Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2006/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN VÀ KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU GÓI THẦU SỐ 4.1 – KIỂM TOÁN CHI PHÍ DỰ ÁN HÀNG NĂM, DỰ ÁN: THIẾT LẬP HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – GIAI ĐOẠN 2 (MESMARD-2)

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/09/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội và Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư XDCB;
Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA;
Căn cứ Quyết định số 562/QĐ-BNN-HTQT ngày 11/03/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Văn kiện dự án “Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và PTNT – giai đoạn 2” (MESMARD-2);
Căn cứ Quyết định số 1018/QĐ-BNN-XD ngày 21/4/2010 về việc phê duyệt Kế hoạch đấu thầu tổng thể dự án “Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành Nông nghiệp và PTNT – giai đoạn 2 (MESMARD-2);
Xét Tờ trình số 33/TTr-DA ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Văn phòng Ban quản lý dự án MESMARD-2;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự toán chi tiết gói thầu số 4.1: Kiểm toán chi phí dự án hàng năm với các nội dung chính sau:

1. Tên gói thầu: Gói thầu số 4.1. – Kiểm toán chi phí dự án hàng năm.

2. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành NN và PTNT – giai đoạn 2” (MESMARD-2), Vụ Kế hoạch – Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Đơn vị lập Dự toán: Văn phòng Ban quản lý dự án MESMARD-2

4. Nội dung công việc:

Kiểm toán Báo cáo tài chính của dự án, kiểm tra công tác quản lý tài chính, nghĩa vụ thuế và các sổ sách kế toán khác (theo điều khoản tham chiếu kèm theo – TOR).

5. Giai đoạn kiểm toán: Theo từng năm, thời gian từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 2 năm 2015 (05 năm).

6. Thời gian dự kiến đấu thầu: tháng 12 năm 2010

7. Tổng dự toán gói thầu: 30.000 USD (Ba mươi nghìn đô la Mỹ) cho 05 năm kiểm toán. Tương đương với số tiền VNĐ quy đổi là 585.000.000 đồng.

(Tỷ giá tạm tính 1 đô la Mỹ = 19.500 VNĐ)

8. Nguồn vốn: Nguồn hỗ trợ chính thức từ Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) thông qua Dự án MESMARD-2.

9. Hình thức quản lý: Ban quản lý dự án MESMARD-2 trực tiếp quản lý.

Điều 2. Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu gói thầu số 4.1: Kiểm toán chi phí dự án hàng năm với những nội dung chính như sau:

1. Tên gói thầu: Gói thầu số 4.1 – Kiểm toán chi phí dự án hàng năm.

2. Nội dung công việc:

Kiểm toán Báo cáo tài chính của dự án, kiểm tra công tác quản lý tài chính, nghĩa vụ thuế và các sổ sách kế toán khác (theo điều khoản tham chiếu kèm theo – TOR).

3. Thời gian dự kiến đấu thầu: tháng 12 năm 2010

4. Tổng dự toán gói thầu: 30.000 USD (Ba mươi nghìn đô la Mỹ) cho 05 năm kiểm toán. Tương đương với số tiền VNĐ quy đổi là 585.000.000 đồng.

(Tỷ giá tạm tính 1 đô la Mỹ - 19.500 VNĐ)

5. Nguồn vốn: Nguồn hỗ trợ chính thức từ Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) thông qua Dự án MESMARD-2

6. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu

7. Hình thức Hợp đồng: Trọn gói

8. Thời gian thực hiện hợp đồng: 05 năm.

Điều 3. Giao Văn phòng Ban quản lý dự án MESMARD-2 chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện gói thầu theo Dự toán được duyệt và theo đúng chế độ, chính sách hiện hành tại thời điểm thực hiện làm căn cứ xét thầu, đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả gói thầu.

Điều 4. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Giám đốc Ban quản lý dự án MESMARD và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Lưu: VT, KH, DA.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH
GIÁM ĐỐC DỰ ÁN




Trang Hiếu Dũng

 

ĐỀ CƯƠNG

THAM CHIẾU KIỂM TOÁN TRONG NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 2006/QĐ-BNN-KH ngày 21 tháng 12 năm 2010)
(áp dụng đối với công tác kiểm toán các dự án do SDC tài trợ, kiểm toán các Tổ chức Phi Chính phủ và kiểm toán các dự án thuộc các hợp đồng ủy thác có quản lý về vốn)

1. Các nguyên tắc cơ bản

Công tác kiểm toán sẽ được thực hiện bởi một kiểm toán độc lập (là người không có mối quan hệ quyền lợi với những người có trách nhiệm về mặt pháp lý đối với dự án hoặc với tổ chức được kiểm toán), có bí quyết và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế (INTOSAL – Hiệp hội các Tổ chức Kiểm toán cao cấp, ISA – Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm toán, và IFAC – Liên đoàn kế toán quốc tế), cũng như các tiêu chuẩn trong nước tại nước đang thực hiện nhiệm vụ này.

2. Mục đích của kiểm toán

Mục đích của kiểm toán là:

2.1. Kiểm tra tính hợp thức về mặt tài chính, thông qua việc kiểm soát và đánh giá tính chính xác, tính toàn diện và công bằng của các giao dịch kế toán khác nhau, cả các giao dịch đầy đủ/toàn bộ hoặc giao dịch mẫu, theo đánh giá rủi ro và nhu cầu (trước và trong quá trình kiểm toán);

2.2. Kiểm tra tính đáp ứng các mục tiêu của dự án thông qua kiểm soát và đánh giá các giao dịch, chi tiêu và biên nhận so với các tài liệu dự án cơ bản (mô tả dự án, các chương trình hoạt động, các hợp đồng, ngân sách, v.v.);

2.3. Kiểm tra hiệu quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động thông qua kiểm soát và đánh giá

a) giảm chi phí các nguồn huy động cho các hoạt động, luôn đảm bảo chất lượng thích hợp.

b) so sánh các chi phí theo các tỷ lệ ngân sách và kiểm soát, đánh giá các thuyết minh các chênh lệch;

2.4. Kiểm tra sự thích hợp, tính liên quan và hoạt động của Hệ thống Kiểm soát Nội bộ, thông qua kiểm soát và đánh giá

a) tổ chức nội bộ (cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, phương pháp, thủ tục, v.v.).

b) tuân thủ và áp dụng các luật, quy định và hướng dẫn

c) bảo vệ nguồn lực và tài sản

d) tránh các sai sót và lỗi

e) chất lượng và khả năng tồn tại của hệ thống thông tin và báo cáo

2.5. Kiểm tra sự tuân thủ các điều kiện hợp đồng của dự án (hoặc giai đoạn) của các bên tham gia ký hợp đồng.

2.6. Kiểm tra việc xem xét các lưu ý trong các báo cáo kiểm toán trước.

3. Tài liệu tham khảo

Các tài liệu dưới đây được xem xét là tài liệu tham khảo cơ bản để thực hiện ủy quyền:

+ Pháp chế, đặc biệt là các pháp chế liên quan đến lĩnh vực tài chính và kiểm toán các tài khoản:

+ Các thỏa thuận phối hợp có liên quan đến dự án hoặc đến tổ chức được kiểm toán;

+ Giới thiệu nhiệm vụ và đề cương công tác cho các kiểm toán trong nước;

+ Ngân sách, kế hoạch tài chính, chương trình các hoạt động dự án;

+ thủ tục quản lý dự án;

+ tài liệu kế toán được kiểm toán;

+ các báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động của dự án;

+ các báo cáo kiểm toán giai đoạn trước;

+ bất kỳ tài liệu nào có liên quan đến dự án;

+ bất kỳ thông tin nào mà kiểm toán yêu cầu.

4. Chương trình kiểm toán

Kiểm toán sẽ lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo kiểm toán tiêu chuẩn cao được hoàn thành một cách hiệu quả và kinh tế trong thời gian quy định.

Trên cơ sở thông tin thu nhận được trong giai đoạn chuẩn bị, kiểm toán sẽ xác định:

+ loại giao dịch được kiểm soát và phương pháp kiểm toán (toàn bộ hoặc chọn mẫu);

+ loại kiểm soát và ngày tương ứng;

+ số lần thăm viếng dự kiến.

5. Mô tả chi tiết nhiệm vụ

5.1. Đạt được công bố cung cấp thông tin đầy đủ của cấp quản lý cơ quan được kiểm toán

Kiểm toán sẽ đạt được công bố bằng văn bản do cấp quản lý của cơ quan được kiểm toán ký, xác nhận:

a) thông báo về trách nhiệm của cơ quan đối với việc lưu giữ tài khoản và tài liệu tài chính là đúng, đủ, hợp lý, tương ứng với các sự kiện có thật, đáp ứng các mục tiêu của dự án, tài liệu tham khảo (mô tả dự án, các hợp đồng, ngân sách, v.v.) và pháp chế của Nhà nước

b) tất cả các báo cáo tài chính, tài liệu hỗ trợ và tài liệu khác, các biên bản và bất kỳ thông tin thích hợp nào cần thiết cho kiểm toán được cung cấp để kiểm toán tùy ý sử dụng

c) tính trọn vẹn của thông tin có liên quan đến tài sản và hàng hóa

d) Tính trọn vẹn của thông tin có liên quan đến tài chính đã nhận được hoặc chỉ liên quan đến giai đoạn kiểm toán, của dự án được kiểm toán KHÔNG BẮT BUỘC và phục vụ việc kiểm tra các báo cáo tài chính tổng hợp của cơ quan đó

e) khả năng cung cấp thông tin và thuyết minh, bằng lời hoặc khẳng định bằng văn bản có thể được kiểm toán yêu cầu trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Các báo cáo tài chính tổng hợp KHÔNG BẮT BUỘC, kể cả các bảng cân đối và các báo cáo lỗ lãi của dự án được gửi kèm trong các tuyên bố và tạo thành một phần không thể thiếu được của công bố đó. Công bố này sẽ được đưa vào báo cáo kiểm toán.