- 1 Quyết định 375/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh về Cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC tại địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai
- 2 Quyết định 1409/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Ngoại giao thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Ngoại vụ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 3255/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ ngành Ngoại vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của tỉnh Đồng Nai
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2029/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 27 tháng 12 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NGOẠI VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Luật Thỏa thuận quốc tế và Nghị định 64/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã ở khu vực biên giới, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức;
Căn cứ Quyết định số 3033/QĐ-BNG ngày 18/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 188/TTr-SNgV ngày 12/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Ngoại vụ trên địa bàn tỉnh Bình Phước (phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NGOẠI VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục | Lĩnh vực | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện |
1 | Quyết định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức |
2 | Quyết định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp sở thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | Cơ quan cấp sở |
3 | Quyết định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | UBND cấp huyện |
4 | Quyết định về việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | UBND cấp xã biên giới |
5 | Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức |
6 | Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp sở thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | Cơ quan cấp sở |
7 | Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp huyện thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | UBND cấp huyện |
8 | Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp xã biên giới thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | UBND cấp xã biên giới |
9 | Quyết định về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức |
10 | Quyết định về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp sở thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | Cơ quan cấp sở |
11 | Quyết định về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp huyện thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | UBND cấp huyện |
12 | Quyết định về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp xã biên giới thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quản lý Nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế và Luật thỏa thuận quốc tế | UBND cấp xã biên giới |
PHẦN II
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
1. Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
1.1. Trình tự và cách thức thực hiện
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Trường hợp Điều lệ của tổ chức có quy định về việc xin ý kiến của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan trung ương của tổ chức.
- Bước 2: (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế cho Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đó để xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5: Người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh của tổ chức tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
- Bước 6 (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức báo cáo Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó bằng văn bản, đồng thời gửi Sở Ngoại vụ tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế để thông báo.
1.2. Thành phần hồ sơ
1.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế; nội dung chính của thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, tác động của thỏa thuận quốc tế dự định ký kết; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế; kiến nghị họ tên, chức vụ của người đại diện ký; kiến nghị về việc đăng tải, bảo mật thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
- Nội dung của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hết hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.
1.2.2 Hồ sơ trình Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó bao gồm.
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có)
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cấp sở có liên quan và cơ quan trung ương của tổ chức (nếu có)
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức (đề nghị ký kết thỏa thuận quốc tế).
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
1.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
1.4. Đối tượng thực hiện
Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
1.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, các cơ quan cấp Sở, cơ quan trung ương của tổ chức.
1.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được ký kết.
1.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
1.8. Phí và lệ phí: Không
1.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Sở
2.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế cho Sở Ngoại vụ tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5: Người đứng đầu cơ quan cấp Sở tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
- Bước 6 (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): Cơ quan cấp Sở báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản, đồng thời gửi Sở Ngoại vụ tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế.
2.2. Thành phần hồ sơ
2.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế; nội dung chính của thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, tác động của thỏa thuận quốc tế dự định ký kết; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế; kiến nghị họ tên, chức vụ của người đại diện ký; kiến nghị về việc đăng tải, bảo mật thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
- Nội dung của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hết hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.
2.2.2 Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh thuận chủ trương
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó bao gồm
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cấp sở có liên quan và cơ quan trung ương của tổ chức (nếu có)
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan cấp sở (đề nghị ký kết thỏa thuận quốc tế).
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
2.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
2.4. Đối tượng thực hiện: Cơ quan cấp Sở đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
2.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh.
2.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được ký kết.
2.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế năm 2020.
2.8. Phí và lệ phí: Không có,
2.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
3. Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện
3.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế cho Sở Ngoại vụ tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hề sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
- Bước 6 (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản, đồng thời gửi Sở Ngoại vụ tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế.
3.2. Thành phần hồ sơ
3.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế; nội dung chính của thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, tác động của thỏa thuận quốc tế dự định ký kết; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế; kiến nghị họ tên, chức vụ của người đại diện ký; kiến nghị về việc đăng tải, bảo mật thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
- Nội dung của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hết hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.
3.2.2 Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh thuận chủ trương
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó bao gồm a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cấp sở có liên quan và cơ quan trung ương của tổ chức (nếu có)
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức (đề nghị ký kết thỏa thuận quốc tế).
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cấp sở có liên quan
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của UBND cấp huyện (đề nghị ký kết thỏa thuận quốc tế).
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
3.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
3.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
3.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp huyện, Sở Ngoại vụ tỉnh, các cơ quan cấp Sở.
3.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được ký kết.
3.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
3.8. Phí và lệ phí: Không.
3.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
4. Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới
4.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1: Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của UBND cấp huyện.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): UBND cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề xuất ký thỏa thuận quốc tế cho Sở Ngoại vụ tỉnh.
- Bước 3 (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Sở Ngoại vụ tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp và các cơ quan khác có liên quan.
- Bước 4 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Các cơ quan được lấy ý kiến tại B3 trả lời bằng văn bản.
- Bước 5: Sở Ngoại vụ tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 6 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 7: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã biên giới tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
- Bước 8 (15 ngày làm việc kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): UBND cấp xã biên giới báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bằng văn bản.
- Bước 9 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo): UBND cấp huyện gửi Sở Ngoại vụ tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế.
4.2. Thành phần hồ sơ
4.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế; nội dung chính của thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, tác động của thỏa thuận quốc tế dự định ký kết; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế; kiến nghị họ tên, chức vụ của người đại diện ký; kiến nghị về việc đăng tải, bảo mật thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
- Nội dung của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hết hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh Ủy ban nhân dân cấp xã biên giới phải phù hợp quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế. Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4.2.2 Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh thuận chủ trương
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó bao gồm
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cấp sở có liên quan
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của UBND cấp huyện đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
4.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
4.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
4.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã biên giới, UBND cấp huyện, Sở Ngoại vụ tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan cấp Sở.
4.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được ký kết.
4.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
4.8. Phí và lệ phí: Không.
4.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
5. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
5.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Trường hợp Điều lệ của tổ chức có quy định về việc xin ý kiến của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan trung ương của tổ chức.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế cho Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đó để xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức quyết định bằng văn bản về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thông báo cho cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó và cho Sở Ngoại vụ tỉnh.
5.2. Thành phần hồ sơ
5.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, tác động của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế; kiến nghị họ tên, chức vụ của người đại diện ký; kiến nghị về việc đăng tải, bảo mật thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế sửa đổi, bổ sung, gia hạn bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Nội dung của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hết hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.
5.2.2 Hồ sơ trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó bao gồm a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cấp sở có liên quan và cơ quan trung ương của tổ chức (nếu có)
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức (đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế).
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế (đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn) bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
5.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
5.4. Đối tượng thực hiện
Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
5.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, các cơ quan cấp Sở, cơ quan trung ương của tổ chức.
5.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
5.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.
5.8. Phí và lệ phí: Không
5.9. Căn cứ pháp lí
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
6. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Sở
6.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế cho Sở Ngoại vụ tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): Cơ quan cấp Sở thông báo Sở Ngoại vụ tỉnh bằng văn bản.
6.2. Thành phần hồ sơ
6.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, tác động của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế; kiến nghị họ tên, chức vụ của người đại diện ký; kiến nghị về việc đăng tải, bảo mật thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế sửa đổi, bổ sung, gia hạn bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Nội dung của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hết hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.
6.2.2 Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh thuận chủ trương
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó bao gồm
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cấp sở có liên quan
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan cấp sở (đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế).
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế (đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn) bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
6.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
6.4. Đối tượng thực hiện: Cơ quan cấp Sở đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
6.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh.
6.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
6.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
6.8. Phí và lệ phí: Không.
6.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
7. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện
7.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế cho Sở Ngoại vụ tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): UBND cấp huyện thông báo Sở Ngoại vụ tỉnh.
7.2. Thành phần hồ sơ
7.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, tác động của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế; kiến nghị họ tên, chức vụ của người đại diện ký; kiến nghị về việc đăng tải, bảo mật thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Nội dung của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hết hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.
7.2.2 Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh thuận chủ trương
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó bao gồm a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cấp sở có liên quan
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của UBND cấp huyện (đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế).
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế (đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn) bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
7.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
7.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
7.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp huyện, Sở Ngoại vụ tỉnh, các cơ quan cấp Sở.
7.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
7.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
7.8. Phí và lệ phí: Không.
7.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
8. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới
8.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1: Cơ quan đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của UBND cấp huyện.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): UBND cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thỏa thuận quốc tế cho Sở Ngoại vụ tỉnh.
- Bước 3 (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Sở Ngoại vụ tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp và các cơ quan khác có liên quan.
- Bước 4 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Các cơ quan được lấy ý kiến tại B3 trả lời bằng văn bản.
- Bước 5: Sở Ngoại vụ tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 6 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bằng văn bản
- Bước 7 (15 ngày làm việc kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): UBND cấp xã biên giới báo cáo UBND cấp huyện bằng văn bản.
- Bước 8 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo): UBND cấp huyện thông báo Sở Ngoại vụ tỉnh bằng văn bản.
8.2. Thành phần hồ sơ
8.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, tác động của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế; kiến nghị họ tên, chức vụ của người đại diện ký; kiến nghị về việc đăng tải, bảo mật thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Nội dung của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hết hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh Ủy ban nhân dân cấp xã biên giới phải phù hợp quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế. Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8.2.2 Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh thuận chủ trương
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó bao gồm
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cấp sở có liên quan
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của UBND cấp huyện đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế (đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn) bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
8.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
8.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế
8.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã biên giới, UBND cấp huyện, Sở Ngoại vụ tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan cấp Sở.
8.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
8.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
8.8. Phí và lệ phí: Không.
8.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
9. Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
9.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Trường hợp Điều lệ của tổ chức có quy định về việc xin ý kiến của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan trung ương của tổ chức.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất rút khỏi, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế cho Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đó để xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh quyết định bằng văn bản về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thông báo cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó và cho Sở Ngoại vụ tỉnh bằng văn bản.
9.2. Thành phần hồ sơ
9.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
- Bản sao thỏa thuận quốc tế đã ký với đối tác.
9.2.2 Hồ sơ trình Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Bản sao thỏa thuận quốc tế đã ký với đối tác.
9.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
9.4. Đối tượng thực hiện
Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đề xuất việc rút khỏi, chấm dứt hiệu lực, đình chỉ thỏa thuận quốc tế.
9.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, các cơ quan cấp Sở, cơ quan trung ương của tổ chức.
9.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện.
9.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.
9.8. Phí và lệ phí: Không
9.9. Căn cứ pháp lí
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
10. Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Sở
10.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế cho Sở Ngoại vụ tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bằng văn bản về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): Cơ quan cấp Sở thông báo Sở Ngoại vụ tỉnh bằng văn bản.
10.2. Thành phần hồ sơ
10.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
- Bản sao thỏa thuận quốc tế đã ký với đối tác.
10.2.2 Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh thuận chủ trương
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Bản sao thỏa thuận quốc tế đã ký với đối tác.
10.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
10.4. Đối tượng thực hiện: Cơ quan cấp Sở đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế
10.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh.
10.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện.
10.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
10.8. Phí và lệ phí: Không.
10.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2:021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
11. Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện
11.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Ngoại vụ tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế cho Sở Ngoại vụ tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): UBND cấp huyện thông báo Sở Ngoại vụ tỉnh.
11.2. Thành phần hồ sơ
11.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
- Bản sao thỏa thuận quốc tế đã ký với đối tác.
11.2.2 Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh thuận chủ trương
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Bản sao thỏa thuận quốc tế đã ký với đối tác.
11.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
11.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
11.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp huyện, Sở Ngoại vụ tỉnh, các cơ quan cấp Sở.
11.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế được chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện.
11.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
11.8. Phí và lệ phí: Không.
11.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
12. Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới
12.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1: Cơ quan đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của UBND cấp huyện.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): UBND cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế cho Sở Ngoại vụ tỉnh.
- Bước 3 (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Sở Ngoại vụ tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp và các cơ quan khác có liên quan.
- Bước 4 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Các cơ quan được lấy ý kiến tại B3 trả lời bằng văn bản.
- Bước 5: Sở Ngoại vụ tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 6 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản.
- Bước 7 (15 ngày làm việc kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): UBND cấp xã biên giới báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện bằng văn bản.
- Bước 8 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo): UBND cấp huyện thông báo Sở Ngoại vụ tỉnh bằng văn bản.
12.2. Thành phần hồ sơ
12.2.1 Hồ sơ lấy ý kiến Sở Ngoại vụ và các cơ quan cấp Sở có liên quan
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
- Bản sao thỏa thuận quốc tế đã ký với đối tác.
12.2.2 Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh thuận chủ trương
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam; việc tuân thủ các quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Bản sao thỏa thuận quốc tế đã ký với đối tác.
12.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
12.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế
12.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã biên giới, UBND cấp huyện, Sở Ngoại vụ tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan cấp Sở.
12.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế được chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện.
12.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
12.8. Phí và lệ phí: Không
12.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- 1 Quyết định 375/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh về Cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC tại địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai
- 2 Quyết định 1409/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Ngoại giao thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Ngoại vụ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 3255/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ ngành Ngoại vụ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của tỉnh Đồng Nai