ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1988/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 07 tháng 08 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc;
Căn cứ Thông báo số 186/TB-VPCP ngày 03/5/2013 về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Xét đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 139/TTr-BDT ngày 19/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh; hằng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Khoa, học va Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công Thương, Y Tế; Trưởng Ban Dân tộc, Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới, Giám đốc Công an Tỉnh, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Chỉ huy Trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/TU NGÀY 29/5/2013 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHANH, BỀN VỮNG GẮN VỚI BẢO VỆ VỮNG CHẮC QUỐC PHÒNG - AN NINH TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 07/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
1. Mục đích
- Tổ chức tốt việc quán triệt và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Các cấp ủy Đảng chính quyền tập trung lãnh đạo phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững và xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc. Thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, trong đó có các chính sách đặc thù của tỉnh; tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội bền vững với đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh.
2. Yêu cầu
- Quá trình triển khai thực hiện đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh của tỉnh trong thời kỳ mới; thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển giữa vùng đô thị với các vùng, miền khác trong tỉnh; đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về dân tộc và công tác dân tộc. Củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc và hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
- Việc chỉ đạo triển khai thực hiện phải cụ thể, đồng bộ, chặt chẽ; có lộ trình thời gian cụ thể; phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy tốt tinh thần năng động, sáng tạo, vận dụng phù hợp với đặc điểm của cơ quan, đơn vị; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền; tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng động viên, nêu gương kịp thời và rút ra những bài học kinh nghiệm.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác dân tộc;
1.1- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn.
1.2- Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình chuyên đề về dân tộc và miền núi trên sóng phát thanh và truyền hình Quảng Ninh. Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, nêu gương tập thể, cá nhân trên các lĩnh vực (nhất là trong phát huy nội lực giảm nghèo; thoát nghèo bền vững; trong làm kinh tế giỏi vươn lên làm giàu chính đáng...).
1.3- Triển khai nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy tiếng Dao Thanh Y, tiếng Tày; tiếp tục triển khai việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.
2- Phát huy nội lực, xã hội hóa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới, biển đảo; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư cho các xã khu vực III, các xã biên giới Việt - Trung:
2.1. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh hiện hành. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy ngay hiệu quả. Ưu tiên phát triển hạ tầng các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn, các xã mới ra khỏi diện khu vực III.
2.2. Nghiên cứu bố trí hiệu quả các cụm dân cư tập trung sát biên giới tại 10 xã biên giới Việt - Trung, có cơ chế chính sách đặc thù đối với dân cư sát biên giới.
- Đầu tư kiên cố hóa giao thông nông thôn, chú trọng các công trình giao thông liên xã, trục xã, đường nội đồng phục vụ sản xuất và các tuyến đường cấp thiết khác. Đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng đã có, xây dựng thêm một số hồ, đập dâng có quy mô vừa và nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống.
2.3. Ngoài các chính sách chung được thụ hưởng đối với các xã khó khăn, xã biên giới, hàng năm tỉnh ưu tiên dành 30% nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới để đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn.
3. Phát huy nội lực, xã hội hóa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới, biển đảo; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư cho các xã khu vực III, các xã biên giới Việt- Trung:
3.1. Tạo môi trường và hạ tầng thuận lợi, có cơ chế ưu đãi khuyến khích để các tổ chức kinh tế đầu tư vào vùng miền núi, dân tộc; có chính sách thu hút các nguồn vốn, nhất là nguồn lực trong nhân dân đầu tư vào phát triển sản xuất, dịch vụ.
3.2. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương; các chính sách riêng của tỉnh hiện hành; tăng cường công tác tham mưu, đề xuất các đề án, cơ chế chính sách dân tộc đặc thù của tỉnh theo hướng tăng mức hỗ trợ, đầu tư, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách dân tộc.
3.3. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy ngay hiệu quả. Ưu tiên phát triển hạ tầng các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn, các xã mới ra khỏi diện khu vực III. Phấn đấu đến hết năm 2015 cơ bản các xã ra khỏi diện xã khu vực III. Đến hết năm 2020, các thôn cơ bản ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.
3.4. Đầu tư nâng cấp và xây mới các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng vừa và nhỏ, phục vụ sản xuất và đời sống. Phấn đấu đến hết năm 2015 có 20/54 xã khó khăn đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Đến hết năm 2020: Có 80% số xã vùng dân tộc, miền núi đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại trong vùng có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới.
4. Đẩy nhanh phát triển kinh tế theo chiều sâu dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng vùng; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang quy mô lớn, mang tính sản xuất hàng hóa.
4.1. Phát triển các ngành kinh tế có lợi thế ở từng địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý. Chuyển sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa; đưa công nghiệp, dịch vụ về nông thôn.
4.2. Tập trung hoàn thiện cơ chế và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn; các mô hình sản xuất lâm nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản mang tính tập trung, quy mô lớn; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh.
4.3. Rà soát theo hiện trạng quỹ đất lâm nghiệp, đất do các công ty lâm nghiệp, ban quản lý lâm nghiệp, các đơn vị quân đội tại các huyện, thị xã, thành phố sử dụng không hiệu quả để tiến hành thu hồi giao đất cho các huyện, thị xã, thành phố làm các thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các hộ dân định cư sinh sống lâu năm trên địa bàn các xã vùng khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
4.4. Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả “Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015”, trong đó có các thương hiệu nông, lâm, thủy sản của các xã vùng khó khăn (như: miến dong Bình Liêu, Chè Đường Hoa, Gà Tiên Yên, Mía tím Hải Hà, Rượu Bâu Bằng Cả...). Nghiên cứu, bảo tồn, phát triển cây dược liệu, cây thuốc nam chữa bệnh...
4.5. Tập trung hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất đối với các xã vùng khó khăn đã dược ban hành; tiếp tục nghiên cứu các cơ chế chính sách đặc thù cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
4.6. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở thương mại, dịch vụ hệ thống chợ và hợp tác xã mua bán ở các xã vùng khó khăn; tạo lập mối liên kết giữa nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà phân phối và người tiêu dùng tạo kênh lưu thông hàng hóa. Nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển thương mại, dịch vụ ở các xã vùng khó khăn.
5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc:
5.1- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cơ quan công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. Nghiên cứu thành lập Phòng Dân tộc trực thuộc UBND thành phố Cẩm Phả; phân công thành viên UBND cấp xã phụ trách công tác dân tộc đối với các xã thuộc vùng dân tộc, miền núi; thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội miền núi và Quỹ hỗ trợ phát triển thôn, bản đặc biệt khó khăn.
5.2- Tổ chức thực hiện hiệu quả đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bổ sung cho hệ thống chính trị cấp xã, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nhất là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, xã đội, công an xã; thu hút cán bộ có năng lực về địa phương. Bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng và các cơ chế chính sách đãi ngộ cán bộ ở vùng dân tộc và miền núi, nhất là những cán bộ công tác lâu năm ở miền núi, vùng cao; xây dựng Quy chế mang tính đặc thù trong tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã khu vực II, III trên địa bàn tỉnh. Xây dựng Đề án bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số đối với các địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% trở lên đối với các huyện: Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ. Đến hết năm 2015, có 90% trở lên cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn. Đến hết năm 2020, 100% cán bộ công chức xã đạt chuẩn.
5.3- Thực hiện luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ có chuyên môn về nông, lâm, thủy sản đến các xã miền núi, biên giới, biển đảo. Nghiên cứu bố trí cán bộ khuyến nông theo chuyên ngành trên cơ sở quy hoạnh phát triển sản xuất của xã, vùng liên xã, liên thôn của các xã khác nhau.
5.4- Tiếp tục tăng cường công tác vận động, tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghiên cứu xây dựng và cụ thể hóa các chính sách đối với người có uy tín và quy chế hoạt động của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
6. Phát triển y tế, giáo dục đào tạo, dạy nghề cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi:
6.1. Chuẩn hóa, mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường lớp; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong năm học 2013-2014; nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú các cấp. Tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một. Nghiên cứu mở rộng đối tượng tuyển sinh dân tộc nội trú ở xã khu vực II. Đầu tư cơ sở vật chất cho một số trung tâm học tập cộng đồng trọng điểm vùng dân tộc thiểu số. 100% số xã duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
6.2. Đẩy mạnh liên kết đào tạo nguồn nhân lực. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ưu tiên đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số, vùng dân tộc, miền núi, tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nghiên cứu đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; xây dựng chính sách hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số học nghề.
6.3. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015; tập trung thực hiện có hiệu quả Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo (nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả cho hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh-quốc phòng cho hộ dân ở xã biên giới...); Dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình. Phấn đấu đến hết năm 2005 thu nhập bình quân đầu người vùng miền núi, dân tộc gấp 2 lần so với năm 2010; bình quân tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực II dưới 15%. Đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực II giảm bình quân 2 - 2,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người gấp 2 lần so với năm 2015 (gấp 4 lần so năm 2010); xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát.
6.4. Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Tăng cường công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng dân tộc, miền núi; nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn, bản. Xây dựng, duy trì hoạt động của mô hình Quân Dân y kết hợp tại các xã vùng dân tộc, miền núi. Phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã vào năm 2015. Đến hết năm 2020 duy trì 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
7. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường vùng dân tộc, miền núi:
7.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nâng cao kiến thức vệ sinh phòng dịch đến hộ gia đình và cộng đồng; vận động các hộ dân cư quy hoạch, bố trí khu chăn nuôi, vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh môi trường. Đến hết năm 2020; 100% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
7.2. Triển khai công tác quy hoạch nghĩa trang nhân dân tập trung ở các thôn, xã miền núi, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/2/2013 và tập quán, phong tục của vùng, cần có 01 đến 02 nghĩa trang nhân dân đối với các thôn có địa bàn rộng, đi lại khó khăn.
7.3. Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhất là đối với rừng Quốc gia, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn; có cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
8. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; phát triển các môn thể thao dân tộc thiểu số:
8.1. Tăng cường đầu tư phát triển văn hóa, thể thao và du lịch ở vùng dân tộc thiểu số; khuyến khích phát triển các môn thể thao dân tộc. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cộng đồng. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
8.2. Nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập các Làng Dân tộc (Làng dân tộc Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y ở huyện Hoành Bồ, Làng dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu, Làng dân tộc Sán Dìu ở huyện Vân Đồn, Làng dân tộc Sán Chay ở huyện Ba Chẽ); đề án tạo sản phẩm du lịch đặc trưng vùng dân tộc, phát triển loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng; phát triển, khai thác du lịch vùng dân tộc, miền núi và du lịch biển đảo.
8.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình trong đồng bào dân tộc. Vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; tổ chức ăn, ở hợp vệ sinh, thực hiện đời sống văn hóa mới ở thôn bản vùng dân tộc, miền núi. Đến hết năm 2015 có 80% số gia đình, 65% số thôn bản thuộc khu vực miền núi, biên giới đạt chuẩn văn hóa.
9. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo:
9.1. Tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ và nhân dân vùng dân tộc, miền núi. Xây dựng chiến lược phòng thủ khu vực, nền quốc phòng toàn dân; gắn với thế trận an ninh nhân dân tại vùng sâu, vùng xa nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo.
9.2. Tiếp tục xây dựng, phát triển các khu kinh tế kết hợp quốc phòng, an ninh. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cụm dân cư theo mô hình cụm dân cư kinh tế quốc phòng khu vực vành đai biên giới. Tổ chức vận động đồng bào tự giác tham gia tổ tự quản đường biên, cột mốc biên giới. Làm tốt công tác quản lý lao động qua biên giới.
9.3. Xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ; tập trung nâng cao khả năng cơ động, sẵn sàng chiến đấu. Xây dựng cơ chế cho các mô hình “Người dân như chiến sỹ”; “Cụm tàu thuyền an toàn”. Ngăn chặn các hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo truyền đạo trái phép tới vùng đồng bào dân tộc.
* Thời gian tổ chức thực hiện: Từ năm 2013.
1. Ban Dân tộc tỉnh:
- Chủ trì, tham mưu, giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai Chương trình hành động; hàng năm có đánh giá kết quả triển khai thực hiện; năm 2015 sơ kết, sau năm 2015 định kỳ 3 năm sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm để kịp thời chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động.
- Chủ trì, tham mưu, giúp UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách dân tộc đặc thù của Tỉnh theo hướng tăng mức hỗ trợ, đầu tư, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách dân tộc. Kiểm tra, hướng dẫn viên triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn Tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác dân tộc; phát huy nội lực, xã hội hóa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới, biển đảo
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc lồng ghép bố trí nguồn lực các Chương trình, dự án khác để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư cho các xã khu vực III, các xã biên giới Việt - Trung:
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì, tham mưu, giúp UBND tỉnh đảm bảo nguồn lực tài chính, ngân sách thực hiện Chương trình này. Xây dựng phương án phân bổ dự toán kinh phí hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Chỉ đạo Phòng Tài chính cấp huyện trong việc phân bố kinh phí theo kế hoạch được phê duyệt, giám sát chi nguồn kinh phí đã được phê duyệt đảm bảo quy định hiện hành;
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tập trung hoàn thiện cơ chế và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn; các mô hình sản xuất lâm nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản mang tính tập trung, quy mô lớn; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm;
5. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bổ sung cho hệ thống chính trị cấp xã; xây dựng Quy chế mang tính đặc thù trong tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã khu vực II, III trên địa bàn tỉnh. Xây dựng Đề án bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số đối với các địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% trở lên.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các địa phương tiếp tục hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cộng đồng. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập các Làng Dân tộc; xây dựng đề án phát triển, khai thác du lịch vùng dân tộc, miền núi và du lịch biển đảo.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các địa phương hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong năm học 2013-2014; nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú các cấp. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ưu tiên đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số, vùng dân tộc, miền núi. Nghiên cứu đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; Nghiên cứu mở rộng đối tượng tuyển sinh dân tộc nội trú ở xã khu vực II. Đầu tư cơ sở vật chất cho một số trung tâm học tập cộng đồng trọng điểm vùng dân tộc thiểu số.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các địa phương thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015; tập trung thực hiện có hiệu quả Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo (nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả cho hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh-quốc phòng cho hộ dân ở xã biên giới...).
9. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các địa phương hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả “Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015”.
10. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các địa phương hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện đẩy mạnh phát triển các cơ sở thương mại, dịch vụ hệ thống chợ và hợp tác xã mua bán ở các xã vùng khó khăn; tạo lập mối liên kết giữa nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà phân phối và người tiêu dùng tạo kênh lưu thông hàng hóa. Nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển thương mại, dịch vụ ở các xã vùng khó khăn.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/2/2013 và tập quán, phong tục của vùng. Rà soát theo hiện trạng quỹ đất lâm nghiệp; nghiên cứu phương án thu hồi đất sử dụng không hiệu quả để giao đất cho thuê đất đối với các hộ dân định cư sinh sống lâu năm trên địa bàn các xã vùng khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
12. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các địa phương tiếp tục thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Tăng cường công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng dân tộc, miền núi; nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn, bản. Xây dựng, duy trì hoạt động của mô hình Quân Dân y kết hợp tại các xã vùng dân tộc, miền núi. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nâng cao kiến thức vệ sinh phòng dịch đến hộ gia đình và cộng đồng; vận động các hộ dân cư quy hoạch, bố trí khu chăn nuôi, vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh môi trường. Đến hết năm 2020; 100% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
13. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và miền núi; tạo sự đồng thuận; chủ động định hướng dư luận, nhất là đối với các vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thông tin báo chí, bảo đảm thông tin khách quan, trung thực, đúng định hướng.
14. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ và nhân dân vùng dân tộc, miền núi.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng, phát triển các khu kinh tế kết hợp quốc phòng, an ninh theo mô hình cụm dân cư kinh tế quốc phòng khu vực vành đai biên giới. Tổ chức vận động đồng bào tự giác tham gia tổ tự quản đường biên, cột mốc biên giới. Làm tốt công tác quản lý lao động qua biên giới.
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn công tác xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ; tập trung nâng cao khả năng cơ động, sẵn sàng chiến đấu. Xây dựng cơ chế cho các mô hình “Người dân như chiến sỹ”; “Cụm tàu thuyền an toàn”. Ngăn chặn các hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo truyền đạo trái phép tới vùng đồng bào dân tộc.
15. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Ninh, Báo Quảng Ninh:
Chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, thường xuyên tổ chức tuyên truyền chuyên đề về dân tộc và miền núi trên sóng phát thanh và truyền hình Quảng Ninh. Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, nêu gương tập thể, cá nhân trên các lĩnh vực (nhất là trong phát huy nội lực giảm nghèo, thoát nghèo bền vững; trong làm kinh tế giỏi vươn lên làm giàu chính đáng...).
16. Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh: Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí, các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới theo lộ trình.
17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng chương trình hành động phát huy lợi thế của địa phương, chủ động khai thác nội lực, vận dụng và cụ thể hóa những chính sách đặc thù phù hợp với nội dung Nghị quyết và tình hình các dân tộc của địa phương, có bước đi thích hợp cho thời kỳ 2013-2015, đến năm 2020.
- Chỉ đạo, thực hiện tuyên truyền các chính sách về dân tộc và miền núi đến người lao động, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương, của Tỉnh để giới thiệu những cách làm hay, hiệu quả trên địa bàn;
- Chỉ đạo, tổ chức thực các chính sách về dân tộc và miền núi đảm bảo đúng đối tượng theo quy định và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách trên địa bàn huyện;
18. Các Sở, Ban, Ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động này; kịp thời đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với ngành, địa phương trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Định kỳ 6 tháng, 01 năm kiểm điểm tình hình, kết quả việc thực hiện Chương trình hành động, gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh./.
- 1 Quyết định 1275/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Kế hoạch 507/KH-UBND năm 2019 triển khai xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2020
- 3 Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2019 quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu
- 4 Thông báo 186/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị đánh giá và thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2003 về công tác dân tộc do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 1 Quyết định 1275/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Kế hoạch 507/KH-UBND năm 2019 triển khai xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2020
- 3 Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2019 quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu