ỦY BAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 2033/2006/QĐ-UBTDTT | Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ đã ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ Công văn số 4190/BNV-CCVC ngày 23 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nội vụ về việc thống nhất ban hành Quy định nội dung và hình thức tuyển dụng viên chức ngành Thể dục thể thao;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định nội dung và hình thức tuyển dụng viên chức ngành Thể dục thể thao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Công văn số 1120/TCĐT ngày 16/8/1995 của Tổng cục Thể dục thể thao (nay là Ủy ban Thể dục thể thao) về việc hướng dẫn nội dung và tổ chức thi tuyển vào ngạch hướng dẫn viên, huấn luyện viên ngành Thể dục thể thao.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Thủ trưởng các vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Thể dục thể thao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
|
ỦY BAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2033/2006/QĐ-UBTDTT ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Quy định này được áp dụng cho các kỳ tuyển dụng viên chức ngạch hướng dẫn viên và huấn luyện viên ngành Thể dục thể thao.
Việc tuyển dụng viên chức ngành Thể dục thể thao nhằm lựa chọn những người có đủ điều kiện về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để làm việc cho các cơ quan, đơn vị có nhu cầu cần tuyển.
1. Việc tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, chất lượng và đúng quy định; mọi công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định đều được đăng ký dự tuyển làm viên chức ngành Thể dục thể thao. Những người được tuyển dụng phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ và được bố trí đúng việc, đủ việc theo quy định.
2. Việc tổ chức tuyển dụng phải thông qua Hội đồng tuyển dụng và được thực hiện bằng hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển.
3. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển không được tham gia vào Hội đồng tuyển dụng, làm đề thi, coi thi, chấm thi và phục vụ kỳ thi.
Chương 2:
ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG VÀ ƯU TIÊN TRONG TUYỂN DỤNG
Điều 4. Người dự tuyển vào ngạch hướng dẫn viên, huấn luyện viên phải có đủ các điều kiện sau:
1. Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
2. Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi. Các đối tượng sau đây, tuổi đời dự tuyển có thể từ 45 tuổi trở lên nhưng không quá 50 tuổi:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
b) Viên chức trong các doanh nghiệp Nhà nước;
c) Cán bộ, công chức cấp xã bao gồm các chức danh quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
d) Những người được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ thuộc chuyên ngành phù hợp với ngạch viên chức tuyển dụng.
3. Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo tiêu chuẩn của ngạch viên chức tuyển dụng.
4. Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ.
5. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
6. Điều kiện bổ sung:
a) Căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện dự tuyển như: năng khiếu, giới tính, trình độ đào tạo trên chuẩn của ngạch tuyển dụng.
b) Điều kiện bổ sung không thấp hơn hoặc trái với quy định hiện hành của Nhà nước và phải được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt.
Điều 5. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
1. Đơn xin dự tuyển.
2. Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, đơn vị nơi người đó đang công tác, học tập.
3. Bản sao giấy khai sinh.
4. Có đủ bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bảng kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch viên chức dự tuyển.
5. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
6. Bản cam kết của người dự tuyển về tính hợp pháp của các giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển.
Điều 6. Ưu tiên trong tuyển dụng:
1. Chính sách ưu tiên trong tuyển dụng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Cụ thể:
a) Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước); con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động được cộng 30 điểm vào kết quả tuyển dụng.
b) Những người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào kết quả tuyển dụng.
c) Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên được cộng 10 điểm vào kết quả tuyển dụng.
2. Các đối tượng ưu tiên khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phải phù hợp với yêu cầu xây dựng đội ngũ viên chức thể dục thể thao và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Trường hợp nhiều người có tiêu chuẩn, điều kiện và điểm ưu tiên bằng nhau ở chỉ tiêu tuyển dụng cuối cùng thì Hội đồng tuyển dụng căn cứ vào thứ tự các tiêu chí ưu tiên sau đây để xác định người trúng tuyển:
- Đã từng là huấn luyện viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia.
- Là vận động viên đội tuyển quốc gia đã đạt huy chương tại các giải thể thao quốc tế.
- Là vận động viên kiện tướng, cấp I.
- Là vận động viên đã đạt nhiều huy chương tại các giải vô địch thể thao quốc gia.
- Có trình độ đào tạo cao hơn (bậc đào tạo, xếp loại tốt nghiệp).
Chương 3:
TUYỂN DỤNG BẰNG HÌNH THỨC XÉT TUYỂN
Điều 7. Nội dung xét tuyển và cách xác định người trúng tuyển:
1. Nội dung xét tuyển bao gồm:
a) Yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng.
b) Kết quả học tập trung bình toàn khóa của người dự tuyển.
c) Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng theo quy định tại Điều 6 của Quyết định này; nếu người tuyển dụng thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được xét một diện ưu tiên cao nhất.
2. Cách xác định người trúng tuyển:
a) Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đạt yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự tuyển và có kết quả học tập trung bình toàn khóa (được tính theo thang điểm 100), cộng với chính sách ưu tiên theo quy định tính từ người có kết quả xét cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển dụng.
b) Trường hợp nhiều người có kết quả xét bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng (kể cả đã căn cứ vào các tiêu chí ưu tiên quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quyết định này) thì Hội đồng tuyển dụng bổ sung nội dung phỏng vấn để lựa chọn người có kết quả cao nhất trúng tuyển. Việc tổ chức phỏng vấn được tiến hành như sau:
- Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quy định nội dung phỏng vấn, thang điểm cụ thể và thành lập các ban chuyên môn để tiến hành phỏng vấn viên chức.
- Nội dung phỏng vấn: Nhằm đánh giá về kiến thức giao tiếp; hiểu biết chuyên môn, xã hội; nguyện vọng, hướng phấn đấu của thí sinh được tuyển dụng vào vị trí của ngạch dự tuyển.
Chương 4:
TUYỂN DỤNG BẰNG HÌNH THỨC THI TUYỂN
Điều 8. Hình thức thi tuyển gồm hai phần thi bắt buộc sau và được tính theo thang điểm 100:
- Phần thi viết (thời gian làm bài; 120 phút).
- Phần thi vấn đáp (mỗi thí sinh thi không quá 30 phút không kể thời gian chuẩn bị) hoặc trắc nghiệm (thời gian làm bài từ 45 phút đến 60 phút).
Tuỳ theo yêu cầu công việc, Hội đồng tuyển dụng có thể bổ sung thêm phần thi tin học và ngoại ngữ.
1. Thi vào ngạch hướng dẫn viên:
a) Phần thi viết: Nội dung của phần thi viết tập trung vào những kiến thức cơ bản sau:
- Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể dục, thể thao.
- Hệ thống tổ chức bộ ngành Thể dục thể thao, tổ chức xã hội về thể dục thể thao (từ Trung ương đến địa phương).
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mà thí sinh đăng ký dự tuyển.
- Quy chế, quy trình, phương pháp tổ chức đào tạo, hướng dẫn luyện tập thể dục thể thao đối với cá nhân, tập thể.
- Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các cuộc thi đấu thể dục thể thao quần chúng ở câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, của ngành.
- Những tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, chỉ tiêu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao ở nước ta.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả luyện tập của cá nhân, tập thể tham gia thể dục thể thao.
- Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của hướng dẫn viên đối với phong trào thể dục thể thao.
b) Phần thi vấn đáp: Phần thi vấn đáp nhằm mục đích phát hiện những năng khiếu, tri thức xã hội và phương pháp hướng dẫn tập luyện thể dục thể thao của thí sinh bao gồm:
- Những hiểu biết về phong trào thể dục thể thao và hình thức tổ chức tập luyện thể dục thể thao cho từng đối tượng.
- Những vấn đề tâm – sinh lý lứa tuổi người tập trong hoạt động thể dục thể thao.
- Những tình huống thường xảy ra khi người hướng dẫn viên đang làm nhiệm vụ và phương pháp xử lý các tình huống đó.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương có liên quan đến phát triển phong trào thể dục, thể thao.
- Nguyện vọng của người thi vào ngạch hướng dẫn viên.
2. Thi vào ngạch Huấn luyện viên:
a) Phần thi viết: Nội dung thi viết tập trung ở những kiến thức cơ bản sau đây:
- Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác thể dục thể thao.
- Hệ thống tổ chức của ngành Thể dục thể thao; vị trí, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức sự nghiệp và các tổ chức xã hội về thể dục, thể thao.
- Phương pháp tuyển chọn vận động viên.
- Quy chế quản lý vận động viên và quy trình, phương pháp tổ chức huấn luyện, đào tạo vận động viên.
- Phương pháp đánh giá kết quả, thành tích rèn luyện của vận động viên.
- Tổ chức huấn luyện, chỉ đạo vận động viên trước, trong và sau thi đấu.
- Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thi đấu của môn thể thao ở trong nước và thế giới.
- Vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của huấn luyện viên.
b) Phần thi vấn đáp: Phần thi vấn đáp nhằm mục đích phát hiện khả năng tổ chức và phương pháp huấn luyện vận động viên. Nội dung tập trung vào các vấn đề sau:
- Hiểu biết y học, sinh lý, tâm lý trong khi tổ chức hướng dẫn vận động viên luyện tập, thi đấu.
- Các nguyên tắc, phương pháp huấn luyện thể thao; kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên.
- Các tình huống thường gặp trong huấn luyện thể thao và phương pháp xử lý.
- Những hiểu biết cần thiết của người huấn luyện viên, nhất là môn mà người dự thi vào làm huấn luyện viên.
- Thành tích của vận động viên đội tuyển trong nước và thế giới về môn thí sinh thi làm huấn luyện viên.
- Những vấn đề kinh tế, xã hội, đời sống của địa phương ảnh hưởng đến phát triển thành tích của môn thể thao thí sinh thi làm huấn luyện viên.
- Nguyện vọng của người thi vào ngạch huấn luyện viên.
3. Thi trắc nghiệm của ngạch Hướng dẫn viên và Huấn luyện viên:
Mỗi bài thi trắc nghiệm gồm 03 thể loại câu hỏi sau:
a) Câu hỏi lựa chọn Đúng – Sai: 5 – 10 câu;
b) Câu hỏi lựa chọn 1 phương án trả lời đúng trong 03 phương án: 20 – 25 câu.
c) Câu hỏi ngỏ dành cho thí sinh tự trả lời điền vào: 5 – 10 câu.
Nội dung phần thi trắc nghiệm giống như nội dung phần thi vấn đáp.
4. Tùy theo điều kiện và khả năng của Hội đồng thi tuyển ở từng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định hình thức và nội dung thi theo quy định tại Quy định này và phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị.
Điều 10. Các xác định người trúng tuyển:
1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên và tổng điểm các phần thi cộng với điểm ưu tiên theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Quy định này (nếu có) tính từ người có tổng điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển.
2. Trường hợp nhiều người có kết quả điểm thi bằng nhau ở chỉ tiêu tuyển dụng cuối cùng của kỳ thi thì Hội đồng thi tuyển quyết định hình thức thi tiếp để chọn người có điểm cao nhất trúng tuyển hoặc căn cứ vào chính sách ưu tiên quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy định này để xác định người trúng tuyển.
Chương 5:
Điều 11. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao được quy định như sau:
1. Đối với các Bộ, Ngành ở Trung ương:
Vụ Tổ chức cán bộ các Bộ, Ngành có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng viên chức ngành thể dục thể thao của các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao trực thuộc Bộ, ngành; đề nghị người đứng đầu của Bộ, Ngành ra quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng hoặc có văn bản yêu cầu bãi bỏ quyết định tuyển dụng trái với quy định của pháp luật.
2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh):
a) Sở Nội vụ các tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thanh tra công tác tuyển dụng của các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao thuộc tỉnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh bãi bỏ quyết định tuyển dụng viên chức ngành Thể dục thể thao thuộc thẩm quyền quản lý trái quy định của pháp luật.
b) Sở Thể dục thể thao (Sở Văn hóa – Thông tin - Thể thao) có trách nhiệm hướng dẫn nội doanh nghiệp chuyên môn để thi tuyển; giám sát chỉ tiêu tuyển dụng, kiểm tra quá trình tuyển dụng ở các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao thuộc Sở; Sở Thể dục thể thao (hoặc Sở Văn hóa – Thông tin - Thể thao) có trách nhiệm tổng hợp, thống kê, báo cáo chất lượng cơ cấu viên chức ngành Thể dục thể thao của địa phương; Phê duyệt kết quả tuyển dụng của đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao trực thuộc Sở.
3. Đối với các quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện):
a) Phòng Tổ chức – Lao động (hoặc Phòng Lao động - Nội vụ) huyện có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thanh tra công tác tuyển dụng của các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao thuộc huyện; trình Ủy ban nhân dân huyện bãi bỏ quyết định tuyển dụng viên chức ngành Thể dục thể thao thuộc thẩm quyền quản lý trái quy định của pháp luật.
b) Phòng Văn hóa – Thông tin - Thể thao huyện có nhiệm vụ phối hợp trong việc tuyển dụng viên chức và có trách nhiệm tổng hợp, thống kê, báo cáo chất lượng cơ cấu viên chức ngành thể dục thể thao thuộc huyện.
4. Đối với các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao:
4.1. Các đơn vị có đủ điều kiện tổ chức tuyển dụng viên chức ngành Thể dục thể thao chịu trách nhiệm thực hiện theo Quy định này.
4.2. Các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao không đủ điều kiện tổ chức tuyển dụng viên chức ngành Thể dục thể thao xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cần tuyển đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp trên trực tiếp tổ chức tuyển dụng. Kết quả tuyển dụng sẽ được công bố công khai và phân bổ về đơn vị sử dụng.
4.3. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng làm việc theo quy định và báo cáo danh sách tuyển dụng về cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức để kiểm tra, theo dõi.
5. Cơ quan, đơn vị và cá nhân nào vi phạm Quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Ủy ban Thể dục thể thao để nghiên cứu giải quyết./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1 Thông tư 05/2016/TT-BVHTTDL bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2 Quyết định 485/QĐ-BVHTTDL năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 3 Quyết định 485/QĐ-BVHTTDL năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Nghị định 121/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 2 Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 3 Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 4 Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- 5 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 6 Nghị định 22/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban thể dục thể thao
- 7 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 8 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 2 Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- 3 Thông tư 05/2016/TT-BVHTTDL bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4 Quyết định 485/QĐ-BVHTTDL năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018