- 1 Quyết định 4587/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 1296/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Nông
- 3 Quyết định 968/QĐ-UBND-HC năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1969/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 01 tháng 11 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 3521/KH-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2777/SGTVT-TTr ngày 29/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Sở Giao thông vận tải tỉnh Điện Biên (có danh mục và nội dung cụ thể kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
DANH MỤC
VÀ NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số 1969/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
PHẦN A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
1 | Phê duyệt kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ | Đường bộ | Sở Giao thông vận tải |
2 | Thỏa thuận quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn (trường hợp UBND cấp huyện, cấp xã, cộng đồng dân cư là Chủ đầu tư). | Đường bộ | Sở Giao thông vận tải |
3 | Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III. | Công chức, viên chức | Sở Giao thông vận tải |
4 | Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III. | Công chức, viên chức | Sở Giao thông vận tải |
5 | Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng III. | Công chức, viên chức | Sở Giao thông vận tải |
PHẦN B. NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ
1. Phê duyệt kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
- Trình tự thực hiện
Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt, sử dụng khi có quyết định, kế hoạch được phê duyệt của người có thẩm quyền:
+ Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra được phê duyệt, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ lập kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trình người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP phê duyệt trước ngày 25 hàng tháng.
+ Trường hợp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định
- Thời hạn giải quyết: Trước ngày 25 hàng tháng.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Công chức Thanh tra Sở Giao thông vận tải; Các đội nghiệp vụ
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Đơn vị trực tiếp thực hiện: Thanh tra Sở Giao thông vận tải.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Kế hoạch tháng về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
- Phí, lệ phí: Không quy định
- Tên mẫu đơn, tờ khai: Không quy định
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính;
+ Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 51/2022/TT-BGTVT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
2. Thỏa thuận quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn (trường hợp UBND cấp huyện, cấp xã, cộng đồng dân cư là Chủ đầu tư).
- Trình tự thực hiện: Không quy định.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thuyết minh chung Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu. (Nội dung quy định tại Điều 7. Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 15/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
+ Các công việc thực hiện kể từ khi tiếp nhận đưa cầu vào vận hành khai thác.
+ Các tài liệu khác, bao gồm các bảng biểu, phụ lục, mẫu biểu, băng ghi hình, ảnh và tài liệu hướng dẫn công tác quản lý, vận hành khai thác cầu.
+ Ngoài các nội dung quy định tại Mục 1, 2 và mục 3, căn cứ quy mô, tính chất, đặc điểm của từng cầu và các quy định tại Chương III của Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 15/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải này, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt phải bổ sung các nội dung cần thiết vào quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu để bảo đảm an toàn và duy trì tuổi thọ công trình cầu.
+ Báo cáo thẩm định quy trình quản lý, vận hành khai thác của Chủ quản lý sử dụng cầu.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
UBND cấp huyện, cấp xã, cộng đồng dân cư là Chủ đầu tư.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản thỏa thuận nội dung quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu
- Phí, lệ phí: Không quy định
- Tên mẫu đơn, tờ khai: Không quy định
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Cầu được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp thuộc các trường hợp sau:
+ Cầu treo có khẩu độ nhịp từ 70m trở lên; cầu dàn thép, cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 50m trở lên và các công trình cầu cấp II trở lên theo quy định của Thông tư số 10/2013/TT-BXD);
+ Các trường hợp khác do Người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư quyết định. Cầu đang khai thác sử dụng thuộc các trường hợp:
+ Các cầu quy định tại điểm a khoản 1.
+ Các trường hợp khác do Chủ quản lý sử dụng cầu quyết định.
Quy trình quản lý, vận hành khai thác có thể được lập riêng hoặc lập cùng với quy trình bảo trì cầu
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Điều 6, 7 Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 15/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn.
3. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Căn cứ Đề án vị trí việc làm, cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Giao thông vận tải tổng hợp nhu cầu, chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp và danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, xây dựng Phương án, Kế hoạch tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Bước 2: Căn cứ Quyết định phê duyệt của Sở Nội vụ, Sở Giao thông vận tải thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định tại Điều 38 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
+ Bước 3: Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023..
+ Bước 4: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng, Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển tới cơ quan, đơn vị có viên chức dự xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức xét thăng hạng.
+ Bước 5: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức.
+ Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định.
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
+ Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
+ Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Viên chức đăng kiểm
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải
Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Nội vụ
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định bổ nhiệm thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III.
- Phí, lệ phí: Không quy định
- Tên mẫu đơn, tờ khai: Không quy định
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
+ Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
+ Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.
+ Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
+ Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
+ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
+ Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
+ Thông tư số 45/2022/TT-BGTVT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành đăng kiểm.
4. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III.
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Căn cứ Đề án vị trí việc làm, cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Giao thông vận tải tổng hợp nhu cầu, chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp và danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, xây dựng Phương án, Kế hoạch tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Bước 2: Căn cứ Quyết định phê duyệt của Sở Nội vụ, Sở Giao thông vận tải thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định tại Điều 38 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
+ Bước 3: Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023..
+ Bước 4: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng, Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển tới cơ quan, đơn vị có viên chức dự xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức xét thăng hạng.
+ Bước 5: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Sơ yếu lý lịch viên chức theo Quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức.
+ Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định.
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
+ Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
+ Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Viên chức Quản lý dự án đường bộ
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải
Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Nội vụ.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên mẫu đơn, tờ khai: Không quy định.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
+ Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
+ Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.
+ Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
+ Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
+ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
+ Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
+ Thông tư số 46/2022/TT-BGTVT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ.
5. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng III.
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Căn cứ Đề án vị trí việc làm, cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở GTVT tổng hợp nhu cầu, chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp và danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, xây dựng Phương án, Kế hoạch tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Bước 2: Căn cứ Quyết định phê duyệt của Sở Nội vụ, Sở GTVT thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định tại Điều 38 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
+ Bước 3: Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023..
+ Bước 4: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng có văn bản báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng, Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển tới cơ quan, đơn vị có viên chức dự xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức xét thăng hạng.
+ Bước 5: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức.
+ Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định.
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
+ Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
+ Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: Không quy định
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Viên chức
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giao thông vận tải
Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Nội vụ
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên đường bộ hạng III.
- Phí, lệ phí: Không quy định
- Tên mẫu đơn, tờ khai: Không quy định
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
+ Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;
+ Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.
+ Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
+ Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
- Thông tư số 47/2022/TT-BGTVT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành kỹ thuật đường bộ, chuyên ngành kỹ thuật bến phà.
- Thông tư số 17/2024/TT-BGTVT ngày 30/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giao thông vận tải.
- 1 Quyết định 4587/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 1296/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Nông
- 3 Quyết định 968/QĐ-UBND-HC năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp