UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2018/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 05 tháng 7 năm 2017 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ các Quyết định số 899/QĐ-TTg , ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-HĐND, ngày 18/5/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1423/TTr-SNN ngày 12/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm
Tái cơ cấu nông nghiệp là một phần của tái cơ cấu nền kinh tế, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Nhà nước có vai trò hỗ trợ, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, hạ tầng phục vụ sản xuất; doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân là chủ thể của quá trình tái cơ cấu.
Phát huy và sử dụng mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả, các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Nội dung, giải pháp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp mang tính định hướng lớn, bao trùm và toàn diện. Căn cứ tiềm năng thế mạnh, các địa phương chủ động lựa chọn nội dung, xác định nhiệm vụ ưu tiên và bước đi phù hợp nhằm khai thác hiệu quả điều kiện đất đai, lao động, nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu. Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên đánh giá, điều chỉnh để phù hợp với thực tế.
2. Mục tiêu tổng quát
Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh tăng trưởng ngành; phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả và sức cạnh tranh; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020;
Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn; gắn với thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới;
Tăng cường quản lý tài nguyên thiên thiên nhiên; phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
3. Mục tiêu cụ thể
3.1. Lĩnh vực trồng trọt
Cây lúa: Sử dụng ổn định, linh hoạt diện tích 39.000 ha đất lúa, tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao; xây dựng được một số mô hình sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn năng suất, chất lượng; chuyển đổi 6.252 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang mục đích sử dụng khác.
Cây chè: Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững thương hiệu chè Thái Nguyên. Đến năm 2020 diện tích chè giống mới đạt 80% diện tích toàn tỉnh; hỗ trợ sản xuất và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP khác, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 30% trở lên; hình thành vùng sản xuất chè an toàn, tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ diện tích 5.000 ha.
Cây rau: Đến năm 2020 diện tích rau các loại đạt 15.000 ha. Sản xuất rau an toàn, chất lượng, tập trung trên diện tích chuyên canh rau; hỗ trợ sản xuất và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng được một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, tập trung.
Cây ăn quả: Duy trì ổn định diện tích cây ăn quả toàn tỉnh 16.500 ha. Cải tạo, nâng cao chất lượng và dải vụ thu hoạch cây vải, nhãn (vải sớm, nhãn muộn); mở rộng diện tích cây na, ổi và cây có múi như bưởi, cam đường canh, cam vinh; tạo vùng sản xuất tập trung, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng được một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
3.2. Lĩnh vực chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi trang trại tập trung; đến năm 2020 đàn lợn ngoại, lai năng suất, chất lượng đạt 70% tổng đàn; đàn bò lai Zebu và các giống bò chất lượng cao đạt 60% trở lên; đàn gà lông màu có chất lượng đạt 80% tổng đàn; 100% thịt gia súc, gia cầm bán tại các chợ trung tâm huyện, thành phố, thị xã được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ; tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y.
3.3. Lĩnh vực lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ổn định độ che phủ rừng mức 50% trở lên; nâng cao chất lượng và năng suất rừng trồng sản xuất gồm: Trồng rừng gỗ lớn bằng cây mọc nhanh năng suất bình quân đạt trên 15 m3/ha/năm, trồng rừng gỗ lớn bằng cây mọc chậm năng suất bình quân đạt trên 10 m3/ha/năm, trồng rừng thâm canh gỗ nhỏ 15-18 m3/ha/năm; xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa để phục vụ sản xuất lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng; quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên liệu, xác định được 2 đến 3 sản phẩm có thế mạnh.
3.4. Lĩnh vực thủy sản: Mở rộng diện tích, tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh; tăng năng suất trung bình lên 2,5 tấn/ha; khai thác triệt để tiềm năng lợi thế diện tích nuôi trồng thủy sản chuyển đổi đất lúa để kết hợp nuôi thủy sản đến năm 2020 đạt từ 400 ha trở lên; đẩy mạnh nuôi cá lồng trên các hồ chứa.
1. Định hướng
a) Về kinh tế
Tập trung khai thác và tận dụng tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp tỉnh thái nguyên; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, địa phương đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh trung bình như lúa gạo, thủy sản,… Đổi mới và phát triển hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Phát triển mạnh các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ: Ngành trồng trọt tập trung tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo lợi thế từng địa phương; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung; ưu tiên phát triển rừng kinh tế; sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước, đẩy mạnh nuôi thâm canh để tăng năng suất, chất lượng thuỷ sản.
b) Về xã hội: Tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là nhóm người nghèo và cận nghèo ở khu vực nông thôn, người dân ở vùng sâu, vùng xa, không thuận lợi về điều kiện sản xuất tham gia vào quá trình tăng trưởng nông nghiệp thông qua hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ duy trì sản xuất và thu nhập, tăng khả năng tiếp cận thị trường lao động phi nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế cho người dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp hướng tới thực hiện các mục tiêu ưu tiên về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng.
c) Về môi trường: Giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường do việc khai thác các nguồn lực cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên (đất, nước, rừng); tăng cường áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý và sử dụng hiệu quả, an toàn các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến và làng nghề; bảo tồn đa dạng sinh học, ổn định độ che phủ rừng. Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, có cơ chế giám sát để thúc đẩy phát triển sản xuất.
2. Nội dung tái cơ cấu
2.1. Nội dung tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt
2.1.1. Cây lúa: Đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh; quản lý và sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa. Chuyển đổi diện tích đất lúa một vụ, đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm khác có giá trị, hiệu quả kinh tế cao và nuôi trồng thủy sản. Tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, sản xuất chuyên canh. Cụ thể:
- Phân tích chất lượng đất, lập bản đồ các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện chuyển đổi 6.252 ha đất lúa sang mục đích sử dụng khác, ổn định diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 là 39.000 ha.
- Sử dụng ổn định, linh hoạt diện tích đất lúa hai vụ (26.870 ha), trong đó:
+ Tích tụ đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, diện tích 5.000 ha để sản xuất hữu cơ, theo hướng hữu cơ và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn tại: Huyện Đại Từ 1.100 ha; huyện Phú Bình 1.000 ha; thị xã Phổ Yên 900 ha; huyện Định Hóa 500 ha; huyện Đồng Hỷ 470 ha; huyện Phú Lương 450 ha; huyện Võ Nhai 220 ha; thành phố Thái Nguyên 200 ha; thành phố Sông Công 160 ha.
+ Đối với đất lúa 2 vụ còn lại (21.870 ha) thực hiện đầu tư thâm canh tăng năng suất, sử dụng giống năng suất, chất lượng ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiến tiến (ba giảm, ba tăng, SRI, IPM,...), quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng hàm lượng phân bón hữu cơ tạo sản phẩm lúa gạo an toàn thực phẩm; tăng cường cơ giới hoá khâu làm đất, thuỷ lợi, gieo cấy, thu hoạch; từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nội đồng phục vụ sản xuất.
- Đối với diện tích đất lúa một vụ (12.130 ha):
Thực hiện chuyển đổi 3.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản tạo giá trị kinh tế cao hơn. Ưu tiên chuyển đổi đối với đất lúa xen kẹt, đất lúa thường hay bị úng lụt.
Đối với đất lúa 1 vụ còn lại (9.130 ha) ngoài việc sử dụng các loại giống năng suất, chất lượng, ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, kết hợp nuôi cá ruộng theo mô hình lúa + cá, tiếp tục đầu tư công trình thủy lợi nội đồng đối với vùng tập trung để đưa vào gieo cấy 2 vụ lúa.
2.1.2. Cây chè: Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao để trồng mới, trồng lại chè; nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, an toàn thực phẩm; áp dụng quy trình VietGAP hoặc GAP khác; sản xuất chè hữu cơ; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến. Cụ thể:
Tăng thêm 700 ha trồng mới đối với những vùng còn quỹ đất và đất chuyển đổi, nâng tổng diện tích chè đến năm 2020 là 22.000 ha, chè kinh doanh 20.000 ha.
Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao như: LDP1, Kim Tuyên, Thúy Ngọc,... Đến năm 2020 trồng mới, trồng lại thêm 3.200 ha, nâng diện tích giống mới đạt 17.600 ha, chiếm 80% diện tích. Ứng dụng kỹ thuật thâm canh, sản xuất an toàn, mở rộng diện tích tưới tiết kiệm.
Tăng diện tích sản xuất chè an toàn: 100% diện tích chè trong quy hoạch sản xuất theo hướng VietGAP hoặc GAP khác và an toàn; có 30% diện tích sản xuất chè an toàn được chứng nhận VietGAP hoặc GAP khác, xác nhận sản phẩm chè an toàn, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, dán nhãn xác nhận trong chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, trong đó: Hỗ trợ chứng nhận “cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”; hỗ trợ chứng nhận VietGAP (hoặc GAP khác) 300 ha/năm trở lên.
Hình thành vùng sản xuất chè an toàn, tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ diện tích 5.000 ha (trong đó: Diện tích ứng dụng công nghệ cao 3.900 ha) tại các huyện Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ, Võ Nhai, thị xã Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên.
Sản xuất sản phẩm chè xanh, chè xanh chất lượng cao dự kiến 80% sản lượng, còn lại sản phẩm chè đen và các sản phẩm chè khác 20%; 100% cơ sở chế biến chè xanh truyền thống ứng dụng quy trình kỹ thuật mới, cơ giới hoá đảm bảo an toàn thực phẩm.
2.1.3. Cây rau các loại:
Duy trì, ổn định các vùng rau hiện đang canh tác và tăng diện tích gieo trồng rau từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Hình thành các vùng sản xuất rau hàng hoá, tập trung, áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể:
Tăng diện tích gieo trồng, đến năm 2020 diện tích rau các loại đạt 15.000 ha, tăng so với năm 2015 là 2.500 ha (chủ yếu trên đất lúa 1 vụ chuyển đổi 3.000 ha, đất lúa 1 vụ 9.130 ha, đất chuyên canh 1.000 ha, đất lúa 2 vụ cấy mùa sớm 2.000 ha trở lên); phát triển phong phú chủng loại rau có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao.
Thực hiện tích tụ đất đai, hình thành vùng sản xuất tập trung; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao, quy trình sản xuất rau an toàn, VietGAP, sản xuất rau hữu cơ. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống tưới, hệ thống nhà màng, nhà lưới để sản xuất công nghệ cao, hữu cơ, theo hướng hữu cơ diện tích 500 ha tại: Thị xã Phổ Yên 75 ha, huyện Phú Bình 100 ha, huyện Đồng Hỷ 100 ha, huyện Đại Từ 60 ha, huyện Phú Lương 15 ha, huyện Định Hóa 50 ha, thành phố Thái Nguyên 80 ha, thành phố Sông Công 20 ha. Diện tích còn lại triển khai sản xuất rau theo hướng hữu cơ để tạo sản phẩm chất lượng an toàn.
2.1.4. Cây ăn quả:
Duy trì ổn định diện tích cây ăn quả toàn tỉnh 16.500 ha, trong đó chuyển đổi cơ cấu giống một số cây ăn quả chính: Giảm diện tích cây vải, tăng diện tích các cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn (nhóm cây có múi, na, táo, ổi ...), đến năm 2020 diện tích cây vải 3.000 ha; nhãn 1.600 ha; chuối 1.800 ha; bưởi 1.000 ha; na 850 ha; ổi, táo 1.000 ha.
Tập trung phát triển theo hướng đầu tư quy trình công nghệ chăm sóc, cải tạo thay thế dần những vườn cây ăn quả đã già cỗi, năng suất thấp, xây dựng các vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình VietGAP; phát triển thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại ...
Chú trọng khâu sơ chế, bảo quản; đẩy mạnh áp dụng quy trình VietGAP; xây dựng và quảng bá sản phẩm.
2.2. Nội dung tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi
2.2.1. Tăng nhóm vật nuôi có giá trị kinh tế cao: Cơ cấu lại quy mô đàn lợn, giảm tỷ trọng sản phẩm thịt lợn hơi trong cơ cấu thịt hơi các loại. Phát triển đàn lợn ngoại, lợn lai năng suất, chất lượng cao, chiếm 70%; phát triển đàn bò lai Zebu và các giống bò chất lượng cao lên 60%; tăng tỷ lệ giống gà lông màu, gà bản địa có chất lượng lên 80%.
