ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2038/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 28 tháng 07 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tại Tờ trình số 09/TTr-KKT ngày 15/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ VÂN PHONG TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
STT | Tên thủ tục hành chính |
I. Lĩnh vực đất đai | |
1 | Thủ tục Xác nhận hợp đồng văn bản bất động sản |
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
STT | Số hồ sơ TTHC(1) | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2) |
I. Lĩnh vực Lao động - Thương binh và xã hội | |||
1 |
| Thủ tục Chấp thuận nội quy lao động | Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012; Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động |
2 |
| Thủ tục Cấp, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài | Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. |
II. Lĩnh vực Môi trường | |||
1 |
| Thủ tục Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường | - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường. |
Phần II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ VÂN PHONG.
I. Lĩnh vực Lao động, Thương binh và xã hội:
I.1. Thủ tục Chấp thuận Nội quy lao động:
1. Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị đăng ký Nội quy lao động tại bộ phận Một cửa - Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong - 6 Lê Thành Phương, Nha Trang, Khánh Hòa. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: trong giờ hành chính từ 7h00 - 11h30 và từ 13h30 - 17h00.
+ Bước 2: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong thẩm định hồ sơ và ban hành Thông báo về việc đăng ký Nội quy lao động. Trường hợp nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
+ Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả Thông báo về việc đăng ký Nội quy lao động tại bộ phận Một Cửa - Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp qua mạng internet.
- Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng internet, doanh nghiệp khi đến nhận kết quả thì phải nộp hồ sơ như theo thành phần hồ sơ TTHC đã quy định.
- Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, Ban Quản lý sẽ trả kết thực hiện thủ tục qua đường bưu điện theo địa chỉ của doanh nghiệp lúc nhận hồ sơ.
3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
- Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
- Biên bản góp ý của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
- Nội quy lao động.
4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: doanh nghiệp.
7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong
8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo về việc đăng ký Nội quy lao động
9. Lệ phí: không.
10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
I.2. Cấp, cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài.
1. Cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài
1.1. Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại bộ phận Một cửa - Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong - 6 Lê Thành Phương, Nha Trang, Khánh Hòa. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: trong giờ hành chính từ 7h00 - 11h30 và từ 13h30 - 17h00.
+ Bước 2: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép lao động. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Người sử dụng lao động nhận giấy phép lao động tại bộ phận Một cửa - Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng internet. Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng internet, doanh nghiệp khi đến nhận kết quả thì phải nộp hồ sơ như theo thành phần hồ sơ TTHC đã quy định
1.3. Thành phần hồ sơ:
1. Văn bản đề nghị cấp GPLĐ của người sử dụng lao động (mẫu số 6).
2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ:
- Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
- Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
- Trường hợp người lao động nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
- Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
- Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
5. Thông báo của cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh về vị trí công việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài; hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.
6. 02 ảnh màu (kích thước 4cm ´ 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phong ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ quy định tại mục 2, 3, 4 là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
a) Đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
b) Đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
d) Đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
g) Đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hình thức nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.
Các giấy tờ theo quy định tại mục này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.5. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức sử dụng lao động người nước ngoài.
1.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong
1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lao động
1.9. Lệ phí: 400.000 đồng/giấy phép.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Công văn đề nghị cấp GPLĐ (mẫu số 6)
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;
- Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND ngày 22/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Mẫu số 6: Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.
TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Socialist Republic of Vietnam |
SỐ (No):……./……-……… Suggestion for issuance of work permit for foreign employee | ………, ngày ….. tháng ….. năm…… |
Kính gửi:..................................................................................
To:
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức:...........................................................................................
Name of enterprise/organization:
2. Loại hình doanh nghiệp/tổ chức:..................................................................................
Form of enterprise/organization:
3. Tổng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức:............................... người
Total of employee
Trong đó số lao động nước ngoài là:...................................................................... người
Number of foreign employees
4. Địa chỉ:............................................................................................................................
Address:
5. Điện thoại:.......................................................................................................................
Telephone number (Tel):
6. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số:............................................................................
Permission for business (No):
7. Cơ quan cấp:.................................................... Ngày cấp:.............................................
Place of issue Date of issue
8. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động):...................................................................................
Fields of business:
Đề nghị:…………………………. cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:
Suggestion: issuance of work permit for foreign employee, the detail as below
9. Họ và tên:.................................................. 10. Nam (M) Nữ (F)......................................
Full name
11. Ngày, tháng, năm sinh:..................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)
12. Quốc tịch hiện nay:........................................................................................................
Nationality
13. Số hộ chiếu.................................................. 14. Ngày cấp:...........................................
Passport number Date of issue
15. Cơ quan cấp:......................................... 16. Thời hạn hộ chiếu:...................................
Issued by Date of expiry
17. Trình độ chuyên môn (tay nghề):..................................................................................
Professional qualification (skill)
18. Làm việc tại doanh nghiệp/tổ chức:..............................................................................
Working at enterprise, organization
19. Địa điểm làm việc:.........................................................................................................
Working place
20. Vị trí công việc:..............................................................................................................
Job assignment
21. Thời hạn làm việc từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …… tháng …… năm………
Period of work from………………………………………………to………………………………
I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Education and Qualifications
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
II. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
Working period
22. Nơi làm việc
- Nơi làm việc lần 1:
First working place
Vị trí công việc:..................................................................................................................
Job assignment:
Thời gian làm việc từ ngày: ……./……/……. đến ngày: ……/……/..................................
Period of work from ………………..To………………..
- Nơi làm việc lần 2:...........................................................................................................
- Nơi làm việc lần:...............................................................................................................
- Nơi làm việc cuối cùng hoặc hiện tại:...............................................................................
Last or current working place
+ Vị trí công việc:................................................................................................................
Job assignment:
Thời gian làm việc từ ngày: ……./……/……. đến ngày: ……/……/...................................
Period of work from ………………….…..To………….………..
III. THÔNG TIN KHÁC
Other information
23. Chứng minh trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc sẽ đảm nhận:
...............................................................................................................................................
Professional qualification (skill) of foreign employee meet the requirements of the assigned positions
24. Lý do ông (bà)........................................ làm việc tại Việt Nam:...........................................
The reasons for Mr. (Ms.) working in Vietnam
25. Mức lương: …………………..VNĐ
Wage/Salary:
26. Đến cư trú tại Việt Nam lần thứ:...........................................................................................
Times of residence in VietNam: ………………… times
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC |
2. Cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài.
2.1. Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài tại bộ phận Một cửa - Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong - 6 Lê Thành Phương, Nha Trang, Khánh Hòa. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: trong giờ hành chính từ 7h00 - 11h30 và từ 13h30 - 17h00
+ Bước 2: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong thẩm định hồ sơ và cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Người sử dụng lao động nhận giấy phép lao động tại tại bộ phận Một cửa - Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
2.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng internet. Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng internet, doanh nghiệp khi đến nhận kết quả thì phải nộp hồ sơ như theo thành phần hồ sơ TTHC đã quy định
2.3. Thành phần hồ sơ:
2.3.1. Đối với trường hợp GPLĐ hết hạn.
- Văn bản đề nghị cấp lại GPLĐ của người sử dụng lao động (mẫu số 8);
- 02 ảnh màu (kích thước 4x6, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phong ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất), còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn;
- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;
- Thông báo của cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh về vị trí công việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài; hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.
- Và một trong các giấy tờ sau:
+ Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
+ Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
+ Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục đàm phán cung cấp dịch vụ tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
+ Văn bản của một nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
+ Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Các giấy tờ quy định tại điểm này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miền hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.3.2. Đối với trường hợp GPLĐ bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên GPLĐ như họ, tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc.
- Văn bản đề nghị cấp lại GPLĐ của người sử dụng lao động (mẫu số 8);
- 02 ảnh màu (kích thước 4x6, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phong ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
- GPLĐ đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
- Văn bản giải trình của người lao động nước ngoài có xác nhận của người sử dụng lao động (đối với trường hợp bị mất).
2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức sử dụng lao động người nước ngoài.
2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong
2.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép lao động
2.9. Lệ phí: 300.000 đồng/giấy phép.
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Công văn đề nghị cấp lại GPLĐ (mẫu số 8)
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng.
- Thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động đã cấp: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc.
Địa điểm làm việc ghi trên giấy phép lao động là địa chỉ nơi người lao động nước ngoài làm việc. Thay đổi địa chỉ làm việc ghi trên giấy phép lao động là việc người lao động nước ngoài được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc toàn bộ thời gian tại chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở khác của người sử dụng lao động tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;
- Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND ngày 22/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Mẫu số 8: Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.
TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Socialist Republic of Vietnam |
SỐ (No):……./……-……… Suggestion for re-issuance of work permit | ………, ngày ….. tháng ….. năm…… |
Kính gửi:..................................................................................
To:
1. Doanh nghiệp/tổ chức:.........................................................................................................
Enterprise/organization:
2. Loại hình doanh nghiệp/tổ chức:...........................................................................................
Form of enterprise/organization:
3. Địa chỉ:................................................................................................................................
Address:
4. Điện thoại:............................................................................................................................
Telephone number (Tel):
Đề nghị:…………………cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:
Suggestion: re-issuance of work permit for foreign employee, the details as below
5. Họ và tên: …………………………………………
6. Nam (M) Nữ (F)
Full name
7. Ngày, tháng, năm sinh:.........................................................................................................
Date of birth (DD-MM-YY)
8. Quốc tịch hiện nay:...............................................................................................................
Nationality
9. Số hộ chiếu…………………………………………
10. Ngày cấp:………………………………………….
Passport number Date of issue
11. Cơ quan cấp:.....................................................................
12. Thời hạn hộ chiếu:………………………….
Issued by Date of expiry
13. Trình độ chuyên môn (tay nghề):..........................................................................................
Professional qualification (skill)
14. Làm việc tại (tên doanh nghiệp/tổ chức):..............................................................................
Working at (name of enterprise/organization)
15. Địa điểm làm việc:..............................................................................................................
Working place
16. Vị trí công việc:..................................................................................................................
Job assignment
17. Thời hạn làm việc từ ngày ….. tháng ….. năm ……. đến ngày …… tháng …… năm ……….
Period of work from ................................................................. to..............................................
18. Lý do đề nghị cấp lại giấy phép lao động
Reason for re-issuance of work permit
...........................................................................................................
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC |
II. Lĩnh vực môi trường:
II.1. Thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường:
1 .Trình tự thực hiện:
a. Đối với tổ chức, cá nhân:
- Chuẩn bị hồ sơ: theo quy định tại mục 3 phần này.
- Nơi nộp hồ sơ: bộ phận “Một cửa” của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong trong giờ hành chính.
- Nơi nhận kết quả: bộ phận “Một cửa” của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong trong giờ hành chính.
b) Đối với cơ quan hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong là đơn vị tiếp nhận hồ sơ, xem xét và cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận “Một cửa” của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong; số 04-06 Lê Thành Phương - Nha Trang.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM:
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM (Phụ lục 2.3 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT);
- Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương);
- Bảy (07) bản Báo cáo ĐTM (Phụ lục 2.4, Phụ lục 2.5 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT) (trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, Chủ đầu tư phải cung cấp thêm số lượng báo cáo ĐTM theo yêu cầu của cơ quan thường trực hội đồng).
- Một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, hoặc thông báo chấp nhận bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường (đối với trường hợp dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của doanh nghiệp đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo ĐTM, hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường, tới mức tương đương với các đối tượng lập Báo cáo ĐTM).
- Một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM (đối với dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM nhưng chưa đi vào vận hành mà thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo ĐTM theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT).
3.2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo ĐTM:
- Một (01) văn bản giải trình về nội dung chỉnh sửa báo cáo ĐTM;
- Năm (05) bộ Báo cáo ĐTM đã được chỉnh sửa hoàn chỉnh (*);
- Một (01) bản CD-ROM ghi nội dung Báo cáo ĐTM.
Lưu ý:
- Mục 3.2 chỉ áp dụng đối với trường hợp báo cáo được thông qua nhưng phải bổ sung, chỉnh sửa; Trường hợp hồ sơ không được thông qua thì Chủ đầu tư thực hiện lại các thủ tục như thẩm định lần đầu.
(*): Báo cáo phải được đóng thành quyển gáy cứng và Chủ đầu tư phải ký vào phía dưới của từng trang báo cáo.
4. Thời hạn giải quyết:
Thẩm định báo cáo ĐTM: 26 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Phê duyệt báo cáo ĐTM: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh (ngoại trừ các dự án tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải).
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM (kèm theo bộ báo cáo ĐTM được phê duyệt).
8. Lệ phí:
- Phí thẩm định đối với báo cáo mời chuyên gia thẩm định từ các địa phương ngoài tỉnh: 5.000.000 đồng/báo cáo.
- Phí thẩm định đối với báo cáo còn lại: 4.000.000 đồng/báo cáo.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM (Phụ lục 2.3 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT);
- Mẫu văn bản Báo cáo ĐTM (Phụ lục 2.4, Phụ lục 2.5 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
10.1. Yêu cầu về thời điểm trình hồ sơ thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM:
a) Đối với dự án phải quyết định chủ trương đầu tư, chủ dự án phải trình hồ sơ trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;
b) Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải trình hồ sơ trước khi trình cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản;
c) Đối với dự án thăm dò, khai thác mỏ dầu khí, chủ dự án phải trình hồ sơ trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ;
d) Đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải trình hồ sơ trước khi trình cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
đ) Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, chủ dự án phải trình hồ sơ trước khi trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư.
