ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1940/2003/QĐ-UB | Long Xuyên, ngày 10 tháng 10 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân sách nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 38/TC-TCCB-CP ngày 25/6/1997 của Bộ Tài chính và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách và tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý tài chính thuộc chính quyền địa phương các cấp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính Vật giá và Trưởng nhóm Tư vấn chương trình cải cách hành chính tỉnh An Giang.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định trách nhiệm quản lý nhà nước ở địa phương trên lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, giá cả.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với Bản quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban tổ chức chính quyền tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính Vật giá; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG TRÊN LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH, GIÁ CẢ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1940/QĐ-UB ngày 10 / 10 /2003 của UBND Tỉnh An Giang)
Để phát huy hiệu lực quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, đổi mới cơ chế phối hợp và phân định trách nhiệm quản lý nhà nước ở địa phương về lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, giá cả giữa Giám đốc Sở Tài chính Vật giá với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các Huyện, Thị xã, Thành phố (gọi chung là Ủy ban Nhân dân cấp Huyện), Ủy ban Nhân dân Tỉnh quy định như sau :
Điều 1 : Quy định này điều chỉnh mối quan hệ giữa Sở Tài chính Vật giá với Ủy ban Nhân dân cấp Huyện trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về quản lý tài chính, ngân sách, giá cả và tài sản; Phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính Vật giá với Ủy ban Nhân dân cấp Huyện; quyền hạn, trách nhiệm của Giám đốc Sở Tài chính Vật giá với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện trong lĩnh vực tài chính ngân sách, giá cả trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2 : Sở Tài chính Vật giá là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh có chức năng giúp Ủy ban Nhân dân Tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách, giá cả trong phạm vi của Ủy ban Nhân dân theo luật định.
Giám đốc Sở Tài chính Vật giá là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân Tỉnh và Hội đồng Nhân dân Tỉnh về tòan bộ công tác quản lý, điều hành tài chính ngân sách nhà nước trên địa bàn, được quyền quyết định và trực tiếp giải quyết các vấn đề do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh phân công, phân cấp quản lý.
Điều 3 : Ủy ban Nhân dân cấp Huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính, ngân sách nhà nước thuộc địa bàn Huyện.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh và Hội đồng Nhân dân Huyện về tòan bộ công tác quản lý và điều hành ngân sách thuộc phạm vi địa bàn Huyện; được quyền quyết định và trực tiếp giải quyết các vấn đề do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh phân công, phân cấp quản lý.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA SỞ TÀI CHÍNH VẬT GIÁ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN.
Điều 4 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính Vật giá :
Giúp Ủy ban Nhân dân Tỉnh triển khai thực hiện và hướng dẫn các cơ quan thuộc tỉnh và các cơ quan tài chính cấp dưới thực hiện pháp luật, chính sách chế độ và các quy định của nhà nước về tài chính, ngân sách, kế toán và kiểm toán trên địa bàn.
1- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các văn bản quy định về thu phí, lệ phí, phụ thu, vay và trả nợ, về huy động sự đóng góp của cá nhân và các tổ chức thuộc thẩm quyền của địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành; hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
2- Hướng dẫn các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự tóan ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, xem xét và tổng hợp để xây dựng dự tóan ngân sách địa phương, mức bổ sung cho ngân sách huyện, quy định mức bổ sung ngân sách cho cấp xã; lập dự tóan điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Ủy ban Nhân dân Tỉnh xem xét, trình Hội đồng Nhân dân Tỉnh quyết định; xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu cho ngân sách cấp dưới trình Ủy ban Nhân dân Tỉnh quyết định. Đề xuất các biện pháp cần thiết để hòan thành nhiệm vụ thu chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí trình cấp có thẩm quyền quyết định.
3- Lập phương án phân bổ dự tóan ngân sách tỉnh trình Ủy ban Nhân dân Tỉnh xem xét để trình Hội đồng Nhân dân Tỉnh quyết định; quản lý ngân sách tỉnh đã được quyết định. Tham gia với Sở Kế họach Đầu tư về kế họach đầu tư xây dựng cơ bản và bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản trình Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định. Phối hợp với các cơ quan có chức năng trong việc thực hiện công tác quản lý có chức năng thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn; phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng ngân sách.
4- Quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp tại địa phương theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5- Xem xét, kiểm tra về mặt tài chính đối với việc xây dựng và hình thành các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, các dự án vay vốn của địa phương, giúp Ủy ban Nhân dân Tỉnh kiểm tra việc sử dụng vốn và thực hiện kế họach trả nợ vay; quản lý và kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn và tài sản viện trợ của địa phương.
6- Quản lý và sử dụng qũy dự trữ tài chính của tỉnh theo quy định của pháp luật và quyết định của Ủy ban Nhân dân Tỉnh.
7- Quản lý các nguồn kinh phí ủy quyền của trung ương.
8- Kiểm tra và xét duyệt quyết tóan của các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức sử dụng ngân sách tỉnh.
9- Hướng dẫn cơ quan tài chính cấp dưới tổng kết số liệu về thu chi ngân sách nhà nước tại địa bàn và thực hiện quyết tóan ngân sách cấp mình. Tổng hợp tình hình thu chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết tóan ngân sách nhà nước hàng năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
10- Báo cáo về tài chính, ngân sách theo quy định.
11- Quản lý nhà nước đối với họat động xổ số, các họat động kinh doanh, dịch vụ và tư vấn về tài chính, bảo hiểm ,kế tóan và kiểm tóan tại địa phương theo quy định của pháp luật.
12- Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp trên địa bàn, quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn; quản lý qũy tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh ủy quyền; thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh giao.
13- Thanh tra, kiểm tra về quản lý tài chính, ngân sách của chính quyền cấp dưới và các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tại địa phương có trực tiếp liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với ngân sách địa phương và thực hiện chế độ quản lý tài chính nhà nước, quản lý tài sản nhà nước của địa phương theo quy định.
14- Thống nhất quản lý về quy họach, kế họach bồi dưỡng và sử dụng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kế tóan thuộc địa phương.
Điều 5 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhân dân cấp Huyện :
1- Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng Nhân dân Huyện quyết định.
2- Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng Nhân dân phê chuẩn.
3- Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân Huyện, quyết định giao nhiệm vụ thu chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
4- Phối hợp với Sở Tài chính Vật giá trong việc quản lý ngân sách nhà nước theo lĩnh vực trên địa bàn.
5- Tổ chức thực hiện ngân sách Huyện theo quy định của pháp luật và sự phân công, phân cấp của Ủy ban Nhân dân Tỉnh.
6- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về tài chính, ngân sách, giá cả của huyện trên cơ sở quy họach, kế họach về phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh trong từng giai đọan.
7- Tổ chức triển khai và thực hiện các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Trung ương và của Tỉnh có liên quan đến tài chính, ngân sách, giá cả.
8- Tổ chức quản lý và khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
9- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp quản lý.
TRÁCH NHIỆM , QUYỀN HẠN CỦA GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH VẬT GIÁ VÀ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN.
Điều 6 : Trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc Sở Tài chính Vật giá :
1- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân Tỉnh về công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại “Điều 4” của bản quy định này.
2- Chủ động phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện triển khai, tổ chức thực hiện các kế họach và dự tóan ngân sách nhà nước, các công việc của ngành trên địa bàn Huyện.
3- Tổ chức chỉ đạo và triển khai cho các ngành, các cấp thực hiện các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Trung ương và của Tỉnh liên quan đến công tác quản lý tài chính, ngân sách.
4- Báo cáo và đề xuất kịp thời những chủ trương, chính sách và giải pháp với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh trong việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công, phân định trách nhiệm tại bản quy định này. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện quản lý, điều hành ngân sách và việc chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước.
5- Là Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Hội đồng có liên quan đến ngành; phân công người phụ trách và chỉ đạo điều hành thực hiện các dự án. Đồng thời là Phó ban Thường trực sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
6- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của ngành đối với Phòng Tài chính – Kế họach của các Huyện, Thị xã, Thành phố về chính sách chế độ và các quy định của nhà nước về tài chính, ngân sách, kế toán và kiểm toán trên địa bàn.
7- Phối hợp, kết hợp với các thành viên trong Ban Chỉ đạo và các Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chương trình, kế họach sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo hướng chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh.
8- Tổ chức tiếp dân định kỳ và trực tiếp giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.
9- Trả lời chất vấn trước Hội đồng Nhân dân Tỉnh những vấn đề về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính, ngân sách và giá cả.
Điều 7 : Trách nhiệm, quyền hạn và của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện :
1- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh về công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại “Điều 5” của bản quy định này.
2- Tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Trung ương và của Tỉnh có liên quan đến chế độ quy định về tài chính, ngân sách và giá cả. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện của việc chấp hành pháp luật, chủ trương chính sách về công tác điều hành và quản lý tài chính, ngân sách trên địa bàn.
3- Chủ động phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính Vật giá triển khai và tổ chức thực hiện các quy họach, kế họach và dự tóan ngân sách nhà nước trên địa bàn.
4- Chỉ đạo thực hiện và quản lý họat động của Phòng Tài chính - Kế họach về những vấn đề có liên quan đến công tác điều hành và quản lý thu chi ngân sách.
5- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp Huyện và Ủy ban Nhân dân cấp Xã về thực hiện dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách.
6- Phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính Vật giá quản lý, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán ngân sách Xã, Phường, Thị trấn.
7- Giải quyết các khiếu nại tố cáo của công dân trên lĩnh vực tài chính, ngân sách và giá cả theo thẩm quyền.
Điều 8 : Đối với nhiệm vụ xây dựng dự tóan Ngân sách Nhà nước :
Giám đốc Sở Tài chính Vật giá phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện chịu trách nhiệm xây dựng dự tóan ngân sách nhà nước hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Điều 9 : Nhiệm vụ thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước :
1- Giám đốc Sở Tài chính vật giá có nhiệm vụ :
a> Chỉ đạo công tác chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở được quy định tại điều 4 của bản quy định này và chịu trách nhiệm chính trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc Sở trên phạm vi tòan tỉnh.
b> Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu kế họach và dự tóan thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô, chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính.
2- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện có nhiệm vụ :
a> Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Ủy ban Nhân dân Xã, Phường, Thị trấn tổ chức thực hiện việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết tóan ngân sách.
b> Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh về công tác điều hành và quản lý thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả.
Điều 10 : Công tác quản lý và điều hành ngân sách :
1- Giám đốc Sở Tài chính Vật giá chịu trách nhiệm đề ra những chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tình hình tài chính ngân sách địa phương.
2- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi ngân sách được giao.
Điều 11 : Tổ chức thực hiện động viên nguồn lực qua ngân sách cấp Huyện :
1- Giám đốc Sở Tài chính Vật giá xây dựng chiến lược tài chính về phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, giải quyết việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng nhằm từng bước ổn định và nâng dần đời sống về mọi mặt cho nhân dân.
2- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện tổ chức triển khai thực hiện tập trung khai thác và phát huy có hiệu quả những lợi thế của Huyện, khuyến khích và huy động tối đa các nguồn lực, đặc biệt là nội lực để phát triển nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quy họach của Tỉnh.
Điều 12 : Công tác thanh tra, kiểm tra :
1- Giám đốc Sở Tài chính xây dựng kế họach thanh tra vịêc chấp hành pháp luật về thu chi và quản lý ngân sách của các tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh báo cáo kết luận thanh tra của mình.
2- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệmkiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách. Việc thanh tra kiểm tra được tổ chức thực hiện thường xuyên là một biện pháp đảm bảo cho các quy định về kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh và số liệu kế toán được báo cáo đầy đủ, trung thực, chính xác và khách quan.
