ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2063/QĐ-UBND | Huế, ngày 29 tháng 10 năm 2010 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG CẢNG CHÂN MÂY, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế;
Căn cứ Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (tỷ lệ 1/2000);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Văn bản thẩm định số 952/TĐ-SXD ngày 25 tháng 10 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (tỷ lệ 1/2000) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi ranh giới quy hoạch: Vị trí khu vực quy hoạch tại địa bàn xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, phạm vi giới hạn như sau:
a) Phía Bắc và phía Tây giáp khu nước của vịnh Chân Mây, biển Đông;
b) Phía Đông giáp núi Giòn, mũi Chân Mây Đông;
c) Phía Nam giáp trục đường ven biển Cảnh Dương.
2. Quy mô diện tích: Tổng diện tích khu vực quy hoạch rộng 668,53 ha. Trong đó, khoảng 442,19ha phần đất liền và khoảng 226,34ha mặt nước.
a) Cảng Chân Mây là cảng tổng hợp, container, có bến chuyên dùng phục vụ khách du lịch quốc tế; là đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hóa trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
b) Là đô thị cảng kết nối giữa cảng với toàn khu đô thị Chân Mây - Lăng Cô và khu vực, có các chức năng: dịch vụ, du lịch, giáo dục, trung tâm hội nghị quốc tế, giải trí, thể dục thể thao.
Stt | Ký hiệu | Loại đất | Diện tích (ha) | Tỉ lệ (%) |
I | CTC | Đất công trình cảng | 225,27 | 33,70 |
II | TM - VP | Đất cơ sở thương mại - văn phòng | 42,87 | 6,41 |
III | CC | Đất công trình công cộng | 23,20 | 3,47 |
IV | HT | Đất công trình hạ tầng kỹ thuật | 63,72 | 9,53 |
V | CX | Đất công viên cây xanh | 87,13 | 13,03 |
VI | MN | Mặt nước | 226,34 | 33,86 |
| Tổng |
| 668,53 | 100,0 |
5. Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc:
a) Khu vực công trình thủy:
- Luồng tàu và khu quay trở tàu:
+ Luồng tàu vào cảng đi theo hướng Tây Bắc. Luồng được chia làm 02 đoạn: Đoạn 1 từ phao số “O” vào đến khu quay trở trước bến số 01 chiều dài 2,5km, góc phương vị 150° - 310° và đoạn 2 từ khu quay trở vào các khu bến, tuyến luồng song song với tuyến mép bến theo hướng Bắc-Nam.
+ Khu quay trở tàu: được đặt trước bến số 01 đáp ứng cho việc khai thác tàu có tải trọng 30.000 DWT - 50.000 DWT. Khu quay trở tàu 50.000 DWT được thực hiện khi hoàn thành đê chắn sóng và phù hợp với nhu cầu tàu ra vào cảng.
+ Quy mô luồng: 01 làn. Các thông số luồng tàu và quay trở tàu:
Hạng mục | Thông số kỹ thuật | Loại tàu | |
Cao độ đáy (m - hệ hải đồ) | Bề rộng / Đường kính (m) | ||
Luồng chạy tàu và khu quay trở tàu | -12,6 | 400 | Tàu 30.000DWT |
-14.0 | 560 | Tàu 50.000DWT |
- Đê chắn sóng và đê chắn cát: Giai đoạn 2015 xây dựng đê chắn sóng phía Bắc dài 450m đảm bảo che chắn sóng cho khu a và 02 bến trong khu b. Giai đoạn 2020 xây dựng kéo dài đê chắn sóng phía Bắc đạt 750m đảm bảo che chắn sóng cho các khu a,b,c,d; xây dựng đê chắn cát phía Tây với chiều dài 750m ra đến đường đồng mức -6.5, đầu đê nằm ngoài đới sóng vỡ trong gió mùa. Giai đoạn 2030 hoàn thiện đê chắn sóng phía Bắc dài 750m; xây dựng đê chắn cát phía Tây dài 2100m, đê chắn sóng kết hợp với tôn tạo mặt bằng cảng khu e, f, g (trong đó đê chắn sóng kết hợp tôn tạo 1200m, đê chắn sóng phía ngoài 900m). Chiều cao đê chắn sóng: +7,00m và chiều cao đê chắn cát: +1,00m.
- Hệ thống phao báo hiệu:
+ Luồng tàu và khu nước cảng Chân Mây được bố trí hệ thống báo hiệu gồm 9 phao, trong đó 01 phao báo hiệu đầu luồng, 4 phao dẫn luồng và 4 phao báo hiệu khu nước, trong đó bố trí 01 cặp phao tại vị trí cửa cảng.
+ Trong giai đoạn 2020 bố trí thêm 01 phao tại phía Tây bến tàu khách.
b) Khu công trình cảng:
- Khu bến, nơi tập kết hàng, kho để hàng có mái che, công trình dịch vụ cảng (phòng quản lý nhà ăn, nhà chứa máy móc...) bố trí ven bờ biển; khu bến bao gồm:
+ Khu bến hàng tổng hợp: bến hàng rời (than, quặng, dăm gỗ, clinker bố trí về phía Bắc cảng Chân Mây. Bến hàng bao kiện, hàng container nằm về phía Nam cảng. Số lượng bến: giai đoạn đến 2020 là 06 bến và đến năm 2030 là 08 bến. Tổng chiều dài bến: đến năm 2020 là 1680m và đến năm 2030 là 2280m. Các bến tàu bảo đảm cập bến thuận lợi cho các loại tàu chở hàng bách hóa có trọng tải từ 5.000DWT - 15.000DWT, tàu container có sức chở từ 1.000 - 1.500TEU (4,000 TEU vào năm 2030); tàu chở hàng rời có trọng tải tới 50.000DWT.
+ Bến chuyên dùng xăng dầu: giai đoạn trước mắt xây dựng bến dolphin nằm về phía Nam của cảng có khoảng cách ly tối thiểu 200m so với các bến cảng khác, đường ống xuất nhập dầu đi ngầm dưới biển. Về lâu dài, xây dựng bến xăng dầu nằm phía trong đê chắn sóng phía Bắc, đường ống xuất nhập dầu men theo chân núi. Quy mô bến bảo đảm cho tàu có tải trọng 30.000DWT cập bến. Chiều dài bến 240m.
+ Bến chuyên dùng du lịch: sẽ xây dựng sâu trong cảng gần công viên hải dương học. Trong thời gian đầu sử dụng chung với bến hàng rời. Có thể sử dụng 02 bến dạng cầu tàu để tàu khách quốc tế và tàu khách nội địa cùng neo đậu. Bến có quy mô bảo đảm cho tàu khách 100.000 GRT cập bến.
+ Bến du thuyền: nằm phía trong đê chắn sóng về phía Tây Bắc của cảng.
+ Bến thủy đội cảng: được bố trí ở khu nước phía trong gần sát bến số 01 và bến clinker. Chiều dài bến là 75m.
- Khu vực nhà kho, trung tâm lưu thông hàng hóa, khu kho bể chứa dầu... bố trí nằm giữa đường trục chính phía Đông và đường bổ trợ phía Đông cảng.
c) Khu đô thị cảng: Bao gồm khu vực các công trình công cộng, dịch vụ đô thị, khu vực thương mại, văn phòng, các công trình hạ tầng kỹ thuật và khu công viên cây xanh được phân khu chức năng như sau:
- Khu công trình công cộng: Bố trí các công trình cơ quan hành chính, cơ sở quản lý, bệnh viện, trường đại học (bao gồm cả trường đào tạo nghề) và công trình thể dục thể thao.
- Khu công trình hạ tầng kỹ thuật: bố trí các trạm biến áp, trạm xử lý nước thải và bến du thuyền.
- Khu công trình thương mại - văn phòng: bố trí các công trình thương mại, công trình thương mại - văn phòng - dịch vụ, trung tâm hội nghị - triển lãm và công trình dịch vụ cảng.
- Khu công viên cây xanh cảng Chân Mây là nơi xây dựng các khu vui chơi giải trí trên cơ sở tận dụng lợi thế vị trí cảng để thu hút khách.
* Định hướng phát triển không gian đô thị:
- Định hướng phát triển đô thị cảng có hướng ngắm cảnh đẹp ra biển, ra cảng và có liên kết cây xanh, cảnh quan với các khu vực lân cận, trong đó:
+ Phát huy hình thái mặt nước cảng với bề rộng 600m, bề sâu 1400m và xây dựng trục biểu tượng theo hướng Nam Bắc.
+ Tổ chức điểm nhấn mang tính biểu tượng tại vị trí cửa ngõ của cảng phía khu công nghiệp.
+ Các khối nhà của đô thị ven cảng, xây dựng định hướng có tầm nhìn ra biển.
+ Hình thành mạng lưới đi bộ nối tiếp liên tục cho người đi bộ trên cơ sở kết nối các đường dạo bộ, công viên, cây xanh.
- Các trục không gian chủ đạo:
+ Trục không gian đô thị Bắc - Nam với các khu chức năng đô thị liên kết tạo trục cảnh quan chủ yếu của toàn khu vực.
+ Trục ngắm cảnh về phía biển xây dựng các công trình định hướng sẽ có hướng mở để có tầm nhìn tốt.
+ Trục trung tâm xuyên suốt toàn bộ khu vực cảng theo hướng Đông Tây tạo bộ mặt cho khu đô thị cảng và gắn kết toàn bộ các khu chức năng trong khu vực.
+ Các trục theo hướng vuông góc tạo liên kết giữa các khu chức năng của khu vực cảng với nhau.
- Trục giao thông đi bộ: Liên kết giữa các khu chức năng với nhau, nhằm hình thành không gian riêng biệt về không gian kiến trúc và cảnh quan cho khu vực.
* Các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc:
Stt | Ký hiệu | Hạng mục | Mật độ xây dựng tối đa (%) | Chiều cao tối đa (m) | Số tầng | Hệ số sử dụng đất | Chỉ giới XD (m) |
I | CTC | Đất công trình cảng |
|
|
|
|
|
1 | CTC-1 | Đất công trình cảng 1 | 45 | 22.0 | 4.0 | 1.8 | 10 |
2 | CTC-2 | Đất công trình cảng 2 | 45 | 22.0 | 4.0 | 1.8 | 10 |
3 | KT-1 | Đất công trình nhà máy, kho tàng, vận tải 1 | 45 | 22.0 | 4.0 | 1.8 | 10 |
4 | KT-2 | Đất công trình nhà máy, kho tàng, vận tải 2 | 45 | 22.0 | 4.0 | 1.8 | 10 |
5 | KT-3 | Đất công trình nhà máy, kho tàng, vận tải 3 | 45 | 22.0 | 4.0 | 1.8 | 10 |
II | TM-VP | Đất cơ sở thương mại văn phòng - dịch vụ |
|
|
|
|
|
1 | TM-1 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 1 | 67 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
45 (Phần cao tầng) | 40.0 | 10.0 | |||||
2 | TM-2 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 2 | 67 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
45 (Phần cao tầng) | 40.0 | 10.0 | |||||
3 | TM-3 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 3 | 67 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
45 (Phần cao tầng) | 40.0 | 10.0 | |||||
4 | TM-4 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 4 | 67 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
45 (Phần cao tầng) | 40.0 | 10.0 | |||||
5 | TM-5 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 5 | 67 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
42 (Phần cao tầng) | 60.0 | 15.0 | |||||
6 | TM-6 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 6 | 71 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
50 (Phần cao tầng) | 60.0 | 15.0 | |||||
7 | TM-7 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 7 | 71 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
50 (Phần cao tầng) | 60.0 | 15.0 | |||||
8 | TM-8 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 8 | 68 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
43 (Phần cao tầng) | 60.0 | 15.0 | |||||
9 | TM-9 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 9 (Thương mại, khách sạn) | 70 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
45 (Phần cao tầng) | 100.0 | 25.0 | |||||
10 | TM-10 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 10 (Thương mại, khách sạn) | 70 (Phần thấp tầng) | 16.0 | 4.0 | 4.0 | 10 |
47 (Phần cao tầng) | 100.0 | 25.0 | |||||
11 | TM-11 | Đất cơ sở thương mại - văn phòng - dịch vụ 11 (Văn phòng) | 43 | 40.0 | 10.0 | 4.0 | 10 |
12 | HN | Đất trung tâm hội nghị - triển lãm | 57 | 20.0 | 3.0 | 0.7 | 10 |
13 | DVC | Đất công trình dịch vụ bến cảng | 61 | 22.0 | 4.0 | 1.8 | 10 |
III | CC | Đất công trình công cộng |
|
|
|
|
|
1 | HC | Đất cơ quan hành chính - cơ sở quản lý | 44 | 40.0 | 10.0 | 4.0 | 10 |
2 | BV | Đất bệnh viện | 40 | 40.0 | 10.0 | 2.0 | 10 |
3 | DH | Đất trường đại học (gồm cả trường đào tạo nghề) | 40 | 40.0 | 10.0 | 2.0 | 10 |
IV | HT | Đất công trình hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
|
|
1 | NT | Trạm xử lý nước thải | 45 | 40.0 | 10.0 | 4.0 | 10 |
2 | TBA | Trạm biến áp | 71 | 40.0 | 10.0 | 2.0 | - |
3 | BDT | Bến du thuyền | 10 | 12.0 | 3.0 | 0.2 | - |
4 | GT | Đường giao thông | - | - | - | - | - |
V | CX | Đất công viên cây xanh |
|
|
|
|
|
1 | CX-1 | Công viên TDTT | 10 | 40.0 | 3.0 | 0.3 | - |
2 | CX-2 | Công viên ven biển 1 | 10 | 12.0 | 3.0 | 0.2 | - |
3 | CX-3 | Công viên ven biển 2 | - | - | - | - | - |
4 | CX-4 | Cây xanh 1 | - |
| - | - | - |
5 | CX-5 | Cây xanh 2 | - | - | - | - | - |
6 | CX-6 | Cây xanh 3 | - | - | - | - | - |
7 | CX-7 | Cây xanh 4 | - | - | - | - | - |
8 | CX-8 | Cây xanh 5 | - | - | - | - | - |
9 | CX-9 | Cây xanh 6 | - | - | - | - | - |
VI | MN | Mặt nước |
|
|
|
|
|
| MN | Mặt nước | - | - | - | - | - |
6. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật:
a) Chuẩn bị kỹ thuật:
- San nền: Cao độ san nền khống chế cho toàn bộ khu vực nghiên cứu ≥ 3,5; trong đó:
+ Cao độ đỉnh bến cảng: +3,5m.
+ Cao độ san nền cao nhất: +5,0m tại khu vực phía Tây khu đất.
+ Cao độ san nền thấp nhất: +3,5m tại các mép bến cảng.
+ Các khu chức năng: khu lưu thông hàng hóa, khu công viên, thương mại, đại học hàng hải, khách sạn: cốt san nền là +4,0m;
- Thoát nước mưa: mạng lưới mương nước mưa chính bao gồm hệ thống cống tự chảy có đường kính D = 400mm-1500mm và hệ thống cống hộp bê tông cốt thép có chiều rộng B = 2000mm-3000mm. Sử dụng ống bê tông cốt thép, đặt dọc theo các đường giao thông và hệ thống mương xuyên qua các khu vực đất dự trữ cho hạ tầng của các công trình trong cụm cảng. Tại các khu vực ranh giới của các khu chức năng chính, bố trí các tuyến cống thoát nước chung. Khu vực nội cảng thoát nước tự nhiên thẳng ra biển.
b) Giao thông:
- Giao thông đối ngoại:
+ Trục đường chính liên vùng là đường đi ngang qua khu resort bãi Cảnh Dương kết nối khu đô thị Chân Mây và cảng Chân Mây có ký hiệu mặt cắt 1-1, lộ giới 65,0m (9,0m +17,5m +12,0m +17,5m +9,0m).
+ Đường sắt chuyên dụng từ cảng ra ga Chân Mây mới: Về lâu dài sẽ xây dựng tuyến đường sắt nối vào bến cảng phía Tây. Quy hoạch để dành dải đất dự trữ, bảo đảm hành lang an toàn tuyến. Trước mắt khu vực này được sử dụng là dải cây xanh cách ly và tạo cảnh quan cho cảng Chân Mây.
- Giao thông đối nội (khu cảng):
+ Đường chính phía Đông cảng (ký hiệu mặt cắt 2-2): lộ giới 44,0m (9,0m + 11,5m + 3,0m + 11,5m + 9,0m).
+ Đường bổ trợ phía Đông cảng (ký hiệu mặt cắt 3-3), lộ giới 29,0m (vườn hoa + 5,5m + 3,0 + 11,5m + 9,0m).
+ Đường chính phía Tây là trục đường thứ hai kết nối Khu kinh tế và cảng đi thẳng vào khu bến Container và du thuyền (ký hiệu mặt cắt 4-4): lộ giới 33,0m (4,5m + 10,0m + 4,0m + 10,0m + 4,5m).
+ Đường bổ trợ cảng (ký hiệu mặt cắt 5-5), lộ giới 30m (5,0m + 20,0m + 5,0m).
+ Đường trục chính đô thị ven biển có ký hiệu mặt cắt 6-6, lộ giới 22,0m (5,5m + 11,0m + 5,5m).
+ Đường bổ trợ đô thị ven biển có ký hiệu mặt cắt 7-7, lộ giới 18,0m (4,0m + 10,0m + 4,0m).
c) Cấp nước:
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt lấy theo tiêu chuẩn:
+ Đợt đầu (10 năm): 150 lít/người/ngày.đêm.
+ Dài hạn (20 năm): 180 lít/người/ngày.đêm.
+ Các nhu cầu nước khác bảo đảm theo quy định.
- Tổng nhu cầu dùng nước: Giai đoạn 2015 là 1188 m3/ngđ; giai đoạn đến 2020 bổ sung thêm 5883m3/ngđ; giai đoạn đến 2030 bổ sung thêm: 3029m3/ngđ.
- Nguồn cung cấp nước:
+ Giai đoạn 2015: Sử dụng nhà máy nước Bo Ghe công suất 6.000 m3/ngđ và xây dựng mới nhà máy nước Lộc Thủy, công suất 55.000m3/ngđ. Trong đó 25.000m3/ngđ nguồn nước hồ Thủy Yên, Thủy Cam và 30.000m3/ngđ nguồn nước thô hồ Truồi.
+ Giai đoạn 2020 và 2030: Nước được lấy từ nhà máy nước Lộc Thủy công suất 110.000m3/ngđ.
- Mạng lưới cấp nước: Đường ống cấp nước thiết kế cho cấp nước sinh hoạt, sản xuất và chữa cháy. Thiết kế mạng vòng, nhánh cụt, bố trí dọc các trục đường thuận tiện cho việc kết nối.
d) Cấp điện:
- Chỉ tiêu phụ tải điện:
+ Chỉ tiêu điện sinh hoạt: 300-500 w/người.
+ Chỉ tiêu cấp điện cho công cộng dịch vụ: 50-150 kw/ha.
+ Chỉ tiêu cấp điện cho kho tàng, bến bãi: 50kw/ha
+ Các nhu cầu dùng điện khác tính toán theo tiêu chuẩn quy định.
- Tổng phụ tải: Giai đoạn đến 2015: 9776 kW; giai đoạn 2020 bổ sung: 38661kW; giai đoạn 2030 bổ sung: 46633 kw.
- Nguồn điện:
+ Giai đoạn 2015: Lấy điện từ đường dây cấp điện cho bến số 1 đang hoạt động. Trạm điện cấp điện chiếu sáng đường giao thông cũng được lấy điện từ đường dây ven sườn núi. Cáp điện động lực dùng loại cáp ngầm được chôn ngầm và đi trong ống nhựa chịu lực.
+ Giai đoạn 2020 - 2030: Các công trình đã quy hoạch ở giai đoạn 2015 cũng được lấy điện từ trạm phân phối trung tâm. Các trạm điện cấp điện chiếu sáng đường giao thông cũng được lấy điện từ trạm phân phối trung tâm. Cáp điện động lực dùng loại cáp ngầm được chôn ngầm và đi trong ống nhựa chịu lực.
- Lưới điện: Lưới điện trung thế, hạ thế của khu vực dùng cáp ngầm bố trí dọc theo các tuyến giao thông. Hệ thống chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn, sử dụng đèn cao áp.
đ) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường đô thị:
- Thoát nước thải: Xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng, toàn bộ nước thải được thu gom về trạm xử lý nước thải dự kiến xây dựng ở phía Tây đường trục chính mặt cắt 44m vào cảng; các công trình phải xây bể tự hoại đúng quy cách; nước thải của công trình cần được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, lắng lọc khi đổ vào hệ thống chung.
- Vệ sinh môi trường đô thị: Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt là 1-1,2 kg/người/ngày, rác thải công nghiệp là 0,3 tấn/ha/ng.đ; thu gom được 90 - 100%. Tổng lượng rác thải dự kiến 128 tấn/ng.đ. Tổ chức thu gom và xử lý rác thải theo quy định của khu vực.
e) Thông tin liên lạc:
- Viễn thông: Giai đoạn đến 2015 xây dựng 01 trạm viễn thông trung tâm bảo đảm dự phòng phát triển qua các giai đoạn 2015, 2020, 2030. Hệ thống truyền dẫn gồm: mạng cáp quang, mạng ngoại vi, mạng di động, mạng internet và viba. Hệ thống cáp, hộp nối được lắp đặt đồng bộ; mạng lưới cáp bố trí ngầm dưới vỉa hè theo hệ thống giao thông.
- Bưu chính: Khai thác hiệu quả các dịch vụ bưu chính, tiến hành phát triển bưu chính theo các giai đoạn 2015, 2020, 2030.
7. Các dự án ưu tiên đầu tư: Giai đoạn đến 2015, triển khai các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại khu vực theo quy hoạch được phê duyệt; xây dựng mới bến xăng dầu ngoài khơi dolphin, đê chắn sóng phía Bắc; đầu tư xây dựng mới bến hàng tổng hợp và bến hàng container; xây dựng khu công trình bể chứa xăng dầu và khu công trình liên quan đến lưu thông hàng hóa, công trình quản lý cảng.
Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt, giao trách nhiệm Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thực hiện các công việc sau:
1. Phối hợp với Công ty Nikken Seikei Civil Engineering LTD hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết thực hiện.
2. Tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng ngoài thực địa; cung cấp thông tin quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
3. Phối hợp các ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành.
4. Lựa chọn giải pháp xây dựng phù hợp, lập kế hoạch đầu tư để huy động các nguồn vốn triển khai các hạng mục đầu tư theo quy hoạch được duyệt.
5. Báo cáo định kỳ hằng năm cho UBND tỉnh và các ban ngành liên quan về tình hình thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế; Giám đốc Công ty Nikken Seikei Civil Engineering LTD và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2976/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Mở rộng Cảng Quy Nhơn giai đoạn năm 2020 - 2030 và tầm nhìn sau năm 2030, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 2 Quyết định 1565/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Mở rộng cảng Quy Nhơn giai đoạn năm 2020 - 2030 và tầm nhìn sau năm 2030, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 1212/QĐ-CTUBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Tổng mặt bằng xây dựng cảng Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 4 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 5 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 6 Thông tư 19/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế do Bộ Xây dựng ban hành
- 7 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 2976/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Mở rộng Cảng Quy Nhơn giai đoạn năm 2020 - 2030 và tầm nhìn sau năm 2030, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 2 Quyết định 1565/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Mở rộng cảng Quy Nhơn giai đoạn năm 2020 - 2030 và tầm nhìn sau năm 2030, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 1212/QĐ-CTUBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Tổng mặt bằng xây dựng cảng Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định