BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2004/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2010 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC GIỮA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quy chế làm việc của lãnh đạo Bộ và cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ GTVT ban hành kèm theo Quyết định số 927/2003/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc cử Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, thực hiện từng lĩnh vực công tác và theo dõi một số cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng phân công; được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các quyết định của mình.
2. Ngoài các nhiệm vụ, lĩnh vực công tác cụ thể được phân công, các Thứ trưởng còn thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công; trong quá trình giải quyết công việc cần có sự phối hợp, trao đổi và hỗ trợ nhau khi công việc có liên quan giữa các Thứ trưởng, đảm bảo mọi hoạt động của Bộ được thực hiện nhịp nhàng, đúng kế hoạch. Trường hợp công việc có liên quan đến Thứ trưởng khác mà các Thứ trưởng không thống nhất được ý kiến thì Thứ trưởng chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định.
3. Bộ trưởng và các Thứ trưởng không giải quyết các công việc đã phân cấp hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới.
4. Hàng tuần hoặc khi cần thiết, Bộ trưởng và các Thứ trưởng họp giao ban để các Thứ trưởng báo cáo công việc đã chỉ đạo, thực hiện và các công tác khác mà Bộ trưởng thấy cần trao đổi tập thể. Thứ trưởng chủ động tổ chức họp giao ban chuyên đề để giải quyết công việc cụ thể thuộc lĩnh vực được phân công.
5. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, việc phân công công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng quy định tại
Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi công tác được Bộ trưởng phân công
1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, cơ chế, chính sách, các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật quản lý ngành.
2. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Giao thông vận tải trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ngành GTVT; báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng để có biện pháp xử lý hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ nếu vượt thẩm quyền khi các cơ quan đơn vị chính quyền địa phương, các Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật, chủ trương của Nhà nước, của Bộ trong quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
3. Hàng năm, báo cáo với Bộ trưởng và Ban lãnh đạo Bộ tình hình các cơ quan đơn vị được phân công quản lý, đánh giá nhận xét đơn vị và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết.
4. Giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, các vấn đề liên ngành mà Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không thống nhất ý kiến; xin ý kiến Bộ trưởng để xử lý những vấn đề về cơ chế, chính sách chưa được pháp luật quy định hoặc những vấn đề quan trọng, vượt quá thẩm quyền giải quyết của Thứ trưởng.
5. Trong lĩnh vực được phân công, các Thứ trưởng: (i) chỉ đạo công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại/tố cáo, xử lý các kết luận thanh tra; (ii) ký các quyết định về cán bộ đến cấp Phó Vụ trưởng (và tương đương) thuộc đơn vị được phân công chỉ đạo; (iii) kiêm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước/Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đối với các dự án, công trình được phân công phụ trách.
6. Bộ trưởng phân công một Thứ trưởng làm nhiệm vụ thường trực. Thứ trưởng thường trực ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo phạm vi được phân công sẽ thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo, giải quyết các công việc của Bộ khi Bộ trưởng vắng mặt (đi công tác, nghỉ phép, nghỉ ốm) hoặc được Bộ trưởng ủy quyền; theo sự phân công của Bộ trưởng, giải quyết các công việc cấp bách của Thứ trưởng khác khi Thứ trưởng đó vắng mặt.
1. Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng
a) Lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác của Bộ, được Chính phủ quy định tại Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ và Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
b) Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của ngành giao thông vận tải; công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, an toàn giao thông, hợp tác quốc tế, thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
c) Theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Thanh tra Bộ. Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với các tập đoàn Tổng công ty 91 ngành GTVT.
d) Kiêm các chức danh:
- Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ GTVT;
- Trưởng ban Chống tham nhũng Bộ GTVT;
- Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính Bộ GTVT.
2. Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức
a) Làm nhiệm vụ Thứ trưởng Thường trực, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ.
b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Xây dựng cơ bản, bao gồm: xây dựng thể chế, chính sách chung; xây dựng, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia về cấp hạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong quản lý xây dựng cơ bản và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông;
- Chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh và cảng biển trong toàn quốc; Dự án Đường Hồ Chí Minh khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc (trừ các trường hợp do Bộ trưởng quyết định).
c) Giúp Bộ trưởng các công tác:
- Cải cách hành chính;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (gồm cả công tác thanh tra chuyên ngành).
d) Theo dõi và chỉ đạo hoạt động của Vụ Khoa học - Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải, Ban QLDA Mỹ Thuận, Ban QLDA 85.
đ) Kiêm các chức danh:
- Phó Trưởng ban thường trực Ban phòng chống tham nhũng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- Thành viên Ủy ban Điều phối chung Việt Nam - Nhật Bản về 3 dự án hạ tầng quy mô lớn.
3. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường
a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước ngành hàng hải;
- Tài chính - kế toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản;
- Kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế;
b) Kiêm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
c) Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Vụ Tài chính.
4. Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng
a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Đổi mới doanh nghiệp;
- Vận tải, bao gồm: xây dựng thể chế, chính sách về vận tải; xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển vận tải; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vận tải, trừ lĩnh vực vận tải hàng không;
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
- Chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ (không kể dự án thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các dự án do Thứ trưởng khác phụ trách); Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn từ Bình Phước đến Cao Bằng; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt (trừ đường sắt cao tốc Bắc - Nam); các dự án ATGT; Dự án đường bộ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Hải Phòng và một số dự án khác do Bộ trưởng phân công.
- Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông;
- Kinh tế tập thể và hợp tác xã ngành GTVT;
- Công tác đăng kiểm, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn phương tiện, thiết bị giao thông vận tải; công tác xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị vận tải;
- Công tác đào tạo: kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng của các trường đào tạo thuộc ngành (trừ lĩnh vực hàng không); đào tạo và cấp giấy phép lái xe;
- Bảo vệ môi trường giao thông vận tải;
- Công tác thông tin, báo chí và xuất bản của ngành giao thông vận tải;
- Công tác y tế;
- Chính sách chế độ đối với cán bộ, công nhân viên chức và người lao động;
- Công tác thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng;
- Hoạt động của Cơ quan Bộ.
b) Giúp Bộ trưởng các công tác
- An toàn giao thông toàn ngành.
- Lao động, tiền lương và an toàn lao động;
c) Theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Vụ Vận tải, Vụ An toàn giao thông, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Vụ Môi trường, Văn phòng Bộ, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Y tế Giao thông vận tải, Báo Giao thông vận tải, Tạp chí Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh. Chỉ đạo quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp và các trường thuộc Bộ (trừ các doanh nghiệp hàng không và Học viện Hàng không).
d) Kiêm các chức danh:
- Thủ trưởng cơ quan Bộ;
- Trưởng ban Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ GTVT;
- Thành viên Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Trưởng ban chỉ đạo vận tải công cộng;
- Tham gia Hội đồng Trung ương Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam;
- Thành viên Ban chỉ đạo Tây Nguyên;
- Nhóm trưởng công tác về dự án kết nối mạng giao thông tại khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia;
- Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức;
- Thành viên Ủy ban Quốc gia chống buôn lậu trên biển;
- Trưởng ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
- Trưởng ban phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội;
- Trưởng ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Giao thông vận tải;
- Phó Chủ tịch Chương trình phòng chống thương tích quốc gia;
- Trưởng ban Chỉ đạo tổng kiểm kê của Bộ;
- Thành viên Ban Chỉ đạo QG về Đào tạo theo nhu cầu xã hội.
- Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Lào;
5. Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu:
a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Quản lý nhà nước ngành hàng không;
- Công tác quốc phòng và an ninh quốc gia ngành GTVT;
- Công tác tìm kiếm cứu nạn;
- Chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không (trừ các trường hợp do Bộ trưởng quyết định);
b) Kiêm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
c) Thay mặt Bộ, thực hiện chỉ đạo quản lý nhà nước đối với các học viện, trường và doanh nghiệp thuộc ngành hàng không.
d) Kiêm các chức danh:
- Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch;
- Thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Giao thông vận tải;
- Thành viên Ban Chỉ đạo công tác Phòng không nhân dân Trung ương;
- Thành viên Ban Chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn Trung ương;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Biển Đông - Hải đảo.
6. Thứ trưởng Trương Tấn Viên:
a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn;
- Chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra (trừ các trường hợp ngoại lệ do Bộ trưởng quyết định), Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và một số dự án khác do Bộ trưởng phân công;
- Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án Vành đai 4 và Vành đai 5 thành phố Hà Nội, Vành đai 3 và Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh; Đường bộ ven biển; Các dự án BOT/PPP đường bộ, trừ các dự án đã phân công các Thứ trưởng khác chỉ đạo;
- Công tác giao thông địa phương, giao thông nông thôn - miền núi, biên giới, hải đảo;
- Công tác khoa học công nghệ;
- Công nghệ thông tin;
- Công tác phòng chống lụt, bão Bộ GTVT.
b) Giúp Bộ trưởng các công tác:
- Chỉ đạo chung công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch và các đề án khác;
- Kế hoạch vốn đầu tư phát triển;
- Công tác giải quyết chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị cử tri.
c) Theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Pháp chế, Viện Chiến lược phát triển GTVT, Trung tâm Công nghệ thông tin, Ban QLDA 1, Ban QLDA Thăng Long.
d) Kiêm các chức danh:
- Thành viên Ban Chỉ đạo nhà nước về tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Tây Bắc;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La;
- Thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương;
- Trưởng ban phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ GTVT;
- Thành viên Tổ công tác của Chính phủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
- Thành viên Ủy ban sông Mê Công của Việt Nam.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ký và thay thế Quyết định số 748/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng.
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải và các đồng chí được phân công công tác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 2502/QĐ-BTP năm 2013 sửa đổi Quyết định 3958/QĐ-BTP về phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 1079/QĐ-TTg năm 2010 cử ông Nguyễn Hồng Trường, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 51/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
- 4 Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