2.2.2. Tiếp tục phát triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao: Phát triển chăn nuôi trang trại, tăng sản phẩm chăn nuôi trang trại đạt 40% tổng sản lượng thịt hơi các loại; đẩy mạnh ứng công nghệ về giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, môi trường; công nghệ về chuồng trại, dây chuyền thiết bị chăn nuôi; giết mổ, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thị trường xuất khẩu.
2.2.3. Phát triển đồng bộ hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và hệ thống kinh doanh sản phẩm chăn nuôi
Thực hiện Phương án quản lý giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án quản lý, xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:
- Thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, môi trường để cung cấp thực phẩm thịt gia súc, gia cầm an toàn cho thị trường và phục vụ phương án kết nối cung cấp thực phẩm an toàn cho các bếp ăn tập thể (trường học, công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh).
- Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, môi trường đối với các điểm tập trung giết mổ, điểm giết mổ nhỏ lẻ và các chợ, điểm kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định (tại 43 điểm giết mổ gia súc, gia cầm với quy mô giết mổ từ 5 - 30 con lợn/ngày và 30 - 250 con gia cầm/ngày; 117 chợ).
- Đến năm 2020 cơ bản hình thành được hệ thống cơ sở giết mổ tập trung và cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại các địa phương; xây dựng từ 6 đến 8 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn toàn tỉnh; quy hoạch, bố trí đất đai thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng 1 cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp gắn liền với chế biến, bảo quản phục vụ xuất khẩu.
2.2.4. Phát triển hình thức sản xuất liên kết “chuỗi” từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ sản phẩm
Hình thành các Hợp tác xã, Tổ hợp tác chăn nuôi, nòng cốt là các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung; trung bình thành lập mới 5 HTX, THT/năm (đến năm 2020 có ít nhất 50 HTX, THT chăn nuôi). Đồng thời đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi, giết mổ, chế biến công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo nền tảng để hình thành liên kết chuỗi và xuất khẩu sản phẩm (xây dựng mô hình liên kết chuỗi tại các địa phương chăn nuôi trọng điểm: Huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên);
Đẩy mạnh kết nối cung cầu, chú trọng sản xuất theo chuỗi để chủ động đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 70% số trang trại chăn nuôi tập trung có sản xuất liên kết chuỗi và có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
2.2.5. Hình thành, chuyển dịch các khu chăn nuôi tập trung
Quy hoạch, bố trí đất đai để thu hút đầu tư xây dựng các khu (trại) chăn nuôi tập trung quy mô lớn, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, cơ sở chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;
Hình thành các vùng chăn nuôi xa đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; xây dựng lộ trình chuyển dịch chăn nuôi tập trung trang trại từ vùng có mật độ dân số cao, đô thị đến những vùng có mật độ dân số thấp, các xã, huyện miền núi có điều kiện bố trí đất đai để phát triển chăn nuôi; xác định được vùng chăn nuôi trọng điểm, loại vật nuôi có thế mạnh nhằm khai thác hiệu quả lợi thế phát triển của từng địa phương.
2.3. Nội dung tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp
2.3.1. Rà soát điều chỉnh 3 loại rừng: Rà soát diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu điều chỉnh sang quy hoạch rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh; chuyển đổi diện tích rừng đặc dụng xung quanh và liền kề với các điểm di tích không có khả năng tôn tạo, phục hồi, công nhận sang phát triển rừng sản xuất tại huyện Định Hóa; rà soát, điều chỉnh diện tích 1.820 ha Vườn quốc gia Tam Đảo bàn giao về tỉnh Thái Nguyên quản lý sang rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất; rà soát, bổ sung quỹ đất cho trồng rừng.
2.3.2. Nâng cao giá trị gia tăng rừng sản xuất
- Trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng thâm canh, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất:
Trồng rừng gỗ lớn 10.000 ha: Kéo dài chu kỳ kinh doanh từ 07 năm hiện nay lên 12 năm 2.200 ha; trồng mới trên đất chưa có rừng 1.800 ha; trồng lại rừng 6.000 ha, trong đó: Huyện Định Hóa 2.800 ha; huyện Phú Lương 800 ha; huyện Đại Từ 1.050 ha; huyện Võ Nhai 2.200 ha; huyện Đồng Hỷ 2.000 ha; huyện Phú Bình 500 ha; thị xã Phổ Yên 500 ha; thành phố Sông Công 50 ha, thành phố Thái Nguyên 100 ha. Trồng rừng thâm canh gỗ nhỏ: 15.000 ha.
Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất: 4.300 ha. Triển khai thực hiện Đề án “cánh rừng mẫu lớn” tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa 450 ha loài cây quế.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống, cung cấp đủ cây giống năng suất, chất lượng phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh.
- Chế biến lâm sản:
Gắn quy hoạch chế biến với phát triển vùng nguyên liệu; phát triển công nghiệp chế biến lâm sản với quy mô, công suất phù hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng các sản phẩm; giảm tỷ lệ sản phẩm chế biến thô, sản phẩm chế biến từ nguyên liệu gỗ nhỏ.
Xây dựng mới 01 nhà máy chế biến gỗ Điềm Thụy, tại Khu công nghiệp Điềm Thụy, công suất 30.600 m3 sản phẩm ván dán/năm; nhà máy sản xuất ván gỗ dán tại thành phố Thái Nguyên, công suất 30.000 m3 sản phẩm (sp)/năm; nhà máy sản xuất viên gỗ nén tại huyện Định Hóa, công suất 3.000 tấn sp/năm; nhà máy chế biến gỗ Đại Từ, công suất 30.600 m3 sản phẩm ván dán/năm; dự kiến xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây quế tại huyện Định Hóa, công suất 10.000 tấn nguyên liệu/năm.
Rà soát các cơ sở chế biến lâm sản nhỏ lẻ, không đảm bảo các tiêu chí theo quy định. Tiếp tục duy trì, củng cố, có chính sách hỗ trợ phát triển các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hiện có.
- Hình thành hệ thống đường lâm nghiệp và đường ranh cản lửa: Quy hoạch xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và sản xuất lâm nghiệp, góp phần giảm giá thành và nâng cao giá trị sản phẩm lâm nghiệp (Định mức 20m/ha đối với vùng trồng rừng tập trung quy mô lớn 200 ha trở lên, dự kiến nhu cầu cần xây dựng 460 km đường lâm nghiệp).
2.4. Nội dung tái cơ cấu lĩnh vực thuỷ sản
2.4.1. Khai thác tối đa diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thuỷ sản: Đến năm 2020 diện tích mặt nước đưa vào nuôi thuỷ sản dự kiến đạt 6.850 ha, tăng 1.000 ha, bao gồm: Ao, hồ nhỏ 2.150 ha; nuôi hồ thuỷ lợi 4.000 ha; cá ruộng 700 ha. Dự kiến sản lượng thủy sản đạt 15.400 tấn/năm.
2.4.2. Phát triển sản xuất thuỷ sản theo hướng hàng hoá tập trung, thâm canh và bán thâm canh chất lượng cao
Tăng diện tích nuôi thâm canh bằng giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Đến năm 2020, diện tích nuôi thâm canh khoảng 900 ha; nuôi bán thâm canh khoảng 2.400 ha.
Xây dựng các vùng nuôi thủy sản hàng hóa tập trung theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại... khoảng 500 ha diện tích nuôi thâm canh.
Phát triển nuôi cá lồng tại các hồ: Núi Cốc, Bảo Linh, Ghềnh Chè, Kim Đĩnh, Suối Lạnh, Nước Hai ... với quy mô dự kiến 50.000 m3 lồng trở lên.
2.4.3. Chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng tăng tỷ lệ giống có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao: Đến năm 2020 sản xuất cá giống dự kiến đạt 80 triệu con/năm, đáp ứng 90% nhu cầu giống; giống thủy sản có năng suất, chất lượng đưa vào nuôi thả đạt 70% gồm: Chép lai, Diêu hồng, Trắm đen, cá Lăng, cá Chiên,....
1. Về tổ chức, bộ máy: Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành nông nghiệp và PTNT nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, năng lực chỉ đạo, điều hành.
2. Về thông tin tuyên truyền: Tăng cường thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách tái cơ cấu nông nghiệp của Trung ương và của tỉnh; mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu từng lĩnh vực; gắn nội dung tái cơ cấu với các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
3. Về công tác quy hoạch, kế hoạch: Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp và PTNT phù hợp với điều kiện, thế mạnh của địa phương để thực hiện Đề án có hiệu quả; khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, khuyến khích người dân cho thuê đất, góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất với các doanh nghiệp để đầu tư vào sản xuất; tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nội bộ ngành nông nghiệp.
4. Về công tác đào tạo: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phục vụ sản xuất hàng hoá chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu. Công tác đào tạo nghề phải gắn với các chương trình dự án, các vùng sản xuất sản phẩm hàng hoá tập trung, các hợp tác xã, các làng nghề sản xuất.
5. Về ứng dụng khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng, giá trị góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ. Tập trung chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi theo lợi thế từng địa phương; tăng tỷ lệ sử dụng giống mới, ứng dụng quy trình sản xuất thâm canh, VietGAP; đẩy mạnh cơ khí hoá, tự động hoá trong sản xuất, chế biến.
6. Về chế biến nông sản: Tập trung phát triển chế biến công nghiệp, chế biến công nghệ cao đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước và đầu tư vốn nước ngoài; chế biến công nghiệp, bán công nghiệp, ứng dụng cơ giới hoá, chế biến thủ công truyền thống áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến tinh, sâu; đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; giảm tỷ lệ xuất bán sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế.
7. Về đổi mới, nhân rộng hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ
Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tập thể; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm; mô hình đối tác công tư (PPP - Nhà nước và tư nhân cùng hợp tác đầu tư và thực hiện).
Nâng cao hiệu quả hoạt động và thành lập mới hợp tác xã (ít nhất mỗi năm thành lập 15 hợp tác xã) ưu tiên hợp tác xã chuyên ngành như: Hợp tác xã sản xuất chế biến chè, sản xuất rau, nấm an toàn, chăn nuôi, thủy sản; hợp tác xã chế biến lâm sản; hợp tác xã dịch vụ trong nông nghiệp; nâng số tổ hợp tác nông nghiệp tăng gấp 1,5 lần so với hiện nay; mỗi địa phương xây dựng 3-5 mô hình tổ hợp tác điển hình tiên tiến cho lĩnh vực thế mạnh của địa phương để nhân rộng.
Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản hàng hóa, thị trường tiêu thụ…).
Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản,…
Tập trung hỗ trợ phát triển làng nghề chè, rau, an toàn, hoa, cây cảnh, chế biến lâm sản.
8. Hình thành liên kết chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm: Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt hướng dẫn và hỗ trợ nông dân hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới; thực thi các giải pháp tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi. Đầu tư xây dựng cơ sở trưng bày giới thiệu, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm trà và các loại nông sản của tỉnh; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.
9. Về chính sách: Cụ thể hoá, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành thực hiện xã hội hoá các nguồn lực đầu tư... Đổi mới, tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Xây dựng mới các chính sách như: Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng trên đất lúa; hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển chăn nuôi tập trung, cây trồng có giá trị hiệu quả kinh tế cao hơn; hỗ trợ sau đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; hỗ trợ xây dựng hệ thống mạng lưới bảo vệ thực vật, dịch vụ bảo vệ thực vật; hỗ trợ công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn (chè, cây ăn quả, cây dược liệu); hỗ trợ vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo mô hình cánh đồng lớn, mô hình liên kết chuỗi,…
10. Về nguồn lực đầu tư: Huy động các nguồn lực đầu tư từ nhà nước, xã hội và vốn khác cho hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Chú trọng phát triển giao thông, thuỷ lợi nội đồng đáp ứng nhu cầu sản xuất; nâng cao năng lực, hiệu quả các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản; cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm.
11. Về công tác quản lý nhà nước: Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; phòng chống dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường.
IV. ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Lĩnh vực trồng trọt
- Đề án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020. Kinh phí 221.000 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước 149.200 triệu đồng.
- Dự án ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau an toàn, sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ. Kinh phí 106.300 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước 97.300 triệu đồng.
2. Lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản
- Đề án nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa tỉnh Thái Nguyên.
- Dự án phát triển chăn nuôi, thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên. Kinh phí 229.757 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước 217.257 triệu đồng.
3. Lĩnh vực lâm nghiệp: Dự án trồng rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp phục vụ sản xuất lâm nghiệp và nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Thái Nguyên. Tổng dự toán 139.842 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước 117.842 triệu đồng. Gồm các hợp phần: Dự án trồng rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất, xây dựng vườn cây Bác Hồ tại ATK và nâng cao năng lực PCCCR; dự án xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp phục vụ sản xuất lâm nghiệp và nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Thái Nguyên.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu: Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ tái cơ cấu tổng kinh phí 150.000 triệu đồng từ ngân sách nhà nước.
5. Tổng kinh phí thực hiện: 846.899 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 733.599 triệu đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án và chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp (có thể lồng ghép vào BCĐ sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh) và hướng dẫn thực hiện Đề án.
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, vận động các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do UBND tỉnh quản lý, tích cực tham gia thực hiện.
- Chủ trì xây dựng các Đề án, dự án ưu tiên, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt và phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Phối hợp với cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện của các cấp chính quyền địa phương và nhân dân.
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành thị tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành của Trung ương, của tỉnh và đề xuất chính sách mới để thúc đẩy phát triển.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở, căn cứ chức năng nhiệm vụ, xây dựng Kế hoạch hành động, trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu lĩnh vực chuyên môn phụ trách.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung kế hoạch thực hiện Đề án khi cần thiết.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, xây dựng đề án tái cơ cấu giai đoạn tiếp theo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định các Đề án, dự án ưu tiên trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, Ban, ngành, địa phương nghiên cứu tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn.
- Tham mưu, bố trí nguồn ngân sách triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ tái cơ cấu theo Kế hoạch; đặc biệt bố trí đủ nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất và kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ các chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.
3. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất về công tác duy trì và phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm; công tác xúc tiến thương mại.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất về công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ các dự án ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất về nâng cao chất lượng và phát triển hợp tác xã.
6. Các Sở, Ban, ngành khác liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo thực hiện Đề án.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh: Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Đề án; chỉ đạo các cấp, hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp tích cực vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện Đề án.
8. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản cấp huyện, cấp xã (có thể lồng ghép vào Ban chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp).
- Xây dựng Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và tổ chức thực hiện trên địa bàn quản lý; chỉ đạo xây dựng các dự án cụ thể và huy động, lồng ghép nguồn lực để thực hiện đề án tái cơ cấu; chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh và phù hợp với quy hoạch của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác chỉ đạo, phát triển sản xuất; đề xuất chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương, gắn với các chương trình, dự án, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kịp thời và hiệu quả.
- Báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về cơ quan Thường trực; chủ trì tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đề án tại địa phương.
9. Các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan lĩnh vực nông nghiệp và PTNT: Bám sát vào nội dung Đề án để tổ chức thực hiện đảm bảo các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành ở tỉnh, các tổ chức đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020
- 2 Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2017 thực hiện phong trào thi đua Đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Quyết định 952/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu Dứa phục vụ chế biến, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020
- 4 Kế hoạch 2462/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020
- 5 Quyết định 52/2016/QĐ-UBND về quy định nội dung và mức chi cho hoạt động tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Quyết định 1384/QĐ-BNN-KH năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020
- 2 Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2017 thực hiện phong trào thi đua Đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Quyết định 952/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu Dứa phục vụ chế biến, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020
- 4 Kế hoạch 2462/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020
- 5 Quyết định 52/2016/QĐ-UBND về quy định nội dung và mức chi cho hoạt động tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp