THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 202-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 1992 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 1990;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 2. Bản Quy chế này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Các quy định trước đây trái với quy định của bản Quy chế này bị bãi bỏ.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIUÃ CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC LÀM NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CẢNG BIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 202-TTg ngày 28-12-1992 của Thủ tướng Chính phủ).
a) Hàng hải;
b) An ninh cửa khẩu;
c) Hải quan, thuế vụ;
d) Kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật và thực vật;
e) Bảo vệ môi trường;
f) Bảo vệ văn hoá;
g) Phòng chống cháy, nổ.
2- Trong khi thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước tại cảng biển, tất cả các cơ quan, tổ chức liên quan phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhanh gọn và đúng pháp luật các hoạt động nghiệp vụ của mình, tạo mọi điều kiện cho tàu ra, vào và hoạt động tại cảng một cách thuận lợi và an toàn.
3- Các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng biển có trách nhiệm hiệp thương để giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các đối tượng nói tại Điều 2, Quy chế này trên nguyên tắc tôn trọng chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức đã được pháp luật quy định.
2- Phù hợp với mục tiêu áp dụng cho Quy chế này, Giám đốc cảng vụ có quyền:
a) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng thông báo về các hoạt động nghiệp vụ đã hoặc sẽ gây ảnh hưởng đến kế hoạch bốc xếp hàng hoá của xí nghiệp cảng hay kế hoạch điều động tàu của cảng vụ.
b) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp nhằm hiệp thương giải quyết các vụ việc phát sinh, liên quan đến hoạt động của tàu biển tại cảng.
Thuyền trưởng hoặc đại lý của chủ tàu chịu trách nhiệm thông báo kế hoạch nói trên cho các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước có liên quan biết, để bố trí kế hoạch làm thủ tục cho tàu và triển khai các hoạt động nghiệp vụ khác do pháp luật quy dịnh.
2- Các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên trách phải chủ động hoàn tất các thủ tục cho phép tàu rời cảng, chậm nhất là hai tiếng đồng hồ trước khi tàu rời cảng theo kế hoạch thông báo của Giám đốc cảng vụ.
3- Chỉ có Giám đốc cảng vụ có quyền cho phép làm thủ tục cho tàu vào hay rời cảng khi tàu đang hành trình từ Phao 0 vào cảng hoặc ngược lại.
Để đảm bảo an toàn cho tầu, người và hàng hoá ở trên tầu và để đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch điều động tàu của cảng vụ, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại cảng có liên quan phải thông báo cho Giám đốc cảng vụ để phối hợp tiến hành việc làm thủ tục đối với những trường hợp nói trên.
1- Đại lý của chủ tàu có quyền đại diện cho tàu trực tiếp làm thủ tục xin cho tàu vào và rời cảng.
2- Chỉ tại các cảng có điều kiện địa lý đặc biệt hoặc trong trường hợp tầu bị tai nạn, sự cố, có yêu cầu đột xuất và trong các hoàn cảnh đặc biệt khác, mà các cơ quan, tổ chức quản lý Nhà nước tại cảng không thể tiến hành hoạt động nghiệp vụ độc lập theo quy định tại Điều 3, khoản 1, Quy chế này, thì các cơ quan, tổ chức nói trên mới được phép thành lập Đoàn liên hiệp kiểm tra để làm thủ tục cho tàu.
Trong trường hợp này, mỗi cơ quan, tổ chức tham gia Đoàn liên hiệp kiểm tra chỉ được phép cử một người và do đại diện của cảng vụ làm trưởng đoàn.
2- Trong bất kỳ trường hợp nào, các cơ quan, tổ chức có liên quan cũng phải thông báo cho cảng vụ biết về việc chậm trễ không làm xong thủ tục cho tàu vào hoặc rời cảng theo kế hoạch đã định.
Giám đốc cảng vụ chịu trách nhiệm điều tra xác định nguyên nhân gây nên sự chậm trễ nói trên và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để cùng tìm biện pháp giải quyết kịp thời.
3- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng biển, nếu cơ quan, tổ chức nào có hành động trái pháp luật, gây trở ngại, chậm trễ đối với hoạt động của tàu tại cảng hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng an toàn hàng hải của tàu, thì cơ quan, tổ chức đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiệt hai liên quan.
4- Giám đốc cảng vụ chỉ được phép cho tàu rời cảng khi tàu đã có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
2- Chỉ trong các trường hợp thật cần thiết và do pháp luật quy định, nhân viên của các cơ quan quản lý Nhà nước hoạt động tại cảng mới được phép lên tàu để tiến hành biện pháp nghiệp vụ nói trên.
Các yêu cầu nói trên phải được viết bằng văn bản và gửi cho Giám đốc cảng vụ, chậm nhất là hai tiếng đồng hồ trước khi tàu rời cảng theo kế hoạch đã định.
2- Trong trường hợp xảy ra các vụ việc liên quan đến sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại cảng hoặc các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan mà không thể hiệp thương giải quyết ngay tại cảng, thì Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan phải báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ chủ quản biết để xử lý.
Nếu xét thấy cần thiết, các Bộ có liên quan có trách nhiệm cùng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp xem xét và giải quyết các vụ việc đó.
3- Chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ kể từ khi nhận được báo cáo, những người có trách nhiệm nói tại khoản 1 và, 2, Điều này cũng phải thông báo quyết định xử lý của mình cho tổ chức và cá nhân có liên quan biết.
- 1 Nghị định 160/2003/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam
- 2 Quyết định 1330/2003/QĐ-BGTVT về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Đà Nẵng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4 Luật Hàng hải 1990
- 1 Quyết định 1330/2003/QĐ-BGTVT về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Đà Nẵng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Nghị định 160/2003/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam