Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1968/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 10 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN ĐỀ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI, NHẤT LÀ GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Chương trình số 09-CTr/TU ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Tỉnh ủy Kiên Giang về Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 tỉnh Kiên Giang;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 560/TTr-SGTVT ngày 09 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương và dự toán Đề án “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên Đề án: “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.

2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Giao thông vận tải Kiên Giang.

3. Cơ quan phối hợp thực hiện: Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

4. Bố cục chính của Đề án:

Bố cục chính của đề án gồm các phần sau:

- Chương I: Tổng quan đề án.

- Chương II: Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014 - 2020.

- Chương III: Đề xuất phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Kiên Giang giai đoạn năm 2021 - 2026 và giai đoạn tiếp theo (định hướng đến năm 2030).

- Chương IV: Các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Kiên Giang.

- Chương V: Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các giải pháp ứng phó, giảm thiểu.

- Chương VI: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đề án.

- Chương VII: Tổ chức thực hiện đề án.

- Chương VIII: Kết luận và kiến nghị.

- Chương IX: Tiến độ thực hiện đề án.

5. Nội dung đề cương chi tiết (nội dung chi tiết kèm theo).

6. Dự toán chi phí đề án:

a) Dự toán kinh phí lập đề án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là: 449.548.000 đồng (Bn trăm bốn mươi chín triệu, năm trăm bốn mươi tám ngàn đồng). Trong đó:

- Chi phí lập đề án: 447.000.000 đồng.

- Chi phí quyết toán: 2.548.000 đồng.

b) Nguồn vốn lập đề án: Kinh phí sự nghiệp giao thông năm 2021.

c) Việc thanh, quyết toán kinh phí lập đề án phải đúng quy định hiện hành.

7. Tiến độ thực hiện: 04 tháng kể từ ngày đề cương được phê duyệt.

8. Tổ chức thực hiện:

a) Cơ quan phê duyệt đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

b) Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải Kiên Giang.

c) Cơ quan thỏa thuận: Các sở, ban ngành và cấp huyện, thành phố.

d) Cơ quan thẩm định: Sở Giao thông vận tải Kiên Giang chủ trì phối hợp với các ngành và địa phương tổ chức thẩm định theo quy định.

đ) Cơ quan lập đề án: Đơn vị tư vấn có chức năng và năng lực theo quy định.

Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện, thẩm định và trình phê duyệt theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh Kiên Giang; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- Sở Giao thông vận tải (05b);
- LĐVP, P. KT, P. TH;
- Lưu: VP, cvquoc (01b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nhàn

 

PHỤ LỤC

DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP ĐỀ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI, NHẤT LÀ GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG”
(Kèm theo Quyết định số 1968/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Stt

Nội dung công việc

Khối lượng

Đơn giá (đồng)

Kinh phí (đồng)

Ghi chú

I

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH KIÊN GIANG

 

 

162.653.846

 

1

Đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng 02 thành phố và 12 huyện

 

 

81.307.692

 

1.1

Chi phí thuê xe

14 ngày

1.500.000

21.000.000

Đơn giá thực tế

1.2

Phụ cấp lưu trú (4 người x 14 ngày)

56 ngày

200.000

11.200.000

Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017

1.3

Thuê phòng nghỉ

56 ngày

300.000

16.800.000

1.4

Nhân công (04 thành viên chính x 14 ngày)

56 ngày

576.923

32.307.692

Nhân công là chuyên gia mức 4 theoThông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015

2

Đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng thành phố Phú Quốc

 

 

29.423.077

 

2.1

Chi phí thuê xe

3 ngày

1.500.000

4.500.000

Đơn giá thực tế

2.2

Vé máy bay

8 vé

1.500.000

12.000.000

Đơn giá thực tế

2.3

Phụ cấp lưu trú (4 người x 3 ngày)

12 ngày

200.000

2.400.000

Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017

2.4

Thuê phòng nghỉ

12 ngày

300.000

3.600.000

2.5

Nhân công (04 thành viên chính x 3 ngày)

12 ngày

576.923

6.923.077

Nhân công là chuyên gia mức 4 theoThông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015

3

Viết báo cáo chuyên đề đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Kiên Giang

