Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1981/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 22 tháng 7 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 16/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1981/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng đề án

1. Thực trạng mạng lưới đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Đường giao thông nông thôn (GTNT) là đường cấp huyện trở xuống, bao gồm đường huyện (đường liên xã), đường xã (đường liên thôn), đường trong thôn xóm và đường hẻm ở các khu dân cư.

Nhìn chung, kể cả quốc lộ, đường tỉnh và đường GTNT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chất lượng còn thấp, tỷ lệ cầu, cống, mặt đường được xây dựng kiên cố chưa cao, nhất là ở khu vực vùng sâu vùng xa.

Đối với hệ thống đường bộ GTNT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có tổng chiều dài khoảng 3044km, mật độ bình quân 0,31km/km2, trong đó có 638,4km được đầu tư xây dựng, số còn lại chưa được đầu tư.

Cơ cấu mạng lưới đường GTNT trên địa bàn tỉnh như sau:

- Đường huyện: có tổng chiều dài 713,7km với 440,4km mặt đường được thảm, láng nhựa đạt 61,7% và 273,3km đường cấp phối hoặc đất chiếm 38,3%.

- Đường xã, phường, thị trấn: có tổng chiều dài 1211,3km với 152,6km mặt đường được thảm, láng nhựa đạt 12,6% và 1058,7km đường cấp phối hoặc đường đất chiếm 87,4%.

- Đường thôn, xóm: có tổng chiều dài 1118,9km với 45,4km mặt đường được thảm, láng nhựa đạt 4,1% và 1073,5km đường cấp phối hoặc đường đất chiếm 95,9%.

BẢNG TỔNG HỢP

LOẠI ĐƯỜNG

KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG

Tổng cộng

 

Đường nhựa (km)

Cấp phối hoặc đất (km)

(km)

Đường huyện

440,4

273,3

713,7

Đường xã, phường, thị trấn

152,6

1058,7

1211,3

Đường thôn, xóm

45,4

1073,6

1119,0

Tổng cộng

638,4

2405,6

3044,0

Chiếm tỷ lệ (%)

21%

79%

 

2. Đánh giá chung về thực trạng mạng lưới GTNT tỉnh Lâm Đồng

a) Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng giao thông ở các địa phương, coi phát triển giao thông vận tải là biện pháp hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và xóa đói, giảm nghèo. Các địa phương đã tập trung nỗ lực xây dựng mạng lưới đường GTNT bằng nhiều nguồn vốn và nhiều phương thức như Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm vận động nhân dân đóng góp tiền, hiện vật, ngày công và đặc biệt là hiến đất để xây dựng cầu đường ở nông thôn, khu phố, tổ dân phố. Nỗ lực trên đã góp phần quyết định vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh chương trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Mạng lưới đường giao thông trên địa bàn tỉnh phân bổ tương đối hợp lý theo địa hình, đến nay đa số các tuyến đường huyện, đường từ trung tâm các huyện đến trung tâm 145 xã, phường, thị trấn đã đi được cả 2 mùa mưa, nắng, chỉ còn 4 xã (xã Tôn K’Long huyện Đạ Tẻh, xã Đồng Nai Thượng huyện Cát Tiên, xã Phước Lộc huyện Đạ Huoai, xã Đưng K’nớ huyện Lạc Dương) có đường đến trung tâm xã hiện đang triển khai đầu tư xây dựng và chưa đi lại được vào mùa mưa. Tỷ lệ nhựa hóa đường huyện đạt được 61,7%.

b) Những tồn tại, khó khăn

- Về chất lượng:

+ Hệ thống đường GTNT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt đối với đường xã trở xuống vẫn còn nhiều mặt tồn tại và hạn chế như đường giao thông ở thôn, buôn hiện nay rất khó đi lại kể cả mùa khô, chưa hình thành được một mạng lưới giao thông thông suốt từ hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện về thôn, buôn. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được nhựa hoá chưa cao (mới đạt khoảng 21%), quy mô đường còn nhỏ hẹp và hạn chế tải trọng.

+ Theo thống kê, trên các tuyến đường huyện, đường xã có khoảng 121cầu, cống với tổng chiều dài khoảng 2261m. Đa số các cầu trong hệ thống đường GTNT vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng (chủ yếu là cầu Bailey, cầu Eiffel, cầu tạm) và hạn chế tải trọng.

- Về quy hoạch: hiện tại chưa xây dựng quy hoạch giao thông nông thôn cho từng huyện, xã một cách có hệ thống. Việc nâng cấp đường ở thôn, buôn chủ yếu dựa trên đường mòn cũ mà người dân đã quen sử dụng.

- Về tiêu chuẩn kỹ thuật: đa số các tuyến đường thôn, xóm chưa được xây dựng theo tiêu chuẩn nên khả năng chịu lực rất thấp, không đảm bảo yêu cầu vận tải thường xuyên theo nhu cầu của người dân vùng sản xuất nông nghiệp.

- Về bảo trì: Hiện nay việc quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng đường huyện, đường xã đã được phân công, phân cấp cho các huyện, thị và thành phố thực hiện duy tu, bảo dưỡng đường huyện, đường xã do mình quản lý, nhưng do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp và không có kinh phí nên việc duy tu, bảo dưỡng đường huyện, đường xã chưa được chú trọng. Mặt khác, đối với đường thôn, xóm được thực hiện theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng việc tổ chức gìn giữ, bảo trì đường chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, đa số các tuyến đường GTNT ngày càng xuống cấp gây trở ngại cho người dân trong việc đi lại, vận chuyển háng hóa và dịch vụ vận tải.

- Công tác tổ chức và quản lý mạng lưới GTNT: chưa có mô hình quản lý GTNT thống nhất, hợp lý. Cán bộ ở cấp huyện phụ trách quản lý GTNT thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Công tác huy động và sử dụng vốn phát triển GTNT: kết quả đạt được so với nhu cầu còn rất hạn chế, bên cạnh đó việc triển khai của các địa phương không đều, tư tưởng trông chờ vào Nhà nước đầu tư còn nhiều, tỷ lệ huy động trong nhân dân còn thấp. Chưa hình thành cơ chế thống nhất về báo cáo cập nhật thường xuyên tình hình huy động và sử dụng vốn dẫn đến việc chưa thể nắm bắt chính xác và toàn bộ về tình trạng đầu tư trên từng địa bàn.

- Về lưu trữ số liệu: đa số các địa phương chỉ nắm những tuyến đường huyện, đường xã, đường đô thị mà chưa kiểm tra, thống kê đầy đủ số liệu về các đường thôn, xóm và đường chuyên dùng cho nên còn hạn chế trong việc cập nhập, chia sẻ thông tin, báo cáo số liệu về đường GTNT.

3. Sự cần thiết xây dựng đề án

Giao thông nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nếu gắn kết tốt mạng lưới giao thông từ các xã, thôn, xóm với mạng lưới giao thông của huyện, tỉnh và mạng lưới đường quốc gia, tạo sự liên hoàn thông suốt từ các trung tâm kinh tế phát triển đến tận vùng sâu vùng xa sẽ tạo đột phá trong tăng trưởng toàn diện về kinh tế - xã hội. Giao thông thuận lợi sẽ thu hút đầu tư về vùng nông thôn, tạo việc làm, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo ở nông thôn một cách hiệu quả, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị. Để xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn nhằm đảm bảo được chức năng nêu trên đòi hỏi cần phải có đề án phát triển giao thông nông thôn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn, đảm bảo phát triển ổn định và lâu dài.

II. Các căn cứ xây dựng đề án

1. Quyết định 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn;

2. Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

3. Quyết định số 101/QĐ-BGTVT ngày 16/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

4. Trên cơ sở các qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương trong tỉnh.

Phần II

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GTNT TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I. Mục tiêu phát triển đường GTNT tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

1. Mục tiêu tổng quát

a) Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở nông thôn một cách bền vững, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, gắn kết được mạng lưới giao thông của các xã, các thôn, xóm với mạng lưới giao thông của huyện, tỉnh và mạng lưới giao thông vận tải quốc gia, tạo sự liên hoàn thông suốt, an toàn, chi phí vận tải hợp lí và phù hợp với đa số dân cư. Lưu thông hàng hoá từ nơi sản xuất ở địa phương tới nơi tiêu thụ một cách thuận lợi, nhanh chóng.

b) Hoà nhập các vùng nông thôn vào nền kinh tế; khắc phục các trở ngại về tiếp cận để xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

c) Góp phần cải thiện đời sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân cũng như nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTNT tại nơi mình sinh sống.

d) Hệ thống cơ sở hạ tầng GTNT được quản lý hiệu quả ở cấp địa phương, với sự tham gia đầy đủ của người dân.

đ) Phát triển giao thông nông thôn thành phong trào quần chúng rộng lớn, mang tính xã hội hóa cao.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2010

Tập trung xây dựng các tuyến đường đến trung tâm xã đối với các xã chưa có đường đến trung tâm; xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường thôn, xóm, khối phố bằng cách huy động nhiều nguồn lực đầu tư với mục tiêu cụ thể sau:

- 100% các xã có đường ô tô đi lại quanh năm đến trung tâm xã.

- Các tuyến đường xã, phường, thị trấn phải được nhựa hoá hoặc bê tông hoá ít nhất 45%.

- Các tuyến đường thôn, xóm, đường hẻm trong các khu dân cư phải được nhựa hoá hoặc bê tông hoá ít nhất 30%.

- Hàng năm sử dụng kinh phí tương đương 15% - 30% với nguồn ngân sách đầu tư cho các đường huyện, đường xã dùng để bảo trì đường.

b) Giai đoạn 2010-2020

- Các tuyến đường huyện phải được nhựa hoá đạt 100%.

- Các tuyến đường xã, phường, thị trấn phải được nhựa hoá hoặc bê tông hoá ít nhất 85%.

- Các tuyến đường thôn, xóm, đường hẻm trong các khu dân cư phải được nhựa hoá hoặc bê tông hoá ít nhất 50%.

- 100% các tuyến đường xã có đường tiếp cận.

- 100% đường được bảo trì hàng năm.

II. Quan điểm phát triển đường GTNT

- GTNT của vùng phải gắn chặt với giao thông quốc gia và của từng địa phương trong vùng, đi trước một bước trong hình thành các khu dân cư, vùng kinh tế, vùng nguyên liệu…

- Thực hiện chức năng cầu nối giữa sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, giữa sản xuất với thị trường.

- Tập trung mở đường đến các trung tâm xã chưa có đường; ưu tiên phát triển GTNT ở các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa.

- Duy trì, củng cố mạng lưới GTNT hiện tại, nâng cấp một số tuyến quan trọng, từng bước đưa vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường GTNT. Xây dựng các tuyến đường mới phải gắn với mạng lưới giao thông đường tỉnh và đường quốc lộ.

- Huy động mọi nguồn lực cho GTNT, chú trọng nguồn lực tại địa phương dưới mọi hình thức và mọi thành phần kinh tế, cùng với sự hỗ trợ mạnh của Nhà nước và các nhà tài trợ để đầu tư phát triển.

III. Nhu cầu và định hướng phát triển đường GTNT

1. Nhu cầu cải tạo, nâng cấp phát triển đường GTNT trên địa bàn toàn tỉnh

a) Giai đoạn đến năm 2010

- Năm 2008:

+ Đường xã, phường, thị trấn: 60 Km.

+ Đường thôn, xóm, đường hẻm trong các khu dân cư: 45 Km.

- Năm 2009:

+ Đường huyện: 65 Km.

+ Đường xã, phường, thị trấn: 160 Km.

+ Đường thôn, xóm, đường hẻm trong các khu dân cư: 145 Km.

- Năm 2010:

+ Đường huyện: 55 Km.

+ Đường xã, phường, thị trấn: 170 Km.

+ Đường thôn, xóm, đường hẻm trong các khu dân cư: 125 Km.

b) Giai đoạn 2011 đến năm 2010

+ Đường huyện: 153 Km.

+ Đường xã, phường, thị trấn: 668 Km.

+ Đường thôn, xóm, đường hẻm trong các khu dân cư: 758 Km.

2. Nhu cầu vốn đầu tư

a) Khái toán về nhu cầu vốn đầu tư

Giai đoạn đến năm 2010:

Tổng vốn đầu tư khoảng:                                     470.973 triệu đồng.

- Xây dựng:                                                       420.512 triệu đồng.

- Bảo trì:                                                           50.461 triệu đồng.

Trong đó:

- Năm 2008:                                                      48.325 triệu đồng.

- Đường xã:                                                      31.614 triệu đồng.

- Đường thôn, xóm:                                           11.597 triệu đồng.

- Bảo trì:                                                           5.114 triệu đồng.

- Năm 2009:                                                      217.678 triệu đồng.

- Đường huyện:                                                 74.266 triệu đồng.

- Đường xã:                                                      82.720 triệu đồng.

- Đường thôn, xóm:                                           37.369 triệu đồng.

- Bảo trì:                                                           23.323 triệu đồng.

- Năm 2010:                                                      204.899 triệu đồng.

- Đường huyện:                                                 62.841 triệu đồng.

- Đường xã:                                                      87.890 triệu đồng.

- Đường thôn, xóm:                                           32.215 triệu đồng.

- Bảo trì:                                                           21.953 triệu đồng.

(Kèm theo Phụ lục về chỉ tiêu nâng cấp, phát triển mạng lưới đường GTNT ở các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt đến năm 2010).

Giai đoạn 2011-2020:

Tổng vốn đầu tư ước:                                        2.000 tỷ đồng.

- Xây dựng:                                                      1.700 tỷ đồng.

- Bảo trì:                                                          300 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Đường huyện:                                               530.000 triệu đồng.

- Xây dựng:                                                      350.000 triệu đồng.

- Bảo trì:                                                          180.000 triệu đồng.

+ Đường xã:                                                    990.000 triệu đồng.

- Xây dựng:                                                      900.000 triệu đồng.

- Bảo trì:                                                          90.000 triệu đồng.

+ Đường thôn, xóm:                                         480.000 triệu đồng.

- Xây dựng:                                                      450.000 triệu đồng.

- Bảo trì:                                                          30.000 triệu đồng.

IV. Giải pháp phát triển đường GTNT tỉnh Lâm Đồng đến 2010, định hướng đến năm 2020

1. Quy hoạch đường giao thông nông thôn

a) Nguyên tắc quy hoạch:

- Mạng lưới giao thông của huyện, xã phải phù hợp với qui hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh.

- Mạng lưới giao thông đường bộ cần được nghiên cứu phát triển, đi trước một bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã đồng thời đảm bảo yêu cầu về an ninh quốc phòng.

- Phải tạo được hệ thống giao thông hoàn chỉnh giữa quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện và đường xã, đường giao thông nông thôn. Thực hiện tốt chức năng đối nội, đối ngoại của mạng lưới đường bộ, tạo điều kiện cho các hệ thống giao thông khác phát triển.

- Phát triển mạng lưới giao thông phải gắn với việc sắp xếp điều chỉnh lại các điểm dân cư, các khu vực sản xuất công, nông, lâm nghiệp, bố trí lại khu vực dân cư, hình thành các địa giới hành chính mới nếu cần thiết.

- Gắn việc quy hoạch phát triển với việc đầu tư duy tu bảo dưỡng, nâng cấp mạng lưới hiện có để vừa tiết kiệm đầu tư vừa từng bước hoàn thiện mạng lưới trên từng địa bàn trong tỉnh.

b) Về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch:

- UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt tiến hành rà soát các tuyến đường huyện, đường xã, phường, thị trấn, đường thôn xóm, đường hẻm trong các khu dân cư để xây dựng quy hoạch phát triển đường GTNT trên địa bàn huyện, thị đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Lâm Đồng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, thị xã và thành phố; lấy ý kiến của cấp xã, phường, thị trấn và ý kiến của nhân dân trong quá trình nghiên cứu lập qui hoạch. Các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí và giao Trung tâm QLKTCTCC hoặc Phòng Công thương, Phòng Quản lý đô thị của huyện, thị, thành phố làm chủ đầu tư để thuê tư vấn lập qui hoạch.

- Về tiến độ qui hoạch: trước 31/12/2008, tất cả các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt phải thực hiện xong việc lập và phê duyệt qui hoạch.

- Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về tiêu chí qui hoạch, thẩm định qui hoạch để UBND cấp huyện, thị phê duyệt.

2. Phân công, phân cấp đầu tư đường GTNT theo nguồn vốn

a) Đường huyện (đường liên xã): ngân sách tỉnh cân đối để đầu tư xây dựng.

b) Đường trong nội bộ xã, đường liên thôn: ngân sách huyện và ngân sách xã cân đối để đầu tư xây dựng; kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn.

c) Đường trong thôn, buôn, đường hẻm trong khu dân cư tại các đô thị: thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước (ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn) và nhân dân cùng làm.

d) Đối với công tác duy tu bảo dưỡng các loại đường: cũng thực hiện theo phân cấp đầu tư nêu trên, nhưng riêng đường huyện (đường liên xã) thì ngân sách huyện cân đối để thực hiện.

3. Về vốn đầu tư

a) Nguồn vốn

Vốn để đầu tư phát triển đường GTNT được bố trí từ các nguồn sau:

- Ngân sách Trung ương (vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay kiên cố hóa kênh mương và phát triển giao thông nông thôn theo Quyết định số 184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ, vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia...);

- Vốn các dự án từ các tổ chức kinh tế tài chính như: WB, ADB, JBIC,…;

- Vốn từ ngân sách tỉnh;

- Vốn từ ngân sách huyện, xã;

- Vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiêp;

- Vốn huy động nhân dân đóng góp bằng tiền, hiện vật, ngày công;

b) Cơ chế bố trí, huy động vốn

- Kể từ năm 2009, các huyện, thị và thành phố dành từ 30%-50% vốn
tập trung do ngân sách tỉnh phân cấp theo Quyết định số 42/2007/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của UBND tỉnh để đầu tư đường xã (đường liên thôn), hỗ trợ đầu tư đường trong thôn xóm, đường hẻm và bố trí vốn chuẩn bị đầu tư.

- Việc xây dựng đường trong thôn, buôn, đường hẻm trong khu dân cư tại các đô thị thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, trên cơ sở vận động của hệ thống chính trị tại cơ sở và căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường hợp, giao UBND cấp huyện thị, cấp xã phường tổ chức vận động sự đóng góp của nhân dân, các chủ phương tiện xe cơ giới vận tải và các tổ chức ở từng thôn, khu phố theo định hướng:

+ Vùng người Kinh: vận động nhân dân đóng góp tự nguyện bằng tiền, hiện vật..., tối thiểu 20%, tối đa 50% tổng kinh phí xây dựng công trình. Phần còn lại do ngân sách huyện, xã hỗ trợ. Đối với các vùng kinh tế phát triển, khuyến khích động viên nhân dân và các tổ chức đóng góp 80% - 100% để xây dựng công trình.

+ Vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Nhà nước hỗ trợ toàn bộ vật tư, chi phí máy móc thiết bị. Phần lao động thủ công huy động nhân dân đóng góp bằng công lao động.

+ Vận động nhân dân hiến đất để xây dựng đường GTNT. Nếu có vật kiến trúc bị ảnh hưởng, Nhà nước sẽ hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng.

c) Cơ chế thực hiện

- Đường huyện (đường liên xã), đường xã (đường liên thôn): UBND cấp huyện làm chủ đầu tư hoặc giao đơn vị có chức năng trực thuộc làm chủ đầu tư (Trung tâm QLKTCTCC, Công ty Quản lý Công trình đô thị của huyện, thị ...).

- Đối với đường trong thôn, buôn, đường hẻm trong khu dân cư tại các đô thị giao UBND xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư, có thực hiện cơ chế giám sát của cộng đồng.

- UBND xã, phường, thị trấn quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, có sự tham gia của đại diện tiêu biểu của nhân dân trong thôn, buôn, xóm, khối phố để xây dựng kế hoạch và tổ chức vận động đóng góp. Sau khi đã huy động đủ kinh phí xây dựng công trình thì báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách huyện, thị, thành phố để triển khai đầu tư xây dựng.

4. Duy tu, bảo dưỡng đường GTNT

a) Duy tu bảo dưỡng, bảo trì đường GTNT là công việc phải chú trọng thực hiện sau khi đã xây dựng xong công trình đưa vào khai thác để đảm bảo bền vững công trình, phát huy được hiệu quả sử dụng, trong đó cần phải gắn kết quyền lợi khai thác hưởng lợi từ công trình với trách nhiệm gìn giữ, bảo trì công trình có hiệu quả.

b) Tạo nguồn vốn cố định và bền vững cho công tác duy tu bảo dưỡng, bảo trì. Kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh và các huyện, thị phải cân đối giữa kế hoạch xây dựng và bảo trì. Trong giai đoạn ngắn hạn ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí bảo trì cho đường xã ở những vùng đặc biệt khó khăn.

5. Chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu và nhân lực tại chỗ trong phát triển, bảo trì đường GTNT

a) Sử dụng nguyên vật liệu và nhân công tại chổ để tạo việc làm cho người dân sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vừa góp phần hạ giá thành xây dựng, bảo trì đường.

b) Ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ như đá, cát, gỗ (giao Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định sử dụng gỗ tận thu, tận dụng để làm cầu tạm…).

6. Các giải pháp khác

a) Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền vận động: UBND các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương của tỉnh về công tác phát triển giao thông nông thôn, tạo sự nhận thức đầy đủ trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể - xã hội, trong mọi tầng lớp nhân dân để từ đó mọi người thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình tham gia đóng góp phát triển giao thông nông thôn, không trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.

b) Giải pháp về tổng kết khen thưởng để động viên phong trào xây dựng GTNT:

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có hình thức động viên khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia phát triển giao thông nông thôn.

- Kể từ năm 2009, ngân sách tỉnh trích khoảng 6 tỷ đồng/năm để khen thưởng cho các địa phương, đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển đường GTNT. Giải nhất 3 tỷ đồng, giải nhì 2 tỷ đồng, giải ba 1 tỷ đồng với các tiêu chí thi đua: về số lượng xây dựng công trình đường giao thông; mức vốn huy động được tính trên bình quân đầu người; chất lượng công trình giao thông; công tác bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT ở địa phương; phát động, tổ chức các phong trào thi đua để nhân điển hình tiên tiến, động viên sự tham gia tích cực của nhân dân trong sự nghiệp phát triển GTNT.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông Vận tải:

a) Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương về các tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật, quản lý bảo trì đối với hệ thống đường GTNT.

b) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt tổng hợp kế hoạch xây dựng đường GTNT trên toàn tỉnh hàng năm.

c) Kiểm tra, đôn đốc, báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả triển khai thực hiện đề án ở các địa phương trong tỉnh. Giúp UBND tỉnh tổ chức tổng kết tình hình thực thực hiện hàng năm; đề xuất điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, các cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp thực tiễn trong tình hình mới trong quá trình triển khai thực hiện đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn từ các nguồn vốn Trung ương, vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác để bảo đảm nguồn vốn thực hiện hoàn thành mục tiêu của Đề án.

3. UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt:

a) Căn cứ Đề án này để xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển đường GTNT trình HĐND cùng cấp ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển GTNT và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phát triển GTNT trên địa bàn, trên cơ sở đó để phân kỳ đầu tư hàng năm theo thứ tự ưu tiên của các tuyến đường, nguồn vốn đầu tư, mức huy động đóng góp để phân kỳ đầu tư cho phù hợp; cân đối thu chi ngân sách để đầu tư, hỗ trợ đầu tư, đồng thời tích cực chỉ đạo kêu gọi, vận động các tổ chức và nhân dân trên địa bàn tham gia phát triển GTNT.

b) Lồng ghép các chương trình, dự án với chương trình phát triển GTNT - miền núi để mỗi dự án, công trình sau khi đầu tư sẽ phát huy đồng bộ, mang lại hiệu quả kinh tế.

c) Có cơ chế linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng nơi để tăng cường huy động nguồn lực trong nhân dân, trong các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển GTNT.

4. Các Sở, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Sở, ngành mình để phối hợp cùng Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện trong việc giải quyết các thủ tục liên quan về đầu tư xây dựng, phát triển đường GTNT trên địa bàn tỉnh.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên tích cực phối hợp, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền vận động các tổ chức kinh tế và toàn dân tham gia xây dựng phát triển đường GTNT đạt được mục tiêu đã đề ra của Đề án./-

 

CHỈ TIÊU NÂNG CẤP, PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GTNT ĐẾN NĂM 2010

STT

VỊ TRÍ

NĂM 2008

NĂM 2009

NĂM 2010

Đường huyện

Đường xã, phường

Đường thôn, xóm

Đường huyện

Đường xã, phường

Đường thôn, xóm

Đường huyện

Đường xã, phường

Đường thôn, xóm

1

TP. Đà Lạt

 

2 km

3 km

 

10 km

10 km

 

5 km

5 km

2

TX.Bảo Lộc

 

3 km

3 km

 

10 km

10 km

 

5 km

5 km

3

H. Lạc Dương

 

5 km

2 km

15 km

15 km

15 km

20 km

15 km

10 km

4

H. Đam Rông

 

3 km

4 km

5 km

10 km

10 km

 

15 km

10 km

5

H. Lâm Hà

 

8 km

4 km

10 km

15 km

15 km

15 km

15 km

10 km

6

H. Đơn Dương

 

7 km

4 km

 

20 km

10 km

 

15 km

15 km

7

H. Đức Trọng

 

4 km

3 km

 

10 km

10 km

 

15 km

10 km

8

H. Di Linh

 

5 km

3 km

5 km

10 km

10 km

 

20 km

10 km

9

H. Bảo Lâm

 

3 km

4 km

10 km

15 km

10 km

10 km

15 km

10 km

10

H. Đạ Huoai

 

6 km

5 km

10 km

15 km

15 km

 

15 km

10 km

11

H. Đạ Tẻh

 

8 km

5 km

 

15 km

15 km

 

20 km

15 km

12

H. Cát Tiên

 

7 km

5 km

10 km

15 km

15 km

10 km

15 km

15 km

Tổng cộng

 

60 km

45 km

65 km

160 km

145km

55 km

170 km

125km

 

NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN CHỈ TIÊU NÂNG CẤP, PHÁT  TRIỂN ĐƯỜNG GTNT ĐẾN NĂM 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

VỊ TRÍ

NĂM 2008

NĂM 2009

NĂM 2010

Đường huyện

Đường xã, phường

Đường thôn, xóm

Đường huyện

Đường xã, phường

Đường thôn, xóm

Đường huyện

Đường xã, phường

Đường thôn, xóm

1

TP. Đà Lạt

 

1,034

773

 

5,170

2,577

 

2,585

1,289

2

TX.Bảo Lộc

 

1,551

773

 

5,170

2,577

 

2,585

1,289

3

H. Lạc Dương

 

2,327

515

17,138

7,755

3,866

22,851

7,755

2,577

4

H. Đam Rông

 

1,293

1,031

5,713

5,170

2,577

 

7,755

2,577

5

H. Lâm Hà

 

4,136

1,031

11,426

7,755

3,866

17,138

7,755

2,577

6

H. Đơn Dương

 

3,619

1,031

 

10,340

2,577

 

7,755

3,866

7

H. Đức Trọng

 

2,068

773

 

5,170

2,577

 

7,755

2,577

8

Huyện Di Linh

 

2,585

773

5,713

5,170

2,577

 

10,340

2,577

9

H. Bảo Lâm

 

1,551

1,031

11,426

7,755

2,577

11,426

7,755

2,577

10

H. Đạ Huoai

 

3,102

1,289

11,426

7,755

3,866

 

7,755

2,577

11

H. Đạ Tẻh

 

4,136

1,289

 

7,755

3,866

 

10,340

3,866

12

H. Cát Tiên

 

3,619

1,289

11,426

7,755

3,866

11,426

7,755

3,866

Tổng cộng

 

31,020

11,597

74,266

82,720

37,369

62,841

87,890

32,215

Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng năm 2008: 42,617 triệu đồng

Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng năm 2009: 194,355 triệu đồng

Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng năm 2010: 182,945 triệu đồng