ngày 27/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016 - 2025;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3132/STNMT-MT ngày 03/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1141/QĐ-TTg ngày 27/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC VỀ QUẢN LÝ TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ CÔNG BẰNG, HỢP LÝ LỢI ÍCH PHÁT SINH TỪ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN GEN GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
- Bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen.
- Giá trị của tri thức truyền thống về nguồn gen cần được xác định đầy đủ, đảm bảo việc tiếp cận và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích thu được từ việc tiếp cận tri thức truyền thống về nguồn gen.
- Quản lý tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen phải bảo đảm tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen.
- Tăng cường vai trò của các cấp quản lý, cộng đồng trong quản lý tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen.
Đến năm 2025, hệ thống tổ chức, các công cụ quản lý và kỹ thuật tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen được hoàn thiện và vận hành hiệu quả, đạt được các kết quả cụ thể sau:
- Nâng cao năng lực thực hiện cấp phép, giám sát và kiểm soát các hoạt động tiếp cận nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen cho các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường năng lực cho các tổ chức khoa học và công nghệ của tỉnh để hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Nâng cao kiến thức cơ bản và các quy định quản lý về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen cho người dân trên địa bàn;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen cho người dân trên địa bàn tỉnh.
a) Cụ thể hóa cơ chế, chính sách về quản lý tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen:
- Nghiên cứu, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm về trình tự, thủ tục cấp phép tiếp cận nguồn gen, tri thức truyền thông về nguồn gen; sự tham gia của các bên liên quan, cơ chế quản lý, chia sẻ và sử dụng lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Xây dựng và triển khai các mô hình tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen nhằm đề xuất các cơ chế, chính sách và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật.
b) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen:
- Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong quá trình thực hiện pháp luật, bao gồm: Hải quan, Biên phòng, Kiểm lâm, Công an, Quản lý thị trường và các cơ quan có liên quan để kiểm soát các hoạt động vận chuyển, thu mua, khai thác trái phép, không bền vững đối với nguồn gen trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong công tác bảo tồn, lưu giữ, sử dụng nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Xây dựng và tổ chức tập huấn tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố về bảo tồn, lưu giữ, sử dụng nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ chế chia sẻ thông tin về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen:
- Điều tra, đánh giá, thu thập và lập danh mục, hồ sơ phân bố, chỉ dẫn địa lý của nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Xây dựng và thực hiện cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin về nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen giữa các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cấp tỉnh về nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen.
d) Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về tiếp cận, chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen:
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung và nhiệm vụ ưu tiên thực hiện;
- Thực hiện chương trình hợp tác, trao đổi nghiên cứu khoa học, thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dẫn xuất từ nguồn gen;
đ) Tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa, giá trị của nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen, vai trò của tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững:
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, phổ biến, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, giá trị, quyền và vai trò của cộng đồng sở hữu nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, truyền thông cho cộng đồng, doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan về ý nghĩa, giá trị của nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; vai trò của tiếp cận, chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen trong phát triển kinh tế - xã hội.
e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiếp cận, chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen:
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác song phương, đa phương với các tổ chức trong và ngoài nước tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Huy động sự tham gia tích cực của khối doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu trong tỉnh, trong nước và quốc tế đối với các hoạt động thương mại sinh học, nghiên cứu, hợp tác và chuyển giao công nghệ liên quan đến nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen.
g) Các nhiệm vụ ưu tiên triển khai theo kế hoạch: (chi tiết tại Phụ lục đính kèm)
Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp trong dự toán ngân sách của đơn vị, báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan chủ quản, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, báo cáo UBND và trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ; định kỳ hàng quý báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch cho UBND tỉnh;
- Hướng dẫn việc quản lý, kiểm soát, giám sát hoạt động tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; tổ chức triển khai thực hiện các mô hình thí điểm về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Chủ động nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cần điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch cho UBND tỉnh;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen trên cơ sở thống nhất các dữ liệu, thông tin do các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố cung cấp, trao đổi; thiết lập và vận hành Cổng thông tin điện tử về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen của tỉnh và kết nối với Cổng trao đổi thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan, hàng năm theo khả năng ngân sách của địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
c) Các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện, phối hợp thực hiện kế hoạch; chủ động tham gia, giám sát hoạt động bảo tồn, sử dụng bền vững và chia sẻ hài hòa lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen trên địa bàn tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
d) Các doanh nghiệp:
Chủ động, tích cực tham gia và thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội trong chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo quy định của pháp luật./.
CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN TRIỂN KHAI THEO KẾ HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số: 1937/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Tên nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì/thực hiện | Cơ quan phối hợp | Sản phẩm nhiệm vụ | Thời gian thực hiện |
1 | Nghiên cứu rà soát, đánh giá và hoàn thiện các quy định pháp luật về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, UBND các huyện, thành phố | Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện | 2016 - 2018 |
2 | Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về tiếp cận và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban, ngành; Hội, đoàn thể,.. | - Tài liệu tăng cường năng lực cho các đối tượng về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích: + Cán bộ quản lý ở Trung ương và địa phương; + Doanh nghiệp; + Cộng đồng, dân cư bản địa. - Các khóa đào tạo, tập huấn, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong nước, quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; sử dụng bền vững tri thức truyền thống. | 2017 - 2020 |
3 | Xây dựng và thực hiện mô hình về tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen của cây trồng, vật nuôi | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố; các Viện/Trường và cơ quan nghiên cứu; các doanh nghiệp có liên quan | Mô hình về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cây trồng, vật nuôi được xây dựng và thực hiện có hiệu quả | 2017 - 2025 |
4 | Điều tra, đánh giá và lập danh mục tri thức truyền thống về nguồn gen tại tỉnh Quảng Ngãi | Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, UBND các huyện, thành phố; | Danh mục các tri thức truyền thống về nguồn gen được thiết lập và cập nhật tại tỉnh Quảng Ngãi | 2017 - 2025 |
5 | Lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Ổn định đàn gà H’re thuần chủng với quy mô tối thiểu 130 mái, 20 trống; - Cung cấp giống phục vụ chăn nuôi và nhu cầu tiêu thụ thịt gà H’re trên thị trường. | 2021 - 2025 |
6 | Lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa (lợn Kiềng Sắt) tại Quảng Ngãi | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Nuôi bảo tồn và phát triển đàn 50 con lợn Kiềng Sắt (5 con lợn đực, 45 con lợn cái). - Cung cấp nguồn giống lợn Kiềng Sắt phục vụ chăn nuôi và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn Kiềng Sắt trên thị trường. | 2021 - 2025 |
7 | Xây dựng và thực hiện thăm dò sinh học, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm y dược | Sở Y tế | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, UBND các huyện, thành phố | - Tài liệu đánh giá tiềm năng ứng dụng nguồn gen dược liệu tại tỉnh Quảng Ngãi; - Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được thiết lập, triển khai thực hiện và được giám sát; - Lợi ích được chia sẻ tới các đối tượng liên quan theo cơ chế phù hợp; - Các bài báo liên quan đăng trên các tạp chí khoa học. | 2017 - 2025 |
- 1 Kế hoạch 215/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2 Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1141/QĐ-TTg về Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3 Quyết định 1141/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 4764/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung 08 nguồn gen các loại cây dược liệu quý, hiếm vào danh mục một số loài cây trồng, vật nuôi cần được bảo tồn thuộc Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2014 gia nhập Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học do Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 5529/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh Nghệ An thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020
- 8 Quyết định 1331/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bắc Giang từ 2014-2020
- 9 Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 10 Luật đa dạng sinh học 2008
- 1 Quyết định 1331/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bắc Giang từ 2014-2020
- 2 Quyết định 5529/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh Nghệ An thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020
- 3 Quyết định 4764/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung 08 nguồn gen các loại cây dược liệu quý, hiếm vào danh mục một số loài cây trồng, vật nuôi cần được bảo tồn thuộc Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1141/QĐ-TTg về Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5 Kế hoạch 215/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai