Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1959/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 19 tháng 8 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA SỞ TƯ PHÁP VỚI CÁC SỞ, BAN NGÀNH TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG VIỆC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 447/TTr-STP ngày 13/8/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1916/QĐ-UBND ngày 25/7/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Kim Mai

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP GIỮA SỞ TƯ PHÁP VỚI CÁC SỞ, BAN NGÀNH TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG VIỆC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1959/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa Sở Tư pháp với các sở, ban ngành tỉnh trong việc công bố các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và trách nhiệm của các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công khai các thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2010/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này được áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp trên địa bàn tỉnh; các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính

1. Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính.

2. Phát huy tính chủ động, tích cực và đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính.

3. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thời hạn công bố, công khai thủ tục hành chính.

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

PHẦN A: CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (kể cả Ban quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh) là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách ở các cấp trên địa bàn tỉnh và trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành (của Trung ương và của tỉnh) có quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Các cơ quan này chịu trách nhiệm:

1. Thống kê thủ tục hành chính: Xác định đầy đủ các bộ phận cấu thành của từng thủ tục hành chính trong văn bản thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và điền đầy đủ, chính xác tất cả các nội dung của phụ lục kèm theo dự thảo Quyết định công bố (theo mẫu kèm theo Quy chế này) cho từng thủ tục hành chính.

2. Xây dựng dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và lập Công văn về dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính.

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra lại dự thảo Quyết định công bố và dự thảo Công văn để ký duyệt hồ sơ gửi (gồm: Ký ban hành Công văn; ký tắt vào dự thảo Quyết định và các trang phụ lục kèm theo dự thảo Quyết định) trước khi chuyển toàn bộ kết quả này kèm theo tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành đến Sở Tư pháp (kể cả bản cứng và file mềm qua địa chỉ email: pkstthc@tiengiang.gov.vn) để kiểm soát trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

3. Hồ sơ dự thảo gửi về Sở Tư pháp chậm nhất trước 10 ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Điều 5. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gửi 01 bản Quyết định công bố thủ tục hành chính sau khi được ban hành về Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Bộ Tư pháp kèm theo các phụ lục và văn bản có quy định về thủ tục hành chính do địa phương ban hành (nếu có).

Điều 6. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

Sở Tư pháp sau khi nhận đủ hồ sơ của các cơ quan chuyên môn gửi thì thực hiện các bước sau:

1. Kiểm soát chất lượng dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính:

- Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, Sở Tư pháp tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính.

+ Trường hợp dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính đã đầy đủ và chính xác theo đúng phạm vi quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành.

+ Trường hợp chất lượng nội dung thủ tục hành chính chưa đầy đủ, chưa chính xác, chậm nhất sau 02 ngày làm việc, Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan gửi Quyết định công bố thủ tục hành chính chỉnh lý, bổ sung dự thảo Quyết định và gửi lại kết quả về Sở Tư pháp

2. Công bố thủ tục hành chính:

Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định công bố thủ tục hành chính thì thực hiện công bố. Thời hạn ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính chậm nhất trước 05 ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

3. Cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định công bố thủ tục hành chính, Sở Tư pháp thực hiện tạo mới hồ sơ văn bản và tạo mới hoặc sửa đổi hồ sơ thủ tục hành chính trên phần mềm máy xén theo đúng hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính. Đồng thời, dự thảo công văn đề nghị công khai thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính gửi Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (qua đường bưu điện và scan văn bản đã ký gửi vào địa chỉ hòm thư điện tử của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính hoặc cán bộ của Cục được giao phụ trách địa phương).

Trường hợp Sở Tư pháp nhận được thông báo của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị hoàn thiện lại các hồ sơ thủ tục hành chính, hồ sơ văn bản chưa đạt yêu cầu, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn thiện và gửi thông báo về Cục Kiểm soát thủ tục hành chính không quá 02 ngày làm việc.

- Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ văn bản, hồ sơ thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố và các hồ sơ văn bản, hồ sơ thủ tục hành chính đã tạo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trường hợp phát hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc công bố chưa đúng quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra và thực hiện thống kê, công bố đầy đủ, chính xác theo đúng quy định.

PHẦN B: CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 8. Trách nhiệm công khai thủ tục hành chính

1. Sở Tư pháp ngoài việc công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 3, Điều 6 của Quy chế này, còn chịu trách nhiệm chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính đã được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

3. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm công khai niêm yết đầy đủ, kịp thời đối với những thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của mình tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (nếu có trang website riêng) và các hình thức khác (nếu có).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Triển khai thực hiện

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính và kết quả thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc công khai và kết quả thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc và tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

3. Việc thực hiện đúng quy định về công bố, công khai thủ tục hành chính tại Quy chế này là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quy trình xét thi đua, khen thưởng.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh cần bổ sung, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh cho phù hợp./.

 

MẪU QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày     tháng      năm 20…

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở …/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh Tiền Giang

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ ………. (tên văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định về thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở ……. và Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở…/UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... (đúng vào ngày VBQPPL quy định TTHC có hiệu lực)

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở…., Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh/UBND cấp huyện/UBND cấp xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH

 

Phụ lục I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/UBND CẤP XÃ TỈNH TIỀN GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ-UBND ngày     tháng      năm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH:

STT

Tên thủ tục hành chính

Ghi chú

I. Lĩnh vực …

1

Thủ tục a

Ghi rõ Khoản, điều của Văn bản ban hành mới.

2

Thủ tục b

 

3

Thủ tục c

 

4

Thủ tục d

 

N

…………………

 

II. Lĩnh vực …

1

Thủ tục đ

 

2

Thủ tục e

 

3

Thủ tục f

 

4

Thủ tục g

 

N

…………………

 

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Xem hướng dẫn phía sau)

 

Phụ lục II

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/UBND CẤP XÃ TỈNH TIỀN GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1959/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ:

STT

Mã số hồ sơ

Tên thủ tục hành chính

Ghi chú

I. Lĩnh vực …

1

 

Thủ tục a (Ví dụ: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi thủy sản đăng quầng)

- Sửa đổi: Thành phần, số lượng hồ sơ; Thời hạn giải quyết; Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai; Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Ghi rõ Khoản, điều của Văn bản sửa đổi, bổ sung.

2

 

Thủ tục b

 

3

 

Thủ tục c

 

4

 

Thủ tục d

 

n

 

…………………

 

II. Lĩnh vực …

1

 

Thủ tục đ

 

2

 

Thủ tục e

 

3

 

Thủ tục f

 

4

 

Thủ tục g

 

n

 

…………………

 

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Xem hướng dẫn phía sau)

 

Phụ lục III

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ X/UBND CẤP HUYỆN/UBND CẤP XÃ TỈNH TIỀN GIANG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1959/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

STT

Mã số hồ sơ

Tên thủ tục hành chính

Ghi chú

I. Lĩnh vực …

1

 

Thủ tục a

Ghi rõ Khoản, điều của Văn bản bãi bỏ.

2

 

Thủ tục b

 

3

 

Thủ tục c

 

4

 

Thủ tục d

 

n

 

…………………

 

II. Lĩnh vực …

1

 

Thủ tục đ

 

2

 

Thủ tục e

 

3

 

Thủ tục f

 

4

 

Thủ tục g

 

n

 

…………………

 

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. LĨNH VỰC …

1. Thủ tục a

1

Trình tự thực hiện

 

2

Cách thức thực hiện

 

3

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

4

Thời hạn giải quyết

 

5

Đối tượng thực hiện TTHC

 

6

Cơ quan thực hiện TTHC

 

7

Kết quả của TTHC

 

8

Lệ phí (nếu có)

 

9

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có)

nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a

10

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

 

11

Căn cứ pháp lý của TTHC

 

2. Thủ tục b

1

Trình tự thực hiện

 

2

Cách thức thực hiện

 

3

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

4

Thời hạn giải quyết

 

5

Đối tượng thực hiện TTHC

 

6

Cơ quan thực hiện TTHC

 

7

Kết quả của TTHC

 

8

Lệ phí (nếu có)

 

9

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có)

nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục b

10

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

 

11

Căn cứ pháp lý của TTHC

 

n. Thủ tục n

II. LĨNH VỰC …

1. Thủ tục đ

2. Thủ tục e

n. Thủ tục n

 

Ghi chú:

- Đối với những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ngoài việc chứa đựng thông tin nêu trên cần phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (tô màu đỏ và ghi sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nội dung nào ở cột ghi chú phụ lục 2. Nếu sửa đổi hoặc thay thế tên thủ tục; thay thế thủ tục thì ghi rõ tên thủ tục cũ).

- Đối với những thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ, chỉ cần lập danh mục tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ theo phụ lục 3; trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, trong danh mục phải ghi rõ số, ký hiệu của hồ sơ thủ tục hành chính; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.