Điều 13 : Công tác tổ chức và đào tạo :
1- Giám đốc Sở Tài chính Vật giá có nhiệm vụ :
a> Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với Phòng Tài chính - Kế họach thuộc Ủy ban Nhân dân cấp Huyện, các Ban Tài chính Kế toán ngân sách Xã, Phường, Thị trấn.
b> Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong ngành tài chính, cán bộ làm công tác kế toán thuộc các đơn vị từ cấp Tỉnh, cấp Huyện đến cấp Xã, Phường, Thị trấn.
c> Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ phụ trách của ngành Tài chính từ Huyện đến Xã, Phường, Thị trấn. Có quyền kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện thay đổi nhân sự lãnh đạo Phòng Tài chính – Kế họach, nếu xét thấy cán bộ đang đảm nhiệm chức danh không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ khi không có sự thống nhất giữa Giám đốc Sở Tài chính Vật giá và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh.
2- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện có nhiệm vụ :
a> Chỉ đạo tòan diện các họat động của Phòng Tài chính – Kế họach, Ủy ban Nhân dân các Xã, Phường, Thị trấn về công tác điều hành quản lý thu, chi ngân sách, tài sản và giá cả. Thực hiện chế độ, chính sách tài chính đúng quy định pháp luật.
b> Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh do Giám đốc Sở Tài chính Vật giá xây dựng, thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Phòng Tài chính – Kế họach, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ Ban Tài chính và Kế tóan ngân sách Xã, Phường, Thị trấn.
1- Giám đốc Sở Tài chính Vật giá và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện trực tiếp làm việc, thống nhất giải quyết những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính Vật giá trên địa bàn Huyện. Giám đốc Sở Tài chính Vật giá và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện có thể phân công cấp Phó làm việc và quyết định công việc, nhưng Giám đốc Sở và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện là những người chịu trách nhiệm cuối cùng.
2- Giám đốc Sở Tài chính Vật giá có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết hoặc trả lời các đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện liên quan đến các vấn đề về tài chính, ngân sách, giá cả và tài sản (kể cả khi vấn đề đó không thể giải quyết hoặc vượt thẩm quyền của Sở).
Trong thời hạn 07 ngày (kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị) Giám đốc Sở Tài chính Vật giá phải có ý kiến bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện. Nếu quá thời hạn 07 ngày mà Giám đốc Sở Tài chính Vật giá không có ý kiến thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện phải báo cáo ngay bằng văn bản với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh để xử lý giải quyết.
3- Đối với những vấn đề mang tính liên ngành cần có ý kiến của các Sở, Ban, Ngành thì Giám đốc Sở Tài chính Vật giá làm đầu mối, phải chủ động bàn bạc với các Sở, Ban, Ngành có liên quan và trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh quyết định. Sau khi có quyết định của Ủy ban Nhân dân Tỉnh, trong thời hạn 15 ngày Giám đốc Sở Tài chính Vật giá phải ra văn bản trả lời cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện.
4- Giám đốc Sở Tài chính Vật giá và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện phải sắp xếp lịch làm việc thường xuyên với nhau, để phối hợp hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn của cấp Huyện trong việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách của Trung ương và của Tỉnh, kịp thời chấn chỉnh các việc làm sai trái của pháp luật.
Điều 15 : Giám đốc Sở Tài chính Vật giá chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện bản quy định này đến các cơ quan đơn vị thuộc Sở.
Điều 16 : Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp Huyện phối hợp Giám đốc Sở Tài chính Vật giá tổ chức triển khai và thực hiện bản quy định này đến các cơ quan đơn vị cấp Huyện và Ủy ban Nhân dân cấp Xã.
Điều 17 : Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền Tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện +quy định này và kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quá trình cải cách hành chính.
- 1 Quyết định 45/2009/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh An Giang.
- 2 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 3 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 1 Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý tài chính - ngân sách xã do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 4 Thông tư 38-TC/TCCBCP năm 1997 về nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách và tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý tài chính thuộc chính quyền địa phương các cấp do Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 5 Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý tài chính - ngân sách xã do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Chỉ thị 26/2001/CT-UB về việc tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành