ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2012/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 28 tháng 8 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 3 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006; Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú; Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú;
Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ TỊCH VÀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp, Công an tỉnh, UBND cấp huyện, công chức làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú trong việc đăng ký, quản lý hộ tịch, đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
1. Hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, công chức thực thi công vụ; tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và đăng ký, quản lý cư trú.
2. Đảm bảo thực hiện các quy định cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đăng ký hộ tịch và đăng ký cư trú.
1. Sau khi thực hiện việc đăng ký khai sinh, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai tử, thay đổi, cải chính hộ tịch: công chức Tư pháp hộ tịch hướng dẫn công dân tới cơ quan Công an để thực hiện các thủ tục đăng ký, điều chỉnh hộ khẩu đồng thời thông báo hoặc định kỳ hàng tuần gửi danh sách đăng ký khai sinh, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai tử, thay đổi, cải chính hộ tịch trong tuần tới Công an xã, thị trấn thuộc huyện và Công an thị xã, thành phố.
2. Trên cơ sở thông tin do công chức Tư pháp hộ tịch cung cấp, cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú kiểm tra, đối chiếu và thông báo tới công dân hoặc chủ hộ gia đình đến cơ quan Công an để điều chỉnh kịp thời các dữ liệu trong hệ thống sổ đăng ký, quản lý cư trú.
3. Đối với trường hợp đăng ký thường trú cho trẻ em tại cơ quan Công an nhưng không có Giấy khai sinh, cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú hướng dẫn công dân đến cơ quan tư pháp đăng ký khai sinh cho trẻ em.
4. Hàng tuần (đối với các xã, thị trấn thuộc huyện) hàng tháng (đối với các xã, phường thuộc thị xã, thành phố), công chức Tư pháp hộ tịch làm công tác đăng ký hộ tịch chủ động phối hợp với cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú đối chiếu, bổ sung đầy đủ các dữ liệu đối với những trường hợp đăng ký, thay đổi cải chính hộ tịch và đăng ký, quản lý cư trú theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 4. Phối hợp trong việc đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi với đăng ký hộ khẩu
1. Sau khi đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi, công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã hướng dẫn công dân tới cơ quan Công an để thực hiện các thủ tục đăng ký, điều chỉnh hộ khẩu đồng thời thông báo hoặc định kỳ hàng tuần gửi danh sách đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi trong tuần tới Công an xã, thị trấn thuộc huyện và Công an thị xã, thành phố.
2. Trên cơ sở thông tin do công chức Tư pháp hộ tịch cung cấp; cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú xem xét, xác định nơi cư trú của vợ, chồng (đối với những trường hợp mới đăng ký kết hôn), nơi cư trú của cha mẹ nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi (đối với những trường hợp mới cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi), nếu thuộc diện phải đăng ký cư trú tại địa phương thì thực hiện việc đăng ký cư trú cho họ.
3. Hàng tuần (đối với các xã, thị trấn thuộc huyện) hàng tháng (đối với các xã, phường thuộc thị xã, thành phố), công chức Tư pháp hộ tịch làm công tác đăng ký hộ tịch chủ động phối hợp với cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú đối chiếu, bổ sung đầy đủ các dữ liệu đối với những trường hợp mới đăng ký kết hôn, mới được cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối với trường hợp công dân có yêu cầu giải quyết hồ sơ, giấy tờ về hộ khẩu không thống nhất với hồ sơ, giấy tờ về hộ tịch thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, Công an thành phố thông báo cho Ủy ban nhân dân và công chức Tư pháp hộ tịch nơi đã cấp các giấy tờ về hộ tịch để cùng phối hợp giải quyết theo nguyên tắc đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu hộ tịch, giấy khai sinh là giấy tờ gốc được lập đầu tiên cần được tôn trọng theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Điều 6. Phối hợp rà soát hồ sơ giấy tờ về hộ tịch và cư trú
Hàng quý công chức Tư pháp hộ tịch chủ trì, phối hợp với cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú rà soát hồ sơ giấy tờ về hộ tịch và cư trú phát sinh trong quý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc phát sinh (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Công chức Tư pháp hộ tịch sau khi giải quyết công việc về hộ tịch cho công dân có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết về hộ khẩu và cư trú có liên quan đến việc đăng ký hộ tịch vừa thực hiện. Cung cấp số liệu về hộ tịch cho cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: chỉ đạo, kiểm tra công chức Tư pháp hộ tịch, Công an xã, thị trấn trong việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp theo quy định của pháp luật và quy chế này.
3. Trưởng Công an huyện, thị xã, thành phố: chỉ đạo cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú phối hợp với công chức Tư pháp hộ tịch để thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú ở địa phương kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp, chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế này; định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, thanh tra việc đăng ký, quản lý hộ tịch và đăng ký, quản lý cư trú theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
2. Hàng năm Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, UBND cấp huyện, các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện công tác phối hợp trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và công tác đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
1. Giao Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi việc triển khai thực hiện Quy chế này; định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Tư pháp hoặc Công an tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 9930/QĐ-UBND năm 2012 hướng dẫn Quy định về đăng ký và quản lý cư trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2012 về tăng cường công tác quản lý cư trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3 Chỉ thị 04/2010/CT-UBND về việc chấn chỉnh công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4 Nghị định 56/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú
- 5 Quyết định 06/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và đăng ký, quản lý cư trú do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 6 Chỉ thị 27/2007/CT-UBND tăng cường biện pháp đăng ký, quản lý hộ tịch theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7 Nghị định 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú
- 8 Luật Cư trú 2006
- 9 Chỉ thị 26/2006/CT-UBND tăng cường thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 06/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và đăng ký, quản lý cư trú do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2 Quyết định 9930/QĐ-UBND năm 2012 hướng dẫn Quy định về đăng ký và quản lý cư trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2012 về tăng cường công tác quản lý cư trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4 Chỉ thị 04/2010/CT-UBND về việc chấn chỉnh công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5 Chỉ thị 27/2007/CT-UBND tăng cường biện pháp đăng ký, quản lý hộ tịch theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6 Chỉ thị 26/2006/CT-UBND tăng cường thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An