 

 

51.923.077

 

3.1

Chủ nhiệm dự án

15 ngày

1.153.846

17.307.692

Chủ nhiệm là chuyên gia mức 2, thành viên chính là chuyên gia mức 4 theoThông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH

3.2

Thành viên chính (4 người x 15 ngày)

60 ngày

576.923

34.615.385

II

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH KIÊN GIANG

 

 

201.923.077

 

1

Cập nhật Quy hoạch KT-XH tỉnh Kiên Giang (quy hoạch tích hợp) và các quy hoạch liên quan

Chủ nhiệm (1 người)

5 ngày

1.153.846

5.769.231

Chủ nhiệm, chủ trì là chuyên gia mức 2, thành viên chính là chuyên gia mức 4 theo Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH

Thành viên chính (2 người)

10 ngày

576.923

5.769.231

2

Cập nhật các Quy hoạch phát triển GTVT khu vực ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh

Chủ trì (1 người)

5 ngày

1.153.846

5.769.231

Thành viên chính (2 người)

10 ngày

576.923

5.769.231

3

Dự báo nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa

Chủ trì (1 người)

10 ngày

1.153.846

11.538.462

Thành viên chính (2 người)

20 ngày

576.923

11.538.462

4

Đề xuất phương án phát triển

Chủ trì (1 người)

25 ngày

1.153.846

28.846.154

Thành viên chính (4 người)

100 ngày

576.923

57.692.308

5

Xây dựng giải pháp, đề xuất tổ chức thực hiện triển khai và dự kiến nguồn lực

Chủ trì (1 người)

10 ngày

1.153.846

11.538.462

Thành viên chính (2 người)

20 ngày

576.923

11.538.462

6

Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp thích ứng

Chủ trì (1 người)

10 ngày

1.153.846

11.538.462

Thành viên chính (2 người)

20 ngày

576.923

11.538.462

7

Đánh giá hiệu quả KT-XH của dự án

Thành viên chính (2 người)

10 ngày

576.923

5.769.231

8

Hoàn thiện báo cáo: Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và bản đồ

Thành viên chính (3 người)

30 ngày

576.923

17.307.692

III

Chi phí hội thảo lấy ý kiến

 

 

 

16.000.000

 

3.1

Chủ trì

1 người

1.500.000

1.500.000

Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/04/2015

3.2

Thư ký hội thảo

1 người

500.000

500.000

3.3

Báo cáo trình bày tại hội thảo

1 báo cáo

2.000.000

2.000.000

3.4

Thành viên tham gia hội thảo

27 người

200.000

5.400.000

3.5

Chi phí thuê xe

2 ngày

1.500.000

3.000.000

Đơn giá thực tế

3.6

Phụ cấp lưu trú (3 người x 2 ngày)

6 ngày

200.000

1.200.000

Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017

3.7

Thuê phòng nghỉ

6 ngày

300.000

1.800.000

3.8

Chi phí phục vụ hội nghị

30 người

20.000

600.000

IV

Chi phí họp hội đồng thẩm định đề án

 

 

16.000.000

 

3.1

Chủ trì

1 người

1.500.000

1.500.000

Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/04/2015

3.2

Thư ký

1 người

500.000

500.000

3.3

Báo cáo viên trình bày báo cáo

1 người

2.000.000

2.000.000

3.4

Thành viên tham gia

27 người

200.000

5.400.000

3.5

Chi phí thuê xe

2 ngày

1.500.000

3.000.000

Đơn giá thực tế

3.6

Phụ cấp lưu trú (3 người x 2 ngày)

6 ngày

200.000

1.200.000

Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017

3.7

Thuê phòng nghỉ

6 ngày

300.000

1.800.000

3.8

Chi phí phục vụ hội nghị

30 người

20.000

600.000

V

Văn phòng phẩm, photo

 

 

10.000.000

Khối lượng thực tế

VI

Thuế VAT

10%

 

40.657.692

 

Chi phí lập đề án (làm tròn)

 

 

447.000.000

 

Chi phí quyết toán

 

 

2.548.000

 

Tổng cộng

 

 

449.548.000

 

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

ĐỀ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI, NHẤT LÀ GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG”, GIAI ĐOẠN 2021-2026 VÀ GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1968/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Kiên Giang là một tỉnh có quy mô dân số tương đối đông (11/63 tỉnh và thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), diện tích ở mức khá (20/63 tỉnh và là tỉnh có diện tích lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), đồng thời nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore; với đường bờ biển dài hơn 200 km và 56 km đường biên giới bộ giáp với Campuchia; có hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước.

Trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 7,22%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh (năm 2015 đạt 47.076 tỷ đồng, năm 2020 đạt 71.755 tỷ đồng). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.630 USD năm 2015, lên 2.504 USD năm 2020 (gấp 1,45 lần so năm 2015). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thủy sản từ 40,39% xuống còn 31,54%; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 18,11% tăng lên 20,06%; dịch vụ từ 41,5% tăng lên 48,4%. Kinh tế biển phát triển khá toàn diện, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GRDP của tỉnh (79,76% GRDP của tỉnh); nhiều dự án về giao thông (đường bộ, cảng biển, sân bay....), thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế và du lịch ven biển, hải đảo được đầu tư. Các tiềm năng, thế mạnh từng vùng kinh tế tiếp tục phát huy hiệu quả, như vùng Tứ giác Long Xuyên đang phát triển khá tốt về du lịch, dịch vụ, cảng biển, sản xuất và chế biến nông - thủy sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng; vùng Tây Sông Hậu tập trung phát triển về nông nghiệp, công nghiệp chế biến, cơ khí và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; vùng U Minh Thượng phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản bước đầu có hiệu quả, các mô hình du lịch sinh thái, về nguồn lịch sử được quan tâm đầu tư; vùng biển - đảo phát triển mạnh và đa dạng các loại hình dịch vụ - du lịch chất lượng cao, khai thác, nuôi trồng thủy sản. Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long; phát huy tốt vai trò động lực của thành phố Rạch Giá, thành phố Phú Quốc. Thực hiện ba khâu đột phá: Công tác phát triển nguồn nhân lực được quan tâm chỉ đạo; phát triển đảo Phú Quốc trở thành động lực phát triển của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng; tranh thủ nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ (ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, tranh thủ htrợ của Trung ương và huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống giao thông; nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, kết nối với các địa phương trong tỉnh được đầu tư xây dựng, hạ tầng giao thông có bước phát triển khá, từng bước kết nối với hệ thống giao thông quốc gia; mở rộng Quốc lộ 61, xây dựng đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và nhiều tuyến đường tỉnh; hệ thống đường huyện, thành phố đã triển khai đầu tư xây dựng đạt 69,26% kế hoạch, 100% số xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm, 80,4% đường liên xã và 84,38% đường ấp, liên ấp được bê tông hóa hoặc nhựa hóa).

1. Sự cần thiết xây dựng đề án

Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, Kiên Giang có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản… Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang có các loại hình vận tải như: Đường bộ, đường thủy và đường hàng không, hiện đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa đi các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ, miền khác trong nước. Phát triển giao thông vận tải có vai trò rất quan trọng, có tác động sâu rộng, gắn bó mật thiết và thúc đẩy sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực giao thông nói riêng.

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2784/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 đã góp phần quan trọng trong việc định hướng phát triển, quản lý và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư. Trong những năm qua, mặc dù nguồn vốn ngân sách còn hạn chế nhưng tỉnh đã chủ động đưa ra các chương trình và đề án, huy động các nguồn vốn ưu tiên đầu tư mạnh mẽ vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch và đã đạt được một số kết quả tích cực. Kết cấu hạ tầng giao thông đã được phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khó khăn về nguồn vốn đầu tư, các chính sách quản lý về xây dựng và đất đai, đã gây trở ngại cho sự phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án thiết yếu trên địa bàn, vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, giao thông tỉnh,... chưa hoàn thành đầu tư theo quy hoạch, do tiến độ thực hiện chậm và không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Với quy mô dân số và mật độ dân cư ngày càng tăng, kéo theo là sự phát triển của các phương tiện cá nhân và những khó khăn bất cập trong việc tổ chức vận tải hành khách công cộng; tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ các tuyến trục chính trên địa bàn thành phố Rạch Giá, Phú Quốc, cửa ngõ đường bộ ra vào sân bay, khu vực cảng Rạch Giá,... đặc biệt trong các dịp cao điểm như Lễ, Tết, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhằm tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống giao thông “đi trước một bước với tốc độ nhanh hơn, bền vững” tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội. Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có trọng tâm, trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn, giữa các đầu mối giao thông cửa ngõ sẽ góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực vận tải, bảo đảm kết nối hài hòa, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải; làm giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải.

Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2026 và giai đoạn tiếp theo” là rất cần thiết nhằm xây dựng mục tiêu, kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 tỉnh Kiên Giang.

2. Căn cứ pháp lý lập đề án

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14;

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật số 48/2014/QH13 ngày 17 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giao thông đường thủy nội địa;

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11;

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030;

- Quyết định số 868/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh cục bộ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030;

- Quyết định số 355/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 214/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh chiến lược phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 326/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2072/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể chiến lược phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 236/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT, ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vật tải đường thủy nội địa Việt Nam;

- Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT, ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1108/QĐ-BGTVT, ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3383/QĐ-BGTVT, ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng Đồng bằng Sông Cửu Long (Nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 4291/QĐ-BGTVT, ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh;

- Quyết định số 2784/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 tỉnh Kiên Giang;

- Căn cứ các quy hoạch, chương trình đề án: Đề án tổng thể phát triển khu công nghiệp đến 2030; Quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp; Định hướng phát triển mạng lưới đô thị; Quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết về xây dựng, các huyện, thị trấn; các dự án, đề án, các quy hoạch chuyên ngành giao thông, thương mại, cấp điện, cấp nước, thủy lợi, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường... của tỉnh Kiên Giang.

3. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề án là đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông, tình hình triển khai Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2784/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở đó, xây dựng phương án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, giữa đường bộ, đường thủy, đường hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách ngày một gia tăng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, như sau:

- Xác định kế hoạch đề xuất chủ trương và triển khai đầu tư, nội dung ưu tiên, phân kỳ nguồn vốn đầu tư để phát triển giao thông vận tải làm cơ sở cho việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông của tỉnh đến năm 2025. Xây dựng các tuyến đường bộ quan trọng nối liền các trung tâm, từ tỉnh xuống huyện và từ huyện về xã; các tuyến đường khu kinh tế, đường bộ dọc biên giới và hệ thống giao thông tĩnh; đầu tư xây dựng hải cảng, bến thủy và hệ thống giao thông tĩnh... nhằm đáp ứng tối thiểu nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030;

- Phối hợp tích cực để Trung ương sớm đầu tư đường cao tốc, nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ; xây dựng các tuyến đường bộ ven biển và các dự án đường bộ mang tính liên kết vùng; nạo vét các tuyến đường thủy và luồng vào hải cảng do Trung ương quản lý; nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không trên địa bàn.

- Đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với khả năng nguồn lực của tỉnh; sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn, nâng cao chất lượng khai thác. Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về định hướng phát triển ngành và liên kết vùng;

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bao gồm 03 thành phố (Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc) và 12 huyện (Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và Kiên Hải). Nghiên cứu đến tính kết nối với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau) và Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3. Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống đường bộ: Đường cao tốc, các đường quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh; đường tỉnh (gồm: Hệ thống đường hiện có, đường ven biển, đường liên kết vùng); giao thông đô thị (đường trục, đường vành đai, đường kết nối vào các khu công nghiệp, bến cảng, sân bay...); giao thông vùng biển đảo; đường huyện và giao thông nông thôn (gồm: Đường về trung tâm xã, liên xã, liên ấp); hệ thống bến bãi đầu mối giao thông, hệ thống điểm dừng đỗ xe (giao thông tĩnh).

- Hệ thống đường thủy nội địa, đường biển và hàng không.

- Về phát triển vận tải: Tổ chức vận tải hành khách, hàng hóa (vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không) và logistic.

4. Nhiệm vụ thực hiện đề án

Thuyết minh báo cáo Đề án “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2026 và giai đoạn tiếp theo”. Với các nhiệm vụ chủ yếu:

- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang;

- Phân tích và đánh giá hiện trạng mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn và khả năng kết nối liên vùng (gồm: Đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, hàng không, đầu mối giao thông giao thông thiết yếu và hệ thống giao thông tĩnh...);

- Phân tích và đánh giá hiện trạng vận tải hành khách và hàng hóa. Cập nhật và dự báo nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn tỉnh, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh;

- Xây dựng phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đồng bộ và kết nối liên vùng với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh;

- Xây dựng kế hoạch và đề xuất chủ trương đầu tư, xác định các danh mục ưu tiên đầu tư;

- Đề xuất các dự án đề xuất Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Cấp phê duyệt đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

5.2. Chủ trì xây dựng đề án: Sở Giao thông vận tải Kiên Giang.

5.3. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện đề án: Sở Giao thông vận tải Kiên Giang.

5.4. Cơ quan phối hợp thực hiện đề án: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện và thành phố.

5.5. Kinh phí xây dựng đề án dự kiến: 449.548.000 đồng

5.6. Nguồn vốn thực hiện: Kinh phí sự nghiệp giao thông năm 2021

 

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ ÁN

1. Thông tin chung của đề án.

2. Căn cứ pháp lý lập đề án.

3. Sự cần thiết phải xây dựng đề án.

4. Mục tiêu nghiên cứu của đề án.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH KIÊN GIANG (GIAI ĐOẠN 2014 - 2020)

1. Hiện trạng phạm vi nghiên cứu (thuận lợi và khó khăn).

2. Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2014-2020.

3. Hiện trạng năng lực khai thác vận tải hàng hóa và hành khách (gồm: luồng tuyến vận tải, hệ thống bến bãi hành khách và hàng hóa, hiện trạng Logistic và kết nối đa phương thức).

4. Môi trường và an toàn giao thông vận tải.

5. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông (bao gồm: quản lý khai thác và bảo trì).

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2021 - 2026 VÀ GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030)

1. Cập nhật Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang (quy hoạch tích hợp) và các quy hoạch liên quan.

2. Cập nhật các Quy hoạch phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.

3. Dự báo nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa đến năm 2030 và sau năm 2030 (gồm: luồng tuyến vận tải, hệ thống bến bãi hành khách và hàng hóa, hiện trạng Logistic và kết nối đa phương thức).

4. Quan điểm và mục tiêu phát triển.

5. Đề xuất nguyên tắc, tiêu chí lực chọn các dự án động lực, ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (gồm: đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, hàng không, đầu mối giao thông giao thông thiết yếu và hệ thống giao thông tĩnh...).

6. Các quy phạm, tiêu chuẩn và các quy định pháp lý liên quan.

CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH KIÊN GIANG

1. Giải pháp về thể chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Giải pháp về nguồn vốn và huy động vốn.

3. Giải pháp về phát triển vận tải.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ.

5. Giải pháp về tổ chức quản lý.

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ, GIẢM THIỂU

1. Đánh giá các tác động có thể xảy ra đối với môi trường và nước biển dâng.

2. Đề xuất các giải pháp ứng phó và giảm thiểu.

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỀ ÁN

1. Công tác phối hợp, triển khai thực hiện.

2. Dự toán kinh phí đầu tư phát triển.

3. Lộ trình, kế hoạch đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Các cấp ủy đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh.

2. Nhiệm vụ của các Sở, ngành

3. Nhiệm vụ của các địa phương

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG IX: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Phê duyệt Đề cương và dự toán xây dựng đề án: Trước ngày 30 tháng 6 năm 2021.

2. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án:

- Báo cáo đầu kỳ: Trước ngày 30 tháng 8 năm 2021.

- Lấy ý kiến đóng góp của các ngành và địa phương: Trước ngày 15 tháng 9 năm 2021.

- Báo cáo giữa kỳ: Trước ngày 30 tháng 9 năm 2021.

- Báo cáo cuối kỳ: Trước ngày 30 tháng 10 năm 2021.

3. Hoàn thiện Đề án và trình UBND tỉnh phê duyệt: Trước ngày 30 tháng 11 năm 2021.