Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 26 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN "ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Nghị quyết số 90/2008/NQ-HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 03/TTr-SLĐTBXH ngày 24 tháng 01 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đảng

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(ban hành kèm theo Quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là một nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Ngày 27 tháng 11 năm 2009 Chính phủ đã ký Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", với mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 01 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100 ngàn lượt cán bộ, công chức xã; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn.

Theo thống kê, dân số Quảng Bình đến năm 2010 là 852.845 người, trong đó, dân số nông thôn 720.811 người (chiếm 84,65%); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn tỉnh chiếm 22% so với số lao động trong độ tuổi. Nhìn chung, nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa đồng bộ, thị trường lao động chưa phát triển, vấn đề giải quyết việc làm vẫn còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường sử dụng lao động trong nước và quốc tế; hệ thống cơ sở dạy nghề được hình thành và đi vào hoạt động nhưng hiệu quả chưa cao, đào tạo nghề còn mang tính phiến diện, chạy theo số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật sản xuất, ngành nghề đào tạo còn nghèo nàn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề còn thiếu, chất lượng đào tạo chưa cao. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực, trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp bách, việc xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020” là một giải pháp quan trọng và cần thiết để phát triển nhanh kinh tế - xã hội và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1. Về tình hình kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2006 - 2010, nền kinh tế Quảng Bình tiếp tục phát triển đạt tốc độ tăng trưởng khá, từng bước tạo lập được các yếu tố đảm bảo cho phát triển nhanh và bền vững: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 05 năm đạt 11% (06 tháng đầu năm 2010 đạt 10,3%); Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 20%, công nghiệp - xây dựng chiếm 40%, dịch vụ chiếm 40%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 14,8 triệu đồng.

2. Về lao động - việc làm

Tổng dân số đến năm 2010: 852.485 người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi: 536.733 người, chiếm 62,96%; lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 462.405 người, chiếm 54,24% (lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp 291.914 người, chiếm 63%; công nghiệp và xây dựng 68.278 người, chiếm 15%; dịch vụ 102.213 người, chiếm 22%). Giai đoạn 2006 - 2010 giải quyết việc làm cho 12 - 12,5 vạn lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 2,4 - 2,5 vạn lao động

3. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.1. Kết quả đạt được

- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề: Năm 2006, toàn tỉnh có 10 cơ sở dạy nghề đến năm 2010 nâng lên 21 cơ sở dạy nghề, gồm: 02 trường trung cấp nghề (01 trường của TW đóng trên địa bàn); 06 trung tâm dạy nghề (5 trung tâm dạy nghề cấp huyện, 01 Trung tâm Dạy nghề của Hội LHPN tỉnh) và 13 cơ sở dạy nghề khác.

Các cơ sở dạy nghề từng bước được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Hầu hết các trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề cấp huyện có đủ điều kiện để đào tạo, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động địa phương.

- Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở dạy nghề toàn tỉnh năm 2010 là 462 người. Trong đó giáo viên dạy nghề: 278 người (số giáo viên có trình độ sau đại học: 15 người, đại học, cao đẳng : 104 người, trình độ khác 159 người. Có 170 giáo viên đạt chuẩn theo quy định (chiếm 61,15%). Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề hợp đồng với các cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, thợ lành nghề, nông dân sản xuất giỏi, người có tay nghề cao tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Chương trình, giáo trình: Trên cơ sở các chương trình khung trình độ trung cấp nghề và hướng dẫn xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, các cơ sở dạy nghề đã xây dựng, biên soạn, bổ sung chỉnh sửa được 13 chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề và 39 chương trình đào tạo hệ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng (chương trình dạy nghề nông, lâm, ngư nghiệp: 11, phi nông nghiệp: 28). Nhìn chung các chương trình đào tạo đã đảm bảo đúng yêu cầu và đáp ứng được nhu cầu của người học. Hàng năm các cơ sở dạy nghề tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, đổi mới chương trình, giáo trình phù hợp với sự thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

- Kết quả đào tạo: Giai đoạn 2006 - 2010 đã đào tạo nghề 61.092 người (trung cấp nghề 8.192 người; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng 52.900 người), bình quân hàng năm tăng từ 2,5 - 03%. Tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề: 42.053 người, trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn theo Chương trình mục tiêu Quốc gia là 15.699 người (đạt 37,3% so với tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề) với tổng kinh phí 20.249 triệu đồng. Ngoài ra lao động nông thôn được tham gia học nghề theo các chương trình dự án của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể bình quân hàng năm khoảng 1.500 người. Đa số lao động sau khi học nghề biết áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào quá trình sản xuất, nuôi trồng nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho người lao động. Một số nghề như: Hàn, điện dân dụng, cơ khí nông nghiệp, xây dựng dân dụng, chế biến gỗ, thêu ren, mây tre đan xuất khẩu, làm nón, làm chổi, làm bánh, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm sinh - làm vườn, nuôi ong, trồng nấm...mang lại hiệu quả cao, thu hút nhiều người học. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề là 65%.

3.2. Tồn tại, hạn chế

Nhận thức của xã hội về dạy nghề cho lao động nông thôn còn chưa đầy đủ; một số địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác dạy nghề, học nghề trên địa bàn, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn; việc kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp còn thiếu thường xuyên; công tác quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo nghề, xây dựng kế hoạch dạy nghề, dự báo nhu cầu học nghề còn chưa tốt; cơ chế chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn chưa nhiều; nguồn lực đầu tư cho dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng còn chưa tương xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề (nguồn kinh phí của tỉnh đầu tư cho dạy nghề còn quá ít); tỉnh chưa xây dựng được nhiều doanh nghiệp đầu mối để làm nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề và nghề tiểu thủ công nghiệp nên hiệu quả đào tạo nghề đạt thấp.

4. Công tác đào tạo bồi dưỡng, cán bộ công chức xã

4.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đã đạt được những yêu cầu, kế hoạch đề ra, mang lại hiệu quả thiết thực đối với những người thi hành công vụ ở cơ sở: Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh việc tăng dần về số lượng, chất lượng đào tạo cũng từng bước được nâng cao. Chương trình, nội dung và phương pháp dạy học được đổi mới phù hợp với từng đối tượng. Các loại hình đào tạo ngày càng được mở rộng và đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Đội ngũ giáo viên, giảng viên tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo về trình độ, kinh nghiệm; phương pháp truyền đạt được đổi mới theo hướng tích cực. Giai đoạn 2006 - 2010, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng cho 9.084 lượt cán bộ, công chức cấp xã.

4.2. Tồn tại, hạn chế

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn nhiều hạn chế. Kinh phí bố trí cho công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã còn ít, chưa có kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm chưa có chiến lược ưu tiên đối với những cán bộ, công chức trong diện quy hoạch phát triển. Chưa tổ chức khảo sát nhu cầu đạo tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo sát đúng với nhu cầu thực tế.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2020

I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

1. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2011- 2015, GDP của tỉnh tăng trưởng bình quân hàng năm 12 - 13%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 4,5 - 05%, công nghiệp tăng bình quân 21 - 22%, dịch vụ tăng bình quân 12 - 12,5%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Nông lâm, ngư nghiệp chiếm 16,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 43%; dịch vụ chiếm 40,5%.

Giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 13,5 - 14%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Nông lâm, ngư nghiệp chiếm 14%; công nghiệp - xây dựng chiếm 46%; dịch vụ chiếm 40%

2. Dự báo nhu cầu sử dụng lao động

Đến năm 2015, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 480.000 người; trong đó nông, lâm, ngư, nghiệp 267.300 người (chiếm 55,7%); công nghiệp và xây dựng 103.700 người (chiếm 21,6 %); dịch vụ 109.000 người (chiếm 22,7%).

Đến năm 2020: 518.000 người; trong đó nông, lâm, ngư, nghiệp 251.000 người (chiếm 48,4%); công nghiệp và xây dựng 130.000 người (chiếm 25,1 %); dịch vụ 137.000 người (chiếm 26,5%). Xuất khẩu lao động giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 13.600 người, bình quân mỗi năm 2.720 người; giai đoạn 2016 -2020 khoảng 15.000 người, bình quân mỗi năm 3.000 người. Giai đoạn 2011 -2020 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 2,9 - 3,0 vạn lao động.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn

1.1. Lĩnh vực dạy nghề: Các ngành nghề nông nghiệp: Trồng trọt - bảo vệ thực vật; lâm nghiệp, ngư nghiệp; chăn nuôi - thú y; chế biến nông lâm thủy sản; làm vườn - cây cảnh; quản lý dịch vụ nông nghiệp; quản lý khai thác công trình thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn....Các nghề phi nông nghiệp: Thủ công mỹ nghệ; máy tính, công nghệ thông tin; sản xuất các sản phẩm công nghiệp; sửa chữa bảo trì xe, máy và thiết bị cơ khí, cơ khí nông nghiệp, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện lạnh, vận hành, truyền tải điện, vận hành máy thi công, chế biến, may và thiết kế thời trang, gia công các sản phẩm từ gỗ, kinh doanh và quản lý, kế toán, xây dựng dân dụng và công nghiệp....

1.2. Trình độ dạy nghề: Dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng; dạy nghề trình độ sơ cấp nghề; dạy nghề trình độ trung cấp nghề; dạy nghề trình độ cao đẳng nghề.

1.3. Đối tượng: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

1.4. Phương thức dạy nghề: Đối với dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề: Dạy nghề chính quy tại trường; kết hợp dạy lý thuyết nghề tại trường và liên kết thực hành nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đối với dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng được thực hiện đa dạng, linh hoạt: Dạy chính quy tại cơ sở dạy nghề; dạy lưu động tại các xã, thị trấn, thôn, bản; dạy theo kiểu cầm tay chỉ việc, truyền nghề tại các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ.

1.5. Cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo: Huy động các cơ sở dạy nghề trên địa bàn bao gồm các trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề cấp huyện, các cơ sở khác có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã

2.1. Đối tượng đào tạo: Cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở xã (11 chức danh); công chức chuyên môn xã (07 chức danh); những người hoạt động không chuyên trách ở xã (khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể).

2.2. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng: Tập trung bồi dưỡng ngắn hạn, có cấp chứng chỉ sau khi kết thúc khóa học.

2.3. Cơ sở đào tạo: Trường Chính trị tỉnh; Trung tâm Chính trị các huyện, thành phố; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác.

III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung:

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo nghề theo địa chỉ, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2011 - 2015:

+ Đào tạo nghề (cả 3 cấp trình độ) cho 78.900 lao động nông thôn được học nghề. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề khoảng 15.780 lao động, trong đó số lao động được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) là 7.000 người/năm, gồm: Học nghề nông nghiệp: 3.000 người; học nghề phi nông nghiệp 4.000 người. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề tối thiểu chiếm 70%.

+ Đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý theo chức danh, từng vị trí công việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, thực thi công vụ cho 8.000 lượt các cán bộ, công chức xã.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Đào tạo nghề (cả 3 cấp trình độ) cho 89.700 lao động nông thôn được học nghề. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề khoảng 18.000 lao động, trong đó số lao động được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) là 10.000 người/năm, gồm: Học nghề nông nghiệp: 4.000 người; học nghề phi nông nghiệp 6.000 người. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề tối thiểu chiếm 80%.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 12.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn

1.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn với các biện pháp sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 01- CT/TU ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dạy nghề và cán bộ các hội đoàn thể liên quan từ tỉnh đến các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn về các kiến thức, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ cho lao động nông thôn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, có khả năng tư vấn, tuyên truyền công tác học nghề, dạy nghề đến lao động nông thôn.

- Xác định nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn hàng năm, phân công cụ thể cho các tổ chức của tỉnh triển khai thực hiện, trong đó: Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa chuyên đề về nội dung chính sách và kế hoạch triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Chỉ thị số 01- CT/TU ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 vào chương trình các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt hàng năm; Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố có chuyên mục tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vai trò, vị trí của đào tạo nghề với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập để lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề; cung cấp thông tin cung cầu lao động trong và ngoài nước; tổ chức diễn đàn trao đổi về học nghề, việc làm và tự tạo việc làm, tuyên truyền phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả, nêu gương điển hình về học nghề và sản xuất kinh doanh có hiệu quả; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề; các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề thường xuyên tổ chức tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

1.2. Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý và chính sách đối với cơ sở dạy nghề.

1.3. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề

- Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề: Tăng cường đầu tư củng cố mở rộng quy mô của các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hiện có; đến năm 2015 toàn tỉnh có 30 cơ sở có đăng ký hoạt động dạy nghề, trong đó: 01 trường cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề (có 06 trung tâm dạy nghề cấp huyện) và 18 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề; đầu tư, nâng cấp để Sàn Giao dịch việc làm Quảng Bình trở thành trung tâm thông tin thị trường lao động, nơi tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn của tỉnh; đến năm 2020 toàn tỉnh có 40 cơ sở dạy nghề trong đó: 02 trường cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 12 trung tâm dạy nghề và 24 cơ sở dạy nghề khác; đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp) tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Phát triển các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ gắn với khôi phục phát triển làng nghề.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho cơ sở dạy nghề: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề khó khăn, trọng điểm, trung tâm dạy nghề kiểu mẫu, các trung tâm dạy nghề cấp huyện; hỗ trợ đầu tư các cơ sở dạy nghề công lập khác có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề cần được đầu tư trang thiết bị hiện đại phù hợp để đào tạo hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các nghề đòi hỏi công nghệ cao phục vụ cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp và các khu du lịch; đối với các trung tâm dạy nghề lựa chọn 03 - 04 nghề mang tính mũi nhọn, trọng điểm để đầu tư đào tạo chuyên sâu, tránh đầu tư dàn trải, thiếu tập trung.

1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

- Ban hành chính sách thu hút giáo viên dạy nghề của tỉnh.

- Huy động những người có điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: Những người có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, lao động có tay nghề cao làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư; người thợ giỏi được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh trở lên phong tặng danh hiệu nghệ nhân; nông dân sản xuất giỏi theo quy định tại Quyết định số 135/QĐ/HND ngày 04 tháng 4 năm 2008 của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Tăng biên chế đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập đảm bảo số lượng theo quy định 20 học sinh/01 giáo viên.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

1.5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu

- Căn cứ chương trình khung và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về xây dựng chương trình giáo trình; tình hình, điều kiện thực tế của địa phương các cơ sở dạy nghề thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình theo đúng quy định, phù hợp với đối tượng đào tạo.

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên chỉnh lý, biên soạn bổ sung, cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động.

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn.

1.6. Tăng cường quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án, kế hoạch dài hạn, hàng năm về đào tạo nghề và kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề.

- Thực hiện công tác khảo sát xác định nhu cầu học nghề, năng lực dạy nghề của cơ sở dạy nghề và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, triển khai thí điểm dạy nghề thông qua hợp đồng kinh tế với sự tham gia của nhiều bên, gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp tiếp nhận lao động.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

- Tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều cống hiến cho sự nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn.

2. Đào tạo cán bộ công chức xã

- Tăng cường phổ biến và thực hiện tốt các thông tư, quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành có các nội dung liên quan; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng: Thường xuyên bổ sung, đổi mới chương trình, nội dung các khóa học theo hướng tích cực, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với đội ngũ giảng viên: Đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; thường xuyên bổ sung cập nhật những kiến thức mới và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học tập. Đối với học viên: Đảm bảo đủ số lượng, đúng lĩnh vực công tác và thành phần quy định.

- Tăng cường mở rộng các cơ sở đào tạo, từng bước bổ sung cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ ngày càng tốt hơn công tác giảng dạy và học tập.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở rộng các loại hình đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức ở cơ sở.

- Có cơ chế khuyến khích mở rộng các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng như: Kinh phí Trung ương, kinh phí địa phương, các chương trình, dự án, nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức, cá nhân tự trang trải…

- Tổ chức sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm trong công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức các chủ trương, chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước cho đào tạo nghề, cho người học nghề nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho người lao động tích cực tham gia học nghề.

- Các cấp chính quyền và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn học nghề, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn nhất là cấp xã.

- Các tổ chức chính trị xã hội, hội nghề nghiệp (đặc biệt là Hội Nông dân) tăng cường tuyên truyền, tư vấn cho các hội viên của mình về chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề, tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập để xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT để học sinh có nhận thức đúng đắn về học nghề, nhất là số học sinh có học lực trung bình, không có khả năng học lên THPT, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để chủ động lựa chọn loại hình học nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

2. Triển khai các mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn

- Năm 2011: Chỉ đạo huyện Quảng Trạch làm điểm xây dựng 2 mô hình dạy nghề ngắn hạn (01 mô hình dạy nghề nông nghiệp và 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp).

- Các năm tiếp theo trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm ở huyện đã làm thí điểm có kế hoạch và phương án triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Các mô hình dạy nghề thí điểm thực hiện với sự tham gia của nhiều bên: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp tiếp nhận lao động sau khi học nghề (đối với dạy nghề phi nông nghiệp).

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm (đặc biệt là Sàn Giao dịch việc làm tỉnh), thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa các trung tâm giới thiệu việc làm với các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động sau học nghề tìm kiếm được việc làm.

- Xây dựng và triển khai chương trình tư vấn, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp…

3. Phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở dạy nghề công lập hiện có và các cơ sở mới thành lập theo chính sách quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ưu tiên đầu tư Trung tâm Dạy nghề huyện Quảng Trạch làm trung tâm dạy nghề kiểu mẫu

- Khảo sát, lựa chọn các trường: Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề của các Bộ, ngành đóng trên địa bàn tỉnh, các cơ sở đào tạo khác, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với yêu cầu đào tạo nghề trong từng giai đoạn.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề để đáp ứng yêu cầu học nghề của người lao động. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn.

4. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

- Bổ sung biên chế, đảm bảo mỗi huyện, thành phố có 01 cán bộ chuyên trách về dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bổ sung đội ngũ giáo viên cho các cơ sở dạy nghề công lập, đảm bảo tỷ lệ 01 giáo viên/20 học sinh; các trung tâm dạy nghề cấp huyện mỗi nghề tối thiểu 01 giáo viên cơ hữu.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề thỉnh giảng (lựa chọn, mời các cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao, người lao động giỏi tham gia dạy nghề).

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên của tất cả các cơ sở đào tạo có tham gia dạy nghề theo kế hoạch của Đề án (phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn và các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện).

- Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.

5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề

- Tập trung rà soát, bổ sung chương trình, giáo trình theo các nghề trên cơ sở kết quả điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn năm 2010, đảm bảo đúng quy định để tổ chức dạy nghề.

- Hàng năm các cơ sở đào tạo nghề chủ động chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy nghề hiện có, bổ sung cập nhật tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động; xây dựng chương trình, giáo trình mới với những nghề chưa có chương trình, giáo trình và học liệu dạy nghề chuẩn.

6. Hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề

- Thực hiện hỗ trợ theo chính sách quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg; căn cứ quy định của Nhà nước và tình hình thực tế, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung điều chỉnh danh mục nghề được hỗ trợ và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho phù hợp.

- Ngân hàng Chính sách Xã hội đảm bảo cho lao động nông thôn học cao đẳng nghề, trung cấp nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên).

- Thực hiện hỗ trợ 100% lãi suất cho các khoản vay để học nghề đối với lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề và vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

7. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức từng giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020, từ đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố về nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu; bổ sung kiện toàn đội ngũ giáo viên của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm chức (là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ trường đại học tham gia giảng dạy cho cán bộ, công chức cấp xã).

8. Hoạt động giám sát, đánh giá

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá về hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã để các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp cùng giám sát, kiểm tra.

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm và báo cáo tình hình thực hiện gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở chủ động phối hợp với các ngành liên quan tham gia giám sát quá trình triển khai các hoạt động của Đề án về dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại các địa phương.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến là 525.420 triệu đồng, gồm

- Chi hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: 479.840 triệu đồng.

- Chi hỗ trợ từ ngân sách địa phương: 32.170 triệu đồng.

- Huy động các nguồn khác: 13.410 triệu đồng

2. Theo tiến độ thực hiện

- Giai đoạn 2011 - 2015: 251.640 triệu đồng (trong đó kinh phí Trung ương là 233.410 triệu đồng, kinh phí địa phương là 12.860 triệu đồng, huy động các nguồn khác: 5.370 triệu đồng);

- Giai đoạn 2016 - 2020: 273.780 triệu đồng (trong đó kinh phí Trung ương là 246.430 triệu đồng, kinh phí địa phương là 19.310 triệu đồng, huy động các nguồn khác: 8.040 triệu đồng).

3. Theo nội dung hoạt động

- Tuyên truyền, tư vấn, khảo sát, tập huấn cán bộ 9.580 triệu đồng

- Thí điểm mô hình dạy nghề 1.180 triệu đồng

- Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề 284.200 triệu đồng

- Phát triển chương trình, giáo trình 5.770 triệu đồng

- Đào tạo, bồi dưỡng GV cán bộ quản lý dạy nghề 4.180 triệu đồng

- Hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT 199.200 triệu đồng

- Giám sát đánh giá 3.160 triệu đồng

- Đào tạo bồi dưỡng CBCC xã 18.150 triệu đồng

(chi tiết theo Phụ lục 01, 02 và 03 đính kèm)

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh, chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành Trung ương quyết định. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương; dự kiến phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; chủ trì các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương trong việc xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn phục vụ trực tiếp việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp. Tổ chức triển khai các chính sách do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg (cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn…); phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn.

3. Sở Nội vụ

Hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thành phố khảo sát, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã trong toàn tỉnh theo giai đoạn: 2011- 2015 và 2016 - 2020; phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo lựa chọn cơ sở đào tạo tham gia công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức xã, đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ, công chức xã theo kế hoạch; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu thực hiện việc bổ sung biên chế, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các cơ sở dạy nghề, các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung thêm biên chế cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm bảo có 01 cán bộ theo dõi, quản lý công tác dạy nghề ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Nội vụ; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các chính sách đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ lập dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án trình Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thực hiện các cơ chế tài chính, đầu tư đối với hoạt động thực hiện Đề án; phối hợp với các sở, ban, ngành kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án.

5. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định nhu cầu đào tạo nghề, nội dung ngành nghề đào tạo phi nông nghiệp đáp ứng CNH, HĐH ở địa phương; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm cho lao động nông thôn; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Bình tổ chức tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

Triển khai việc đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề thực hiện liên kết mở các lớp học theo mô hình Văn hóa - Nghề. Phối hợp với Sở Nội vụ lựa chọn các cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

7. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh

Triển khai thực hiện chính sách tín dụng học nghề đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Triển khai thực hiện chính sách tín dụng học nghề đối với lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng đối với lao động nông thôn học nghề, làm việc ổn định ở nông thôn; chính sách vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn sau học nghề theo quy định.

8. Sở Thông tin - Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Sở Công Thương, các cơ quan có liên quan và các địa phương đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban, các thành viên là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện gồm đại diện lãnh đạo các phòng, ban: Lao động - Thương binh và Xã hội (là cơ quan thường trực), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Công Thương, Giáo dục - Đào tạo, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hội Nông dân để chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn. Hướng dẫn các cơ quan chức năng của huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm trên địa bàn, trong đó xác định cụ thể một số nội dung: Trên cơ sở tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thị trường lao động trên địa bàn huyện, thành phố xây dựng danh mục nghề đào tạo, số lượng lao động cần học nghề, số lượng lớp học, thời gian học nghề; huy động các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất việc thực hiện kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn. Kiện toàn và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề lao động nông thôn ở cấp huyện, trong đó bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Thực hiện các hoạt động khác của Đề án do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận và các hội đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở

Chủ động phối hợp với các ngành liên quan để phổ biến, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề.

Đoàn TNCSHCM tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan xây dựng các dự án cụ thể quy định tại Mục 3, Điều 1 Quyết định 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, để lồng ghép với các nội dung của Đề án này.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan lồng ghép các nội dung của Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” theo Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, với các nội dung của Đề án này./.

 

PHỤ LỤC 01

TỔNG DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn, khảo sát, tập huấn học nghề và việc làm

5.200

4.380

9.580

- NSTW

4.800

4.100

8.900

- NSĐP

250

180

430

- Nguồn huy động xã hội hóa

150

100

250

Hoạt động 2: Thí điểm mô hình dạy nghề

1.180

 

1.180

- NSTW

1.050

 

1.050

- NSĐP

80

 

80

- Nguồn huy động xã hội hóa

50

 

50

Hoạt động 3: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

158.400

125.800

284.200

- NSTW

149.000

115.000

264.000

- NSĐP

7.400

8.300

15.700

- Nguồn huy động xã hội hóa

2.000

2.500

4.500

Hoạt động 4: Phát triển chương trình, giáo trình

2.380

3.390

5.770

- NSTW

1.590

1.750

3.340

- NSĐP

470

1.020

1.490

- Nguồn huy động xã hội hóa

320

620

940

Hoạt động 5: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

1.530

2.650

4.180

- NSTW

740

1.040

1.780

- NSĐP

520

970

1.490

- Nguồn huy động xã hội hóa

270

640

910

Hoạt động 6: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

74.100

125.100

199.200

- NSTW

70.000

116.000

186.000

- NSĐP

2.600

6.600

9.200

- Nguồn huy động xã hội hóa

1.500

2.500

4.000

Hoạt động 7: Giám sát, đánh giá

1.140

2.020

3.160

- NSTW

680

1.140

1.820

- NSĐP

200

520

720

- Nguồn huy động xã hội hóa

260

360

620

Hoạt động 8: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã

7.710

10.440

18.150

- NSTW

5.550

7.400

12.950

- NSĐP

1.340

1.720

3.060

- Nguồn huy động xã hội hóa

820

1.320

2.140

Tổng cộng (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8)

251.640

273.780

525.420

- NSTW

233.410

246.430

479.840

- NSĐP

12.860

19.310

32.170

- Nguồn huy động xã hội hóa

5.370

8.040

13.410

 

PHỤ LỤC 02

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Tổng số

Trong đó

2011

2012

2013

2014

2015

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn. khảo sát, tập huấn học nghề và việc làm

5.200

540

760

980

1.300

1.620

- NSTW

4.800

500

700

900

1.200

1.500

- NSĐP

250

30

40

50

60

70

- Nguồn huy động xã hội hóa

150

10

20

30

40

50

Hoạt động 2: Thí điểm mô hình dạy nghề

1.180

550

630

0

0

0

- NSTW

1.050

500

550

 

 

 

- NSĐP

80

30

50

 

 

 

- Nguồn huy động xã hội hóa

50

20

30

 

 

 

Hoạt động 3: Đầu tư cơ sở vật chất. thiết bị dạy nghề

158.400

26.200

28.500

31.900

34.200

37.600

- NSTW

149.000

25.000

27.000

30.000

32.000

35.000

- NSĐP

7.400

1.000

1.200

1.500

1.700

2.000

- Nguồn huy động xã hội hóa

2.000

200

300

400

500

600

Hoạt động 4: Phát triển chương trình. giáo trình

2.380

300

400

470

570

640

- NSTW

1.590

250

300

320

350

370

- NSĐP

470

30

70

100

120

150

- Nguồn huy động xã hội hóa

320

20

30

50

100

120

Hoạt động 5: Đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL DN

1.530

150

220

300

390

470

- NSTW

740

100

120

150

170

200

- NSĐP

520

30

70

100

150

170

- Nguồn huy động xã hội hóa

270

20

30

50

70

100

Hoạt động 6: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

74.100

10.300

12.500

14.800

17.100

19.400

- NSTW

70.000

10.000

12.000

14.000

16.000

18.000

- NSĐP

2.600

200

300

500

700

900

- Nguồn huy động xã hội hóa

1.500

100

200

300

400

500

Hoạt động 7: Giám sát, đánh giá

1.140

150

180

210

270

330

- NSTW

680

120

120

120

150

170

- NSĐP

200

20

30

40

50

60

- Nguồn huy động xã hội hóa

260

10

30

50

70

100

Hoạt động 8: Đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã

7.710

1.200

1.320

1.420

1.700

2.070

- NSTW

5.550

900

950

1.000

1.200

1.500

- NSĐP

1.340

200

250

270

300

320

- Nguồn huy động xã hội hóa

820

100

120

150

200

250

Cộng (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8)

251.640

39.390

44.510

50.080

55.530

62.130

- NSTW

233.410

37.370

41.740

46.490

51.070

56.740

- NSĐP

12.860

1.540

2.010

2.560

3.080

3.670

- Nguồn huy động xã hội hóa

5.370

480

760

1.030

1.380

1.720

 

PHỤ LỤC 03

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Tổng số

Trong đó

2016

2017

2018

2019

2020

Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn, khảo sát, tập huấn học nghề và việc làm

4.380

1.370

1.060

850

550

550

- NSTW

4.100

1.300

1.000

800

500

500

- NSĐP

180

50

40

30

30

30

- Nguồn huy động xã hội hóa

100

20

20

20

20

20

Hoạt động 2: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

125.800

32.500

27.300

22.000

22.000

22.000

- NSTW

115.000

30.000

25.000

20.000

20.000

20.000

- NSĐP

8.300

2.000

1.800

1.500

1.500

1.500

- Nguồn huy động xã hội hóa

2.500

500

500

500

500

500

Hoạt động 3: Phát triển chương trình, giáo trình

3.390

750

840

600

600

600

- NSTW

1.750

400

450

300

300

300

- NSĐP

1.020

200

220

200

200

200

- Nguồn huy động xã hội hóa

620

150

170

100

100

100

Hoạt động 4: Đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL DN

2.650

540

620

690

400

400

- NSTW

1.040

220

250

270

150

150

- NSĐP

970

200

220

250

150

150

- Nguồn huy động xã hội hóa

640

120

150

170

100

100

Hoạt động 5: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

125.100

21.500

23.700

25.900

27.000

27.000

- NSTW

116.000

20.000

22.000

24.000

25.000

25.000

- NSĐP

6.600

1.000

1.200

1.400

1.500

1.500

- Nguồn huy động xã hội hóa

2.500

500

500

500

500

500

Hoạt động 6: Giám sát, đánh giá

2.020

330

390

400

450

450

- NSTW

1.140

200

220

220

250

250

- NSĐP

520

80

100

100

120

120

- Nguồn huy động xã hội hóa

360

50

70

80

80

80

Hoạt động 7: Đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã

10.440

2.400

2.740

2.200

1.700

1.400

- NSTW

7.400

1.700

2.000

1.500

1.200

1.000

- NSĐP

1.720

400

420

400

300

200

- Nguồn huy động xã hội hóa

1.320

300

320

300

200

200

Cộng (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7)

273.780

59.390

56.650

52.640

52.700

52.400

- NSTW

246.430

53.820

50.920

47.090

47.400

47.200

- NSĐP

19.310

3.930

4.000

3.880

3.800

3.700

- Nguồn huy động xã hội hóa

8.040

1.640

1.730

1.670

1.500

1.500