- 1 Quyết định 356/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Xây dựng 2014
- 3 Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 4 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư
- 5 Luật Đầu tư công 2019
- 6 Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- 7 Luật Kiến trúc 2019
- 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 9 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 10 Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 13 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 14 Quyết định 1384/QĐ-TTg năm 2021 về chủ trương đầu tư Dự án “Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1”, sử dụng vốn dư của Dự án “Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam” vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 1454/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1939/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải (GTVT);
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 16/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Hiệp định số 5331-VN ngày 14/01/2014 giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) về việc tài trợ cho Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (Dự án VRAMP); thư sửa đổi Hiệp định ký ngày 09/8/2021;
Căn cứ Quyết định số 2298/QĐ-CTN ngày 25/12/2020 và Quyết định số 1170/QĐ-CTN ngày 05/7/2021 của Chủ tịch Nước về việc sửa đổi Hiệp định tài trợ số 5331-VN;
Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-TTg ngày 04/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án “Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1” sử dụng vốn dư của Dự án VRAMP, vốn vay WB;
Căn cứ các Quyết định số 3068/QĐ-BGTVT ngày 04/10/2013 và số 2297/QĐ-BGTVT ngày 11/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh đầu tư Dự án VRAMP, sử dụng vốn vay WB;
Căn cứ Quyết định số 1500/QĐ-BGTVT ngày 13/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1, sử dụng vốn dư của Dự án VRAMP vay vốn WB;
Căn cứ Quyết định số 1885/QĐ-GTVT ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1;
Xét đề nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) tại Tờ trình số 138/TTr-TCĐBVN ngày 11/10/2021 đề nghị phê duyệt dự án đầu tư Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1, sử dụng vốn dư của Dự án VRAMP vay vốn WB và các văn bản tiếp thu giải trình của Tổng cục ĐBVN, Ban Quản lý dự án 3;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 1308/KHĐT ngày 10/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đầu tư xây dựng Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1.
2. Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông vận tải.
3. Mục tiêu, quy mô, nội dung đầu tư xây dựng:
3.1. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Sử dụng nguồn vốn dư của dự án VRAMP để đầu tư, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến tuyến Quốc lộ 1 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giúp nâng cao năng lực vận tải, kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Quy mô: Đường cấp II đồng bằng, 4 làn xe.
3.3. Nội dung
- Phạm vi dự án: Điểm đầu (Km0 000) tại cảng Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; điểm cuối (Km13 800) giao với Quốc lộ 1 tại xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Tổng chiều dài dự án khoảng 13,8 km.
- Tốc độ thiết kế châm chước 80 km/h, tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-05.
- Giải pháp thiết kế:
Bình đồ, hướng tuyến: Trên cơ sở hiện trạng, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật, bình đồ được thiết kế đảm bảo yêu cầu của cấp đường, có châm chước bán kính đường cong bằng tại vị trí khoảng Km6 200 để bám sát tim đường cũ nhằm tận dụng tối đa nền mặt đường và các công trình hiện hữu, hạn chế giải phóng mặt bằng.
Mặt cắt dọc: Cao độ đường đỏ phần đường, cầu nhỏ và cống thoát nước được thiết kế với tần suất thủy văn H4%, có châm chước mực nước thiết kế dự trữ; cầu trung được thiết kế với tần suất thủy văn H1%.
Mặt cắt ngang: Quy mô 04 làn xe cơ giới và 02 làn xe hỗn hợp. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang là 28m, cụ thể: chiều rộng làn xe cơ giới Bcg = 4x3,75m = 15,0m; chiều rộng làn xe hỗn hợp: Bhh = 2x4,0m = 8,0m; chiều rộng dải phân cách giữa: Bpcg = 1x3,0 = 3,0m; chiều rộng dải an toàn giữa: Bdatg = 2x0,5m = 1,0m; chiều rộng lề đất: Blề = 2x0,5m = 1,0m.
Mặt đường: Kết cấu áo đường cấp cao A1, mô đun đàn hồi Eyc là 160Mpa phù hợp với yêu cầu của đường cấp II đồng bằng. Đối với mặt đường làm mới, kết cấu gồm 02 lớp bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm; đối với kết cấu mặt đường tăng cường được xác định phụ thuộc mô đun đàn hồi của mặt đường hiện trạng và chênh cao giữa cao độ thiết kế và mặt đường hiện trạng.
Nền đường: Đắp nền đường đạt độ chặt K95, riêng 30cm trên cùng tiếp giáp với kết cấu áo đường lu lèn đạt độ chặt K98. Nền đất yếu được xử lý bằng các giải pháp như: đào thay đất, cọc đất gia cố xi măng...
Cầu: Tải trọng thiết kế HL93. Bốn (04) cầu bản giữ nguyên cầu hiện trạng, mở rộng 2 bên bằng cống hộp đảm bảo phù hợp với bề rộng nền đường. Ba (03) cầu trung giữ nguyên cầu hiện trạng, xây mới một đơn nguyên cầu bề rộng cầu 13m.
Nút giao: Được thiết kế giao cùng mức, tự điều chỉnh, tổ chức giao thông bằng đảo phân làn, vạch sơn và biển báo.
Hệ thống thoát nước ngang: Tận dụng các cống còn tốt đảm bảo khẩu độ thoát nước, nối dài cho phù hợp với chiều rộng nền đường, thay thế các cống hư hỏng không đảm bảo khả năng thoát nước.
Hệ thống thoát nước dọc: Đoạn qua khu dân cư xây dựng hệ thống thoát nước dọc 2 bên tuyến bằng cống tròn bê tông cốt thép đường kính D= 0,75m - 1,0m, kết hợp hố ga tại các khu vực đông dân cư. Các đoạn tuyến hiện trạng có rãnh hở, rãnh ngầm: hoàn trả như rãnh hiện trạng hoặc bằng cống D=0,75m-1,0m.
Tổ chức giao thông: Được thiết kế tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41-2019/BGTVT.
4. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi: Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP.
5. Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính
- Nhóm dự án: Nhóm B.
- Loại công trình: Công trình giao thông.
- Cấp công trình: Công trình cấp II.
6. Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu
- Thiết kế 2 bước: Thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công.
- Danh mục tiêu chuẩn: Theo Quyết định số 1885/QĐ-GTVT ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1.
7. Tổng mức đầu tư
- Tổng mức đầu tư: 440,368 tỷ đồng (bốn trăm bốn mươi tỷ, ba trăm sáu mươi tám triệu đồng) tương đương 19,05 triệu USD, cụ thể như sau:
TT | Hạng mục | TMĐT | Cơ cấu nguồn vốn | ||||
Vốn ODA | Vốn đối ứng | ||||||
Triệu đồng | Triệu USD | Triệu đồng | Triệu USD | Triệu đồng | Triệu USD | ||
1 | Chi phí xây dựng | 390.132,95 | 16,87 | 354.666,32 | 15,34 | 35.466,63 | 1,53 |
2 | Chi phí quản lý dự án | 5.273,64 | 0,23 |
|
| 5.273,64 | 0,23 |
3 | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng | 19.846,00 | 0,86 | 12.132,48 | 0,52 | 7.713,51 | 0,33 |
4 | Chi phí khác | 4.145,72 | 0,18 | 1.423,15 | 0,06 | 2.722,57 | 0,12 |
5 | Chi phí dự phòng | 20.969,92 | 0,91 | 19.089,52 | 0,83 | 1.880,39 | 0,08 |
| Tổng cộng | 440.368,22 | 19,05 | 387.311,48 | 16,75 | 53.056,74 | 2,29 |
| Tổng cộng (làm tròn) | 440.368 | 19,05 | 387.311 | 16,75 | 53.057 | 2,29 |
Ghi chú: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do UBND tỉnh Quảng Trị bố trí theo Quyết định số 1384/QĐ-TTg ngày 04/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Nguồn vốn đầu tư, cơ chế tài chính trong nước và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện
- Nguồn vốn: Vốn vay và vốn đối ứng (từ nguồn vốn dư của Dự án VRAMP), trong đó:
Vốn vay (vốn vay IDA của WB): 387,311 tỷ đồng, tương đương 16,75 triệu USD để thực hiện các công tác: Xây dựng (bao gồm chi phí xây dựng và chi phí khác phục vụ thi công như chi phí di chuyển máy, thiết bị, đảm bảo ATGT, lán trại....); tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công; tư vấn giám sát xây dựng; tư vấn giám sát độc lập môi trường - xã hội...); chi phí dự phòng cho phần vốn vay.
Vốn đối ứng: 53,057 tỷ đồng, tương đương 2,29 triệu USD để thực hiện các công tác: Thuế giá trị gia tăng; chi phí quản lý dự án; tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, cắm cọc giải phóng mặt bằng; tư vấn lập báo cáo về môi trường, xã hội; tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán; tư vấn thẩm tra an toàn giao thông; chi phí lập hồ sơ mời thầu tư vấn, xây lắp; đánh giá hồ sơ dự thầu...); chi phí khác (các chi phí/lệ phí thẩm định, thẩm tra, kiểm toán trong quá trình lập dự án đầu tư, thực hiện đầu tư, quyết toán vốn đầu tư; chi phí bảo hiểm công trình...); chi phí dự phòng cho phần vốn đối ứng.
- Cơ chế tài chính trong nước:
Đối với vốn vay: Cấp phát toán bộ từ ngân sách trung ương.
Đối với vốn đối ứng: Cấp phát toán bộ từ ngân sách trung ương.
- Dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án:
Năm 2021: khoảng 03 tỷ đồng (vốn đối ứng).
Năm 2022: khoảng 221 tỷ đồng (vốn vay 198 tỷ đồng, đối ứng 23 tỷ đồng).
Năm 2023: khoảng 216 tỷ đồng (vốn vay 189 tỷ đồng, đối ứng 27 tỷ đồng).
9. Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2021-2022.
10. Hình thức tổ chức quản lý dự án: Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án.
11. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: UBND tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm bố trí vốn và thực hiện giải phóng mặt bằng theo chủ trương đầu tư dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1384/QĐ-TTg ngày 04/8/2021 theo Hiệp định vay vốn cho Dự án.
12. Các nội dung khác: Trong bước tiếp theo, yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
- Tiếp thu nội dung trong Báo cáo thẩm định số 1308/KHĐT ngày 10/11/2021 của Vụ Kế hoạch - Đầu tư để hoàn thiện và triển khai theo quy định hiện hành.
- Khẩn trương hoàn thiện thủ tục để phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Triển khai các thủ tục liên quan để sửa đổi Hiệp định vay theo quy định, làm cơ sở thực hiện đầu tư đảm bảo tiến độ.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan để bố trí danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và bố trí vốn hàng năm cho Dự án.
- Chỉ đạo tư vấn trên cơ sở số liệu khảo sát, thiết kế để đưa ra giải pháp đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, hài hòa bình đồ và trắc dọc, đảm bảo an toàn và êm thuận; chịu trách nhiệm về tính toán, đề xuất châm chước, đánh giá cầu cũ đảm bảo tận dụng an toàn trong quá trình thi công và khai thác.
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án.
- Chủ đầu tư: Tổng cục đường bộ Việt Nam.
- Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án 3.
- Các hoạt động thực hiện trước: Thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Tài chính, Vụ Môi trường, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự án 3 và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1291/TTg-QHQT phê duyệt Danh mục Dự án "Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới tài trợ doThủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1594/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt đề xuất chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; báo cáo đánh giá tác động xã hội của dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 2545/QĐ-TTg năm 2013 thông qua kết quả đàm phán và ủy quyền ký Hiệp định Tài trợ và các văn kiện pháp lý liên quan với Ngân hàng Thế giới cho Dự án "Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam" (VRAMP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 2153/BGTVT-KHĐT năm 2022 về đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 do Bộ Giao thông vận tải ban hành