10.2. Điều kiện của tổ chức lập báo cáo ĐTM:
Chủ dự án, tổ chức tư vấn thực hiện thủ tục hành chính phải có đủ các điều kiện sau đây mới được lập báo cáo ĐTM:
a) Có cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành;
b) Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên;
c) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 56/2007/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan địa phương thực hiện.
PHỤ LỤC 2.3
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | (Địa danh), ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ dự án (2), thuộc mục số... Phụ lục II (hoặc thuộc mục số... Phụ lục III) Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Dự án đầu tư do... phê duyệt.
- Địa điểm thực hiện Dự án:…;
- Địa chỉ liên hệ:...;
- Điện thoại:...; Fax:...; E-mail: ...
Xin gửi đến quý (3) hồ sơ gồm:
- Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương);
- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án bằng tiếng Việt. Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường của Dự án.
Nơi nhận: | (4) |
Ghi chú:
(1) Doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án;
(2) Tên đầy đủ của Dự án;
(3) Cơ quan tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
(4) Thủ trưởng, người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án.
PHỤ LỤC 2.4
MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)
(Tên cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án) BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Tháng... năm…
|
Ghi chú:
(1) Tên đầy đủ, chính xác của Dự án;
(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
PHỤ LỤC 2.5
CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Cần nêu rõ các nội dung chính của dự án, các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, các biện pháp giảm thiểu tác động xấu và chương trình quản lý môi trường. Bản tóm tắt cần được trình bày súc tích với văn phong dễ hiểu, không nặng tính kỹ thuật và có dung lượng không quá 10% tổng số trang của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án:
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư (sự cần thiết phải đầu tư dự án), trong đó nêu rõ là loại dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp hay dự án loại khác.
Lưu ý:
- Đối với trường hợp lập lại báo cáo ĐTM, phải nêu rõ lý do lập lại và nêu rõ số, thời gian ban hành, cơ quan ban hành quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án trước đó).
- Đối với trường hợp dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất, phải nêu rõ văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận/đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt/văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của dự án).
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án: đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt hoặc đã được phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của quyết định phê duyệt).
1.4. Trường hợp dự án nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác thì phải nêu đầy đủ tên gọi của khu đó, sao và đính kèm các văn bản sau vào Phụ lục của báo cáo ĐTM:
- Quyết định phê duyệt (nếu có) báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác.
- Văn bản xác nhận (nếu có) đã thực hiện/hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối/với trường hợp báo cáo ĐTM của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác đi vào vận hành sau ngày 01 tháng 7 năm 2006).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản.
2.2. Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác được sử dụng trong báo cáo ĐTM của dự án.
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Liệt kê đầy đủ các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và phân loại thành hai nhóm:
- Các phương pháp ĐTM;
- Các phương pháp khác (điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đo đạc và phân tích môi trường...).
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
4.1. Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM. Trường hợp có thuê dịch vụ tư vấn, nêu rõ tên cơ quan cung cấp dịch vụ, họ và tên người đứng đầu cơ quan cung cấp dịch vụ, địa chỉ liên hệ của cơ quan cung cấp dịch vụ.
4.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án (bao gồm các thành viên của chủ dự án và các thành viên của cơ quan tư vấn, nêu rõ học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên).
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Nêu chính xác như tên trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của dự án).
1.2. Chủ dự án
Nêu đầy đủ: tên của cơ quan chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ quan chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với:
- Các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối, ao hồ và các vực nước khác; hệ thống đồi núi; khu bảo tồn…)
- Các đối tượng kinh tế - xã hội (khu dân cư; khu đô thị; các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử...)
- Các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án, đặc biệt là những đối tượng có khả năng bị tác động bởi dự án.
- Các phương án vị trí của dự án (nếu có) và phương án lựa chọn. Lưu ý mô tả cụ thể hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án.
Các thông tin về các đối tượng tại mục này phải được thể hiện trên sơ đồ vị trí địa lý (trường hợp cần thiết, chủ dự án bổ sung bản đồ hành chính vùng dự án hoặc ảnh vệ tinh) và có chú giải rõ ràng.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án lựa chọn)
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của các hạng mục của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án, kèm theo sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình. Các công trình được phân thành 2 loại sau:
- Các hạng mục công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án;
- Các hạng mục công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động của công trình chính, như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, cây xanh phòng hộ môi trường, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải rắn (nếu có), các công trình bảo vệ rừng, tài nguyên thủy sản, phòng chống xâm nhập mặn, lan truyền nước phèn, ngăn ngừa thay đổi chế độ thủy văn, phòng chống xói lở, bồi lắng; các công trình ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ, sự cố môi trường (nếu có) và các công trình khác (tùy thuộc vào loại hình dự án).
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ sản xuất, vận hành từng hạng mục công trình có khả năng gây tác động đến môi trường, kèm theo sơ đồ minh họa. Trên các sơ đồ minh họa này phải chỉ rõ các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh, như: nguồn phát sinh chất thải và các yếu tố gây tác động khác không do chất thải gây ra như thay đổi cân bằng nước, bồi lắng, xói lở, chấn động, ồn, xâm phạm vùng sinh thái tự nhiên, xâm phạm vào khu dân cư, điểm di tích, công trình tôn giáo văn hóa, khu sản xuất, kinh doanh.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị
Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị chính cần có của dự án (nếu là thiết bị công nghệ cũ thì cần làm rõ tỷ lệ phần trăm của thiết bị).
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án
Liệt kê đầy đủ thành phần và tính chất của các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên thương hiệu và công thức hóa học (nếu có).
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành và đi vào vận hành chính thức và có thể thể hiện dưới dạng biểu đồ.
1.4.8. Vốn đầu tư
Nêu rõ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó, chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Yêu cầu:
- Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, nội dung của mục 1.4 cần phải thể hiện thêm các thông tin về cơ sở đang hoạt động đặc biệt là các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.
- Đối với dự án được lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này, nội dung của mục 1.4 cần làm rõ hiện trạng thi công các hạng mục công trình của dự án, thể hiện rõ các thông tin về những thay đổi, điều chỉnh của dự án.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình có thể bị tác động bởi dự án (đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan; dự án khai thác khoáng sản và dự án liên quan đến các công trình ngầm thì phải mô tả một cách chi tiết); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng
Chỉ trình bày các đặc trưng khí tượng có liên quan đến dự án và/hoặc làm căn cứ cho các tính toán có liên quan đến ĐTM (nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió, nắng và bức xạ, lượng mưa, bão và các điều kiện về khí tượng dị thường khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn
Chỉ trình bày các đặc trưng thủy văn/hải văn có liên quan đến dự án và/hoặc làm căn cứ cho các tính toán có liên quan đến ĐTM (mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy và các điều kiện về thủy văn/hải văn khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý
Chỉ đề cập và mô tả những thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án, như: môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến những vùng bị ảnh hưởng ở cuối các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án, đất, trầm tích và hệ sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải và các yếu tố khác của dự án.
Đối với môi trường không khí, nước, đất và trầm tích đòi hỏi như sau:
- Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành ĐTM về chất lượng môi trường khu vực dự án (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực. Các điểm đo đạc, lấy mẫu ít nhất phải là các điểm chịu tác động trực tiếp bởi các hoạt động của dự án. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm về quan trắc, phân tích môi trường; kết quả đo đạc, lấy mẫu, phân tích phải được hoàn thiện và được xác nhận của các đơn vị có chức năng theo quy định của pháp luật);
- Nhận xét về mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất và trầm tích được đánh giá so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Nhận định về nguyên nhân, nguồn gốc ô nhiễm. Trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu về môi trường, đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường ở khu vực dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học
Cần có số liệu mới nhất về các hệ sinh thái trên cơ sở khảo sát thực tế do chủ dự án hoặc chủ dự án ủy nhiệm cơ quan tư vấn thực hiện, hoặc tham khảo từ các nguồn khác.
- Nêu số liệu, thông tin về các hệ sinh thái cạn có thể bị tác động bởi dự án bao gồm: các nơi cư trú, các vùng sinh thái nhạy cảm (đất ngập nước, các vườn quốc gia, khu bảo vệ thiên nhiên,khu dự trữ sinh quyển trong và lân cận khu vực dự án), khoảng cách từ dự án đến các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất. Diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục các loài thực vật, động vật hoang dã, các loài sinh vật được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án.
- Nêu số liệu, thông tin về các hệ sinh thái nước có thể bị tác động bởi dự án bao gồm các đặc điểm hệ sinh thái nước, danh mục các loài phiêu sinh, động vật đáy, cá và tài nguyên thủy sản khác.
Yêu cầu:
- Cần có số liệu mới nhất về điều kiện môi trường tự nhiên trên cơ sở khảo sát thực tế do chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn thực hiện. Nếu là số liệu của các đơn vị khác cần ghi rõ nguồn, thời gian khảo sát.
- Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, trên cơ sở số liệu hiện có, nội dung của mục 2.1 Phụ lục này cần bổ sung các thông tin về những thay đổi môi trường tự nhiên so với thời điểm phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án trước đó và nêu rõ số liệu về kết quả giám sát, quan trắc môi trường đã được thực hiện đối với cơ sở đang hoạt động. Phân tích các nguyên nhân của các thay đổi đó.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Điều kiện về kinh tế
Chỉ đề cập đến những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác), nghề nghiệp, thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng do dự án trong khu vực dự án và số liệu kinh tế vùng kế cận có thể bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
2.2.2. Điều kiện về xã hội
Chỉ đề cập đến: dân số, đặc điểm các dân tộc (nếu là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số), vị trí, tên những các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi dự án; các ngành y tế, văn hóa giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương tại vùng có thể bị tác động do dự án.
Yêu cầu:
- Số liệu về kinh tế, xã hội phải được cập nhật vào thời điểm ĐTM trên cơ sở chủ dự án hoặc cơ quan tư vấn khảo sát bổ sung, kết hợp số liệu thu thập từ các nguồn khác. Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này và các dự án quy định tại Điều 11 của Thông tư này, nội dung của mục 2.2 Phụ lục này cần so sánh, đối chiếu với điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và phân tích các nguyên nhân của các thay đổi đó.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Nguyên tắc chung: Việc đánh giá tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội được thực hiện theo các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có) như: tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không gian và thời gian (đánh giá một cách định tính, định lượng, chi tiết và cụ thể cho dự án đó bằng các phương pháp tính toán cụ thể hoặc mô hình hóa (trong các trường hợp có thể sử dụng mô hình) để xác định một cách định lượng các tác động) và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành).
3.1. Đánh giá tác động
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án.
Việc đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án phải được thực hiện đối với các hoạt động trong giai đoạn này và phải bao gồm các công việc sau:
- Phân tích, đánh giá ưu điểm, nhược điểm từng phương án địa điểm thực hiện dự án (nếu có) đến môi trường.
- Tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có). Trường hợp các hoạt động giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư được thực hiện theo nhiều giai đoạn, nội dung này cần tiếp tục được đánh giá đầy đủ trong các giai đoạn tương ứng;
Tác động do quá trình san lấp mặt bằng dự án (nếu có).
3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án
3.1.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn khác của dự án (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường)
Yêu cầu:
Trong giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành và giai đoạn khác (nếu có) của dự án (mục 3.1.2, 3.1.3 và 3.1.4 Phụ lục này), cần làm rõ các hoạt động của dự án và trên cơ sở đó đánh giá tác động của các hoạt động của dự án theo từng nguồn gây tác động. Từng nguồn gây tác động phải được đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động, phạm vi tác động, mức độ tác động, xác suất xảy ra tác động, khả năng phục hồi của các đối tượng bị tác động.
Lưu ý cần làm rõ:
- Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: cần cụ thể hóa về thải lượng (tải lượng) và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất thải;
- Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vật, động vật hoang dã, tác động đến các hệ sinh thái nhạy cảm, suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học, các tác động do biến đổi khí hậu và các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải khác);
3.1.5. Tác động do các rủi ro, sự cố
- Việc đánh giá tác động này là dựa trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro của dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương) hoặc dựa trên cơ sở giả định các rủi ro, sự cố xảy ra trong quá trình triển khai dự án;
- Chỉ dẫn cụ thể về không gian, thời gian có thể xảy ra rủi ro, sự cố;
- Chỉ dẫn cụ thể về mức độ, không gian và thời gian xảy ra tác động do rủi ro, sự cố.
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
Nhận xét khách quan về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án. Đối với những vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan và các lý do chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).
Chương 4
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng
4.1.3. Trong giai đoạn vận hành
4.1.4. Trong các giai đoạn khác (nếu có)
4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
4.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
4.2.2. Trong giai đoạn xây dựng
4.2.3. Trong giai đoạn vận hành
4.2.4. Trong các giai đoạn khác (nếu có)
Yêu cầu:
- Đối với mỗi giai đoạn nêu tại mục 4.1 và 4.2 Phụ lục này, việc đề ra các biện pháp phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
+ Mỗi loại tác động xấu đến các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội đã xác định tại Chương 3 đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, có lý giải rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm, mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp việc triển khai các biện pháp giảm thiểu của dự án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, phải kiến nghị cụ thể tên các cơ quan, tổ chức đó và đề xuất phương án phối hợp cùng giải quyết; trường hợp không thể có biện pháp khả thi thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị về phương hướng, cách thức giải quyết;
+ Phải chứng minh được sau khi áp dụng biện pháp giảm thiểu, các tác động xấu sẽ được giảm đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp bất khả kháng, phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
+ Mỗi biện pháp đưa ra phải được cụ thể hóa về: tính khả thi của biện pháp; không gian, thời gian và hiệu quả áp dụng của biện pháp.
- Đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, nội dung của các điểm 4.1.3, 4.2.3 Phụ lục này cần nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình, biện pháp này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.
Chương 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường
Xây dựng một chương trình nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường cho các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án, vận hành dự án và giai đoạn khác (nếu có). Chương trình quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các chương 1,3,4 dưới dạng bảng như sau:
Giai đoạn hoạt động của Dự án | Các hoạt động của dự án | Các tác động môi trường | Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường | Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường | Thời gian thực hiện và hoàn thành | Trách nhiệm tổ chức thực hiện | Trách nhiệm giám sát |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Chuẩn bị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
| |
Xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
| |
Vận hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
| |
Giai đoạn khác (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
5.2. Chương trình giám sát môi trường
Đề ra chương trình nhằm giám sát các chất thải và các tác động không liên quan đến chất thải phát sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng, vận hành, và giai đoạn khác (nếu có), như: tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường của dự án.
- Giám sát chất thải: phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và những thông số đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam với tần suất tối thiểu 01 lần/03 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành (không bắt buộc đối với chất thải rắn).
Đối với các dự án phát sinh nước thải, khí thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao, phải lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động, liên tục lưu lượng và các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải để cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét, quyết định. Trong mọi trường hợp, bắt buộc phải lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động, liên tục lưu lượng và các thông số ô nhiễm đặc trưng đối với dự án có phát sinh nước thải với lưu lượng thải từ 5.000m3/24h trở lên và dự án có phát sinh khí thải với lưu lượng thải từ 100.000m3/h (không áp dụng đối với khí thải phát sinh từ đuốc đốt khí đồng hành trong hoạt động khai thác dầu, khí).
- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
- Giám sát khác (nếu có, tùy thuộc từng dự án cụ thể):
+ Giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động tới các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội khác với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát (nếu có) phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
+ Giám sát sự thay đổi của các loài động vật, thực vật quý hiếm trong khu vực thực hiện dự án và chịu tác động xấu do dự án gây ra với tần suất tối thiểu 01 lần/năm.
Chương 6
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Nêu tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng và tổng hợp các ý kiến theo các mục như sau:
6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã.
6.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư (nếu có)
6.3. Ý kiến của tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi Dự án (nếu có)
6.4. Ý kiến của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (nếu có)
6.5. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức được tham vấn.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Phải có kết luận về những vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết những tác động chưa, những vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của những tác động đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động xấu và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; những tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.
3. Cam kết
Các cam kết của chủ dự án về việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.5 Chương 6 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án, gồm:
- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn chuẩn bị và xây dựng đến thời điểm trước khi dự án đi vào vận hành chính thức;
- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án;
- Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án;
- Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi dự án kết thúc vận hành.
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo (không phải do chủ dự án tự tạo lập) trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tên gọi, xuất xứ, thời gian, tác giả, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu).
Yêu cầu: Các tài liệu tham khảo phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của báo cáo ĐTM.
PHỤ LỤC
Đính kèm trong Phụ lục của báo cáo ĐTM các loại tài liệu sau đây:
- Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, không bao gồm các văn bản pháp lý chung của Nhà nước;
- Các sơ đồ (bản vẽ, bản đồ) khác liên quan đến dự án nhưng chưa được thể hiện trong các chương của báo cáo ĐTM;
- Các phiếu kết quả phân tích các thành phần môi trường (không khí, tiếng ồn, nước, đất, trầm tích, tài nguyên sinh học...) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của Thủ trưởng cơ quan phân tích và đóng dấu;
- Bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng và các phiếu điều tra xã hội học (nếu có);
- Các hình ảnh liên quan đến khu vực dự án (nếu có);
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Yêu cầu: Các tài liệu nêu trong Phụ lục phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của báo cáo ĐTM.
III. Lĩnh vực đất đai:
III.1. Thủ tục xác nhận hợp đồng, văn bản bất động sản:
1. Trình tự thực hiện:
a) Đối với tổ chức có nhu cầu xác nhận hợp đồng, văn bản bất động sản:
- Chuẩn bị hồ sơ: theo đúng quy định tại mục 3 phần này.
- Nơi nộp hồ sơ: bộ phận “Một cửa” trong giờ hành chính hoặc trực tuyến tại Trang thông tin điện tử: http://motcua.vanphong.khanhhoa.gov.vn của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
- Nơi nhận kết quả: bộ phận “Một cửa” của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong trong giờ hành chính.
b) Đối với cơ quan hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tiếp nhận hồ sơ, xem xét và cấp giấy xác nhận hợp đồng, văn bản bất động sản.
2. Cách thức thực hiện:
Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” hoặc trực tuyến tại Trang thông tin điện tử: http://motcua.vanphong.khanhhoa.gov.vn; nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận “Một cửa” của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong; số 04 - 06 Lê Thanh Phương - Nha Trang.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Phiếu yêu cầu xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản (mẫu 62/PYC).
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện).
c) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
d) Hợp đồng, văn bản về bất động sản.
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ yêu cầu xác nhận còn có thêm một hoặc các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin tách thửa, hợp thửa trong trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất (mẫu số 11/ĐK);
b) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng được cấp theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ (gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài sản đó bán, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn;
c) Văn bản xác nhận tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc ngân sách nhà nước đối với trường hợp bên có quyền sử dụng đất là tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm; tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
d) Bản sao giấy phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà theo quy định của pháp luật thì tài sản đó phải được cấp phép xây dựng hoặc phải lập dự án đầu tư;
đ) Quyết định cho phép chuyển nhượng của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư.
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ (Riêng số lượng của hợp đồng, văn bản bất động sản thì phụ thuộc vào nhu cầu của tổ chức (lưu ý, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ lưu lại 01 bộ)).
4. Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong trường hợp cần có thông tin địa chính để phục vụ việc xác nhận, hợp đồng văn bản bất động sản, thì thời gian cung cấp thông tin của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không tính vào thời hạn xử lý hồ sơ).
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận hợp đồng, văn bản bất động sản.
8. Lệ phí: không thu phí.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu yêu cầu xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản (mẫu 62/PYC).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
10.1. Yêu cầu về hồ sơ đầy đủ:
a) Danh mục, số lượng hồ sơ phù hợp với yêu cầu tại mục 3.
b) Nội dung các tài liệu bản sao phải được đối chiếu trùng khớp với tài liệu bản chính.
10.2. Quy định về hồ sơ hợp lệ:
a) Nội dung hợp đồng, văn bản về bất động sản phải bảo đảm không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
b) Nội dung các tài liệu về sở hữu bất động sản phải rõ ràng, không có dấu hiệu bị sửa chữa, giả mạo.
c) Quyền của chủ sở hữu bất động sản trong giao dịch hợp đồng (hoặc xác lập văn bản) phải phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
d) Các bên tham gia trong giao dịch hợp đồng (hoặc xác lập văn bản) phải có năng lực hành vi dân sự theo pháp luật quy định.
10.3. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức không được ký trước vào hợp đồng, văn bản bất động sản.
- Khi nộp hồ sơ (nếu nộp trực, tiếp) hoặc khi đến nhận kết quả (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến) phải xuất trình bản chính của giấy tờ đã nộp bản sao để đối chiếu.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Đầu tư năm 2014;
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014;
- Luật Công chứng năm 2014;
- Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất;
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/2/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.
- 1 Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
- 2 Quyết định 4231/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 2314/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước
- 4 Quyết định 889/QĐ-UBND-HC năm 2014 bãi bỏ Quyết định 57/2004/QĐ-UB quy định trình tự thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp (nay là Ban Quản lý Khu kinh tế) Đồng Tháp
- 5 Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 7 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 889/QĐ-UBND-HC năm 2014 bãi bỏ Quyết định 57/2004/QĐ-UB quy định trình tự thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp (nay là Ban Quản lý Khu kinh tế) Đồng Tháp
- 2 Quyết định 2314/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 4231/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định
- 4 Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai